Pages

Monday, March 31, 2014

Bị cấm cửa, mới giật mình

image
Một nữ doanh nhân vừa trở về từ hội chợ quốc tế tổ chức ở Hồng Kông, điều chị ấy chia sẻ là cảm giác xấu hổ.
Đã bỏ ra 500 đô la Hồng Kông mua vé vào tham quan, với cái phù hiệu ghi rõ người Việt Nam trên ngực, bỗng nhiên chị bị chặn lại ở cửa vào gian hàng của một công ty kỹ thuật của Đức, trong khi thành viên của đoàn là người Nhật thì vào tham quan thoải mái. Nhân viên của công ty này thẳng thừng thông báo không tiếp đón người Việt.

Sau trao đổi, một bạn Nhật cùng đoàn đưa cho chị cái phù hiệu ghi là người Nhật để chị có thể vào xem các sản phẩm quan tâm. Tuy nhiên, sự trục trặc đó đã lấy hết sự hưng phấn nhiệt tình nơi nữ doanh nhân này.

Chị định gặp ban tổ chức hội chợ để làm cho ra lẽ chuyện phân biệt, nhưng đã phải ngừng ý định khi người của gian hàng nói rằng, họ không hoan nghênh người Việt bởi vì đã xảy ra nhiều chuyện phức tạp, trong đó có chuyện "ăn cắp". Hai từ ấy làm cho một người Việt đang ở nước ngoài giật mình. Nỗi xấu hổ đã ngăn chị phản kháng!

image
Đã từng có rất nhiều người nói rằng, khi ra nước ngoài, họ đều từng chịu nỗi xấu hổ đó. Sau này, để tâm tìm hiểu về cái nhìn thiếu thiện chí với người Việt, nữ doanh nhân biết thêm nhiều câu chuyện về hành vi xấu của người Việt ở nước ngoài đã làm hoen ố hình ảnh của dân tộc mình.

Tại nhiều ga tàu điện của Nhật, cơ quan quản lý đã để hẳn biển ghi bằng tiếng Việt cảnh báo không nên trốn vé đi tàu, không được ăn cắp, ở đây có lắp đặt camera theo dõi! Ngay trong các resort 5 sao tại miền Trung, thỉnh thoảng vẫn thấy một thông báo bằng tiếng Việt (không có bản thông báo tiếng Anh), rằng nếu khách lấy đi vật dụng trong phòng, sẽ phải chịu trách nhiệm bồi hoàn gấp ba giá trị!

Nhiều công ty không muốn hợp tác với người Việt vì đã có kinh nghiệm về chuyện bị ăn cắp công nghệ, kỹ thuật, mà luật pháp tại Việt Nam chưa quy định chặt chẽ để bảo vệ quyền sáng chế.
Đặc biệt trong lĩnh vực viết phần mềm, không thiếu những kỹ sư công nghệ thông tin chẳng mấy chốc đã mua nhà, đi xe tiền tỷ nhờ ăn cắp bản quyền phần mềm, thêm thắt và ngang nhiên đem bán cho khách hàng khác.

image

Một người Nhật từng nói: "Các anh cho rằng ăn cắp mấy đồng tiền trong ví ở ga tàu điện là rất xấu, nhưng lại rất bàng quan với chuyện đồng nghiệp mình ăn cắp bản quyền sáng tạo trị giá hàng trăm triệu đồng. Chính suy nghĩ đó làm hại hình ảnh dân tộc các anh đó. Chúng tôi không bao giờ chấp nhận cộng tác với những người như vậy".

Mỗi người Việt đi ra nước ngoài tìm cơ hội đã bao giờ tự hỏi, mình phải làm gì để hình ảnh đất mình không hoen ố, như để lại một gia tài về uy tín cho thế hệ tương lai?
Và bỗng nhớ lại câu chuyện của một học sinh lớp 8. Cô bé ấy là lớp trưởng, nhiều năm đạt học sinh giỏi. Nhưng các bạn trong lớp đều biết rằng gần đây cô bé học sút đi, trong giờ làm bài kiểm tra thỉnh thoảng vẫn chép bài của bạn. Cuối năm học, cô bé ấy đạt học sinh giỏi, không quên chụp hình bảng điểm khoe trên Facebook.

Điều kinh khủng là hàng trăm bạn học của cô bé vào "like" dù biết rõ sự thật. Những biểu hiện thỏa hiệp với gian dối, bình thường hóa tất cả những mầm mống của cái xấu đã không gặp phản kháng ngay từ lứa tuổi mà tính cách đang dần định hình sẽ trở thành một đặc tính của thế hệ hôm nay.

Thỏa hiệp với sự dối trá là điều nhiều người đang làm, để chứng tỏ mình rộng lượng, nhân hậu, biết yêu thương. Sự nhầm lẫn lung tung các khái niệm không chỉ xảy ra ở những học sinh trung học, mà nó còn quẩn quanh biểu hiện trong lối sống của người trưởng thành.

Các mạng xã hội còn cổ vũ thêm sự thỏa hiệp đó, cho con người thỏa mãn với cái màu mè giả tạo, tiếp tay cho sự thành công nhanh chóng nhờ bất cần giữ đạo đức!

image
Không giật mình với hiện tượng xấu, cái xấu sẽ bám vào và trở thành đặc tính đại diện cho dân tộc mình. Sự cố nữ doanh nhân nói trên gặp phải ở hội chợ Hồng Kông mới là hồi chuông cảnh báo, thức tỉnh một nền giáo dục mang nặng lý thuyết!




BÍCH HỒNG

Mar 26, 2014
Mấy cái gạch đầu dòng này em chỉ tổng hợp lại thôi, không tin các bác xem nguồn phía dưới không lại bảo em phét lác: Cá nhân em thì thấy, chỉ một số người Việt Nam mang những thói xấu này nên đừng vơ đũa cả nắm là ...

Jan 11, 2014
Trên thế giới có nhiều định nghĩa, nhiều hình thức khác nhau về tham nhũng. Ở Việt nam, khái niệm tham nhũng được chỉ định cụ thể chủ thể là người lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao trong lĩnh vực công để vụ lợi cá ...

Mar 25, 2014
Bên cạnh những ý kiến đồng ý, nhiều cư dân mạng đã lên tiếng phản đối bài viết của tác giả được cho là du học sinh người Nhật tại Việt Nam khi có những nhận xét "phiến diện" về văn hóa Việt. Bức “tâm thư“ bàn về văn hóa ...

Feb 21, 2014
Từ lâu một số người Việt quốc gia chống cộng theo khuynh hướng bảo thủ, cực đoan, thường đưa những lời tuyên bố của các lãnh tụ cộng sản “phản tỉnh” như một dẫn chứng cho một định kiến rằng “Cộng sản không thể cải ...

Mar 27, 2014
Tôi là người đã chứng kiến những cuộc bảo vệ như thế ở Ba Lan, nên đây là sự thật. Chính vì thế mà Giáo Sư Nguyễn Văn Hiệu, cựu viện trưởng Viện Khoa Học Việt Nam , nói một câu nổi tiếng “cứ dắt một con bò sang Nga ...

Mar 10, 2014
Dười thời Đệ Nhất Cộng Hoà, người Hoa sinh sống ở nam Việt Nam được chính thức gọi là Hoa kiều. Suốt trong cuộc chiến Bắc-Nam Việt Nam (1954-1975), nhà cầm quyền Hà Nội gọi các thành phần người Việt ở hải ngoại ...

Mar 27, 2014
Chân dung nữ tiếp viên Vietnam Airlines bị bắt tại Nhật. image. Nguyễn Bích Ngọc mang mã tiếp viên 35, bị bắt trên một chiếc xe bus dành riêng cho đoàn bay từ khách sạn ở Osaka đến Sân bay Quốc tế Kansai. Như tin đã ...

Mar 26, 2014
Không biết tự bao giờ, tôi cảm thấy thích thú với câu truyện sau đây, cũng không biết tác gỉa là ai, tôi đọc được ở đâu hay do ai kể cho nghe, cũng không còn nhớ nữa , nhưng thiết nghĩ nội dung câu truyện mới đáng để ta chú ý. ... trở nên khô cứng, cũng qua cách tập luyện kiên nhẫn của ông, đến nay, cá đã nghe được những tiếng gọi của ông, làm theo những gì ông chỉ dậy, và kỳ công hơn cả là con cá ấy đã đi được trên hai cánh đuôi như lòai động vật hai chân.

Nov 13, 2013
Lộng giả thành chân. image. Tôi nhớ, thời bao cấp, chuyện nhận một lít dầu lửa tem phiếu cho đúng định lượng là một chuyện hết sức khó khăn. Hầu như khi nhận về 1 lít dầu, nếu người nhận đổ số dầu ấy vào chiếc can 1 lít ...

Mar 27, 2014
Truyện Kiều không nói rõ, nhưng tôi đoán (rất mong là đoán nhầm), chúng đã ném “2 cái bao cao su đã qua sử dụng” vào nhà Vương viên ngoại, tạo cớ cho “trận cướp đẹp”. Cướp sạch của nổi, của chìm của người ta rồi, ...

Mar 28, 2014
c) đạo lý khi sử dụng tri thức và kỹ năng làm việc mưu cầu hạnh phúc cá nhân - ít nhất cũng đủ để sống được với mọi người; và cuối cùng, d) với tất cả những điều đó - ít nhất cũng biết định hình giá trị chân chính của con ...


image

Địa chính trị và thân phận các nước nhược tiểu
Hạn chế 'con ông cháu cha' trong lịch sử
Trung Quốc tịch thu 14,5 tỉ đô la tài sản liên qua...
Thơ Song Thất Lục Bát
Dân làng ‘bao vây’ tòa sau vụ xử người đánh chết n...
Ukraine: Theo ai tốt hơn?
Putin thắng một thua ba
Hài độc thoại qua lăng kính của nữ diễn viên Mỹ gố...
MH370 đã chở theo "sát thủ thầm lặng"
Trận chiến ngủ chung giường
Những thay đổi thi vào đại học Mỹ có cản trở sinh ...
Học để trở thành công cụ
Xe đưa đón học sinh ở Thủ đô nước CHXHCNVN
Bịnh Dại Thời Đại
Bằng tiến sĩ Việt Nam: Hàng mã
Mại dâm dưới chế độ Cộng sản
Chân dung nữ tiếp viên Vietnam Airlines bị bắt tại...
Ðòn kinh tế của Mỹ với Nga
Aline, Cô bé gốc Việt được làm Thi Sứ và mời vào T...
Một cách nhìn về chính trị: Địa chiến lược
Tổng thống Obama hội kiến Ðức Giáo Hoàng tại Vatic...
Những cái nhất không đáng tự hào của Việt Nam
Singapore là quốc gia 'bất hạnh'?
Một con cá bị chết đuối
Chia sẻ với các bạn sinh viên mới ra trường
Bức “tâm thư“ bàn về văn hóa Việt
Những sao Việt rơi vào cảnh nghèo nàn, túng thiếu....
Bi kịch cuộc đời của người phụ nữ xấu nhất Thế Giớ...
Xe buýt lợi hay hại cho giao thông VN?
Một người Việt được trao giải thành tựu trọn đời t...
Hộp đen có đem lại lời giải MH370?
Nhật, Thái, Hàn rêu rao người Việt trộm cắp, ăn th...
Bất thường quanh một luận văn
Hoa trong món ăn người Việt
MH370 'đâm xuống' Nam Ấn Độ Dương
Người trẻ gốc Việt chỉ huy đào tạo lực lượng đặc n...
Chính quyền nhát hơn gián?
Hình ảnh về “độ tham ăn” của con người
Quốc tế bình luận cảnh vượt suối ở VN
Sơ Cristina Scuccia trên sân khấu The Voice của Ý
Già hóa lú?

Địa chính trị và thân phận các nước nhược tiểu

image
Một phụ nữ Ukraine tưởng nhiệm người bạn bị thiệt mạng trong các cuộc xô xát với cảnh sát hồi tháng 2 tại Quảng trường Độc lập ở Kiev.
Cho đến nay, phần lớn các bài tường thuật hoặc phân tích về việc Nga cưỡng đoạt bán đảo Crimea từ trong tay của Ukraine đều tập trung vào hai đối tượng chính: Nga và các phản ứng của Mỹ và Liên Hiệp Âu châu.

Về phía Nga, người ta tập trung nhiều nhất vào các tham vọng quyền lực của Vladimir Putin, người xem sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản tại Nga vào đầu thập niên 1990 như một tai họa địa chính trị lớn nhất trong thế kỷ 20 thay vì là một may mắn vì thoát khỏi ách chuyên chế và sự bần cùng; và cũng là người, theo cách nói rất hình tượng của một nhà báo nào đó, “tối nằm mơ mình là Đại đế, sáng thức dậy, hành xử như Stalin”.

image
Người ta cũng phân tích các mặt mạnh và mặt yếu của Nga trong tham vọng biến thành một đế quốc, trong đó hai mặt mạnh nhất là, một, nguồn tài nguyên dồi dào đủ để gây sức ép lên châu Âu, nếu cần; và hai, quyền lực tập trung hẳn vào một người: Putin (trên nguyên tắc, có thể tại vị cho đến 2024!). Nhưng hai mặt yếu lớn nhất của Nga là: Một, kinh tế yếu và khá què quặt, chủ yếu chỉ dựa vào nguồn dầu khí; và hai, qua cách hành xử của Nga tại Ukraine vừa qua, bộ mặt đế quốc của Nga hiện lên rất rõ nên một mặt, gây sợ hãi đối với các nước láng giềng, và vì sự sợ hãi ấy, họ sẽ ngả theo Tây phương; mặt khác, khiến Tây phương phải cảnh giác, đoàn kết và cứng rắn hơn: Nếu việc lấn chiếm Crimea của Nga là một bất ngờ đối với Tây phương thì, thật ra, nó cũng là một “bất ngờ” đối với chính Nga lúc họ chưa sẵn sàng đủ để hiện thực hóa tham vọng đế quốc của mình.

Về phía Mỹ và Tây phương, người ta tập trung nhiều nhất vào các phản ứng và những hạn chế trong các phản ứng chống lại Nga. Nói chung, cả Mỹ lẫn châu Âu đều đồng ý với nhau ở một điểm: tất cả đều xem việc Nga cưỡng chiếm Crimea của Ukraine là một điều phi pháp, hơn nữa, một hiểm họa. 


Hiểm họa ấy không nằm ở bản thân Crimea, thậm chí, ngay cả nước Ukraine. Hiểm họa ấy nằm ở hai điểm chính: Một, việc chiếm Crimea chỉ là bước đầu trong âm mưu xâm lược các nước láng giềng của Nga; và hai, nó tạo ra một tiền lệ xấu trong quan hệ quốc tế: nhân danh một lý do vu vơ nào đó, một nước lớn sử dụng bạo lực để lấn chiếm lãnh thổ của một nước khác nhỏ hơn. Xin lưu ý là từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, tuy ở Âu châu có nhiều cuộc chiến tranh, nhưng đây là lần đầu tiên có cuộc chiến xâm lược và cưỡng đoạt lãnh thổ của nhau.

image
Biết đó là hiểm họa, tuy nhiên, phản ứng của Mỹ và châu Âu lại bị hai giới hạn lớn: Một, tất cả đều đang gặp nhiều khó khăn cả về chính trị, quân sự lẫn về kinh tế và nhân tâm, không có ai có thể cứng rắn đủ để đối đầu với Nga một cách quyết liệt; và hai, do xu hướng toàn cầu hóa, hầu như tất cả đều có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Nga trên rất nhiều lãnh vực, do đó, ngay biện pháp cấm vận cũng chỉ được thi hành một cách dè dặt.

Có điều, hầu hết các nhà bình luận chính trị đều né tránh một khía cạnh khác của cuộc xâm chiếm Crimea của Nga: các phản ứng của chính quyền Ukraine.

Điều dễ nhận thấy nhất là hầu như chính phủ Ukraine hoàn toàn chấp nhận số phận. Lính Nga tràn ngập vào Crimea, lính Ukraine vẫn án binh bất động. Một số khá lớn không đầu hàng nhưng cũng không kháng cự. Đến lúc Nga tổ chức trưng cầu dân ý để sáp nhập Crimea vào Nga, họ vẫn không kháng cự. Ở các nơi đóng quân, lính Ukraine nếu không rút về nước (?) thì cũng tự động giải tán. Ở Tây phương, hầu như mọi người cũng đều chấp nhận việc Ukraine mất Crimea là một việc đã rồi. Không cách gì chống lại hay đòi lại được. Ở Ukraine, chính phủ mới có lẽ cũng nghĩ như vậy. Họ cũng xem như đã mất hẳn Crimea. Tất cả những nỗ lực của họ là lo giữ những phần đất còn lại.

Nhưng vấn đề là: tại sao họ lại chấp nhận một cách dễ dàng như vậy?

Lý do đầu tiên là tương quan lực lượng.

image
Nước Nga, về ngân sách dành cho quốc phòng lớn gần 50 lần Ukraine (78 tỉ so với 1.6 tỉ); về quân số, nhiều gấp bốn lần; về xe tăng, gấp hai lần; về chiến đấu cơ, gấp sáu lần. Dĩ nhiên, Nga không thể kéo hết số quân và vũ khí này vào Ukraine. Họ còn phải để quân phòng hờ ở biên giới vùng Bắc Caucasus, vùng biên giới với Trung Quốc và vùng Thái Bình Dương. Nhiều nhất Nga chỉ có thể huy động một quân số gấp đôi Ukraine. Nhưng ở đây lại có vấn đề: Không những quân số đông hơn, lính Nga còn tinh nhuệ hơn và vũ khí cũng tối tân hơn hẳn. Sau cuộc chiến với Georgia, Nga tăng ngân sách quốc phòng lên 30%, chủ yếu để hiện đại hóa quân đội. Trong khi đó, suốt cả mấy chục năm qua, đặc biệt trong mấy năm gần đây, các chính phủ thối nát ở Ukraine chỉ làm mục ruỗng không những quân đội mà còn cả đất nước của họ. Lính đã ít, vũ khí vừa ít vừa lạc hậu, cả quân trang quân dụng cũng thiếu thốn. Nhiều chiếc xe tăng không chạy được vì hết bình điện nên đề máy không nổ. Lính, ngay cả đồng phục, cũng không có. Trong số 41.000 đơn vị quân đội của họ, chỉ có khoảng 6000 là có khả năng chiến đấu.

Dưới đây là bảng so sánh tương quan lực lượng giữa hai bên:

image
Đó là chưa kể một yếu tố khác: Trong số quân lính của Ukraine, có nhiều người gốc Nga; hầu hết tướng lãnh cao cấp lại được Nga đào tạo thời còn chế độ Xô viết. Liệu những người ấy có sẵn sàng cầm súng đánh nhau với Nga? Sự nghi ngờ này có thể thấy rõ khi quân Nga tràn vào Crimea, một vị tướng hải quân của Ukraine đã nhanh nhảu đầu hàng Nga ngay tức khắc.

Bởi vậy, không có gì lạ khi Ukraine thua và chấp nhận thua một cách dễ dàng ở Crimea. Điều duy nhất nhiều người làm được là giữ được tinh thần: ngay cả khi lính Nga đến chiếm đồn trại của họ, dù không phản công, họ vẫn nghiêm trang cầm quốc kỳ và hát quốc gia.

image
Lý do thứ hai là vì chính trị. Quốc Hội Ukraine thông qua nghị quyết truất phế Tổng thống Viktor Yanukovych ngày 22 tháng 2. Hơn một tuần sau, quân Nga tràn qua biên giới vào lấn chiếm Crimea. Ukraine, lúc ấy chỉ có chính phủ tạm thời, lại mới cầm quyền, còn ngơ ngác và bối rối đủ chuyện, không thể đề ra một chiến lược hay chiến thuật nào có thể thực hiện được.

Lý do thứ ba, quan trọng nhất, vì giới cầm quyền Ukraine thiển cận và bất cẩn. Khi Liên bang Xô viết tan rã vào năm 1991, trên đất Ukraine có hơn 1200 đầu đạn hạt nhân và trên 2500 vũ khí hạt nhân chiến thuật. Năm 1994, Mỹ, Anh và Nga thuyết phục Ukraine bỏ hết các thứ vũ khí ấy, bù lại, họ hứa hẹn sẽ hạn chế việc sử dụng vũ lực hoặc kinh tế để đe dọa Ukraine. Tin tưởng vào những lời hứa hẹn ấy, Ukraine rất ỷ y: Họ cắt giảm quân số, ngưng việc mua sắm vũ khí và hoàn toàn chễnh mãng trong việc tập luyện binh sĩ.


image
Đó là chưa kể phần lớn những người cầm quyền đều chỉ chăm chăm lo vơ vét tài sản quốc gia hầu làm giàu cho bản thân. Thấy rõ nhất điều này là qua số tài sản của Yanukovych sau khi ông chạy trốn: nhà ông ở không khác gì cung điện của vua chúa ngày xưa. Cũng sơn son thếp vàng. Cũng có cả sở thú riêng. Trong một đất nước còn khá nghèo mà đời sống của giới lãnh đạo vương giả đến độ như vậy thì còn tiền bạc đâu lo chuyện quốc phòng?

Tất cả những sự ích kỷ và bất cẩn như vậy đều xuất phát từ tầm nhìn thiển cận về địa chính trị.

Một số học giả về chính trị học nhấn mạnh: Một, tất cả chính trị đều là địa chính trị (geopolitics); và hai, tất cả các chiến lược đều là địa chiến lược (geostrategy). Không có quốc gia nào có thể thoát được các điều kiện tự nhiên vốn là điều kiện cho sự tồn tại của mình trên mặt đất. Mỗi địa lý có những ưu và khuyết điểm riêng. Nhưng dù ưu hay là khuyết, các yếu tố căn bản liên quan đến địa lý cần phải được lưu tâm trong mọi hoạch định chiến lược lâu dài của quốc gia.

Giới lãnh đạo Ukraine dường như quên hẳn những bài học căn bản ấy.


image
Với diện tích trên 600.000 cây số vuông (gần gấp đôi Việt Nam), Ukraine giáp giới, về phía nam, với Hắc Hải; phía đông nam, với Biển Azov; về phía tây nam, với Romania và Maldova; về phía tây, với Ba Lan, Slovakia và Hungary; về phía tây bắc, với Belarus; và đặc biệt, về phía đông và đông bắc, với Nga.

Hiện nay, cả Ba Lan, Skovalia, Hungary và Romania đều thuộc khối Liên Hiệp Âu châu cho nên có thể nói, Ukraine là vùng trái độn giữa châu Âu và Nga. Bất cứ âm mưu phát triển của bên nào cũng đều trở thành một đe dọa cho Ukraine: đó sẽ là bãi chiến trường để hai bên đối đầu nhau.

image
Mà chuyện ấy đã xảy ra từ lâu. Trong thế chiến thứ nhất, Ukraine từng bị xâu xé giữa hai thế lực: phe trục (chủ yếu là Áo) và phe đồng minh (gồm Anh, Pháp và Nga). Khi cuộc cách mạng vô sản bùng nổ ở Nga, Ukraine cũng bị xâu xé làm hai: một bên theo Nga và một bên theo Áo-Hung. Năm 1919, chấm dứt nội chiến, Ukraine lại bị xẻ làm hai: phía tây theo Ba Lan và phía đông theo Nga. Khi Liên bang Xô viết được thành lập vào năm 1922, Ukraine cũng bị xẻ làm hai: phía đông Galicia thuộc Ba Lan, còn lại thuộc về Liên Xô. Trong đệ nhị thế chiến, Ukraine cũng trở thành bãi chiến trường chính của Liên Xô và Đức quốc xã: chỉ riêng tại trận địa Kiev (thủ đô của Ukraine) đã có 600.000 lính Nga bị giết chết hoặc bị bắt (chiếm một phần tư quân số của Liên Xô ở mặt trận phía tây). Trong cả hai cuộc thế chiến, lần nào dân Ukraine cũng chết nhiều. Riêng trong đệ nhị thế chiến, người ta ước tính có khoảng từ 5 đến 8 triệu người Ukraine bị giết chết. Chỉ giới hạn trong quân đội, trong số khoảng 8.7 triệu người lính Xô viết bị tử vong, có khoảng 1.4 triệu là người Ukraine.

Không có gì lạ khi sau thời chiến tranh lạnh, Ukraine lại trở thành nơi tranh chấp giữa Tây phương và Nga. Nhằm mục đích phát triển sức mạnh, nhân tiện, bao vây Nga, Liên hiệp Âu châu phát triển mạnh mẽ về hướng đông. Ukraine trở thành địa điểm cuối cùng của đà phát triển ấy. Trước viễn cảnh ấy, dĩ nhiên Nga không thể không lo lắng. Để tránh bị bao vây, Nga chỉ còn một cách duy nhất: hoặc chiếm hoặc ngăn chận Ukraine lọt vào tay Liên hiệp Âu châu.

image
Việc Putin xua lính Nga qua chiếm Crimea và không chừng, một số vùng phía đông Ukraine, là một một chuyện dường như tất yếu. Không sớm thì muộn nó cũng sẽ xảy ra. Lý do dễ hiểu: vì vị trí của Ukraine. Nghĩa là vì địa chính trị. Trong cái vị trí trái độn ấy, điều bất hạnh khác của Ukraine: Nga cần Ukraine hơn là Mỹ và Tây phương cần Ukraine.

Cả bài này, tôi viết về Ukraine, nhưng thật ra, trong đầu, tôi chỉ nghĩ đến Việt Nam. Về phương diện địa chính trị, giữa hai nước có rất nhiều điểm giống nhau, phải không?





Nguyễn Hưng Quốc


image

Hạn chế 'con ông cháu cha' trong lịch sử
Trung Quốc tịch thu 14,5 tỉ đô la tài sản liên qua...
Thơ Song Thất Lục Bát
Dân làng ‘bao vây’ tòa sau vụ xử người đánh chết n...
Ukraine: Theo ai tốt hơn?
Putin thắng một thua ba
Hài độc thoại qua lăng kính của nữ diễn viên Mỹ gố...
MH370 đã chở theo "sát thủ thầm lặng"
Trận chiến ngủ chung giường
Những thay đổi thi vào đại học Mỹ có cản trở sinh ...
Học để trở thành công cụ
Xe đưa đón học sinh ở Thủ đô nước CHXHCNVN
Bịnh Dại Thời Đại
Bằng tiến sĩ Việt Nam: Hàng mã
Mại dâm dưới chế độ Cộng sản
Chân dung nữ tiếp viên Vietnam Airlines bị bắt tại...
Ðòn kinh tế của Mỹ với Nga
Aline, Cô bé gốc Việt được làm Thi Sứ và mời vào T...
Một cách nhìn về chính trị: Địa chiến lược
Tổng thống Obama hội kiến Ðức Giáo Hoàng tại Vatic...
Những cái nhất không đáng tự hào của Việt Nam
Singapore là quốc gia 'bất hạnh'?
Một con cá bị chết đuối
Chia sẻ với các bạn sinh viên mới ra trường
Bức “tâm thư“ bàn về văn hóa Việt
Những sao Việt rơi vào cảnh nghèo nàn, túng thiếu....
Bi kịch cuộc đời của người phụ nữ xấu nhất Thế Giớ...
Xe buýt lợi hay hại cho giao thông VN?
Một người Việt được trao giải thành tựu trọn đời t...
Hộp đen có đem lại lời giải MH370?
Nhật, Thái, Hàn rêu rao người Việt trộm cắp, ăn th...
Bất thường quanh một luận văn
Hoa trong món ăn người Việt
MH370 'đâm xuống' Nam Ấn Độ Dương
Người trẻ gốc Việt chỉ huy đào tạo lực lượng đặc n...
Chính quyền nhát hơn gián?
Hình ảnh về “độ tham ăn” của con người
Quốc tế bình luận cảnh vượt suối ở VN
Sơ Cristina Scuccia trên sân khấu The Voice của Ý
Già hóa lú?

Hạn chế 'con ông cháu cha' trong lịch sử

image
Quan chế trong truyền thống phong kiến Việt Nam không tùy tiện.
Tìm kiếm, tuyển chọn, bồi dưỡng đúng được người có tài, đức để ra làm quan phò dân, giúp nước, luôn là một ưu tiên trong lịch sử truyền thống Việt Nam, theo nhà nghiên cứu văn hóa từ Việt Nam.
Tệ nạn lạm dụng quan hệ quyền lực 'con ông cháu cha' gây lũng đoạn hệ thống nhà nước, giúp tư lợi cá nhân, trên thực tế đã luôn được nhiều triều đại trong quá khứ của Việt Nam tìm cách hạn chế, như ở thời kỳ của Triều đình nhà Nguyễn kéo dài suốt 143 năm, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân.

Hôm 30/3/2014, nhà nghiên cứu điểm lại một số quan chế trong quá khứ từ hình thức 'tập ấm' cho tới 'hậu bổ' sau này ở cuối thời Nguyễn, để chỉ ra những gì mà theo ông Việt Nam hiện nay có thể tham khảo.
Theo ông Xuân, không phải cứ được một xuất xứ thuận lợi nào đó về mặt quan quyền từ gia đình, dòng họ, mà một người nào đó theo dạng vẫn được gọi là 'con ông cháu cha' có thể dễ dàng ra làm quan khi thiếu các phẩm chất được yêu cầu, kỳ vọng.

image
Ông Xuân nói: “Không phải có chuyện do tập ấm mà các con ông quan lớn ra làm quan, cái đó trong Triều Nguyễn không có, không có cái đó,
 “Còn trường hợp con mà giỏi, thi cử đậu, đạt, thì họ ra làm quan thì chuyện đó bình thường, không phải vì do tập ấm mà họ ra làm quan. Còn mấy ông phò mã, con 
của Vua cũng không có ra làm quan, phần lớn họ được lương hưởng, không có ra làm quan."

So sánh với chế độ tuyển chọn, bồi dưỡng, bổ nhiệm quan chức cao cấp lớp kế cận ngày nay, nhà nghiên cứu nói:
“Bây giờ Việt Nam cũng có chế độ đưa mấy con mấy ông lớn vô để kế nghiệp mình, để xây dựng, đào tạo lên để kế nghiệp mình, thì cái đó giữa cái này và cái thời xưa Triều Nguyễn thì hoàn toàn khác nhau, chứ không có giống nhau.”

'Phải đi chỗ khác'

Theo nhà nghiên cứu, riêng trong Triều Nguyễn (1802-1945), trong phần lớn thời gian, nhiều quy định nghiêm ngặt đã được áp dụng để kiểm soát, ngăn cấm việc lợi dụng quan hệ cá nhân, huyết thống, thân thuộc để các nhóm cầm quyền thao túng quyền lực.
Ông Xuân nói: “Anh làm quan, anh không được đứng đầu tỉnh của anh, ở huyện của anh, mà anh phải đi chỗ khác,
“Thứ hai là anh tới chỗ đó anh làm mà có một người bà con nội ngoại của anh rồi, thì nếu người đó không quan trọng thì đổi người đó đi và anh được làm quan,
“Còn nếu người đó quan trọng không thay đổi được thì anh phải đi chỗ khác, chứ anh không được về địa phương đó."

Nhà nghiên cứu còn cho hay có những quy định mà Vua cũng phải tuân thủ.
Ông nói: “Đó là những cấm kỵ, hay là họ ngoại, họ ngoại của Vua, con cháu họ hàng của mấy bà vợ, không được ra làm quan, không được làm quan,
“Và cái đó ghi rất rõ ở trên Văn Thánh, là một cái bia ghi rõ là họ ngoại không được làm quan,
“Thí dụ con cháu bà Từ Dũ giỏi cỡ mấy, không ai được làm quan, cho tiền rồi về nhà ở nhà thôi, chứ không ra làm quan,
“Tập ấm là lương và vinh dự thôi, chứ không hoàn toàn tập ấp là ra làm quan.”

'Đổi chác quyền lực'

Theo nhà nghiên cứu, Triều Nguyễn cũng đã có những quy định nghiêm nhằm răn đe, nghiêm cấm việc quan lại đổi chác quyền lực với nhau, chẳng hạn như người này nhờ người khác giúp đỡ, bao bọc quyền lực, tạo điều kiện biệt đãi cho con cháu mình được làm quan ở nơi người quen của mình.
Và ngược lại, để đổi lại, quan chức nhờ vả đó sẽ bao bọc, biệt đãi con cái của quan chức khác để con cháu hai bên cùng được làm quan lại ở các vị trí, vị thế cao trọng, với điều kiện thuận lợi, dễ dàng.

Ông Xuân nói:
“Cái đó Triều Đình không biết thì thôi, chứ Triều Đình biết là chết, nói chung là rất sòng phẳng, không có cái chuyện đổi chác lẫn nhau, không có cái đó, hồi xưa không có cái đó,
“Nhưng vào cuối Triều Nguyễn, không còn có (mạnh) nữa, thì cũng có thể xảy ra một vài trường hợp họ hàng, chứ không có nhiều đâu,
“Triều Đình biết là coi như kỷ luật ngay lập tức, đuổi anh về liền, là cách chức anh liền lập tức chứ không có chuyện gia đình trị, hay họ hàng, con ông cháu cha như bây giờ là không có, hoàn toàn không có.”

'Phễu lọc khoa cử'

Theo nhà nghiên cứu, chế độ khoa cử ngặt nghèo cũng giúp bảo đảm người chân tài, thực học, có đạo đức và các phẩm chất theo yêu cầu có thể được tuyển vào bồi dưỡng, học tập để sau ra làm quan, trong khi những ai dù là 'con ông, cháu cha' nhưng không có tài, đức, cũng có thể bị gạt ra ngoài.

Năm 1911, trong thời Pháp thuộc, người Pháp đã mở rộng hệ thống trường đào tạo giới chức hành chính ở Việt Nam tới Huế, về Trường hậu bổ, ông Nguyễn Đắc Xuân bình luận:
“Trường hậu bổ là anh đã học hành rồi, anh đã đỗ đạt rồi, nhưng anh không trực tiếp ra làm quan được, mà anh phải học. Anh học hành chánh, anh học đạo đức, anh học về nguyên tắc làm quan...
“Rồi sau anh đi ra làm quan, anh không phải từ Hậu Bổ ra đi làm quan liền đâu, mà anh phải về thực tập ở những nơi mà người ta sẽ cử anh tới. Cho nên anh phải thực tập mấy năm đó, một thời gian ngắn hay dài rồi anh mới được bổ, anh mới được chính thức ra làm quan, chứ không được ra làm quan."
Về việc tiến cử quan lại, theo nhà nghiên cứu, có những quy định mà tới nhà Vua cũng phải tuân thủ.
Ông Xuân nói: “Theo tôi cho đến thời gian độc lập của Triều Nguyễn, có hai loại là ông Vua cũng không có quyền cử người, mà nó phải qua khoa cử. Anh thi đỗ rồi, anh ra, người ta chọn anh, rồi anh mới ra làm quan,
“Cái thứ hai những người tài ở các địa phương, rồi địa phương đó đưa từ xã lên huyện, rồi lên tỉnh, rồi Triều đình mới biết giỏi, thì kêu vào thử lại.”

'Phải chịu trách nhiệm'

image
Hơn 50% số quan chức kế cận được luân chuyển mới đây được dự kiến làm ủy viên trung ương Đảng từ Đại hội 12.
Triều đình phong kiến cũng có quy định nghiêm ngặt nhằm nâng cao chất lượng của việc tiến cử quan lại, mà theo ông Xuân, trong trường hợp người nào tiến cử quan lại sai, người đó sẽ phải chịu trách nhiệm liên đới.
Ông Xuân nói: "Anh làm quan, anh giới thiệu một người ra làm quan, sau đó người đó tỏ ra là quan lại không tốt, thì người giới thiệu phải chịu trách nhiệm,
“Nặng là người giới thiệu có thể mất chức, chứ không phải là anh giới thiệu lên thì muốn làm gì thì làm,
“Bây giờ người ta kết nạp Đảng có hai người giới thiệu Đảng, sau cái anh Đảng viên này anh làm tào lao, mà hai người giới thiệu lại không có trách nhiệm gì cả,
“Cũng như bây giờ một ông (Ủy viên) Trung ương giới thiệu một ông Trung ương, ông Trung ương sau tham nhũng này kia, mà người giới thiệu ông lên Trung ương không có trách nhiệm,
“Hoàn toàn bây giờ người ta không có hiểu những cái hay của Triều Nguyễn ngày xưa, hiện nay không có thực hiện bất cứ một thứ gì cả,
“Mà bởi vậy Triều Nguyễn khó khăn vô cùng, nó nghèo nàn, nó bị Trung Quốc, nó bị các nước, đặc biệt là Pháp (áp lực), mà vẫn giữ cho được 143 năm là vì nó nhờ luật lệ rất nghiêm, mà nghiêm nhất là trong vấn đề dùng người.”

'Luân chuyển ngày nay'

Gần đây, Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành đợt một luân chuyển cán bộ cao cấp, kế cận, với 44 quan chức thế hệ trẻ được cử về các địa phương, ban ngành khác nhau ở nhiều tỉnh ngành tham gia lãnh đạo.
Trong số này, khoảng trên 50% được giới thiệu là nằm trong diện sẽ trở thành các Ủy viên Trung ương Đảng từ nhiệm kỳ 2016-2021 và nắm các chức vụ cao cấp trong chính quyền từ Đại hội Đảng lần thứ 12, dự kiến tổ chức trong năm năm 2016.
Bình luận về điều này, ông Nguyễn Đắc Xuân nói:
“Tôi nghiên cứu Triều Nguyễn, anh không đời nào được làm đứng đầu, làm quan chức trong tỉnh của anh, mà anh phải đi tỉnh khác,
“Ngay cả tôn thất ngày xưa ở Huế không được làm Phủ Doãn Thừa Thiên, mà phải ra Thanh Hóa hoặc là các tỉnh khác, chứ không được ở Thừa Thiên Huế. Toàn bộ Triều Nguyễn không có một người tôn thất nào ở tại Thừa Thiên Huế, đứng đầu Thừa Thiên Huế hết,
“Cho nên chuyện này là một ‎ý kiến, một chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, thì cái đó tôi chưa hiểu hiệu quả sẽ như thế nào.

"Tôi chưa biết là nó hay, hay nó dở, nên tôi chưa dám nói, nhưng mà triều Nguyễn thì họ cấm việc đó," nhà nghiên cứu nói với BBC.

image
http://ghpgvntn-toiacphatgiaoanquang.blogspot.com/2010/01/o-te-nguyen-dac-xuan-tiep-tuc-choi-toi.html

Giao Điểm là Ai?
image

Tản mạn đôi điều về nhóm Giao Điểmimage
http://baomai.blogspot.com/2014/01/tan-man-oi-ieu-ve-nhom-giao-iem.html


Dec 16, 2013
Chẳng hạn, trong lần tiếp xúc cử tri tại Quận Ba Đình, Hà Nội vào đầu tháng 12 này, khi cử tri bày tỏ bức xúc về tình trạng tham nhũng tại Việt Nam ông đã nói: 'Đường Tăng khi xưa đi lấy kinh sang đất Phật cũng phải hối lộ ...

Jan 11, 2014
Trên thế giới có nhiều định nghĩa, nhiều hình thức khác nhau về tham nhũng. Ở Việt nam, khái niệm tham nhũng được chỉ định cụ thể chủ thể là người lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao trong lĩnh vực công để vụ lợi cá ...

Dec 03, 2013
Minh bạch Quốc tế nói Chỉ số của họ tìm hiểu cảm nhận về tham nhũng của những người ở vị trí có thể đưa ra đánh giá về tham nhũng trong khu vực công. Họ gọi đây là phương pháp “đáng tin cậy nhất” để so sánh mức độ ...

Jul 09, 2013
Nhưng tình hình đã “hết thuốc chữa” thì cũng qúa rõ bởi dân chưa hết là nạn nhân mà cán bộ tham nhũng thì đã đột biến từ “một bộ phận” thành “một bộ phận không nhỏ” sống thỏai mái trong xã hội. Bằng chứng như lời than ...

Nov 22, 2012
Phản hồi lại câu hỏi của BBC về việc thay đổi quyền và chức năng chống tham nhũng trung ương từ Chính phủ sang Bộ Chính Trị, bà Đức nói theo quan sát của bà thì “chẳng biết các hội nghị, hội thảo và thay đổi nhằm ...

Mar 25, 2014
Trên thế giới có nhiều định nghĩa, nhiều hình thức khác nhau về tham nhũng. Ở Việt nam, khái niệm tham nhũng được chỉ định cụ thể chủ thể là người lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao trong lĩnh vực công để vụ lợi cá .

image

Trung Quốc tịch thu 14,5 tỉ đô la tài sản liên qua...
Thơ Song Thất Lục Bát
Dân làng ‘bao vây’ tòa sau vụ xử người đánh chết n...
Ukraine: Theo ai tốt hơn?
Putin thắng một thua ba
Hài độc thoại qua lăng kính của nữ diễn viên Mỹ gố...
MH370 đã chở theo "sát thủ thầm lặng"
Trận chiến ngủ chung giường
Những thay đổi thi vào đại học Mỹ có cản trở sinh ...
Học để trở thành công cụ
Xe đưa đón học sinh ở Thủ đô nước CHXHCNVN
Bịnh Dại Thời Đại
Bằng tiến sĩ Việt Nam: Hàng mã
Mại dâm dưới chế độ Cộng sản
Chân dung nữ tiếp viên Vietnam Airlines bị bắt tại...
Ðòn kinh tế của Mỹ với Nga
Aline, Cô bé gốc Việt được làm Thi Sứ và mời vào T...
Một cách nhìn về chính trị: Địa chiến lược
Tổng thống Obama hội kiến Ðức Giáo Hoàng tại Vatic...
Những cái nhất không đáng tự hào của Việt Nam
Singapore là quốc gia 'bất hạnh'?
Một con cá bị chết đuối
Chia sẻ với các bạn sinh viên mới ra trường
Bức “tâm thư“ bàn về văn hóa Việt
Những sao Việt rơi vào cảnh nghèo nàn, túng thiếu....
Bi kịch cuộc đời của người phụ nữ xấu nhất Thế Giớ...
Xe buýt lợi hay hại cho giao thông VN?
Một người Việt được trao giải thành tựu trọn đời t...
Hộp đen có đem lại lời giải MH370?
Nhật, Thái, Hàn rêu rao người Việt trộm cắp, ăn th...
Bất thường quanh một luận văn
Hoa trong món ăn người Việt
MH370 'đâm xuống' Nam Ấn Độ Dương
Người trẻ gốc Việt chỉ huy đào tạo lực lượng đặc n...
Chính quyền nhát hơn gián?
Hình ảnh về “độ tham ăn” của con người
Quốc tế bình luận cảnh vượt suối ở VN
Sơ Cristina Scuccia trên sân khấu The Voice của Ý
Già hóa lú?
Không có toa-lét thì không có cô dâu
Hai khung trời...