Pages

Tuesday, September 3, 2013

Hòa thượng Thích Quảng Độ từ nhiệm

image
Hòa thượng Thích Quảng Độ giữ chức Tăng thống Giáo hội Phật giáo VN Thống nhất từ năm 2008
Người đứng đầu Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất loan báo từ nhiệm, trong biến cố nội bộ lớn nhất từ nhiều năm qua.
Hòa thượng Thích Quảng Độ công bố lá thư nói ngài “không còn chịu trách nhiệm bất cứ việc gì” tại Giáo hội Phật giáo vẫn bị chính quyền ở Việt Nam không công nhận.
Người đang là Đệ Ngũ Tăng Thống của Giáo Hội cho biết ngài muốn cách chức người đứng đầu Giáo hội ở hải ngoại, nhưng các nhân vật lãnh đạo khác phản đối.

image
Hòa thượng Thích Chánh Lạc, Chủ tịch Văn phòng II Viện Hóa Đạo tại Hoa Kỳ, tức lãnh đạo cao nhất của tổ chức này tại nước ngoài, bị cáo buộc “vi phạm trọng giới Dâm và Vọng”, theo lá thư.

‘Phạm trọng giới’

image
Hồi 11/2012, trong cuộc gặp gỡ với Đại sứ Úc Hugh Borrowman tại Thanh Minh Thiền Viện, Hòa thượng Thích Quảng Độ đã kêu gọi các nước, gồm cả Úc, giúp đỡ tiến trình dân chủ hóa Việt Nam
Theo nội dung bản Cáo bạch được viết ở Sài Gòn ngày 30/8/2013, lí do từ nhiệm liên quan tới vấn đề đạo đức của nhân vật được cử trọng trách dẫn dắt tổ chức tại hải ngoại.
Hòa thượng Thích Chánh Lạc bị cáo buộc “vi phạm trọng giới Dâm và Vọng với những bằng chứng cụ thể, minh bạch không thể chối cãi,” bản Cáo bạch viết.
Tuy nhiên, dường như đã có sự bất đồng gay gắt giữa các lãnh đạo của Giáo hội trong việc xử lí vụ việc này.

Tổng vụ trưởng Tổng vụ tăng sự “ba lần dâng thỉnh nguyện thư” yêu cầu cho Hòa thượng Chánh Lạc nghỉ việc, điều mà Hòa thượng Thích Quảng Độ muốn chấp thuận.
Tuy nhiên, Viện trưởng Viện Hóa đạo và Chánh thư kí Viện Tăng thống “quyết lưu giữ” Hòa thượng Chánh Lạc và còn muốn Hòa thượng sẽ là “cố vấn Văn phòng II Viện Hóa đạo”, theo bản Cáo bạch.
Những khác biệt quá lớn trong cách thức xử lí vụ việc khiến Hòa thượng Thích Quảng Độ tuyên bố từ nhiệm, bởi ngài “không thể chấp nhận những việc làm trái với Hiến chương của Giáo hội để bảo vệ một vị tăng phạm giới”.

Bản Cáo bạch cũng nhắc tới các cuộc tự thiêu của các thành viên Giáo hội kể từ sau 1975 tại Việt Nam, sự hy sinh nhằm “bảo vệ đạo pháp và dân tộc”, điều mà Hòa thượng Thích Quảng Độ nói ngài “không thể phản bội lại”.

image
Ông Võ Văn Ái, người phát ngôn cho Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trong nước, là người được Hòa thượng Thích Quảng Độ ủy quyền công bố lá thư trên mạng.
Trả lời BBC Tiếng Việt, ông Ái nói Giáo hội đang “có một vài cá nhân không có phẩm hạnh”.
“Nếu nội bộ không làm được chuyện thanh lọc, đó sẽ là sự đi xuống, nếu không nói là tan vỡ của tổ chức,” ông Ái bày tỏ chính kiến.

'Mong ngài ở lại'

image
Tuy nhiên, trả lời BBC cùng ngày 2/9/2013, Thượng tọa Thích Quảng Ba, trụ trì tại Tu viện Vạn Hạnh, Canberra, tiểu bang New South Wales, Úc nói ông đang muốn kêu gọi tinh thần sám hối của các vị liên quan như Hòa thượng Chánh Lạc "nên từ chức", chứ không phải Đức Tăng thống.
Hòa thượng Thích Quảng Ba, người hiện là Phó Giáo chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tại Úc nói, "đây là một cuộc khủng hoảng thì có lẽ là đúng hơn, nhưng không phải là sự chia rẽ sâu sắc".
"Chúng tôi là một tập thể tu hành... không phải một thế lực tôn giáo..."
"Đức Tăng thống đã nhận lời cầu thỉnh của Giáo hội, nay ngài không hài lòng về cung cách của một số giáo phẩm... nhưng nay cầu xin ngài ở lại."

image
Hòa thượng Thích Quảng Ba nói cũng "không cần phải cường điệu hóa vụ việc này" vì đây không phải là "cuộc khủng hoảng trầm trọng".
Sinh năm 1928, Hòa thượng Thích Quảng Độ giữ chức Tăng thống Giáo hội Việt Nam Thống nhất từ năm 2008.

Trước đó, ngài là Viện trưởng Viện Hóa Đạo đặt tại Thanh Minh Thiền Viện ở Sài Gòn, từ năm 1999, duy trì hoạt động của Giáo hội trong nước mặc dù Đảng Cộng sản Việt Nam không thừa nhận.
Hồi 2006, ngài được trao Giải tưởng niệm Thorolf Rafto vì các hoạt động đấu tranh cho nhân quyền.

image
Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ cũng từng được đề cử giải Nobel Hòa bình nhiều lần.
Hòa thượng Thích Quảng Ba nói việc "một phần lớn khó khăn cho việc điều hành Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất là việc chính quyền quản thúc, cầm tù các lãnh đạo" của Giáo hội này.


image
image
image

Sự kiện Hòa thượng Thích Quảng Ðức tự thiêu: 50 năm nhìn lại

image
Hòa thượng Thích Quảng Ðức tự thiêu tại một ngã tư đông đúc ở Sài Gòn, ngày 11/6/1963.
Ngày 11/6/1963, Hòa thượng Thích Quảng Đức thể hiện sự phản đối đầy bi phẫn bằng việc tẩm xăng tự thiêu ngay giữa một giao lộ đông đúc ở Sài Gòn.

Vụ việc diễn ra trong bối cảnh căng thẳng sục sôi giữa Phật giáo miền Nam và chính quyền Ngô Đình Diệm, một người theo Công giáo và bị cho là có những hành động đàn áp Phật giáo.

image
Sự kiện này có thể đã không được cả thế giới biết tới nếu không nhờ ký giả Malcolm Browne của hãng tin AP.

Ông Malcome Browne khi đó đang là Trưởng văn phòng của AP tại Sài Gòn và đã tác nghiệp ở Việt Nam được 3 năm.

Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí TIME, ông Browne thuật lại rằng vào thời điểm đó quan hệ giữa Phật giáo và chính quyền Ngô Đình Diệm trở nên xấu hơn, nhất là sau sự kiện cảnh sát ở Huế dùng vũ lực với Phật tử biểu tình phản đối việc chính quyền cấm treo Phật kỳ trong ngày Lễ Phật Đản.

image
Ông Browne nói lúc bấy giờ ông quan tâm nhiều hơn đến người theo Phật giáo ở Việt Nam vì ông dự cảm rằng họ sẽ là những người làm biến chuyển thế cuộc.

Mùa xuân năm 1963, giới tăng sư ngụ ý rằng họ sẽ thể hiện một sự phản kháng chưa từng có. Ông Browne nói họ còn gọi điện thoại đánh tiếng với báo giới nước ngoài vào đêm hôm trước rằng một “điều gì đó rất quan trọng” sắp sửa xảy ra.

Cảnh báo này bị hầu hết các nhà báo phớt lờ vì trước đây cũng đã có những lời đe dọa tương tự, nhưng ông Browne vẫn quyết định xách theo máy ảnh vào sáng hôm sau.

Nhận xét về quyết định này của ông Browne, Richard Pyle, Trưởng văn phòng AP ở Sài Gòn từ năm 1970 đến năm 1973, nói:

“Malcolm chụp ảnh với khả năng nhìn xa trông rộng xuất sắc. Tôi biết là Horst Fass, chủ biên nhiếp ảnh của Malcolm, từng nói với anh ấy rằng đi đâu cũng phải xách theo máy chụp ảnh và đó là lý do tại sao Malcolm xách máy theo vào hôm đó. Nếu Horst Fass mà biết Malcolm không mang máy, ông ta sẽ nhảy dựng lên mắng nhiếc. Và một phóng viên người Việt nữa tên Ha Van Tran đi cùng Malcolm cũng mang theo máy. Vậy là AP có 2 máy chụp ảnh ở đó và không hãng nào có máy ảnh cả.”

‘Ký ức kinh hoàng’ 

image
Phóng viên Malcolm Browne phỏng vấn hòa thượng Quảng Liên, phát ngôn viên chính của chùa Xá Lợi, ngày 27/6/1963.
Khi ông Browne đến ngôi chùa nơi các tăng ni đang tề tựu, ông thấy mọi thứ có vẻ đang được tiến hành. Họ đang tụng kinh cầu siêu. Ông biết rằng lần này họ không nói suông.

Rồi theo hiệu lệnh của những người lãnh đạo, tất cả tăng ni đổ ra đường và tuần hành về trung tâm Sài Gòn.

Khi đến ngã tư đường Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu và Cách Mạng Tháng Tám), họ đứng thành vòng tròn vây quanh chiếc xe Austin Westminster màu xanh dẫn đầu đoàn tuần hành trong suốt chặng đường.


image
Ông Browne thuật lại chi tiết những diễn biến sau đó trong một cuộc phỏng vấn do AP thực hiện:

“Và một vị cao tăng bước ra khỏi xe, người mà sau này tôi mới biết tên là Thích Quảng Đức, rồi thêmhai vị sư trẻ tuổi khác. Hai người họ dìu ông ấy ra giữa vòng tròn, đặt một cái gối xuống đường rải nhựa. Quả là ký ức kinh hoàng! Một người họ quay trở lại xe và lấy ra một can nhựa polyethylene đựng đầy xăng màu hồng, sau này tôi mới biết là có pha thêm nhiên liệu máy bay phản lực để cháy lâu hơn, rồi người này đổ xăng từ trên đầu xuống và lùi lại mấy bước.

Ngay lúc đó, vị hòa thượng rút ra một hộp diêm, quẹt một que và thả nó rơi vào lòng. Ngọn lửa lập tức phừng lên trùm kín cả thân người. Mặt ông ấy nhăn nhúm lại. Nhìn nét mặt ấy là biết ông ấy đang đau đớn khôn xiết nhưng ông ấy không kêu lên một tiếng. Tôi nghĩ ông ấy tự thiêu khoảng 10 phút, có lẽ lâu hơn một chút, nhưng cảm thấy như kéo dài đến vô tận vậy. Tất nhiên, cả giao lộ nồng lên mùi thịt cháy và tăng ni thì khóc than kêu gào. Xe cứu hỏa tới và cố len qua vòng người, nhưng mấy vị sư lao tới chèn người dưới bánh xe trước và nằm ra giữa đường, nên thành ra xe muốn tiến lên chỉ có cách là cán qua người họ. Mọi thứ diễn ra khi tôi đang chụp ảnh.”
image
Lúc đó trong đầu ông Browne chỉ nghĩ đến việc phải chụp như thế nào để làm nổi bật đối tượng. Trả lời phỏng vấn của TIME, ông nói:

“Lúc đó tôi chỉ nghĩ đến việc đối tượng chụp là đối tượng tự phát sáng nên phải chỉnh khẩu độ ống kính về f10 hoặc đại loại thế. Tôi dùng máy chụp ảnh rẻ tiền của Nhật tên là Petri. Tôi dùng rất thạo máy này nên tôi muốn đoan chắc rằng không những phải chỉnh chế độ chụp cho đúng mỗi lần bấm máy mà còn phải canh cho chuẩn, rồi còn phải thao tác thật nhanh để theo kịp diễn tiến. Tôi xài khoảng 10 cuộn phim vì chụp luôn tay.”

Phản ứng và hệ quả

Biết mình đã chụp được những bức ảnh quan trọng, phóng viên Malcolm Browne tức tốc gửi phim qua văn phòng AP ở Manila, Philippines, nơi có thiết bị đánh điện bằng radio gửi về trụ sở AP ở Mỹ.

Và khi AP công bố bức ảnh Hòa thượng Thích Quảng Đức ngồi kiết già giữa ngọn lửa ngùn ngụt, cả thế giới choáng váng.


image
Được biết Tổng thống Mỹ Kennedy khi nhìn thấy bức ảnh đã nói: “Không bức ảnh thời sự nào trong lịch sử khơi lên nhiều cảm xúc khắp thế giới như bức ảnh đó.”

AP nói bức ảnh này đã khiến chính quyền Kennedy nghiêm túc xem xét lại chính sách ủng hộ của Mỹ đối với chế độ Ngô Đình Diệm.

Ông Hal Buell, Giám đốc Nhiếp ảnh của AP đánh giá:

“Bức ảnh của Malcolm đưa cuộc chiến ở Việt Nam lên trang nhất, và nó ở đó trong suốt hơn 10 năm. Bức ảnh đó gây sốc và khiến người ta chú ý đến mức người ta bắt đầu hỏi, ‘Việt Nam này là nước nào? Chuyện gì xảy ra ở đó? Bao nhiêu người Mỹ ở đó?’ Tất cả những câu hỏi kiểu như vậy.”

image
Đến tháng 11 năm 1963, ông Ngô Đình Diệm bị lật đổ và bị ám sát cùng với người em trai Ngô Đình Nhu trong một cuộc đảo chính khi cuộc khủng hoảng Phật giáo ngày càng trầm trọng.

Từ năm 1964, Mỹ can dự sâu hơn vào cuộc chiến ở Việt Nam và mãi cho đến năm 1975 mới rút đi hoàn toàn khi chính quyền Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ.

Bức ảnh mang về cho Malcolm Browne giải thưởng Ảnh Báo chí Thế giới của Năm năm 1963. Năm 1964, Browne giành luôn giải Pulitzer danh giá cho tường trình của ông về cuộc chiến ở Việt Nam và vụ lật đổ ông Diệm.


image
Malcolm Browne sau này rời AP về làm việc với báo The New York Times.
image
Ông qua đời vào ngày 27 tháng 8 năm 2012 tại Mỹ, thọ 81 tuổi.

image

image

Chị “Sui” hấp dẫn!!
Chủ nợ Việt dùng cảnh sát Việt hăm dọa con nợ
Những chuyện về ăn uống
Nhân Quyền, Dân Chủ VN: Tình Hình Tháng 8 Năm 2013...
Hai cậu bé: bán thuốc lá dạo và đạp xích lô ở VN
Bán tất cả, trừ huyền thoại
25 món bún
Madison, Wisconsin: 30-8 Ngày John 'Vietnam' Nguye...
Những bí ẩn bên trong xác ướp HCM?
Bà Clinton 'nhiều quà' hơn cả ông Obama
Thế giới tập trung vào Syria
Cơn "mưa tiền" trút xuống cảng du lịch ở Mỹ
Chuyện Lừa
Anh xử nghi phạm al-Qaeda gốc Việt
Hậu trường ngoại giao Mỹ - Việt
Bao nhiêu người sẽ không được cấp bằng lái xe?
Điều bạn có thể chưa biết về Việt Nam
Vũ khí khủng bố mới khiến cả thế giới lo sợ
Hồ Chí Minh đứng hạng 3 sau Pol Pot
Bệnh vô cảm và bệnh sợ hãi
Tâm tư Bác-Sĩ Xã Hội Chủ Nghĩa VN
Hai câu chuyện này có liên hệ gì với nhau?
Vỡ nợ vì vào nhà thương?
Nails Việt toàn nước Anh đang lo lắng
Lần đầu tiên có bằng cử nhân Việt Ngữ tại Hoa Kỳ
Nguyễn Tất Nhiên: Gã cuồng yểu mệnh
Marissa Mayer: Nữ CEO xinh đẹp của Yahoo
Phim 'Vành đai Thái Bình Dương'
Art: Những khu rừng nước Anh
Diệu Hương: Tiếng hát của hoa Lan
Nhan sắc của một cô gái Việt
Người giữ hồn cho nhạc dân tộc
Nhạc sĩ Vân Ánh đem tiếng đàn tranh đến đất Mỹ
Tại sao Ai Cập quan trọng & Vũ khí hóa học tại Syr...
Đồ lót giúp “quan hệ từ xa”
Ca sĩ 13 tuổi gốc Việt hát nhạc của nhạc sĩ Việt K...
Ý nghĩa bản án của Phương Uyên-Nguyên Kha
Tình yêu của một phóng viên cho một dân tộc nhiều ...
Tôi không phải dân Bắc!!!

1 comment:

  1. Đệ ngũ Tăng thống Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, đại lão hòa thượng Thích Quảng Độ, vào ngày 3 tháng 9 chấp thuận trở lại đảm nhận trách nhiệm đứng đầu giáo hội sau khi quyết định từ nhiệm hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua.
    Gia Minh hỏi chuyện hòa thượng Thích Không Tánh, trụ trì chùa Liên Trì ở Sài Gòn về tin đó, và trước hết vị hòa thượng này cho biết.

    Hòa thượng Thích Không Tánh: Sáng ngày hôm qua, hòa thượng Viện trưởng Viện Hóa Đạo cùng chư tôn đức trong Hội đồng Giáo Phẩm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất cùng đến Thanh Minh Thiền Viện cùng đến để vấn an cũng như đảnh lễ, dâng lời tác bạch để thỉnh cầu Ngài Thích Quảng Độ, đệ ngũ Tăng Thống tiếp tục trọng nhiệm Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, cũng xin cung thỉnh Ngài vì tiền đồ của Đạo Pháp, Dân tộc Ngài lèo lài con thuyền của Giáo hội và công cuộc giải trừ pháp nạn và quốc nạn cho đến thành công viên mãn.

    Khi các chư tôn đức Hội Đồng Viện đều đến đảnh lễ, thỉnh an Ngài; sau ba lần thỉnh cầu, Ngài đệ ngũ Tăng Thống đã hoan hỷ và hứa sẽ lãnh đạo để lo Phật sự của giáo hội.

    Có một số quí Phật tử, thân hữu nóng lòng trước tin từ nhiệm của Ngài, nên chúng tôi gửi tin đó đi để Phật tử trong cũng như ngoài nước được an tâm, đồng thời cùng nhau cầu nguyện để tiếp tục hộ trì cho giáo hội trong công cuộc để làm sao đất nước Việt Nam có được sự đa đảng, đa nguyên cũng như dân chủ, tự do nhân quyền thực sự, đích thực và sớm giải trừ quốc nạn cũng như pháp nạn.

    Hòa thượng Thích Không Tánh

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.