Pages

Sunday, July 14, 2013

Tăng nhiệt có thể đảo ngược xu hướng phát triển

image
Nhà máy hóa chất ở Trung Quốc

Một cuộc khảo cứu mới của Ngân hàng Thế giới nói rằng các chiều hướng tăng nhiệt hiện thời có thể đảo ngược hàng chục năm phát triển và làm cho tình trạng nghèo khó trầm trọng hơn ở một số các khu vực nghèo nhất thế giới thuộc Nam Á, Ðông nam châu Á, và châu Phi phía nam sa mạc Sahara. Cuộc khảo cứu đề nghị có biện pháp khẩn cấp để đảo ngược tình trạng tăng nhiệt, và nói rằng cửa sổ hành động đang mau chóng thu hẹp. Thông tín viên VOA Anjana Pasricha tường trình từ New Delhi.

Từ sản lượng lượng thực giảm sút cho đến tình trạng thiếu hụt nước, các đợt nóng ngày càng nguy hiểm cho đến những vụ lũ lụt, hình ảnh do bản phúc trình mới của Ngân hàng Thế giới vẽ ra thật u ám.

image 
Bản phúc trình có tựa là “Vặn nút giảm nhiệt xuống” theo sau một cuộc khảo cứu trước đó nói rằng Trái đất có thể nóng hơn 2 độ bách phân trong thời gian 1 thế hệ nữa, và nóng hơn 4 độ vào cuối thế kỷ này nếu không tiến hành biện pháp để giảm thiểu mức thải khí carbonic. Nhiệt độ ngày nay đang ở mức 0,8 độ bách phân cao hơn các mức ở thời tiền công nghiệp.

Bản phúc trình tập trung vào tác động của tình trạng ấm nóng trong các khu vục bị ảnh hưởng nặng nhất – đó là Nam Á, Ðông nam Á và châu Phi phía nam sa mạc Sahara.

image 
Bản phúc trình nói ở châu Phi phía nam sa mạc Sahara, tình trạng nóng thêm 2 độ bách phân sẽ làm sụt giảm đáng kể thu hoạch hoa mầu, gây tác động đến an ninh lương thực. Việc mất đi những vùng đất thoáng sẽ đe dọa đến đời sống nông thôn.

Tại Nam Á, mùa mưa sẽ trở nên khó dự đoán hơn và khu vực này có thể phải gánh chịu những vụ hạn hán và lụt lội nghiêm trọng hơn. Nước ở các vùng châu thổ sông lớn như sông Ấn và sông Hằng sẽ giảm sút thêm, gây ảnh hưởng đến an ninh lương thực cho khoảng 63 triệu người. Các thành phố duyên hải như Kolkata và Mumbai và Bangladesh là những “điểm nóng có khả năng chịu ảnh hưởng” bị đe dọa bởi các vụ lụt lội do mực nước sông và biển dâng cao.

image 
Và khắp vùng Ðông Nam Á, mực nước biển dâng cao, các cơn bão nhiệt đới có cường độ mạnh hơn và việc mất đi các hệ thống sinh thái sẽ có tác động tai hại đến đời sống nông thôn.

Giám đốc Ngân hàng Thế giới ở Ấn Ðộ Onno Ruhl cho rằng tác động của hiện tượng tăng nhiệt toàn cầu sẽ nặng nhất đối với người nghèo.

image 
Ông Ruhl nói: “Ðiểm thực sự quan trọng đối với chúng tôi là người nghèo lại càng dễ bị tổn thương hơn so với những người không nghèo mấy bởi vì đơn giản là họ không có khả năng tự vệ bằng… Ðó là mặt đáng buồn của câu chuyện, những người yếu đuối nhất lại chịu thiệt thòi nhiều nhất.”

Ngân hàng Thế giới hô hào các cá nhân và chính phủ thực hiện mọi lựa chọn qua một “lăng kính khí hậu” và tận lực hướng tới các mục tiêu giảm thiểu khí thải carbonic một cách quyết liệt ở bình diện quốc gia.

Các giới chức nói rằng chẳng hạn các cá nhân thì nên mua những dụng cụ tiết kiệm năng lượng nhất, thay vì những dụng cụ trông “hào nhoáng” nhất.

Ông Ruhl nói tình trạng biến đổi khí hậu đang được đưa cao hơn trong danh sách ưu tiên của các nhà hoạch định chính sách ở Ấn Ðộ và các nước khác, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm.

Ông nói: “Khi nói về chuyện này, phần lớn các chính phủ thừa nhận đó là một vấn đề. Khi phải lựa chọn thì họ lại làm y như khi ta mua cái tủ lạnh, nghĩa là sẽ mua cái nào trông hào nhoáng nhất. Tôi nghĩ thách thức nằm ở đó.”

image 
Bản phúc trình kêu gọi các nước có biện pháp cấp thời để xây dựng sự bền bỉ qua nông nghiệp thông minh về khí hậu, phòng chống lụt lội, các hoa màu có sức chống hạn hán và nắng nóng, xử lý nước ngầm tốt hơn và cơ sở hạ tầng vùng ven biển.



Anjana Parischa


image


No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.