Saturday, December 31, 2011

Cuộc đời kỳ lạ của nữ hoàng poker gốc Việt...

Mặc bộ đồ bó sát người của Roberto Cavalli, Nữ hoàng xì phé Liz Lieu đã bổ sung thêm sự quyến rũ và sự hào nhoáng cho các ván bài. Tuy nhiên, Liz lại thích dành thời gian cho các hoạt động từ thiện.
Người đàn ông lạnh lùng nhất cũng bị vẻ đẹp của Liz Lieu quyến rũ và đã phải trả kha khá tiền cho điều đó. Đàn ông theo dõi sát mọi nét mặt của Liz. Họ cố đoán điều gì sẽ xảy ra đằng sau đôi mắt sắc và đẹp kia. Nếu thất bại, Liz sẽ bước khỏi chiếu bài với tiền của họ.
Đúng vậy, cái nhìn của Liz Lieu có thể giết người trên bàn xì phé.
Bộ mặt bí hiểm và kỹ năng đọc bài của đối thủ của Liz đã giúp cô kiếm được hàng triệu USD cộng thêm vị thế ngôi sao - là một trong những người xuất sắc của cuộc thi đấu bài xì phé chuyên nghiệp nơi toàn đàn ông thống trị.
Tuy nhiên, tất cả những việc đó không hẳn chỉ vì danh tiếng, sự quyến rũ và tiền. Lieu, người từng xuất hiện trong phim Vua bài 2009 của Hong Kong, nói: "Tôi hoạt động trong ngành mà dính dáng tới rất nhiều tiền, vốn dễ dàng làm mờ mắt hoặc thay đổi cả một con người, đặc biệt vào thời kỳ đỉnh cao của thành công. Tuy nhiên, trong đời có nhiều thứ lớn hơn là kiếm tiền".
Không nói chi tiết song Lieu thú nhận cô đã kiếm được hàng triệu đô từ việc đánh bài.

Cuộc sống của nữ hoàng đánh bài

Hiện thời, Liz Lieu lái một chiếc Mercedes-Benz SL550 đời 2011 và sống trong một căn hộ ở Las Vegas, Mỹ với hai con mèo là Jace và Tesni. Lieu cũng có một ngôi nhà ở Los Angeles mà mẹ cô hiện đang sống ở đó. Liz Lieu nói thêm: "Tôi ít khi ở nhà vì di chuyển liên tục".
Lieu đứng thứ 19 trên thế giới với tư cách là người phụ nữ kiếm được nhiều tiền từ việc đánh bài xì phé nhất trong mọi thời đại và có lẽ là một trong 5 người chơi bài xì phé hàng đầu châu Á là nữ. Những danh hiệu này khiến Liz Lieu trở thành mục tiêu "có giá trị cao" của nhiều tay chơi khác trong các vòng đấu bài.
 
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/10/23/10/20111023102516_23poke4.jpg
Lieu, chào đời tại Việt Nam, trả lời phóng viên The New Paper qua điện thoại rằng: "Bạn có thể cho rằng nam giới sẽ cảm thấy không quá căng thẳng khi đối mặt với chúng tôi (phụ nữ). Song, ngược lại. Tôi đã đấu với nhiều đối thủ nam, những người cho rằng họ sẽ đánh bật tôi. Bạn sẽ nghe thấy họ nói, bây giờ tôi có thể về nhà và nói tôi đã hạ gục Liz".
Tuy nhiên, Lieu, đã trở thành một tay đánh poker (xì phé) chuyên nghiệp từ năm 2001 đã quen với việc bị dọa dẫm. Đó chỉ là một phần của cuộc chơi mà cô học được từ một người bạn năm 18 tuổi.

Lieu từng tổ chức các cuộc đấu poker với bạn bè và mau chóng thành công, tiếp đó cô tiến bước vào các sòng bạc. Liz Lieu không phải là người phụ nữ duy nhất tạo nên sóng gió ở các cuộc đấu bài xì phé, trên thực tế, còn một số nữ tay chơi khác, một vài người là dân Singapore, tham gia vòng đấu xì phé châu Á.
Liz Lieu nói: "Theo quan điểm của tôi, nếu có một số lượng nam và nữ chơi bài poker tương đương nhau, phụ nữ sẽ thắng nhiều hơn vì chúng tôi có trực giác bẩm sinh, chúng tôi có xu hướng đọc diễn biến ở mức cao".
Liz Lieu từng 2 lần đoạt giải nhất ở cuộc đấu loại poker toàn thế giới năm 2006 và 2007. Số tiền lớn nhất mà cô thắng là 168.000 USD năm 2005 và 148.000 USD năm 2007 song cũng có lần người phụ nữ may mắn này không gặp may.
Lieu đã hứng chịu thất bại, không chỉ trong các cuộc đấu poker mà còn cả trong đời tư. Năm 2007, khi đang đấu tại vòng loại poker Barcelona, một người dì của Lieu tại Việt Nam báo tin cha cô đã mất. 4h sau, cô lên máy bay về Việt Nam.
Lieu, hiện vẫn độc thân nói: "Mất cha là tôi mất một phần to lớn trong đời tôi vì ông có một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của tôi". Lieu thề sẽ hoàn thành lời hứa với cha - trở thành một người tốt hơn và chăm lo cho những người ít may mắn hơn mình.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/10/23/10/20111023102541_23poke9.jpg
Sự cân bằng hiếm có của tay bài khét tiếng
Dòng chữ về đạo Phật xăm trên lưng Lieu nhắc cô giữ được sự rộng lượng, cảm thông và minh mẫn, Lieu thú nhận. Và những nỗ lực của Lieu đã được công nhận.
Năm nay, Lieu đã nhận được giải Poker Maven Awards - một giải thưởng nhân đạo vì các hoạt động từ thiện cũng như các đóng góp của cô cho những người không gặp may ở Việt Nam và Mỹ. Lieu từng dành 20% số tiền kiếm được trong cuộc đấu poker cho từ thiện. "Những nụ cười bạn nhận được từ những người được giúp đỡ là vô giá. Mọi người không nhận thấy đó là con đường hai chiều, họ - những người không may đã giúp tôi cân bằng cuộc sống", Lieu nói.
Tuy nhiên, trong thế giới say sưa của các tay chơi poker chuyên nghiệp, đạt tới sự cân bằng là gần như không thể. Vì thế, cho tới giờ Lieu vẫn chọn sống độc thân.
Không đi vào chi tiết, Lieu nói về thời điểm buồn nhất trong đời vào năm 2005 khi cô chia tay với bạn trai. Vào thời điểm đó, có những ngày Lieu bay tới 18h một ngày để sang nước ngoài thi đấu và chơi bài tới 17h trong suốt mấy ngày tiếp theo. Sau đó, cô lại mau chóng trở về để thi đấu tại các giải ở Mỹ.
"Tôi có thể chơi bài 72h liền và sau đó sụp xuống vì kiệt sức", Liz Lieu thú nhận. Liz Lieu đã học được cách tăng năng lượng bằng ăn đồ ăn nhanh ngay trong lúc chơi.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/10/23/10/20111023102541_23poke10.jpg
Lời khuyên của một cao thủ
Với những người muốn tham gia các giải đấu poker chuyên nghiệp, Lieu có vài lời khuyên. "Hãy chơi trong giới hạn tài chính của bạn vì bài xì phé (poker) không phải là một trò chơi dễ dàng. Đó một phần là chiến thuật, một phần là may mắn. Hãy có kỷ luật và biết khi nào nên tạm nghỉ. Trong khi chơi poker, không có gì đảm bảo sự thắng lợi là mãi mãi. Điều quan trọng là bạn phải có đam mê và thích chơi".
Giống như mọi thứ trên đời, khi theo đuổi ước mơ, bạn sẽ phải hy sinh. Đối với Lieu, hy sinh có nghĩa là cô ít được gặp gia đình.
"Tôi đã sai khi cho rằng hạnh phúc nghĩa là tạo ra một cuộc sống thoải mái và cung cấp tiện nghi cho cha. Song trên thực tế, tất cả những gì ông muốn là có thời gian bên tôi và chị gái".
Liz Lieu sinh năm 1974.
Chiêm ngưỡng Nữ hoàng poker gốc Việt tuyệt sắc:
Người đàn ông lạnh lùng nhất cũng bị vẻ đẹp của nữ hoàng poker gốc Việt Liz Lieu quyến rũ và đã phải trả kha khá tiền cho điều đó.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/10/23/10/20111023102500_23poke1.jpg
 
Đàn ông theo dõi sát mọi nét mặt của Liz. Họ cố đoán điều gì sẽ xảy ra đằng sau
đôi mắt sắc và đẹp kia. Nếu thất bại, Liz sẽ bước khỏi chiếu bài với tiền của họ.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/10/23/10/20111023102500_23poke2.jpg
Đúng vậy, cái nhìn của Liz Lieu có thể giết người trên bàn poker (xì phé).
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/10/23/10/20111023102500_23poke3.jpg
 
Bộ mặt bí hiểm và kỹ năng đọc bài của đối thủ của Liz đã giúp cô kiếm được hàng triệu USD cộng thêm vị thế ngôi sao -
là một trong những người xuất sắc của cuộc thi đấu bài xì phé chuyên nghiệp nơi toàn đàn ông thống trị.
 
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/10/23/10/20111023102516_23poke5.jpg
Liz Lieu sinh năm 1974 và hiện vẫn độc thân
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/10/23/10/20111023102516_23poke6.jpg

Saturday, December 10, 2011

NEW YEAR'S EVE 2012 at Jasmine Restaurant Houston, Texas

DẠ TIỆC VÀ DẠ VŨ MỪNG TÂN NIÊN

NEW YEAR'S EVE 2012

image

Một buổi dạ tiệc và dạ vũ mừng TÂN NIÊN 2012, sẽ được tổ chức tại nhà hàng JASMINE vào lúc 7 giờ chiều ngày thứ Bảy 31 tháng 12 năm 2011.

Dạ tiệc và dạ vũ TÂN NIÊN một năm chỉ có một lần tại nhà hàng JASMINE, thức ăn ngon, nhà hàng trang nhã và ấm cúng, nhân viên tiếp đón niềm nở…
Chương trình đón mừng năm mới 2012 tại nhà hàng JASMINE được tăng cường với những ca sĩ được nhiều khán giả mến mộ:
Ca sĩ: Thái Châu, Lilian, Lê Uyên Nhi, Hòang Hạnh.
Đặc biệt với sự hòa âm của Crystal Band, bảo đảm quý vị sẽ hài lòng buổi dạ tiệc và dạ vũ tại nhà hàng JASMINE để đón mừng một năm mới.


Đây cũng là một dịp để quý vị cùng gia đình và bạn bè gặp mặt để đón mừng Năm Mới 2012

Giờ Giao Thừa, nhà hàng JASMINE sẽ khỏan đãi rượu Champagne, Count Down với pháo nổ, còi kêu, vui nhộn, đặc biệt có xổ số lấy hên đầu năm…và cùng nhau đón mừng một năm mới.

Nhà hàng JASMINE xin kính mời quý vị tới tham dự.

Giá vé:   $40       VIP $60

Mua vé hoặc đặt bàn, Xin quý vị liên lạc nhà hàng JASMINE
9938 Bellaire blvd. HoustonTX. 77036


Chủ nhân kính mời


Điện thoại: 713-272-8188

image


Thursday, December 8, 2011

Tại sao Mặt trời lại to khi bình minh và hoàng hôn?

image


Một điều thú vị khi một vật gì đó, khi nó ở gần, bạn sẽ thấy to và nếu như ở xa sẽ thấy nhỏ đúng không? Vậy tại sao Mặt trời khi bình minh hay hoàng hôn thấy to, có nghĩa là gần Trái đất tại sao lại mát? Còn buổi trưa Mặt trời thấy nhỏ, có nghĩa là ở xa? Tại sao nóng? Thực sự Trái đất quanh quanh Mặt trời ở một khoảng cách nhất định từ 147,500,000 km đến 152,500,000 km tùy theo mùa.

Chắc bạn đã có câu trả lời?

image 

Khi bạn nhìn thấy mặt trời lặn hoặc mặt trăng lên. Bạn có thể nhận thấy rằng nó trông lớn hơn khi nó ở trên cao bầu trời. Nhưng nó chỉ là một ảo ảnh quang học.

image


Khi mặt trời mọc và lặn, có những điều như các dãy núi, cây và các tòa nhà bên cạnh Mặt trăng và Mặt trời nhìn có vẻ rất lớn. Khi mặt trời trên cao chúng ta nhìn lên bầu trời không có gì có gì bên cạnh nó để so sánh kích thước của Mặt trăng và Mặt trời, vì vậy chúng ta cảm thấy nó nhỏ hơn.

image


Độ dày của khí quyển ở chân trời dày hơn khi Mặt trăng và Mặt trời ở trên đầu bạn. Độ ẩm trong không khí đã phóng đại Mặt trăng và Mặt trời to hơn khi bình minh và hoàng hôn.



BM_Dec 8th

Tài tử Đơn Dương bị ép rời khỏi Việt Nam như thế nào?

image

Nhân sự kiện tài tử Đơn Dương đang trong tình trạng hôn mê sâu, sau khi được đưa vào bệnh viện cấp cứu tại Alexander Regional Medical Center, miền Bắc California, vào tối khuya Thứ Ba, 6 tháng 12 (giờ California), Người Việt Online cho đăng bài viết trích từ các công điện của Ngoại Giao Mỹ, được tiết lộ mới đây qua Wikileaks, về việc Đơn Dương đã bị ép rời khỏi quê hương như thế nào vào năm 2003, sau khi đóng hai bộ phim ' We Were Soldiers' và  'Green Dragon'. Bài viết đã được đăng trong cuốn 'Bí Mật Việt Nam Qua Hồ Sơ Wikileaks' do báo Người Việt xuất bản giữa tháng 11 vừa qua.

image

Hồi đầu thế kỷ, nhân dịp 25 năm chiến tranh Việt Nam chấm dứt, Hollywood sản xuất nhiều cuốn phim về đề tài này. Ngoài phim về chiến tranh, còn có phim về nước Việt Nam, và một số phim về người Việt Nam tại Mỹ.

image

Một trong những cuốn phim về chiến tranh làm ra vào thời đó, là phim We Were Soldiers, làm năm 2002 với Mel Gibson trong vai chính. Ngay trong cuối tuần đầu tiên khởi chiếu, cuốn phim đã thu về hơn $20 triệu tiền vé. Chuyện của phim này là trận Ia Drang.

image

Một cuốn phim về người Việt Nam di tản năm 1975, là cuốn Green Dragon, do Timothy Linh Bùi đạo diễn, một cuốn phim độc lập, sản xuất không qua các studio lớn, nhưng cũng kéo được sự tham gia của hai diễn viên lớn là Patrick Swayze (phim Ghost) và Forest Whitaker (giải Oscar 2007).

image

Tài tử Đơn Dương trong phim We Were Soldiers, đóng vai viên trung tá chỉ huy quân đội Bắc Việt trong trận Ia Drang.

image

Một diễn viên Việt Nam xuất hiện trong cả hai phim đó, là Đơn Dương. Trong We Were Soldiers, một đội quân Mỹ 365 người bị một sư đoàn Bắc Việt bao vây và cả hai bên đều chiến đấu dũng cảm. Cuốn phim chuyển qua chuyển lại giữa cái nhìn của bên Mỹ và cái nhìn của bên Bắc Việt. Mel Gibson đóng vai trung tá chỉ huy phía Mỹ. Đơn Dương đóng vai Trung tá (sau này là tướng) Nguyễn Hữu An, người chỉ huy bên Bắc Việt.

image

Trong Green Dragon, Đơn Dương đóng vai một ông bố đưa gia đình đi di tản sau 30 tháng 4. Họ tới được trại tỵ nạn trong Camp Pendleton. Patrick Swayze đóng vai viên sĩ quan phụ trách người tỵ nạn, còn Forest Whitaker đóng vai một anh lính đầu bếp, anh dùng tranh vẽ của mình để làm quen với một em bé tỵ nạn và qua em bé học thêm về văn hóa Việt Nam. Trong phim, có một đoạn Đơn Dương cầm ghi ta hát bài "Sài Gòn niềm nhớ không tên" của nhà văn Nguyễn Đình Toàn: "Sài Gòn ơi, ta nhớ người như người đã mất tên, như dòng sông nước quẩn quanh buồn."

image

Niềm vui với hai cuốn phim Hollywood chưa trọn, khi Đơn Dương về tới Việt Nam thì bị hạch sách quấy nhiễu.
Báo chí thời đó chạy nhiều bài viết tố cáo Đơn Dương bằng những lời lẽ rất nặng - loại lời lẽ mà có thể khiến Đơn Dương bị tù, bị kết án tử hình - những chữ như "phản động," "phản bội," "bán nước." Cả các con Đơn Dương cũng bị đấu tố, và quán nhậu nơi Đơn Dương mở chung với gia đình bị đập phá.

image
Phim "Mê thảo thời vang bóng," chỉ vì có Đơn Dương đóng trong đó, cũng gặp khó khăn khi muốn được chiếu ở các đại hội điện ảnh, liên hoan phim ở ngoại quốc.
Những điều này khiến Hollywood để ý. Giới đạo diễn, diễn viên, các nhà báo chuyên đề Hollywood, xưa nay vốn ít quan tâm đến chính trị ở nơi xa xôi, hoặc có cảm tình với nước Việt Nam sau chiến tranh, bỗng nhìn thấy một sự thật khác ở đất nước đó.
Một thỉnh nguyện thư, mang những chữ ký nổi tiếng của giới điện ảnh Mỹ, được chuyền tay nhau kêu gọi Việt Nam ngưng áp bức gia đình Đơn Dương.

image

Đồng thời, họ liên lạc với các chính trị gia Mỹ, yêu cầu chính phủ Mỹ can thiệp.
Trong số tài liệu Wikileaks lộ ra, tên tuổi Đơn Dương xuất hiện nhiều lần. Một trong những lần sớm nhất là công điện đề ngày 1 tháng 10, 2002, mang tựa đề "Cuộc họp với Trợ lý Bộ trưởng Hùng."
Mục đích của cuộc họp giữa ông Nguyễn Đức Hùng (sau này là đại sứ ở Singapore và ở Canada) là chuẩn bị cho hội nghị APEC, nơi Thủ tướng Phan Văn Khải sẽ gặp Tổng thống George W. Bush. Tuy nhiên, ông Hùng đã phải nghe Đại sứ Ray Burghardt nêu vấn đề Đơn Dương.
Ông Burghardt nói "báo chí quốc tế cũng như rất nhiều thư từ các nhân vật điện ảnh Hollywood" cho rằng Đơn Dương bị tịch thu hộ chiếu và bị dọa sẽ còn bị phạt nặng hơn nữa. Rồi ông yêu cầu ông Hùng hỏi bên văn hóa sự thật là thế nào.
Cũng khoảng cùng lúc đó, bên Mỹ chuẩn bị sắp xếp để Đơn Dương có thể đi định cư được nếu muốn. Một công điện 2 ngày sau, đề ngày 3 tháng 10, là công điện của tòa đại sứ tại Hà Nội xin Bộ Ngoại giao phê chuẩn hồ sơ tỵ nạn cho diễn viên Bùi Đơn Dương, vợ, và hai con. Công điện này cho biết trước đây bà Suzie Bùi, chị của Đơn Dương và là mẹ của hai đạo diễn Timothy Linh Bùi (Green Dragon) và Tony Bùi (Ba Mùa), đã có làm giấy bảo lãnh rồi nhưng sau này không tiếp tục nữa nên hồ sơ đã đóng. Miêu tả tình hình của Đơn Dương, tòa đại sứ viết:
"Bùi bị đối diện với cả một phong trào lớn tiếng chống lại cá nhân ông, hầu hết vì vai đóng trong phim 'We Were Soldiers' của Mỹ nhưng cũng vì các vai trước đây trong hai phim quốc tế 'Three Seasons' và 'Green Dragon.' Ông bị tố cáo không chính thức vào tội 'phản bội tổ quốc,' một lời tố cáo đáng quan ngại tại Việt Nam, nơi mà hiến pháp bắt buộc mọi công dân 'bảo vệ thống nhất đất nước.'"
Bản công điện viết tiếp:
"Hộ chiếu của Bùi đã bị tịch thu, ông dường như đã bị cấm ra nước ngoài đóng phim vào tháng 11, và có những nỗ lục để cấm ông diễn - nghề kiếm sống duy nhất của ông - trong ít nhất 5 năm nữa."
Không chỉ dùng pháp luật áp chế, Đơn Dương còn bị sách nhiễu như trong một cuộc đấu tố:
"Ông bị quấy nhiễu mỗi tối với điện thoại của an ninh gọi tới, bị theo dõi mỗi khi ra khỏi nhà, và cho biết bạn bè và hàng xóm lo sợ tránh né. Ông bị công an thẩm vấn hôm 2 tháng 10 và tỏ vẻ lo sợ là sắp bị bắt giam, mặc dù lý do để bắt thì không ai nói rõ cho ông trừ những điều đã nói ở trên. Ông đã bị gọi là 'kẻ phản bội' trong báo chí của nhà nước và của đảng Cộng sản."

image

Nửa năm sau, Đơn Dương được xuất ngoại với vợ con. Cùng đi với gia đình ra Tân Sơn Nhất là nhân viên tòa tổng lãnh sự, và họ về kể lại trong công điện ngày 10 tháng 4, 2003, với tựa đề nặng nề: "Sách nhiễu tới phút chót."
Đó là sau khi Đơn Dương đã bị sách nhiễu, các con ông cũng bị làm khó dễ trong trường, và côn đồ tới phá nhà hàng của gia đình ông, bản công điện viết. Ông bị gọi lên công an phường, ông khất, rồi cuối cùng ra đi mà không lên gặp công an.
Khác với nhiều lần trước, lần này hải quan không cho nhân viên tòa tổng lãnh sự vào trong để tiễn người. Khi được hỏi tại sao thì mỗi người trả lời mỗi khác. Có người bảo nhân viên lãnh sự "chỉ được tiễn công dân nước họ." Có người bảo "khu vực hải quan không cho phép nhân viên lãnh sự vào" - trong khi thật ra thì "mới thứ Sáu tuần trước thì không có luật đó." Rồi khu vực công an cửa khẩu cũng được cho là không cho phép vào, và "một lần nữa, mới thứ Sáu tuần trước thì không như thế."
Một người quay phim, tự xưng là của Truyền hình Việt Nam, theo quay phim gia đình Đơn Dương rời nước, đi qua luôn chặng kiểm soát.
Đến chỗ khai hải quan, nhân viên tòa tổng lãnh sự bị chặn lại. Lý do này nọ được đưa ra. Nhân viên tổng lãnh sự quán bảo, mới thứ Sáu tuần trước chúng tôi không bị chặn, thì hải quan chỉ nhún vai lắc đầu bảo, luật trên thay đổi rồi.
Hai người cấp trên tới, nhưng thay vì giải quyết cho lãnh sự vào trong, một trong hai người bắt đầu khám xét hành lý gia đình Đơn Dương "một cách chậm chạp và ôi trời ơi kỹ càng làm sao," công điện viết. Một nhân viên lãnh sự Úc cũng tới và cũng không được cho vào trong.
Tuy không được vào, nhưng nhân viên lãnh sự cũng đứng nhìn và thấy gia đình bị đưa vào một phòng nhỏ, nơi có ít nhất 8 viên hải quan bu vào lục soát hành lý gồm 6 va li và 3 thùng. Họ lục từng món hàng. "Họ chụp nhiều tấm ảnh của đồ đạc, quần lót bị giơ lên soi ánh đèn."

image

Sau một giờ lục soát, hải quan cho phép gia đình gói đồ lại, lại chạy qua X-ray, rồi đẩy đi. Đơn Dương được đưa qua một quày khác, rồi bị bắt phải ký một xấp giấy tờ - "phải hứa hẹn cái gì thì chúng tôi không biết," công điện viết.
Hãng EVA đã phải giữ máy bay lại trong 15 phút để chờ gia đình Đơn Dương. "Qua cửa kính, nhân viên lãnh sự quan sát thấy gia đình đi qua được hành lang xuất phát, đi thẳng tới cầu qua máy bay. Người 'quay phim' tiếp tục quay cho tới phút chót, trong khi một đám đông nhân viên an ninh đứng đầy phòng đợi của người đi."
Chuyến bay cất cánh lúc 3:15, với gia đình Đơn Dương trên đó, bay qua California với bà Suzie Bùi, chị ông.
Ông đã, như công điện viết, bị chính quyền "xua đuổi ra khỏi quê hương mình."



Vũ Quí Hạo Nhiên
 

Sáng Mắt

image

Kể từ sau năm 1975, vì biến cố chính trị, số người Việt Nam lưu vong sống trên các đất nước tự do có thể tính bằng con số triệu. Có mọc rễ hay không trên xứ người nhưng phần đông Việt kiều trong thâm tâm luôn nhớ về quê hương nơi chôn nhau cắt rún, nơi chứa nhiều kỷ niệm từ nhỏ cho đến lớn, nơi có đồng bào cùng màu da, cùng tiếng nói. Nhất là những người lớn tuổi về hưu, con cái đã trưởng thành, đã nên người thay thế cha mẹ ra đóng góp cho xã hội thì họ lại thường cảm thấy cô đơn lạc lỏng bên xứ người và muốn trở về để gởi nắm xương tàn trên quê hương mình mặc kệ những bất đồng chính kiến, mặc kệ ngày nào đã bất kể sống chết, bỏ lại tất cả để ra đi tìm tự do.
Ông Tâm là một trong số người muốn trở về cố hương đó. Ông là sĩ quan cấp tá của chế độ Việt Nam Cộng hòa. Sau năm 1975, dĩ nhiên cũng như các sĩ quan khác ông cũng phải đi học tập cải tạo một thời gian dài, nhà cửa bị tịch thu, con cái không được học đến nơi đến chốn vì lý lịch xấu. Ngày ông còn trong tù thì vợ ông đã mất vì quá lao lực, và suy dinh dưỡng. Ra tù ông lại phải sống thấp tha thấp thỏm lo sợ không biết một ngày đẹp trời nào đó bọn ác ôn bắt bỏ tù trở lại; rồi gia đình bị bắt đi kinh tế mới; cuộc sống dưới chế độ mới thiếu thốn, khổ cực trăm bề nên ông cố sống cố chết tìm cách đưa con cái vượt biển. Cũng may nhờ bạn tù giúp đỡ nên chuyến vượt biển thành công. Sau một thời gian ở trại tị nạn gia đình ông được sang định cư ở Hoa Kỳ.

Ông Tâm qua được xứ sở tự do thì ngã bịnh mất khả năng lao động nên được hưởng tiền bịnh do tiểu bang cấp cho. Bốn người con đứa đi học nghề, đứa ra làm việc và từ từ đều lập gia đình có cuộc sống ổn định bên xứ người. Nhưng vì công việc nên mỗi đứa con lại ở một tiểu bang, chỉ thi thoảng mới gặp nhau. Còn cô gái lớn thì ở cùng một tiểu bang với cha.
Ông Tâm ở riêng một mình. Ông không muốn làm phiền đứa con nào vì tính ông độc lập lâu nay, cứ ngại làm mất tự do và đời sống riêng tư của con cái, và ông cũng thích sống một mình cho thoải mái. Ông mua một cái mobile home giá rẻ, cho một hai người thuê phòng ở chung để có thu nhập trả tiền đất, và nhờ bạn bè làm mai giới thiệu cho ông một bà góa để đỡ phòng không chiếc bóng.
Bà góa này tên Tình, coi xấu người mà đẹp tính. Bà Tình hiền lành, dễ tính, biết chịu đựng, biết im lặng nghe ông nói mà không tranh cãi gì cả. Ông chỉ con chó mà nói là con gà thì bà cũng ừ cho đó là con gà; ông bắt bà im thì bà không dám hó hé lấy một tiếng mà nín thinh cả mấy ngày trời cho tới khi ông cho nói bà mới dám mở miệng...Con cái của ông đều quí mến bà mẹ kế này và nhiều khi còn binh bà để phản đối ông quá ăn hiếp:
- Sao cô hiền quá vậy? Ba con nói ngang nói ngược mà cô không cãi cứ để ổng ăn hiếp hoài.
Bà Tình cười hiền lành:
- Thì cô coi như ổng khùng, cãi làm chi với người khùng cho mệt.
Bà Tình làm ở nursing home săn sóc chiều chuộng người già, người bịnh cũng quen nên mới có thể ở chung với ông Tâm được. Tính tình hai người khác nhau như hai thái cực nên có lẽ ở với nhau để bù đắp cho nhau. Bà Tình dễ tính bao nhiêu thì ông Tâm khó bấy nhiêu. Ngày xưa sống trong quân kỷ quen, ông dùng kỷ luật sắt trị lính và trị cả gia đình. Con cái phạm lỗi là ông đét đít không tha. Đi thưa về trình, đúng giờ đúng giấc không được sai một phút. Chiều tối là cửa đóng then cài, nội bất xuất, ngoại bất nhập. Ra vào cửa phải đóng, quên là bị phạt mở ra đóng lại 100 lần cho quen. Ở xứ Mỹ, bạn bè con cái có bất thình lình ghé ngang nhà thăm ông mà không gọi điện báo trước chớ hòng ông mở cửa tiếp. Có ông bạn thân sẵn đi câu về ghé tặng ông ít cá tươi, gọi cửa hoài ông không mở, chỉ đứng trong nhà ngó ra nên người bạn phải treo bị cá trước cửa rồi bỏ đi. Nhiều, nhiều kỷ luật và nội qui được đặt ra lắm nên đám con không gần gủi cha cho mấy, đứa nào cũng sợ ông như sợ cọp. Bạn bè ai cũng lắc đầu, bảo ông là chướng.  

Vậy mà bà Tình cũng hay, sống với ông được đến 4 năm mới chia tay vì có một ngày ông cấm không cho bà về thăm lo cho con cái và cháu ngoại riêng nữa. Lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng bà phản đối, chống lại ông. Ông Tâm muốn gì bà cũng chiều ngoài việc này. Tấm lòng người mẹ bao la như biển, lúc nào cũng lo lắng, bảo bọc, và hy sinh cho con thì ông Tâm chẳng thể nào mà chia cách được. Ông Tâm lâu nay quen ra lệnh và bà Tình thì quen tuân theo nên lần này nghe bà phân trần ông đã nổi giận mất khôn mà quát lên:

- Ở trong nhà này phải giữ kỷ luật, phải đi về cho đúng giờ giấc. Mấy hôm nay cứ tối mịt mới về nhà, cứ lấy cớ là về thăm cháu bịnh. Cháu bịnh thì có mẹ nó lo. Bà dẹp đi. Bà đi với thằng nào? Từ nay không có đi thăm cháu chiếc gì nữa. Còn không thì bà đi luôn đi. Nhà này không chứa đàn bà vô kỷ luật, thúi tha, mất dạy.

Bà Tình mở lớn mắt nhìn ông Tâm. Còn gì để nói nữa. Đã biết rằng khi nổi giận thì ăn nói hồ đồ, nhưng bà không ngờ ông Tâm lại thốt những lời khó nghe và không tôn trọng bà như thế. Bà Tình lẳng lặng vào phòng thu xếp hành lý bỏ gọn trong cái va ly nhỏ. Không nói thêm một tiếng để chào từ giã ông Tâm đang mặt hầm hầm, bà xách va ly ra xe nổ máy chạy đi và không quên gọi cho đứa con gái của ông để báo cho nó biết:

- Chào con, cô chia tay với ba con rồi và sẽ không trở lại nữa đâu. Con nhớ ghé lại săn sóc cho ổng nhen.

- Cô đi luôn à? Con cũng lo sẽ có ngày này vì tính Ba nóng quá. Cô ơi, có gì cô bỏ qua cho vì con biết Ba thương cô lắm.

Cô Tình bùi ngùi nói:
- Cô biết Ba con tính nóng nên lâu nay nhịn và chiều ổng cho xong. Già rồi sống nương tựa với nhau cho vui. Con cái khôn lớn tách riêng thì mình lại càng phải dựa vào nhau để sống và an ủi cho nhau. Có điều Ba con không cho cô về thăm con cháu là không được. Lại còn ghen tuông nói bậy và không tôn trọng cô nữa nên cô buồn lắm. Thôi để tách nhau một thời gian xem sao.

- Cô ơi! Cô ráng giữ sức khỏe nhé. Mai con sẽ qua thăm Ba và khuyên ổng làm hòa lại với cô.

Hôm sau cô con gái đến thăm và khuyên cha:
- Cô Tình hiền và được quá mà sao Ba để cho cổ đi vậy? Ba làm hòa với cổ đi.

Ông Tâm sửng cồ:
- Hiền cái gì mà hiền. Bây giờ dám mở miệng cãi lại rồi còn bỏ đi nữa. Ba không cần thứ bà chằn đó. Ba chỉ thích loại đàn bà nghe lời ba 100 phần trăm, không được cãi mà nói gì cũng phải nghe.

Cô con gái bất mãn nghĩ thầm chứ không dám nói ra:
- Vậy thì ba đi kiếm người câm mà lấy đi. Mà phải vừa câm vừa điếc chứ nghe chửi mà không cãi được chắc họ đánh lại thôi.

Cô Tình bỏ đi không trở lại. Ông Tâm tự ái không làm hòa xin lỗi. Ông lại lủi thủi một mình sống kiếp độc thân góa vợ. Bạn bè cũng giúp ông đánh tiếng mai mối nữa nhưng không bà nào chịu đèn sống chung với ông được đến một tuần. Sức khỏe của ông lại chẳng được tốt cho lắm, bị cao máu, cao mở, phải thông tim, phải cắt túi mật, mà lại phải tự lo chợ búa nấu nướng một mình thật mệt mỏi và buồn chán. Cô con gái mỗi tuần chỉ ghé qua thăm cha chớp nhoáng được 1 vài lần vì còn phải đi làm, phải lo cho gia đình con cái. Nhiều khi ông ngồi đó, nỗi cô đơn gặm nhắm, nghĩ đến một ngày thình lình từ giã cõi đời mà con cái không hay để đến khi sình thối lên lối xóm mới biết. Rồi nghĩ đến quê hương bà con bạn bè đông đúc, ra ngõ là có hàng quán cơm tiệm khỏi lo miếng ăn nấu nướng hàng ngày, vui biết bao nhiêu. Ông nghĩ đến một ngày về quê hương, kiếm một miếng đất trồng cây ăn trái, trồng bông hoa cây kiểng, vui thú điền viên sống cho qua tuổi già, có gì chết chôn cạnh mộ bà vợ hiền cũng đỡ lạnh lẽo. Ông chỉ sợ tụi Công an đỏ làm khó dễ, nhưng rồi lại tự an ủi mình hy vọng già rồi chắc tụi nó cũng để yên.

image

Lâu nay ông Tâm cũng thỉnh thoảng liên lạc với một ông bạn thân ở quê nhà tên Phan. Ông Phan có nhà đất ở vùng ngoại ô xa xôi, làm nghề thầy lang vườn, tính tình thuần hậu, chân chất. Ngày trước 75, ông Phan phá đất núi làm rẫy nên ngày nay ông có nhiều đất trên núi lắm. Ông Tâm ngày trước đã giúp đỡ ông Phan rất nhiều và thương tính tình ông Phan nên thường xuyên lui tới thăm nhau. Nay nghe ông Tâm than buồn và có ý trở về sống ở quê hương, ông Phan hăng hái bảo:

- Anh về đi, tôi sẽ tặng anh một mẫu đất sát cạnh nhà tôi để xây nhà ở cạnh nhau sớm hôm hủ hỉ cho vui.

Ông Tâm cảm động:
- Cám ơn anh nhiều. Nhưng tôi biết anh giờ cũng không khá giả gì mấy, tôi không dám nhận đâu. Cho tôi gởi tiền mua lại miếng đất đó để anh có tiền mà lo cho gia đình. Tôi về ở cạnh anh cuối đời anh em có nhau là vui rồi. Chỉ sợ về đó cộng sản làm khó dễ thôi.

Ông Phan đoan chắc:
- Chỗ tôi ở xa làng xa xóm, công an khu vực quen biết thân tình, dễ chịu lắm. Anh về đi không sao đâu. Với lại lớn tuổi rồi tụi nó không để ý làm khó dễ nữa đâu đừng lo. Thỉnh thoảng anh cho nó gói thuốc lá ba số 5 là nó cảm ơn anh lắm lắm, sai gì cũng được.

Bên đòi tặng, bên đòi mua, tình nghĩa tràn trề thật cảm động ứa nước mắt. Cuối cùng ông Phan cũng tặc lưỡi thở dài mà nhận tiền ông Tâm gởi về trả tiền mua miếng đất và xây nhà sẵn dùm để ông Tâm về có nhà ở ngay.

Cô con gái ông Tâm nghe cha đòi về Việt Nam ở thì phản đối:
- Ba à, về đó làm sao sống được với Cộng sản. Tụi nó gian manh thấy Việt kiều có tiền không để yên cho Ba đâu. Ba đã liều thân ra đi mà trở về làm gì.

- Tụi con không hiểu đâu. Ai cũng có cội có nguồn, ba đã già rồi, sống nay chết mai. Ba muốn trở về bỏ nắm xương tàn trên quê hương chứ chết bờ chết bụi ở đây buồn lắm. Ba về ở cạnh bác Phan, có bạn có bè hủ hỉ với nhau đỡ buồn. Ba đã gởi tiền về mua đất xây nhà ở cạnh nhà bác Phan rồi. Bác Phan bảo công an khu vực ở đó dễ lắm mà dân tình cũng hiền lành.

Cô con gái cãi:
- Thì bác ấy muốn ba về ở cạnh nên nói sao cũng được mà. Tụi con đều ở bên đây, Ba về đó lấy ai coi chừng?

Ông Tâm cay đắng:
- Ba ở bên này các con cũng đâu thường xuyên tới thăm được. Con cái ở mỗi đứa một phương mỗi năm họa hoằn về thăm Ba được 1 lần. Còn con thì bận bịu, tất bật suốt ngày. Ba về đó có gia đình bác Phan sát vách, bác bảo sẽ chăm sóc cho Ba. Bác Phan tốt lắm, cho Ba miếng đất để xây nhà mà Ba không lấy đó. 

- Điều này con không biết. Phải ở lâu mới biết lòng người. Ba về đó lỡ bịnh hoạn đi bác sĩ bệnh viện cũng khó khăn. Nhà bác Phan con nhớ là ở tuốt trên núi khô khan nóng nực, đường đất cheo leo, nhất là không có điện phải xài đèn dầu leo lét, và lại xa thành phố vừa buồn vừa bất tiện. Ba ở đó không tốt đâu.

Ông Tâm cãi:
- Hồi Ba chở tụi con lên nhà bác Phan đến nay cũng hơn chục năm rồi. Càng ngày càng thay đổi tiến bộ chứ. Nghe bác Phan nói đã có điện rồi, dân cư cũng đông đúc hơn nhiều, đã có đường cho xe hơi chạy tới tận nhà.

Cô con gái hỏi nhắc lại:
- Rồi đêm hôm lỡ lên cơn đau tim làm sao đi cấp cứu? Kêu được xe chở được đến nhà thương chắc cũng đã xong đời rồi. Ba bây giờ đâu còn khỏe nữa, ở đây được một nền y khoa tốt gần như là nhất thế giới phục vụ, chăm sóc thường xuyên không tốt hơn sao. 

Ông Tâm nghe con gái cản đầu cản đuôi nêu đủ lý do đã không nghe ra mà lại đâm bực. Ông nghĩ chắc lũ con sợ mình về Việt Nam không còn được lãnh tiền già tiền bịnh nữa và sợ phải gởi tiền nuôi cha nên cứ ngăn cản thế kia. Ông bực bội nói:
- Ba đã quyết định rồi. Con đừng cản nữa. Ba về đó tự lo được không cần mấy đứa con phải gởi tiền về giúp mà cứ nói ra nói vào.
Thấy cha bực mình, cô con gái im lặng không cãi nữa. Cô biết tính cha ngang bướng ít khi chịu nghe lời ai khuyên nhất là lời khuyên của con cái mà ông lúc nào cũng nghĩ là con nít con nôi hỉ mũi chưa sạch. Cô hỏi giọng quan tâm:
- Ba tính khi nào thì đi? Ba có muốn con giúp đăng báo bán căn nhà này và đồ đạc không?

Một tuần sau ông Tâm bán được căn mobile home với giá gấp đôi ông đã mua 7 năm về trước. Nhờ đã trả off nên nay ông ôm trọn gói. Ông lại còn “được” hai lần tai nạn xe cộ vào mấy năm trước, chỉ ê ẩm và hư xe sơ sơ nhưng nhờ mua bảo hiểm hai chiều nên được bồi thường vài chục ngàn đô. Tổng cộng được một số tiền cũng khá. Đã gởi ông Phan tiền mua đất và xây dùm cái nhà gần bằng tiền bán mobile home, vị chi ông còn được tiền đền bảo hiểm xe vài chục ngàn đô. Thời điểm bấy giờ ở Việt Nam tiền đô có giá trị, vật giá cũng rẽ nên theo ông Phan tính toán mỗi tháng ông Tâm chỉ cần tiêu 100 đô là đủ sống. Tằn tiện một chút ông tiêu đến nhắm mắt xuôi tay là vừa. Vậy là bán nhà xong, thu dọn đồ đạc cần dùng vào 2 thùng lớn, ông Tâm Việt kiều bái bai đất nước tự do Hiệp chủng quốc đàng hoàng lên máy bay hồi hương, chả bù ngày nào trốn chui trốn nhũi ra đi.

image
Hình minh họa

Cả nhà ông Phan gồm vợ con, dâu rễ, cháu nội cháu ngoại gần 20 người thuê xe vào Sài Gòn đón bạn vàng hồi hương. Ai nấy cũng tươi như hoa, cười đón Việt kiều thật niềm nở, thân tình. Bà con xa không bằng láng giềng gần, từ nay có gì chạy qua chạy lại đỡ đần nhau cũng vui đấy chứ, hai bên cùng có lợi.
Xe chạy xuyên đêm đến trưa thì về tới quê ông Tâm ở Ninh hòa. Thị trấn giờ tấp nập hơn hồi ông ra đi nhiều. Ông Tâm nhìn lại một số cảnh vật quen thuộc mà lòng bổi hổi bồi hồi nhớ lại những tháng ngày xa xưa với bao thăng trầm vinh nhục. Ngày bỏ quê hương ra đi ông đã thề với lòng chỉ trở về khi không còn Cộng sản, nhưng nay nào có đâu ngờ tự mình lại thất hứa phá bỏ lời thề. Ông như con cá hồi ngược dòng cố sống cố chết vượt bao gian nan bơi về nơi nó sinh ra. Ông đã từ bỏ nơi chốn bình yên có gia đình, sự tiện nghi và nhất là sự tự do để tìm về một chốn mà ông biết trước là địa ngục trần gian chỉ vì nỗi nhớ quê hương trong ông thật tha thiết, mãnh liệt, và nỗi ao ước muốn sau này được yên nghỉ trong lòng đất mẹ hiền.

Đúng như lời ông Phan nói trước, chiếc xe trung 20 chỗ ngồi cũng len lỏi trên con đường đất gập ghềnh chạy đến tận ngõ nhà mới của ông Tâm. Căn nhà mới quét vôi xanh, mái tôn xám, trông gọn nhỏ và xinh xắn y như trong hình của ông Phan gởi qua. Nhưng xung quanh đất đai có vẻ khô rốc đầy sỏi đá, cây cối lưa thưa và còi cọt, trông thảm thiết như cây cối mọc ở sa mạc.

Ông Phan nói giọng phân bua:
- Cả tháng nay trời không mưa nên cây cối như vậy đấy. Anh dặn tôi mua ít cây ăn trái về trồng nhưng với thời tiết này ngó mòi mấy cây này khó lên nổi.

Ông Tâm an ủi bạn:
- Từ từ rồi tính. Trời không mưa chắc phải làm vòi tưới.
Ông Phan lắc đầu tỏ ý như chuyện này chắc khó rồi ông bảo tài xế đậu xe trước cửa nhà mới của ông Tâm để dỡ hành lý xuống. Vừa bước xuống xe, cái nóng hầm hập cháy bỏng của vùng núi táp vào người cộng thêm sự mệt mỏi của chuyến hành trình vượt đại dương làm ông Tâm choáng váng lảo đảo đứng không vững. Ông Phan vội đỡ ông Tâm bước lên thềm và sai thằng con lấy chìa khóa mở cửa ngay. Một lúc sau ông Tâm mới định thần lại và ngắm căn nhà mới của mình. Nhà chỉ có một phòng khách nhỏ, một phòng ngủ nhỏ đặt vừa cái giường 2 người nằm, một gian bếp nhỏ xíu cỡ 3 mét vuông và một phòng vệ sinh cũng nhỏ xíu. Tổng cộng cả căn nhà chắc khoảng 20 mét vuông. Đồ đạc sơ sài mới chỉ có bộ bàn ghế gỗ cũ kỹ và cái giường gỗ trãi chiếu hoa chắc ông Phan đem từ nhà ông ấy qua.

image
Hình minh họa

Ông Phan nói:
- Anh nằm nghỉ ngơi một chút, tôi biểu sắp nhỏ về bưng cái quạt máy qua cho anh và nấu cơm rồi mời anh qua xơi.
Mấy ngày đầu gặp nhau vui vẻ vô cùng. Quà cáp từ bên Mỹ mang về cái gì cũng lạ, đẹp, thơm, và giá trị. Gia đình ông Phan mọi người từ lớn tới nhỏ cứ rảnh ra là tìm tới ông Tâm để nghe kể chuyện hấp dẫn của cuộc sống bên Mỹ. Từ sớm đến tối rộn ràng vui lắm. Ông Tâm bắt đầu mua sắm thêm đồ đạc cần thiết bày biện cho căn nhà của mình. Ông cũng mua tặng bạn mình bộ sofa, cái bếp ga, và cái tủ lạnh. Gia đình ông Phan rất mừng cảm ơn rối rít và càng ân cần coi ông Tâm như thần tài trên trời rơi xuống. Coi vậy mà cũng không tốn kém chi lắm, từ cái lớn tới cái nhỏ, mua đủ thứ mà chỉ tốn xấp xỉ 1200 đô vì đồng đô la lúc này có giá lắm.
Người xưa có câu ca dao:

Thc lâu mi biết đêm dài,
lâu mi biết lòng người thc hư.

Sau tuần lễ đầu tiên vui vẻ, ân cần là những phiền phức, khó chịu dần dần kéo tới. Vợ và con ông Phan thường qua mượn đồ không trả, bọn nhóc thường hay vô tư cầm nhầm món này món nọ nên đồ đạc trong nhà không cánh mà từ từ bay mất. Ông Tâm bực mình lắm nhưng ngại không nói ra. Tính ông cái gì ra cái đó. Xin thì ông cho mà mượn thì phải trả dù là một xu.  
Thêm nữa ở lâu ông Tâm dần dần biết được giá cả, vật liệu xây dựng và trị giá đất thời điểm bấy giờ mới hay cái nhà của ông trị giá thật sự chỉ bằng một nửa số tiền ông đã chi. Vậy mà phải mang ơn nghĩa với người ta mới đau. Theo ông thấy ông Phan vẫn là con người đơn thuần, có lòng tốt với bạn bè nhưng vợ con dâu rễ của ông thì trái ngược, thích lợi dụng, xin xỏ và có lòng tham không đáy.
Căn nhà mới là do đứa con lớn của ông Phan lo liệu việc xây cất và có lẽ nó đã bỏ túi số tiền chênh lệch khi mua toàn vật liệu xấu và xây quá đơn giản, thiếu tiện nghi. Phòng vệ sinh với loại cầu tiêu trệt ngồi chồm hổm phải múc nước dội. Không có bồn rửa mặt và nhất là không có hệ thống nước máy. Nước dùng để nấu ăn, vệ sinh tắm rửa phải chứa trong hai thùng nhựa lớn mà mấy đứa con nhà ông Phan gánh đổ hàng ngày từ giếng nhà bên ấy. Thấy bất tiện quá nên ông Tâm lại bỏ tiền ra xây hồ chứa nước, bắt máy bơm để bơm thẳng vào nhà và dĩ nhiên là ông phải làm cho cả hai nhà. Đã không biết đủ rồi chứ, vợ con ông Phan còn xin xỏ ông Tâm giúp đỡ sửa sang đủ thứ cho nhà của họ làm như ông Tâm mang nợ từ kiếp trước không bằng.

Ông Tâm không phải hạng người tính toán keo kiệt. Nhưng cái gì cũng có giới hạn, đâu phải ông là triệu phú và dễ bị dụ. Ông thấy rõ mình bị lợi dụng, bòn rút từng ngày từng ngày một cách trắng trợn. Nơi ông ở hơi vắng vẻ đìu hiu xa thị trấn, lỡ đêm hôm khuya khoắc bịnh hoạn thì phải nhờ hàng xóm láng giềng nên ông bấm bụng chịu đựng tạm thời. Ông đánh tiếng bà con ở thị trấn nhờ thuê một người giúp việc lo dọn dẹp nhà cửa cơm nước riêng cho ông để khỏi phải nhờ vả lệ thuộc nhà ông Phan nữa.

Cô con gái bên Mỹ biết được tình cảnh của ông Tâm thì nhắc cha:
- Ba liên lạc kêu cô Xuân ra ở với Ba để săn sóc cho Ba đi. Con biết cô Xuân vẫn chưa có chồng. Con nghĩ có cổ sẽ an tâm tin cẩn hơn và Ba sẽ có người hủ hỉ đỡ buồn.
Cô Xuân là...bồ nhí của ông Tâm thời ông còn ở trong quân đội phải đi biệt phái xa nhà tận miền Tây. Hai người dây dưa dan díu với nhau gần 2 năm thì ông được phân công tác trở về quê nhà, chia tay với nàng. Rồi nước mất nhà tan ông phải đi học tập cải tạo một thời gian dài. Cô Xuân vẫn chưa lấy chồng, thỉnh thoảng gởi thơ vào tù thăm ông. Sau khi vợ ông mất, cô đến nhà lạy bàn thờ xin lỗi ngày xưa đã phá hoại hạnh phúc của gia đình và xin phép mấy người con được thỉnh thoảng thăm nuôi ông trong tù. Con của ông tư tưởng cũng thoáng nên bây giờ đã gợi ý cho cha liên lạc với cô Xuân để nối lại tình xưa an ủi nhau lúc tuổi già.
Thật ra chẳng đợi con nhắc, ông Tâm cũng đã có ý định đó khi trở lại quê nhà. Cô Xuân thua ông đến 20 tuổi. Ngày ông quen cô thì cô mới 22 tuổi, không đẹp nhưng hiền lành. Cô là con nhà gia giáo nhưng chắc vì duyên nợ từ kiếp trước nên đã phải lòng và yêu ông dù biết ông đã có gia đình. Đến lúc chia tay với nhau cô vẫn ở vậy không lấy chồng và nghe nói đến nay vẫn còn ở căn nhà cũ với gia đình người em.
Nhà cửa sắm sửa tạm ổn xong, ông Tâm viết thơ liên lạc mời cô Xuân đến ở với ông và cô bằng lòng ngay. Cô Xuân không muốn ông Tâm thuê người làm mà tự mình đảm nhiệm chợ búa, cơm nước và dọn dẹp nhà cửa. Sau hơn 20 năm xa cách cô mới được cơ hội ở chung với người yêu nên vui mừng lắm và tự nhủ sẽ hết lòng săn sóc chàng.

image
Hình minh họa

Vậy là gia đình ông Phan mất đi một nguồn thu nhập là lo ăn uống và coi sóc nhà cửa cho ông bạn vàng. Đến khi ông Tâm từ chối không cho đứa con dâu ông Phan mượn tiền làm vốn đi buôn; không cho thằng Ba của ông Phan mượn tiền mua cái xe cúp đời mới; rồi còn thay ổ khóa và yêu cầu người của nhà ông Phan đừng tùy tiện vào ra nhà của ông mà không gõ cửa thì chiến tranh bắt đầu.
Mấy người đàn bà nguýt háy khi thấy bóng ông Tâm ra vườn:
- Già mà không nên nết! Vài bữa nó dụ hết tiền là sáng mắt.
Hoặc:
- Tưởng Việt kiều là ngon lắm.
Đúng là ở đời, trâu buộc thường ghét trâu ăn. Bạn bè anh em ai giàu sang ai cùng khổ cứ ở cách xa tít mù chẳng thấy mặt nhau thì thôi, nhưng nếu cái giàu và cái nghèo mà ở sát cạnh nhau thì trước sau cũng sinh ra rắc rối, đố kỵ, tị hiềm. Ông Phan mỗi ngày bị vợ con tác động, nói xấu ông bạn vàng nên cũng bị ảnh hưởng dần. Lại thêm thái độ ông Tâm khi bực dọc thường tỏ ra nét mặt lạnh lùng băng giá nên ông Phan cũng tự ái. Thế là chiến tranh giữa hai nhà càng ngày càng gây cấn. Láng giềng tốt ngày xưa giờ không cho nhà ông Tâm bơm nước giếng để xài, đóng cái cổng chung không cho dùng, phá cây không cho sống...Đủ thứ cản trở...và cuối cùng đưa nhau ra tòa mới chỉ sau một năm hân hoan đón Việt kiều về nước tay bắt mặt mừng.
Ông Phan kiện đòi lấy nhà đất lại với lý do ông Tâm chiếm đoạt đất xây nhà trái phép. Nhưng cũng may từ khi nhờ vả ông Phan xây nhà, ông Tâm có lần viết thơ hỏi đã gởi tất cả bao nhiêu tiền và ông Phan đã viết thơ trả lời. Có bằng chứng giấy trắng mực đen và có cả thủ tục “đầu tiên” (tiền đâu) nên khi ra tòa ông Tâm đã thắng là ông không chiếm đoạt đất xây nhà trái phép. Nhưng ông Tâm là Việt kiều, đâu được phép mua nhà đất và cũng không được phép ở lâu thường trú trên đất nước Việt Nam. Ông có quốc tịch Mỹ, có visa về Việt Nam nhưng chỉ có thể ở Việt Nam trong vòng 2 năm thôi. Căn nhà này ông không được chủ quyền đứng tên làm chủ. Cuối cùng ông thỏa thuận sang tay để rẻ lại cho bà con của tòa án với giá trị tương đương 5 ngàn đô la Mỹ. Tính ra lỗ hơn hơn chục ngàn đô cho căn nhà và quan trọng nhất là lỗ mất trắng tình bạn.
Ông Tâm mua một căn nhà khác cũng ở xa thị trấn và nhờ cô Xuân đứng tên. Từ ngày về nước ông đã biết được cách chi tiền cho công an khu vực để mua hai chữ yên thân. Cứ mỗi tuần, họ tới thăm và mời “chú Ba” ra nhậu với tụi cháu. Dĩ nhiên chú Ba phải chi cho độ nhậu dù có tham dự hay không. Rồi Tết nhất, rồi mỗi dịp lễ lộc hoặc có chuyện gì trong gia đình họ ông cũng lì xì chút đỉnh. Thành thử ông không cần phải ra khỏi nước để làm lại visa nhập cảnh mà họ cũng không hỏi han làm khó dễ gì cả.
Đủ thứ chi tiêu chứ không phải như trước kia ông dự trù chỉ cần mỗi tháng một trăm đô. Ăn uống chẳng bao nhiêu nhưng còn những khoản chi không tên mà ông không dự trù trước. Về sống ở đây, không những ông phải chi tốn cho công an mà còn chi cho bạn bè đàn em. Một vài người lính ngày xưa làm việc dưới quyền ông nay gặp lại đều có cuộc sống khó khăn nên nhờ ông giúp đỡ và ông không nỡ chối từ. Một số người nịnh hót nâng ông lên tận mây xanh rồi mượn tiền và hứa chắc như đinh đóng cột sẽ trả nhưng rồi lại trốn mất. Ông như con mồi béo bở, cứ gặp 10 người là đến 9 người xin tiền, mượn tiền nên sau một thời gian ông tránh ra đường sợ gặp người quen mất công từ chối.
Ra đường thì nghi ngại, phải tránh gặp mặt người quen. Ở nhà hoài thì bực mình, dễ gây nhau. Cô Xuân giờ đây không nhu mì hiền lành như ngày xưa nữa. Cô hay mỉa mai, cãi lại. Cô còn hay đi về không đúng giờ giấc, hay lê la nhà hàng xóm, hay giận hờn, và cũng hay xin tiền gởi về giúp đỡ các em của cô có vốn làm ăn. Ông sinh ra nghi ngờ không biết cô đến với ông vì tình hay vì tiền nữa.
Đúng là “Tình chỉ đẹp khi còn dang dở. Lấy nhau rồi …chán quá cỡ người ơi.” Về phần cô Xuân thì ngày xưa chỉ nhìn thấy một ông Tâm oai hùng, đẹp trai, uy quyền hét ra lửa. Chàng dịu dàng, chiều chuộng nàng ra phết mỗi khi hẹn hò gặp nhau. Bây giờ thì là một ông lão hết xí quách, hom hem, nhăn nhó, cau có, lại còn khó chịu, độc tài, dễ nổi đóa, ngang như cua và chỉ coi cô như một bà quản gia kiêm đủ thứ hầm bà lằng. Người yêu của cô thay đổi nhiều quá, chẳng giống ngày xưa tí nào cả. Cô bất mãn, cãi lại thì bị ông mắng nhiếc đuổi đi. Cô về quê thì các em lại khuyên cô trở lại với “chồng”. Dầu gì cô cũng đã là một bà cô già, may phước lấy được Việt kiều mỗi tháng có tiền gởi về giúp đỡ gia đình thì đừng dại gì mà bỏ.
Hai người cứ làm hòa rồi lại giận nhau. Cô khăn gói về quê được mấy lần thì đi luôn. Kể ra hai người cũng ở với nhau được hơn 2 năm dài đủ để hát bài “Hai năm tình lận đận, hai đứa cùng xanh xao. Hai năm trời mùa lạnh, cùng thở dài như nhau. Hai năm tình lận đận, hai đứa cùng hư hao. Hai năm tình lận đận, hai đứa đành xa nhau...”*

Ông Tâm hết tình và tiền cũng không còn nhiều. Cũng may ông còn được mấy người con có hiếu, mỗi năm rủ nhau đóng góp gởi về cha già tiêu xài. Ông vẫn cương quyết không về lại Mỹ, không chấp nhận cái sai của mình. Ông tự đánh lừa mình vẫn không nhờ vả con cái khi ghi nợ số tiền các con gởi về coi như mượn tạm để sinh sống vì ngày xưa khi đòi về lại Việt Nam sống ông đã tuyên bố không cần các con gởi tiền về giúp đỡ. Ông cho là căn nhà ông đang ở lên giá gấp 10, khi ông mất con cái bán mà trừ nợ.
Ông Tâm bây giờ phải chi tiêu nhiều lắm. Ngoài tiền ngoại giao với con số không ít còn phải chi cho sức khỏe rất nhiều. Ngày còn ở Mỹ, ông mang đủ chứng bịnh trong người nhưng nhờ y tế của Mỹ rất tốt, lại miễn phí cho người già và bịnh nên ông đi bác sĩ và thuốc men thường xuyên. Nhờ vậy bịnh cao huyết áp, cao mỡ của ông không gì đáng lo ngại. Trở về Việt Nam, ông sống xa thị trấn, bác sĩ nông thôn chẳng có năng lực bao nhiêu, thuốc men không đầy đủ lại thêm ăn uống nhậu nhẹt không kiêng cử nên sức khỏe của ông giảm sút hẳn. Ông phải nhờ người quen giới thiệu một bác sĩ giỏi ở thị trấn và bao tất cả chi phí để vị bác sĩ kia đến tận nhà khám cho thuốc khi ông trở bịnh. Tiền bác sĩ, tiền thuốc men, và cả tiền quà cáp cho bác sĩ ngốn của ông mỗi tháng rất cao mà bịnh thì chỉ khống chế được giai đoạn ngắn rồi tái đi tái lại. Đau nhức vẫn hoàn đau nhức, đau tim vẫn hoàn đau tim, và...khó chịu vẫn hoàn khó chịu có khi còn nặng hơn xưa.
Phải, ông Tâm càng ngày càng khó tính. Từ ngày cô Xuân bỏ đi không trở lại, ông nhờ giới thiệu người làm tới nhà lo việc nội trợ và để phòng khi ông bị lên cơn tim bất thình lình thì kêu bác sĩ hoặc đưa đi cấp cứu nhưng không ai có thể ở với ông được hơn tuần. Ông cấm họ không được ra khỏi nhà ngoại trừ thời gian giới hạn cho đi chợ, dễ nỗi giận la mắng ầm ĩ và làm tình làm tội đủ điều nên không ai ở được. Cũng may ông thuê được người nấu ăn mang đến nhà hàng ngày và dọn dẹp sơ nhà cửa. Nhưng cũng vì vậy mà ông càng ở riệt trong nhà và càng ngày càng thu mình trong căn nhà nhỏ, chỉ khi nào rất cần thiết mới ra ngoài.
Con cái về thăm khuyên cha:
- Ba qua lại Mỹ sống với tụi con đi. Ba ở đây mà cứ ru rú trong nhà như vậy thì dễ bịnh lắm.
Ông bảo:
- Sức khỏe của Ba giờ không đi xa được đâu. Ba ở nhà quen rồi, buồn thì ra vườn chăm ngó mấy cây xoài, cây mít cũng vui.
- Nhưng Ba ở có một mình lỡ có chuyện gì bịnh hoạn bất tử ai biết mà cứu?
- Có chị đưa cơm mỗi ngày 2 lần ghé qua đưa cơm nước mà. Với lại Ba có thuê chồng của chỉ mỗi ngày qua nhổ cỏ làm vườn dùm. Không sao đâu, Ba có chuyện gì họ biết liền.
Cô con khuyên:
- Ba chịu khó đi đây đi đó cho thoải mái chứ cấm cung mãi như vầy à?
Ông Tâm lắc đầu:
- Ba ra đường mà cứ sợ gặp người lợi dụng mình thì càng không thoải mái hơn.  
Nhưng đâu phải không ra đường cứ ru rú ẩn mình trong nhà là yên. Cứ mỗi tháng vài lần, công an khu vực lại tới hỏi thăm “chú Ba” một cách thân tình:

image
Hình minh họa

- Chú Ba ơi, có khỏe không ra quán nhậu vài chai bia với tụi cháu cho vui.
Lâu lâu bọn chúng nài nỉ quá ông Tâm phải ra quán uống 1 ly bia rồi lấy cớ sức khỏe yếu bỏ về, không quên trả trước tiền độ nhậu. Còn thì ông hay móc túi dúi cho chúng vài trăm ngàn cho yên:
- Chú hôm nay bị đau dạ dày. Cầm ít tiền ra đó uống dùm chú vài ly.
Nhiều khi bọn chúng đang nhậu ngoài quán cũng nhớ đến chú Ba gọi phone mời ra tham dự. Dĩ nhiên chú Ba không thể đến nhưng cũng phải biết ý cháu chắt mà hứa sẽ …tiền đi thay người. Vậy mà ông còn khoe với con gái:
- Chút ít tiền chi ra mà Ba sai gì tụi nó cũng làm.   
Nói chữ sai là nổ cho vui vậy thôi chứ lâu lâu có rắc rối bên làng xóm cãi cọ ồn ào hoặc bọn lưu manh ở đâu tới phá làng phá xóm ông gọi phone kêu công an khu vực tới can thiệp. Có chú Ba chịu chi thưởng tiền đi nhậu nên khi chú Ba gọi phone là bọn chúng tới giải quyết ngay làm hàng xóm cũng nể nang ông lắm. Rồi có lần con chó cưng của ông chạy ra đường bị thất lạc cũng nhờ mấy cháu kiếm lại dùm. Dĩ nhiên cũng phải hậu tạ.
Chỉ một năm sau khi ông Tâm khoe với con gái về đám “cháu hờ dễ sai” của mình, chuyện xấu xảy ra. Ông nhận được giấy của sở nhà đất thông báo có đơn kiện ông chiếm dụng nhà ở trái phép của cô Trần thị Xuân và đòi ông phải bàn giao nhà cho cô ta 10 ngày sau. Thơ đến trễ nên 10 ngày sau trong thơ tức là ngày mai. Ông Tâm giật mình nghĩ lại căn nhà mình đang ở ngày đó mua đứng tên cô Xuân chủ quyền vì cô là công dân của nước Việt Nam. Cô bỏ ra đi đã mấy năm nay, mỗi tháng ông đều gởi tiền cho cô sinh sống đã không biết ơn rồi chớ nay lại trở ngược kiện cáo đòi chiếm nhà.

Ông Tâm gọi điện thoại ngay cho cô Xuân nhưng phone reng không ai trả lời. Ông cố gắng gọi liên lạc với 1, 2 người em của cô Xuân nhưng mọi người hình như tránh mặt, không thể nào liên lạc được. Họ tránh mặt là phải vì đã thông đồng ép cô Xuân kiện sở nhà đất đòi lấy căn nhà ông Tâm đang ở để có tiền bù việc làm ăn thua lỗ. Và họ đã đi đêm với sở nhà đất, với công an khu vực nên ngay ngày hôm sau ông Tâm bị đám cháu hờ công an khu vực với những gương mặt lạnh lùng vô cảm cùng với nhân viên nhà đất trục xuất ra khỏi căn nhà ông đang trú ngụ.
Muốn được yên thân gởi nắm xương tàn trên quê hương đâu dễ với tình hình đất nước nhiễu nhương bất ổn, với bọn lãnh đạo bất lương thích đi đêm như hiện nay chuyên xài luật rừng. Ông Tâm đang trên máy bay trở về Mỹ sau khi được Việt Nam phẫu thuật mổ cho sáng mắt để biết rằng, dùng tiền đi mua lòng người mà nhất là bọn gian tham sẽ không được bền vững trước sau cũng bị phản bội. Và lâu nay cũng chính vì đồng tiền ông đã mất đi bạn bè, người yêu và nhất là sự tự do trên quê hương mình.


Thanh Mai
* bài hát “Hai năm tình lận đận”. Thơ Nguyễn tất Nhiên, nhạc Phạm Duy.

Wednesday, December 7, 2011

Trung Quốc sẽ bị sa lầy trên vấn đề Tây Tạng


image
Công an Trung Quốc “đấu tố” người Tây Tạng như thời Cách mạng Văn hóa!



Nhiều người dân và tu sĩ Tây Tạng bị công an Trung Quốc sĩ nhục bằng hình thức đấu tố. Các nạn nhân bị bắt quỳ gối, gục đầu, cổ mang tấm bảng ghi tên họ và “tội danh” bằng chữ Hán. Theo tổ chức nhân quyền Free Tibet, hình thức trấn áp mới này xảy ra tại Aba, Tứ Xuyên, nơi có hơn 10 nhà sư tự thiêu từ tháng ba năm nay.

image

Bộ công an Trung Quốc hôm nay 03/12/2011 cho biết bộ trưởng Mạnh Kiến Trụ đã đến tu viện Kirti ở Aba, tỉnh Tứ Xuyên để thúc giục tu sĩ Tây Tạng « phát huy tinh thần ái quốc đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế và đoàn kết dân tộc » .
Cùng lúc đó, mạng thông tin điện tử Boxun.com, phổ biến nhiều hình ảnh cho thấy hàng loạt tu sĩ và dân cư địa phương người Tây tạng đã bị an ninh Trung Quốc áp giải từ một tòa nhà hoặc đang bị bắt quỳ gối giữa hai hàng công an võ trang.

image

Một trong những tấm ảnh chụp một đoàn công an chống biểu tình đè cổ các tu sĩ Phật giáo, đẩy họ ra khỏi một tòa nhà. Một nhà sư bị đeo trên cổ một tấm bảng ghi tên họ Lobsang Zopa bằng chử Hán kèm theo chữ « ly khai », một tội danh có thể bị án tù chung thân.
Trên một tấm ảnh khác, một hàng công an, cứ hai người vỏ trang đè cổ một người Tây Tạng. Ảnh thứ ba, nhiều người Tây Tạng bị bắt quỳ gối, đeo bản ghi tên họ và tội danh « ly khai » hoặc « tụ họp chống nhà nước ». Tấm ảnh thứ tư cho thấy trên một chiếc xe tải, công an võ trang đang đè cổ các nhà sư ở tư thế gập người làm đôi, trên cổ củng
đeo bản tên và tội danh.

Tổ chức Tây Tạng Tự Do cho biết đã xác định các tấm ảnh này chụp tại thành phố Aba, nơi có tu viện Kirti, và cũng là nơi xảy ra hơn 10 vụ tu sĩ tự thiêu từ tháng ba đến nay. Một số ảnh khác cho thấy an ninh Trung Quốc lập rào cảng, tuần tra với vũ khí hùng hậu.

Trung Quốc sẽ bị sa lầy trên vấn đề Tây Tạng

image

Công an võ trang và xe thiết giáp canh chừng đường phố A Bá. Đích thân bộ trưởng Công an lên tận tu viện Kirti. Các biện pháp trấn áp không làm nao núng người dân Tây Tạng trong vùng tự trị Tứ Xuyên mà còn gây hiệu ứng ngược. Theo giới phân tích, huyện A Bá sẽ là trận "Waterloo" của chế độ Bắc Kinh.

image

Hồi tháng 10 vừa qua, từ nơi lưu vong Dharmsala, Ấn Độ, sư trưởng chùa Kirti cho biết chính quyền Trung Quốc đã thiết lập một hệ thống canh chừng giám sát tu sĩ trong tu viện Kirti một cách chặt chẽ : camera đặt ở bên trong và bên ngoài tu viện, công an lục soát phòng riêng của tu sĩ, hù dọa đánh đập, buộc phải phát huy lòng yêu nước, học tập cải tạo hoặc phải hoàn tục.

image

Tu viện Kirti được công luận thế giới biết đến sau những cuộc biểu tình của tu sĩ ủng hộ cuộc đấu tranh của Đức Đạt Lai lạt Ma và nhân dân tại Tây Tạng chống chính sách đồng hóa của Bắc Kinh. Từ năm 2008 đến nay, tu viện Kirti nói riêng và huyện A Bá nói chung là « đối tượng » của các biện pháp trấn áp mạnh bạo nhất.

image

Số tu sĩ tại đây đã từ 2500 giảm xuống còn 1000 người. 108 vị bị kêu án tù 300 người bị giam không bản án, số còn lại bị đưa đi cải tạo hoặc mất tích. Cũng theo sư trưởng, ngoài các tu sĩ, hơn 620 thường dân huyện A Bá, trong số này có 20 nhà văn và trí thức bị nhốt trong các nhà tù. Nạn nhân tử vong vì bị tra tấn hoặc tự tử là 34 người.
Tuy nhiên, để không làm đặt chính quyền Bắc Kinh vào thế kẹt, sư trưởng không quy trách nhiệm cho chính sách trung ương mà chỉ hy vọng là Bắc Kinh sẽ trừng phạt các viên chức địa phương, làm giảm căng thẳng đã lên đến cao độ. Từ tháng ba đến nay, đã có 13 nhà sư tự thiêu, 12 người tại A Bá.

image

Có lẽ lập trường khôn khéo của sư trưởng chùa Kirti, của Đức Đạt Lai Lạt Ma, của Ban Thiền Lạt Ma, tránh không cổ vũ cho các vụ tựthiêu, khó có cơ may làm ban lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc giác ngộ.

Bản thân chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào thăng quan tiến chức nhờ vào « công lao » trấn áp tại Tây tạng trong thập niên 1980 khi ông làm bí thư tại đây. Đương kim lãnh đạo đảng Cộng Sản tại Tứ Xuyên, Chu Vĩnh Cương, cũng là một nhân vật từng nắm an ninh đảng.
Thay vì xoa dịu dân chúng, đảng Cộng Sản Trung Quốc chuẩn bị gởi thêm 20 ngàn cán bộ sang Tây Tạng để kiểm soát từng ngôi làng, từng kiển chùa, từng cơ quan hành chánh.
Mục đích của Bắc Kinh là khủng bố tinh thần giới tu sĩ Tây Tạng và sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma qua đời , Phật giáo Tây Tạng sẽ không còn ảnh hưởng trong dân chúng.


Tú Anh


image
Tưởng niệm nhà sư Tây tạng tự thiêu.

Ni cô Tenzin Wangmo, 20 tuổi ở Tây Tạng hôm thứ hai 17.10. đã trở thành nhà sư thứ chín ở Tây Tạng (Trung Quốc) tự thiêu trong một cuộc biểu tình ở quận Aba, tỉnh Tứ Xuyên. Các hãng tin phương Tây cho biết có hai người biểu tình đã bị cảnh sát bắn bị thương khi tham gia biểu tình bên ngoài một trụ sở cảnh sát.

image

Nhóm Tự do Tây Tạng nói ni cô Wangmo đã tự thiêu bên ngoài tu viện Dechen Chokorling ở quận Aba, tỉnh Tứ Xuyên, nơi đây đã từng có một số người khác tự thiêu trong năm 2011. Nhóm này còn cho biết thêm trước khi tự thiêu, cô Wangmo đã hô khẩu hiệu tự do tôn giáo và kêu gọi sự trở về của nhà lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng, Đạt Lai Lạt Ma, đang lưu vong tại Ấn Độ.

image

Từ tháng 3.2011 đến nay, đã có tổng cộng chín nhà sư tự thiêu, thể hiện sự bất mãn của người dân Tây Tạng đối với chính quyền. Bảy trong số chín tu sĩ tự thiêu là nhà sư của tu viện Kirti ở Ngaba, chỉ cách tu viện Dechen Chokorling của ni cô Wangmo vài dặm. Bốn trường hợp trong số đó được cho là đã chết.

image

Một nhà sư ở Trung Quốc cho biết: "Những người này không phạm vào bất cứ điều cấm của Phật giáo khi họ quyết định tự thiêu. Trong quy định của đạo Phật, một người không được tự sát vì lý do cá nhân, nhưng nếu từ bỏ cuộc sống mình cho cuộc sống và quyền tự do của những người khác thì đó lại là một điều tốt. Họ tự kết liễu cuộc sống vì không thể tấn công hay giết hại bất cứ ai”.
Phản ứng của Trung Quốc đối với những người bất đồng ý kiến ở Tây Tạng đã nhanh chóng gia tăng và ngày càng khắc nghiệt kể từ khi nổ ra cuộc bạo loạn ở thủ phủ Lhasa của Tây Tạng vào tháng 3.2008.

image

Chính quyền Trung Quốc khẳng định tự thiêu là quy định riêng của vùng Tây Tạng, và phản ứng duy nhất của chính quyền đối với hành vi này là bỏ tù những nhà sư giúp tổ chức các cuộc tự thiêu như trên. Một tòa án Trung Quốc đã kết án nhà sư Tsering Tenzin 13 năm tù và nhà sư Tenchum 10 năm tù vì tội hỗ trợ người đồng môn, Rigzin Phuntsog, 16 tuổi, tự thiêu hồi tháng 3.2011.

image

Trung Quốc đã không cho phép đăng tải thông tin về các vụ tự thiêu trên các phương tiện truyền thông chính thống của Nhà nước, đồng thời các nguồn thông tin khác có liên quan đăng trên blog, bình luận… đều bị xoá. Tờ Nhật báo Trung Quốc chỉ đưa tin về hai người Tây Tạng “bị thương nhẹ” khi cố gắng thực hiện cuộc tự thiêu vào ngày 8.10 vừa qua.

image

Trong một diễn biến khác, mạng indianexpress.com loan tin các thành viên của nhóm gọi là quốc hội Tây Tạng lưu vong, cùng với các tu sĩ Tây Tạng từ khắp Ấn Độ và Nepal, đã bắt đầu một cuộc biểu tình ba ngày từ hôm nay 19.10 để bày tỏ tình đoàn kết với các trường hợp tự thiêu gần đây của các nhà sư ở Tây Tạng. Người phát ngôn của quốc hội Tây Tạng lưu vong, Penpa Tsering, kêu gọi chính phủ Trung Quốc cho phép phái đoàn độc lập quốc tế đến thăm Tây Tạng.



Tuyết Hạnh
(theo Irish Times)