Thursday, April 30, 2020

Sài Gòn _ bốn mươi lăm năm nhìn lại

BM
Hermann Hesse, nhà văn lớn Đức, đã từng nói : “Người thức tỉnh không cố níu kéo hay tái tạo quá khứ. Phải có khả năng biến hoá, sống cái mới với tất cả sinh lực. Nỗi ưu hoài do tiếc nuối cái đã mất sẽ không tốt và không phù hợp với ý nghĩa đích thực của cuộc sống”.

BM
  
Chính vì vậy bài viết này không nhằm mục đích níu kéo hay tái tạo cái vốn dĩ không còn hiện hữu. Và người viết cũng không phải chỉ sống với hoài niệm. Cái chính ở đây là nhìn thẳng vào hiện tình đất nước Việt Nam, dựa trên những sự kiện đã qua để nhận thức đúng đắn thực trạng của chế độ đương quyền hiện nay.

Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thường cứ tự hào vỗ ngực với con số tăng trưởng GDP năm 2019 là 7%, cao nhất khối các nước ASEAN.

Thế ta thử cùng nhau nhận định một cách khách quan con số ấy như thế nào. Đồng thời có những đánh giá đúng đắn hơn.

Phát biểu về tình hình - kinh tế xã hội, đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ), ủy viên thường trực Ủy ban Tài chánh - Ngân sách của Quốc hội VN, thẳng thắn cho rằng Việt Nam vẫn là quốc gia có thu nhập trung bình thấp, "chưa hóa rồng, hóa hổ".

BM
  
"Mặc dù tăng trưởng của Việt Nam với 7%, đạt mức cao trong khu vực và thế giới, nhưng xét về con số tuyệt đối, thì khoảng cách với các nước ngày càng cách xa. Cách đây 30 năm, GDP bình quân đầu người của thế giới hơn Việt Nam 3.900 USD, đến nay khoảng cách đã là hơn 8.000 USD, gấp đôi, và khoảng cách vẫn tăng qua các năm", ông Hàm chỉ ra. Theo đó, khoảng cách giữa GDP bình quân đầu người của Việt Nam với thế giới năm 2017 là khoảng 8.300 USD, năm 2018 là 8.400 USD.

"Việt Nam đi được nhiều bước, có lúc tốc độ tăng trưởng cao vào tốp đầu của khu vực và thế giới, song đó là những bước ngắn, nên vẫn tụt hậu so với nhiều nước dù bước chậm, nhưng lại đi được những bước dài hơn", ông Hàm nhận định.

BM
  
Ngoài ra, ông Hàm còn cho rằng độ mở của nền kinh tế rất lớn, kim ngạch xuất, nhập khẩu khoảng 200% GDP, xuất siêu nhiều năm nhưng người hưởng lợi đa số là doanh nghiệp FDI (Foreign Direct Investment). Do đó, trong tổng GDP của Việt Nam nên cần phải loại trừ yếu tố này mới nhìn nhận phù hợp thực lực của nền kinh tế và thu nhập của người dân.

Chỉ cần 30 năm là một số các quốc gia trong khu vực như Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan đã biến thành rồng, thành hổ. Còn Việt Nam, sau khi bị cộng sản thôn tính trái phép ngày 30/04/1975, vẫn cứ lẹt đẹt cầm cờ theo sau các nước trong khu vực.

BM
  
Tưởng cũng nên nhắc lại là trước khi bị rơi vào tay cộng sản, Sài Gòn phát triển bậc nhất trong khu vực. Vượt cả Seoul và Singapore. Vậy mà nay nhìn lại mới ngỡ ngàng là đất nước ta đã tụt hậu quá xa. Xét về GDP đầu người, Việt Nam đứng gần cuối bảng trong khối ASEAN. Thua cả Lào.

Thứ tự theo GDP bình quân đầu người (đơn vị: USD/người/năm) 2018:

1. Singapore (61.767)
2. Brunei (33.233)
3. Malaysia (11.237)
4. Thái Lan (6.992)
5. Indonesia (4.052)
6. Philippines (3.095)
7. Lào (2.706)
8. Việt Nam (2.546)
9. Campuchia (1.499)
10. Myanma (1.338)

(Theo công bố năm 2018 của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF – International Monetary Fund))

BM
  
Từ ngày 30/04/1975, khi đưa đất nước vào hoàn cảnh đói khát và thiếu thốn đủ mọi bề, nay có tăng trưởng 7% thì có gì là tự hào? Dễ hiểu thôi mà. Gã ăn mày có 1 đồng, xin được 50 xu đã là tăng 50%. Bậc triệu phú, dù có thêm chục ngàn, cũng chỉ tăng vài phần trăm. Điều ấy không có nghĩa là gã ăn mày giỏi hơn.

Bốn mươi lăm năm cầm quyền, đảng cộng sản đã kéo nền kinh tế Việt Nam từ đầu bảng xuống cuối bảng. Vậy thì đáng tự hào chỗ nào? Hãy cùng nhau nhìn lại, trong suốt thời gian gần nửa thế kỷ, thực chất những gì đảng cộng sản VN đã làm.

Đó là Sài Gòn nói riêng, Miền Nam nói chúng, đã bị ngược đãi và kéo lùi 30 năm bởi những đường lối và chính sách man rợ.

Sài Gòn và Miền Nam đã bị đánh lên đánh xuống để hầu như không thể nào ngóc đầu lên nổi : Ba lần đổi tiền dã man, một hành vi cướp bóc công khai tài sản của người dân Sài Gòn nói riêng và người dân Miền Nam nói chung.

image
1 đồng VNDCCH đổi lấy 500 đồng VNCH tương đương 1 đô la Mỹ.

Lần đầu ngày 22-9-1975, người dân Sài Gòn chỉ có vỏn vẹn 12 tiếng đồng hồ (tức từ 11 giờ đến 23 giờ cùng ngày) để đổi tiền; hối xuất 500đ VNCH = 1đ Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam; mỗi gia đình chỉ được đổi 100.000 đồng cũ ra thành 200 đồng mới để tiêu dùng thường nhật, phần còn lại, nhà nước giữ. Không nói đến giới kinh doanh hay bậc thượng lưu, một gia đình công chức thời bấy giờ cũng có hơn gấp ba đến gấp bốn lần số tiền ấy.

image

Lần thứ hai ngày 3-5-1978, sau khi đảng lao động (tức đảng cs bây giờ) thống nhất Việt Nam năm 1976, hầu xóa bỏ tư sản dân tộc, xây dựng hợp tác xã. Từ sông Bến Hải trở ra ngoài bắc thì một đồng mới trị giá bằng một đồng cũ (tiền phát hành năm 1958); phía nam sông Bến Hải, một đồng mới bằng 0,80 đồng cũ (phát hành năm 1975). Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử cận đại cả nước Việt Nam chỉ dùng một mẫu tiền chung.

Dân thị thành được đổi tối đa:

image

- 100 đồng cho mỗi hộ 1 người;
- 200 đồng cho mỗi hộ 2 người;
- Hộ trên 2 người thì người thứ 3 trở đi được đổi 50 đồng/người;
- Tối đa cho mọi hộ thành phố bất kể số người là 500 đồng.

Dân quê được phép đổi theo ngạch sau:
- 100 đồng cho mỗi hộ 2 người ;
- Hộ trên 2 người thì người thứ 3 trở đi được đổi 30 đồng/người;
- Tối đa cho mọi hộ dưới quê bất kể số người là 300 đồng.
Số tiền đang có trên mức tối đa phải khai nộp và ký thác vào ngân hàng Nhà Nước.

Lần thứ ba ngày 14-9-1985, tỷ lệ 10 đồng tiền Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũ ăn 1 đồng tiền NHNN mới.

Số tiền đang lưu hành khi đổi cũng bị hạn chế theo những số lượng nhất định:

• Mỗi gia đình chỉ được đổi 20.000 đồng cũ lấy 2.000 đồng mới
• Hộ độc thân chỉ được đổi 15.000 đồng cũ lấy 1.500 đồng mới
• Hộ kinh doanh công thương nghiệp thì được đổi 50.000 đồng cũ lấy 5.000 đồng mới

money animated GIF

Lần đổi tiền thứ ba này đã thật sự lột sạch tới những đồng bạc ki cóp cuối cùng trong những gia đình miền Nam, trong khi đó miền Bắc không bị ảnh hưởng tí nào vì bao năm đã quen sống với chế độ tem phiếu và bản thân họ cũng chẳng có gì trong chế độ cộng sản Bắc Việt.

Ngay trong thời gian bầm dập với chính sách ngăn sông cấm chợ ngu xuẩn đến cùng cực, người dân Sài Gòn vẫn năng nổ bươn chải ngoi lên. Lương nhà nước trả công nhân viên chức chỉ đủ sống một tuần, nhưng người Sài Gòn đã tiếp nhận từng thùng đồ từ thân nhân ở nước ngoài gởi về rồi đem ra vỉa hè ngồi bán nuôi gia đình. Và cũng nhờ đó mà xã hội Việt Nam mới có được một số thuốc men và mặt hàng cần thiết tối thiểu trong sinh hoạt thường nhật, từ cây bút quyển tập đến cục xà-bông, cái quần, cái áo, cây kem đánh răng. NHƯ VẬY CHÍNH NGƯỜI DÂN SÀI GÒN NÓI RIÊNG VÀ MIỀN NAM NÓI CHUNG ĐÃ CỨU CHẾ ĐỘ ĐIÊN RỒ THOÁT CHẾT CHỨ KHÔNG PHẢI CHẾ ĐỘ XHCN ĐÃ MANG LẠI THỊNH VƯỢNG CHO SÀI GÒN. Đảng ra sức ngăn cản nhưng không được, cuối cùng thấy nhờ Sài Gòn mà kinh tế sáng sủa hơn, mới lạch đạch theo sau. Rồi từ đó rút ra bài học, cởi trói phần nào cho dân Miền Nam, áp dụng đường lối cởi mở hơn trên cả nước mà chúng gọi là “đổi mới”. Nhờ vậy thoát khỏi cảnh đói.

Và hôm nay cũng thế, Sài Gòn luôn đi trước. Thu nhập bình quân của người dân Sài Gòn năm 2018 đạt 5.538 USD/người/năm. Ngoạn mục hơn, Sài Gòn chỉ chiếm 0,63% diện tích và 8,8% dân số cả nước nhưng đóng góp đến 21% GDP và 30% nguồn thu ngân sách quốc gia.

Với sự đóng góp như thế nhưng Sài Gòn và Miền Nam, cho tới hôm nay, vẫn luôn luôn chịu nhiều thiệt thòi trong cơ chế quản lý của đảng csvn. Một sự phát triển kỳ thị, lệch pha : Miền Nam nuôi cả nước mà hệ thống đường cao tốc chỉ bằng 30% của Miền Bắc. Như vậy, cần xét lại tính ưu tiên, hiệu quả, khi mạng lưới cao tốc hiện nay đang trong tình trạng nơi cần thì thiếu, nơi kém hiệu quả thì thừa.

“Chỉ cần tăng 10% chất lượng hạ tầng tại khu vực kinh tế trọng điểm phía nam thì sức hút đầu tư sẽ tăng lên tới 24%, đời sống người dân cũng tăng theo tỉ lệ tương đương. Do đó, đổ tiền vào hoàn thiện hạ tầng, cải thiện giao thông khu vực miền Nam sẽ tạo ra các tác động lan tỏa kinh tế lớn hơn nhiều so với các vùng khác.”

(TS Dương Như Hùng, Khoa Quản lý công nghiệp, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM)

Vậy mà bất chấp mọi luận cứ kinh tế, Hà Nội chỉ điên cuồng củng cố quyền lợi thống trị của đảng cộng sản cầm quyền. Dễ nhận thấy, trong danh sách bổ sung các tuyến cao tốc vào quy hoạch, khu vực phía bắc vẫn được ưu tiên với chiều dài chiếm 2/3, còn lại là khu vực phía nam và miền Trung, Tây nguyên. Đây cũng là thực trạng chung “lệch pha” trong đầu tư cao tốc ở VN hiện nay.

Chỉ tính riêng Hà Nội, đã có 5 tuyến cao tốc nối thẳng hình nan quạt tạo thành mạch máu với các vùng kinh tế trọng điểm phía bắc đã đi vào khai thác. Trong khi đó, đánh giá về hiệu quả sinh lời kinh tế theo nghiên cứu VITRANSS 2 (Vietnam National Transport Strategy Study) do JICA (Japan International Cooperation Agency) phối hợp với Bộ GTVT thực hiện trước đây, nhiều tuyến cao tốc phía bắc được đánh giá là suất sinh lời kinh tế thuộc dạng thấp nhất trong hệ thống cao tốc cả nước, như Thái Nguyên - Chợ Mới (5,8%), Hòa Lạc - Hòa Bình (7,3%).

Đáng chú ý, nhiều tuyến cao tốc phía nam dù được đánh giá có suất sinh lời kinh tế thuộc dạng cao nhất cả nước như Biên Hòa - Vũng Tàu (24,4%), TP.HCM - Mộc Bài (16,4%), Long Thành - Nhơn Trạch - Bến Lức (15,9%), đường Vành đai 3 TP.HCM (13,7%), tới nay vẫn chưa được thực hiện.

Bị trói tay, trói chân và bị tham nhũng đục khoét vô tội vạ mà còn như thế mà . Cứ nhìn mấy vụ cướp đất trắng trợn của dân ở Thủ Thiêm thì rõ. Thử hỏi, nếu như ngày nay, Việt Nam có một nhà nước pháp quyền, do dân bầu thực sự, trọng dụng nhân tài, có luật lệ nghiêm minh tạo được lòng tin và thu hút các nhà đầu tư phương Tây như Châu Âu, Úc, Mỹ, Canada, v.v. thay vì chỉ lệ thuộc vào Trung Cộng, thì Sài Gòn nói riêng và Việt Nam nói chung còn phát triển kinh khủng đến mức độ nào ?

Rõ ràng Hà Nội đã hy sinh phát triển đất nước vì quyền lợi hẹp hòi của đảng cs.

BM
  
“Một quan chức cao cấp của Ban Tuyên giáo T.Ư, ông Vũ Ngọc Hoàng, đã có một phát biểu gây ấn tượng mạnh: “Cách đây bốn, năm mươi năm, VN và Hàn Quốc có trình độ phát triển tương đương. Sau mấy mươi năm, tôi rà lại tư liệu thì thấy Hàn Quốc hiện có khoảng 90.000 người sống tại VN và VN cũng có 90.000 người sống ở Hàn Quốc. Chỉ khác nhau ở chỗ hầu hết người Hàn Quốc tại VN làm ông chủ, làm quản lý, còn người VN ở Hàn Quốc thì chủ yếu làm ôsin. Nghe mà xót lòng” (trích báo Tuổi Trẻ)

Như thế, với lối cai trị độc tài, đưa con cháu và thân nhân vào nắm các vị trí then chốt trong guồng máy chính quyền cũng như các xí nghiệp quốc doanh và hệ thống ngân hàng mặc dù bất tài, vô đức, đảng csvn rõ ràng là rào cản sự phát triển của đất nước chứ không phải là động lực phát triển như họ cố tình lấp liếm. Chúng ta cần phải làm cho những người đang sống tại Việt Nam nhận thức được điều này. Có nhận thức thì mới có hành động.

Đảng cộng sản VN hãy bỏ đi cái thói ngông cuồng khoác lác, hễ mở miệng là cứ “đất nước ta có bao giờ được như hôm nay”(!) Không nói đâu xa xôi, thử nhìn các nước trong khu vực để có khái niệm về lực cản của đảng csVN đối với sức phát triển của đất nước. Không cần so với Seoul hay Singapore, chỉ so với Malaysia thôi là đủ rõ. Trước 1975, Kuala Lumpur thua Sài Gòn nhiều. Nhưng giờ đây thì tp hcm thua Kuala Lumpur xa lắm. Hãy xem hệ thống chống ngập với đường hầm Smart ở Kuala Lumpur, thủ đô Malaysia thì biết.

Từ 2007 người ta đã tiến như thế mà mãi tận 2019, một tiến sĩ của Việt Nam, bà Phan Thị Hồng Xuân còn đề xuất dùng lu hứng nước mưa chống ngập. Bà Xuân đâu phải “dân ngu khu đen”, đường đường là đại biểu Hội đồng nhân dân tp., trưởng Khoa đô thị học - Trường đại học khoa học xã hội nhân văn tp.hcm. Ở cương vị đó đương nhiên bà phải là tầng lớp ưu tú của đảng cộng sản VN. Thế mới biết tầm nhìn của giới lãnh đạo csVN là như thế nào!

BM
  
Đó không phải là trường hợp cá biệt hay hiếm hoi. Mà toàn bộ giới “lãnh đạo” của csVN đều như thế. Trừ phi cố tình nhắm mắt làm ngơ, chứ mở mắt là thấy nhan nhản nào là Bauxit Tây Nguyên, Formosa, các nhà máy nhiệt điện vận hành bằng than của Trung cộng phế thải đưa qua VN, đường sắt Hà Nội – Cát Linh, các đặc khu kinh tế của bọn Tàu mà ngay nhà cầm quyền csVN cũng không được bước chân vào, rồi cả việc ký những thoả thuận hết sức thua thiệt trong việc khai thác chung dòng sông Mékong do ngu dốt, khiến dân Miền Tây nước ta phải khổ sở vì hạn hán và ngập mặn.

Chỉ riêng vụ Formosa xả thải các chất độc hại trực tiếp ra biển, huỷ hoại môi trường biển diện rộng và gây thiệt hại vô lường cho người dân các tỉnh ven biển Miền Trung đã bộc lộ sự yếu kém trong quản lý của đảng csvn. Cách xử lý “khủng hoảng” của các cơ quan nhà nước là quá lúng túng, non nớt và thiếu chuyên nghiệp, hậu quả tất yếu của lối cai trị “một người làm quan, cả họ được nhờ”. Trống đánh xuôi kèn thổi ngươc, giữa Cục quản lý tài nguyên nước và Tổng cục môi trường, giữa Bộ trưởng và Thứ trưởng Tài Nguyên Môi Trường (TNMT), mà cả giữa Bộ TNMT và Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn (NNPTNT), giữa các Viện của Viện Khoa Học VN, giữa thông tin đưa trên truyền thông đại chúng với thông tin từ các cơ quan trách nhiệm liên quan.

Ở VN hầu như quy định luật pháp nào cũng có. Nhưng chỉ trên giấy tờ hoặc chồng chéo, vô hiệu quả. Nếu không có chuyện xảy ra thì cơ quan nào cũng đòi quản lý (để “chấm mút”, chỉ chết doanh nghiệp và người dân với đủ loại thủ tục, giấy phép!!!), còn khi xảy ra chuyện thì lại “trách nhiệm tập thể” hoặc “trách nhiệm của những người lãnh đạo nhiệm kỳ trước”. Cuối cùng chẳng ai có trách nhiệm, cũng chỉ có doanh nghiệp và người dân chịu trận. Đó là sự tắc trách của chế độ độc tài đảng trị, của lãnh đạo cấp cao, từ cấp tỉnh, Bộ tới Trung ương. Chưa qua tham khảo ý kiến các chuyên gia đã vội cấp phép vì trót nhận đút lót. Thậm chí các cơ quan quản lý của csvn không nắm đầy đủ tất cả các chất độc hại và liều lượng Formosa sử dụng cũng như nhập vào VN. Ký nhượng những đặc quyền to lớn đưa tới mất chủ quyền Quốc gia. Cam chịu chấp thuận số lượng lớn lao động người Hoa không cần thiết. Đó là những “con ngựa thành Troie” rất nguy hiểm nếu nổ ra xung đột quốc gia giữa Việt Nam với Trung cộng.

BM
 
Khi thảm họa xảy ra thì nhà chức trách csvn không minh bạch, cố tình bưng bít và không hợp tác với các tổ chức chuyên môn tư nhân và nước ngoài để tiến hành nhanh, tốt và khách quan việc điều tra hầu có thể quy trách nhiệm cụ thể và nghĩa vụ đền bù thiệt hại cho dân và đất nước VN, đối với từng đối tượng. Chẳng những thế, bộ máy công an còn ra sức bịt miệng truyền thông trong nước trong việc tìm kiếm nguyên nhân cũng như điều tra về xáo trộn và thiệt hại mối sinh nhai của người dân ; ngăn cấm, bắt bớ người dân biểu đạt chính kiến của mình thông qua nhiều hình thức, kể cả hình thức biểu tình ôn hòa.

Kinh tế và môi trường là như thế. Lãnh vực tài chánh cũng không có gì khả quan.

BM
  
Tình trạng nợ công ngày càng gia tăng. Dù thu ngân sách hàng năm vẫn liên tục tăng cao, nhưng vẫn không bù nổi chi, theo Bộ Tài chính. Năm 2019, thu ngân sách dự kiến thấp hơn chi ngân sách 222 ngàn tỷ đồng. Chính vì thế mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam dự kiến năm 2020 sẽ phải vay để bù đắp bội chi ngân sách và trả nợ gốc 2019 lên tới hơn 460 ngàn tỷ đồng (khoảng 21 tỉ USD). Con số này năm 2018 chỉ mới là 363 ngàn tỷ đồng và năm 2017 là 340 ngàn tỷ đồng. Hậu quả : Nhà nước cộng sản Việt Nam phải vay nợ mới để trả nợ cũ.

Mới đây, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's Investors Service (Moody's) thông báo về việc xem xét hạ mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia đối với các khoản vay bằng nội tệ và ngoại tệ của Việt Nam. Cơ sở để Moody's đưa ra xem xét này là đánh giá cho rằng những hạn chế trong công tác phối hợp giữa các cơ quan chánh phủ dẫn đến tình trạng chậm thanh toán nghĩa vụ nợ chánh phủ.

Chưa kể là nền kinh tế VN hiện nay hoàn toàn lệ thuộc vào Trung cộng. Thực tế tỉ trọng vốn đầu tư của TC vào Việt Nam thấp nhưng lại chiếm những ngành trọng điểm. Còn về xuất khẩu ở các lãnh vực, Việt Nam bị TC khống chế tuyệt đối (xuất khẩu gạo, nông sản...). Gọi là tăng trưởng nhanh nhưng thực chất đồng tiền chủ yếu chui vào túi các doanh nghiệp có vốn đầu tư TC rồi chảy ra khỏi VN. Người dân vốn đã không được hưởng lợi, lại còn phải chịu bao nhiêu các thứ thuế. Chỉ một nhúm bọn tư bản đỏ là thực sự có lợi. Ngay luật đầu tư của VN cũng nhiều kẽ hở để TC thao túng. Các dự án đưa ra đấu thầu thì hấu hết đều rơi vào tay TC. Tại sao vậy? Trước hết do chính quy định của csvn khi đấu thầu là chỉ chú trọng yếu tố giá cả. Do vậy TC dùng xảo thuật chào với giá thấp nhưng mà không nói rõ sẽ đảm bảo chất lượng như thế nào. Họ đã làm mù mờ các điều kiện kỹ thuật mà chỉ nhấn mạnh điều kiện về giá cả. Rồi VN lao theo và sa vào bẫy. Bằng cách đó VN đã đưa tất cả những dự án quan trọng vào tay TC. Cuối cùng tiền mất, tật mang. Các công trình vừa mới đưa vào sử dụng đã hư hỏng, thậm chí không đưa vào sử dụng được. Đường sắt Hà Nội – Cát Linh là điển hình. Ngu dốt mà cai trị thì hậu quả không thể lường.

Đó là chưa bàn tới vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải của Tổ quốc, vấn đề văn hoá giáo dục hay văn học nghệ thuật.

BM
 
Tóm lại, cái chế độ mà Hà Nội muốn áp đặt lên toàn cõi Việt Nam tự nó là một lực cản ghê gớm đối với sự phát triển của đất nước. Nó hoàn toàn đi ngược lại lợi ích của toàn dân. Một xã hội phát triển không thể bị kềm chế bởi một đảng độc tài cầm quyền hoàn toàn bị giam cầm trong một chủ thuyết đã lỗi thời và không phù hợp với thực tế. Nhất là nó lại rập khuôn cái lối làm của Bắc Kinh mà cả thế giới đều dè chừng vì tham vọng ngông cuồng muốn thống trị thế giới. Đã hết rồi cái thời mà các nước công nghiệp phát triển dễ dãi cho TC hưởng quy chế “tối huệ quốc” (Most Favoured Nation) khi vừa thất thểu thoát khỏi tai ương mang tên Mao Trạch Đông. Giờ đây thế giới đã cảnh giác trước một tên “lưu manh” lộ nguyên hình như TC dưới trướng Tập Cận Bình với thói ăn cắp kỹ thuật, thu gom các công ty công nghệ mũi nhọn nổi tiếng, mua bất động sản, đất đai, nhất là đất đai nông nghiệp khắp nơi, lấn chiếm Biển Đông... Và TC cũng không còn lừa được ai với cái gọi là “Viện Khổng Tử” mà thực chất là ổ gián điệp nguy hiểm, hay cái dự án “một vành đai, một con đường” định xưng bá chủ toàn cầu.

Không còn con đường nào khác : Việt Nam phải quay về với thế giới tiến bộ, tái lập tự do dân chủ, từ bỏ ý thức hệ Mác-Lê cũng như cái gọi là “tư tưởng” HCM, mở rộng tư duy, kích thích sáng tạo, chấp nhận đa nguyên, nếu không muốn tự sát, bám vào Bắc Kinh và chủ nghĩa cộng sản. Càng trì hoãn thì cái kết cuộc càng bi thảm. Hãy nhìn vào Hong Kong và Đài Loan!



Trần Hữu Quyền

http://baomai.blogspot.com/

Ngày 30/4 hãy gọi là ngày ‘Tưởng niệm’

BM  
Chính ủy Tùng cùng các ông Dương Văn Minh trên đường từ sân Dinh Độc Lập ra hai chiếc xe jeep để đến đài phát thanh

45 năm sau sự kiện 30/4/1975, con gái của vị Đại tá, cựu chính ủy, thuộc Quân đội Nhân dân Việt Nam từng tham gia 'tiếp quản' chính quyền Việt Nam Cộng Hòa từ nội các Tổng thống Dương Văn Minh nói bà muốn ngày này được gọi là 'Ngày Tưởng niệm' của đất nước.

BM
  
Bác sĩ Bùi Thị Quỳnh Hoa, California, Hoa Kỳ là con gái của Đại tá Bùi Văn Tùng nói:
"Ngày 30/4, phía Việt Nam Cộng hòa ở quốc ngoại thì gọi là 'ngày Quốc hận', phía kia gọi là ngày Thống nhất, ngày Chiến thắng…

BM
  
"Thế nhưng ở Mỹ người ta có 'ngày Tưởng nhớ' (Memorial Day), tôi nghĩ câu đấy là câu vô cùng chính xác cho người Việt mình. Cần tưởng nhớ mấy triệu người, con dân Việt Nam, chiến sĩ hai miền đều chiến đấu thật là dũng cảm, và con dân Việt Nam hai miền đều đã nằm xuống mảnh đất này."

BM
Chính uỷ Bùi Văn Tùng và Đại tướng VNCH Dương Văn Minh tại Đài Phát thanh Sài Gòn

"Những bà mẹ, có những bức ảnh bà mẹ ngồi mà chờ cơm tám đứa con, tôi không thể cầm được nước mắt, nếu mà xem xét lại quá khứ, mà dân tộc mình như vậy, thì quá là đau khổ.

"Cho nên tôi cũng muốn đề nghị cho nhân dân Việt Nam, cũng như là với chính phủ Việt Nam, mình nên gọi cái ngày đấy là 'ngày Tưởng nhớ' hay là 'ngày Tưởng niệm'.

"Mình không phải là bắt chước, nhưng mà cái gì hay của thế giới thì mình nên học.

"Và có những vấn đề gì mà liên quan giữa hai bên, những khúc mắc gì, thì bên chính phủ có thể gặp gỡ những tổ chức mà có những khúc mắc gì cần giải đáp," bác sĩ Bùi Thị Quỳnh Hoa.

Đồng ý và cùng hướng tới tương lai

BM
Chính ủy Bùi Văn Tùng (phải) cùng bạn chiến đấu Lữ trưởng lữ thiết giáp 203 Nguyễn Tất Tài, Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975

Về phần mình, cũng tại hội luận này, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên Thứ trưởng nội các Việt Nam Cộng hòa, hiện là Giáo sư chuyên gia chính trị học và bang giao quốc tế thuộc Đại học George Mason, Hoa Kỳ, nói:

BM
  
"Trước hết, tôi thấy đề nghị của chị Quỳnh Hoa là 'ngày Tưởng nhớ' là rất hay, cái chữ của nó là rất hay, tôi thấy là tôi thích cái đó.

"Còn về hướng tương lai, tôi thấy là cái hòa hợp, hòa giải vẫn đặt ra. Hòa hợp, hòa giải dân tộc là nhiệm vụ lịch sử, nó sẽ phải xảy ra.

"Nhưng làm gì thì điều quan trọng nhất một quốc gia, một dân tộc phải cùng một lịch sử với nhau, cùng chia sẻ lịch sử với nhau.

BM
Vũ khí Mỹ trên phố Sài Gòn ngày 27/5/1975

"Mà lịch sử hiện nay vẫn là lịch sử có tính cách hoàn toàn xuyên tạc. Tôi nhớ một đồng nghiệp của tôi ngày xưa ông Douglas Pike có nói một cách chua chát rằng là "lịch sử là môt cuộc nói dối tập thể - a lie agreed upon", một cuộc nói dối mà mọi người đều đồng ý, tức là những người chiến thắng đồng ý.

BM
  
"Thành ra, người dân một dân tộc mà không cùng một lịch sử, thì không thể là một dân tộc gắn bó với nhau được.

"Cho nên việc xét lại lịch sử để bỏ đi những sự việc hoàn toàn xuyên tạc là việc rất là quan trọng, việc lâu dài, việc chắc chắn sẽ xảy ra.

BM
Việt Nam đã thay đổi nhiều từ 1975

"45 năm xảy ra rồi, những người sinh ra sau năm 1975 chưa hề biết những sự hận thù, hay là không biết di sản của chiến tranh gì cả, thường thường họ dễ quên hơn.

"Thứ hai là họ đi ra ngoại quốc nhiều lắm, họ cũng tiếp cận với nhiều người ở ngoại quốc và họ tiếp cận với nhiều tin tức, thành ra họ cũng đã hiểu nhiều hơn về sự thật lịch sử.

"Cho nên tôi nghĩ là có chiều hướng tích cực hơn đối với việc hòa hợp, hòa giải dân tộc.

BM
  
"Để cuối cùng, các dân tộc Việt Nam có thể chung sống với nhau, một dân tộc có cùng một quá khứ, cùng chia sẻ hiện tại và cùng hướng tới tương lai," Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói từ Đại học George Mason, Hoa Kỳ.

https://baomai.blogspot.com/

30/4 - Ngày phán xét của Việt Nam
30/4 làm sống lại những chia rẽ của người Việt
30/4 Quê hương xa mờ dần
30/4: 'Quốc gia thua để thắng, CS thắng để thua'
30-4-1975: "The D-Day" of Saigon
40 năm ngày 30-4-1975 đã lột mặt nạ
Cái giá của ngày 30/4
Đánh dấu 40 năm ngày 30/4 tại Đài Tưởng niệm Chiến...
Đất nước tôi mỗi ngày là một tháng tư... đen
Du học sinh nghĩ gì về ngày 30/4?
George J. Veith: Black April 'Tháng Tư Đen'
Hãy để 30/4 như một ngày bình thường
Hiệp định Paris khiến VNCH sụp đổ?
Hình ảnh biến cố tại Sài Gòn ngày 30-4-1975
Huỳnh Thục Vy: Viết cho Tháng Tư
Ngày 30 Tháng Tư
Nhìn quan hệ Mỹ - Việt từ ngày 30/4
NỖI LÒNG 30/4 của nữ nghệ sĩ Kim Chi
Pierre Darcourt: Những ngày sau 30-4
Quốc Hận hay Ngày Tự do? & Vài lời công bằng...
Quốc hội Canada thông qua Luật '30/4'
Rory Kennedy: Last Days in Vietnam movie
Tại sao có ngày 30-4-1975
Tháng 4: Tháng Tang
Tháng Tư Mùa Xuân và Những Tấm Màn
Tháng Tư từ hai góc nhìn
Tháng Tư Về
Thông điệp tình người qua cuốn phim Last Days In ...
Tuổi trẻ Việt Nam hôm nay và ngày 30-4-75
Xin Lỗi Tháng Tư !

Làm sao thoát khỏi sự thống trị của thời gian?

BM
Thời gian thống trị và tổ chức đời sống ta từ khoảnh khắc ta thức dậy đến khi kết thúc mỗi ngày - không có cách nào cưỡng lại nhu cầu dán mắt vào đồng hồ.

Về mặt tích cực, đồng hồ là chất bôi trơn khiến xã hội hiện đại vận hành - làm gì có cách nào khác khiến hàng triệu người xuất hiện ở công sở vào đúng thời gian nào đó, hay làm sao có được những chuyến bay khớp thời gian khắp toàn cầu, các chuyến tàu và mọi phương tiện giao thông khác?

Giao dịch tài chính dựa vào từng khoảnh khắc của giây,và hệ thống định vị ta sử dụng hàng ngày hoạt động là do sự chính xác cực kỳ của đồng hồ trên các vệ tinh đang bay vòng quanh thế giới trên đầu ta.

Tuy nhiên, về mặt cá nhân mà nói, chúng ta nghèo nàn cùng cực về thời gian. Có vẻ như ta không bao giờ có đủ thời gian trong ngày để hoàn thành việc mong muốn hay xong việc trước thời hạn, vì vậy ta chạy loạn lên như lũ chuột trong mê cung.

Áp lực thời gian khiến ta đi bộ nhanh, lái xe nhanh, thực hiện công việc kém cỏi, thêm vào đó là bị căng thẳng triền miên, căng thẳng ở công sở và dẫn tới lựa chọn thực phẩm kém cỏi khiến ta dễ dàng gặp phải những vấn đề sức khỏe liên quan.

Liên tục hành động, nghĩa là hầu hết thời gian ta sống trong chế độ tự động, cố gắng đi nhanh cho hết ngày mà hiếm khi nào nhận thức rõ về từng khoảnh khắc. Không ngạc nhiên gì khi ý tưởng sống trong "thời khắc hiện tại" và trải nghiệm cảm giác không có thời gian tồn tại đã ngày càng trở nên phổ biến.

Khước từ thời gian

BM
  
Khi hòn đảo Sommaroy ở Na Uy công bố rằng nơi này từ bỏ thời gian và trở thành vùng duy nhất trên thế giới không đo thời gian, thì câu chuyện đã khiến báo chí chú ý.

Nghe có vẻ như thiên đường - bỏ đồng hồ và làm bất cứ gì bạn muốn vào bất cứ lúc nào. Bạn muốn đi bơi lúc 4 giờ sáng. Không vấn đề gì.

Không may thay, ý tưởng này hóa ra lại là một chiêu quảng cáo của cơ quan du lịch Na Uy chứ không phải chuyện gì to tát.

BM
Lịch tàu chạy nghĩa là mọi người phải bắt đầu sử dụng cùng hệ thống đo thời gian thay vì phụ thuộc vào mặt trời mọc hay mặt trời lặn

Nhưng câu chuyện làm dấy lên câu hỏi khó khăn - liệu ta có thể từ bỏ thời gian không?

Từ góc độ nhận thức, đơn giản là ta không thể mất nhận thức bản năng về thời gian, vì nó liên hệ chặt chẽ với nhận thức về bản ngã của ta, Marc Wittmann, nhà tâm lý học từ Học viện Nghiên cứu Lĩnh vực Tiên phong về Tâm lý và Sức khỏe Tâm thần ở Freiburg, Đức, nói.

Đồng hồ trong cơ thể

BM
  
"Nhận thức về cơ thể cũng là nền tảng cơ bản trong diễn trình thời gian," Wittmann lý giải. "Thời gian và bản ngã của ta chuyển điệu cùng nhau."

Hãy nhớ lại thời gian trôi nhanh thế nào khi bạn đang khiêu vũ hay có thời gian vui vẻ. Hiện hữu trong dòng thời gian khiến bạn mất dấu thời gian và bản ngã. Ngược lại, hãy tưởng tượng thời gian trôi qua chậm chạp đến mức nào trong cuộc họp chán ngắn và bạn nhận thức ra sao về bản thân.

Thậm chí nếu ta bị bỏ rơi trong một hang động không có chỉ dấu nào cho thấy thời gian bên ngoài hay dấu hiệu gì cho biết ngày hay đêm, thì cơ thể con người vẫn áng chừng vận hành theo chu kỳ 24 giờ, do rất nhiều đồng hồ phân tử trong cơ thể vận hành.

André Klarsfeld, nhà nghiên cứu thời gian sinh học tại Đại học ESPCI Paris-Université PSL, chuyên nghiên cứu về nhịp sinh học thời gian trong cơ thể, cho biết là rất nhiều - nếu không muốn nói là hầu hết - tế bào trong cơ thể người sở hữu ít nhiều một chiếc đồng hồ tự động.

Tuy nhiên, nếu những chiếc đồng hồ này không còn đồng bộ với nhau, thì nó có thể gây ra vấn đề.

BM
  
"Câu hỏi là bằng cách nào toàn bộ những chiếc đồng hồ trong từng nội tạng, đồng hồ giữa các nội tạng, vẫn tiếp tục đồng bộ với nhau, và hệ quả bệnh lý gì sẽ xảy ra nếu chúng không đồng bộ nữa," Klarsfeld đặt câu hỏi. "Ta vẫn đang ở giai đoạn rất sơ khai trong việc cố gắng làm sáng tỏ những tín hiệu liên quan."

Holly Anderson, nghiên cứu về triết học về khoa học và siêu hình học tại Đại học Simon Fraser ở Burnaby, British Columbia, cũng cảnh báo rằng việc đánh mất nhận thức về thời gian có thể gây ảnh hưởng đến nhận thức của ta về bản thân.

Bà tin rằng ta không thể có nhận thức tồn tại mà không có thời gian và diễn trình thời gian. Thử nghĩ xem danh tính cá nhân của bạn dần được xây dựng ra sao qua thời gian và được ký ức ghi lại.

"Những ký ức này cấu thành chính bạn theo thời gian," Anderson nhận định. "Nếu bạn đánh mất một cụm thời gian, thì giờ bạn đã trở thành con người khác."

Thời gian tự nhiên và thời gian do đồng hồ kiểm soát

BM
  
Nếu tất cả mọi điều từng hiện hữu đều là hiện tại, ta không thể chuẩn bị hay dự kiến cho tương lai.

"Tôi không thể tưởng tượng bằng cách nào bạn có thể lên kế hoạch cho mục tiêu, hay làm cách nào bạn có thể nhận thức bản thân là một bản thể hiện hữu," Johanna Peetz, nhà tâm lý học từ Đại học Carleton ở Ottawa, Canada, nói.

Thời gian cũng đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc xã hội và tâm thần của con người, từ việc thấu hiểu quan hệ nhân quả đến ngôn ngữ nói và các chỉ dấu xã hội, và nhiều điều khác nữa. Hãy thử nghĩ về ánh nhìn đơn thuần, nếu ta cứ tiếp tục nhìn mãi, nó sẽ hóa thành cái nhìn chằm chằm.

"Thời gian là cách vận hành cốt lõi cơ thể sinh học của ta, trong đó có hệ thống nhận thức và xã hội," Valtteri Arstila, người nghiên cứu về triết học và tâm lý về thời gian tại Đại học Turku, Phần Lan, cho hay. "Bạn không thể sống nếu thiếu nó, và bạn cũng sẽ không muốn làm vậy."

BM
Hòn đảo Sommaroy ở Na Uy cam kết trở thành nơi đầu tiên trên thế giới hủy bỏ thời gian, nhưng đây chủ yếu là chiêu quảng cáo hơn là đề xuất thực tế

Nhưng dù ta không thể bỏ được ý niệm về dòng thời gian ở mức độ cơ bản, có lẽ ta có thể cố gắng dứt bỏ sự ám ảnh với thời gian.

Rốt cuộc thì khi nhắc đến việc bản thân bị cai trị bởi thời gian là ta đang đề cập đến khái niệm "thời gian đồng hồ", một phát minh hoàn toàn do loài người tạo ra.

Thời gian: Kẻ độc tài

BM
  
Cách đo thời gian được cho là bắt đầu từ văn minh Sumer ở vùng phía nam Lưỡng Hà, thuộc vùng nam Iraq ngày nay, trong Thời Đồ Đồng và Thời Đồ Đồng Sớm (khoảng 4.500-1.99 trước Công nguyên). Họ chia một ngày thành 12 đơn vị và dùng đồng hồ nước để theo dõi thời gian.

Sau đó người Ai Cập sử dụng cột hình tháp để chia ngày thành 12 đơn vị tương đương nhau.

Vì họ sử dụng chỉ dấu là mặt trời lặn và mặt trời mọc, đơn vị này sẽ khác nhau về độ dài tùy theo mùa, giúp họ điều chỉnh lối sống theo nhu cầu thay đổi vì công việc đồng áng.

BM
  
Nhu cầu chính xác hơn dẫn đến các thiết bị ngày càng chính xác hơn phát triển, như đồng hồ mặt trời, đồng hồ nến và đồng hồ quả lắc cơ.

Đến thế kỷ 17, đồng hồ đã có khả năng đo thời gian với độ chênh lệch chính xác khoảng chừng 10 phút.

Chỉ đến thập niên 1800, khi đường sắt phát triển khắp Hoa Kỳ, người ta mới bắt đầu nghĩ đến cách quy định thời gian theo chuẩn quốc tế.

Vào đầu thế kỷ 19, mỗi thành phố ở Mỹ có một múi giờ riêng - có đến 300 giờ địa phương theo mặt trời được sử dụng.

Để vận hành tàu chạy theo lịch biểu đáng tin cậy trong hệ thống này là điều gần như bất khả thi, vì vậy các múi giờ được đưa vào sử dụng ở Hoa Kỳ vào năm 1883.

Hệ thống 24 giờ theo chuẩn quốc tế, được dùng làm bảng đối chiếu giờ trên khắp thế giới, đã được thiết lập vào năm sau đó bằng cách ứng dụng Hệ thống Giờ chuẩn Greenwich (còn gọi là giờ GMT).

BM
  
Độ chính xác của thời gian tiếp tục tăng lên nhờ sự phát triển của đồng hồ thạch anh vào thập niên 1920, và sau đó là đồng hồ nguyên tử nhạy cảm đến kinh ngạc.

Ngày nay, 400 đồng hồ nguyên tử ở các phòng thí nghiệm khắp thế giới là nơi giữ cho Thời gian Nguyên tử Quốc tế (TAI) vận hành chính xác.

Giờ đây, đồng hồ quang học nguyên tử đang được phát triển sẽ không sai một giây nào trong 15 tỷ năm.

Thị trường chứng khoán, hệ thống định vị toàn cầu của con người và mạng lưới truyền thông hoàn toàn dựa vào những đồng hồ siêu chính xác này. 

 BM
Trong hàng triệu năm, cuộc sống con người dựa vào thời gian mặt trời lặn và mặt trời mọc

Nhưng đến thời cách mạng công nghiệp thì con người mới bắt đầu bị cai trị bởi những chiếc đông hồ mà ta chế tạo. Thời gian theo đồng hồ là cách tổ chức những nhóm người, bằng cách đó không quản lý "thời gian cá nhân" mà là "thời gian tập thể".

"Nếu bạn nghĩ về lịch sử và thời gian trong tu viện, nhà thờ và ga xe lửa, cơ bản chúng là công nghệ ăn khớp với nhau," Judy Wajcman, nhà xã hội học từ Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London, nói.

Bà cũng là tác giả của quyển "Áp lực thời gian: Sự thúc giục đời sống trong chủ nghĩa tư bản kỹ thuật số. "Sự chuyển đổi to lớn mà mọi người đang bàn tán là bằng cách nào mà sức lao động lại được chuyển thành hàng hóa dựa trên thời gian tính theo đồng hồ."

Trước đó, hầu hết mọi người tập trung vào "thời gian thực hiện nhiệm vụ," On Barak, nhà sử học từ Đại học Tel Aviv, Israel, giải thích. Điều quan trọng là phải tính thời gian cần để thực hiện xong một nhiệm vụ, từ việc cày trên đồng đến việc đọc kinh Quran, chứ không phải là sử dụng con số có tính trừu tượng trong thời gian. Thời gian trong kinh tế nông nghiệp cũng tương thích theo nhịp điệu của tự nhiên theo ngày tháng và mùa màng.

Nhưng với cách mạng công nghiệp, chủ lao động cần tìm ra một cách đồng bộ hóa nhân công trong xưởng, để phối hợp với thời gian nguyên liệu thô đến và tối ưu hóa sản xuất.

Câu trả lời là đồng hồ và cơ bản nó đã thay đổi quan hệ của con người với đồng hồ.

"Những công nhân trở thành đối tượng bị đồng hồ cai trị; họ nhanh chóng phải làm theo ý của chủ và theo đòi hỏi thời gian làm ca xác định, để giảm giờ làm trong ngày, và liên kết giữa số tiền được trả với thời gian làm việc quy định theo đồng hồ (theo triết lý "thời gian là tiền bạc")," Barak giải thích.

BM
  
Ông chỉ ra mối liên hệ giữa thời gian và tiền bạc xuất hiện rất nhiều trong ngôn ngữ mà ta sử dụng ngày nay, ví dụ như ta nói "tiêu phí thời gian".

Có nhiều lĩnh vực trong đời sống việc làm mà người lao động ngăn chặn lằn ranh không cho phép đồng hồ can thiệp vào.

Công nhân đường sắt ở Cairo vào đầu thế kỷ 20 đã phản đối bằng bạo lực trước ý định đưa đồng hồ bấm giờ vào nhà vệ sinh nhân viên nhằm giới hạn thời gian nhân viên đi vệ sinh.

Các công nhân đã phá hủy đồng hồ và cắt đường ray ở vùng Thượng Ai Cập, rõ ràng cảm thấy rằng có những thứ không nên được đo đếm bằng đồng hồ cơ học, và tình trạng hệ tiêu hóa của con người đã chiến thắng thời gian.

"Thời gian ghi nhận bằng đồng hồ là cách rất đặc biệt khi quan sát thời gian," David Gange, nhà sử học từ Đại học Birmingham, Anh Quốc cho biết.

"Là hệ thống toàn cầu, nó chỉ mới có tuổi đời hơn 100 năm. Thật là ấn tượng khi nhận ra điều đó."

Cạm bẫy từ cách kiểm soát thời gian bằng đồng hồ

BM
  
Việc buộc cơ thể ta - vốn tiến hóa theo vòng xoay của ánh sáng và hơi ấm, của ngày và đêm tùy theo nơi ta sống - phải bám lấy ý niệm trừu tượng về thời gian và bỏ qua nhịp điệu tự nhiên có thể dẫn đến rất nhiều vấn đề.

Chẳng hạn, nhân viên làm việc theo ca kíp có thể gặp phải hàng loạt vấn đề sức khỏe và tâm lý vì sự tuân thủ theo thời gian trên đồng hồ có thể hủy hoại chu kỳ ngủ tự nhiên của họ.

"Rất nhiều chứng rối loạn ngày càng trở nên phổ biến, như tình trạng béo phì và vấn đề với giấc ngủ, ít nhất có thể xảy ra vì ánh sáng đèn điện," Klarsfeld cho biết.

Cũng có bằng chứng cho thấy chuyển từ Quy ước Giờ Mùa hè (giờ DST) - là khi ta chuyển giờ nhanh hơn một tiếng để tương thích với chu kỳ ánh sáng ban ngày - có thể dẫn đến ảnh hưởng đến đồng hồ trong cơ thể, dẫn đến tình trạng ít ngủ hơn, làm bài kiểm tra và học tập kém hơn, giảm tuổi thọ và gây ra vấn đề về nhận thức.

Có vẻ như đồng hồ không hẳn là quá tốt với con người.

Gange, người đã bỏ dùng thời gian theo đồng hồ trong một năm khi sống trên tàu và chèo thuyền kayak ở vùng Bắc Đại Tây Dương (mặc dù ông có thỉnh thoảng sử dụng đồng hồ khi sắp xếp gặp gỡ mọi người).

Ông nhận thấy cơ thể ông thích nghi với nhịp sống tự nhiên, dễ dàng khiến mọi thứ cực kỳ đơn giản giúp ông theo thời gian trong ngày. Sau này ông nhận thấy thách thức chính là quay trở lại thích nghi với cuộc sống do đồng hồ điều khiển.

"Một khi bạn đã quen thì theo nhịp thời gian trong ngày là cực dễ dàng," Gange giải thích. "Cơ thể ta rất giỏi thích nghi với mô thức tự nhiên dù thậm chí ta sống với nhiều thói quen khiến ta từ bỏ chúng."

"Thủy triều lên xuống bốn ngày mỗi lần. Trở thành một phần của hệ thống hô hấp khổng lồ, cỗ máy thời tiết khổng lồ và những biến đổi quanh ta, chính là thay đổi về tâm trí, là việc đầy cảm hứng và là thứ dễ dàng thích nghi hơn ta tưởng."

Nhưng khi ông trở về đời sống bình thường thì cái cảm giác mình là một phần của điều gì to lớn "chậm rãi phai nhạt đi".

Công nghệ hiện đại có vẻ không giúp ích gì thêm cho tình hình. Những chiếc đồng hồ đeo tay phổ biến vài thập niên trước phần nhiều đã biến mất, và giờ đây ta có lịch làm việc trên điện thoại và máy tính báo hiệu, đổ chuông và buộc ta phải chú ý.

Internet kích thích sự chú ý của ta suốt 24/7 và email khiến ta không thể nào ngừng làm việc vào cuối ngày. Đồng hồ thời gian đã tiến hóa thành một thứ ngày càng xâm lấn cuộc sống ta.

"Lịch làm việc kỹ thuật số sẽ ngày càng mặc định đòi hỏi sự phối hợp trong văn phòng và sẽ có thêm những tính năng như nhắc nhở ta và thiết lập việc cần ưu tiên cho ta," Helga Nowotny, nhà khoa học xã hội từ trường ETH Zurich cho biết.

Barak cũng nói rằng cách ta sử dụng thời gian là rất quan trọng.

"Một giờ có thể rất dài hay rất ngắn tùy thuộc vào cách bạn tiêu phí thời gian đó ở chỗ kẹt xe hay đi ăn tiệc," ông chia sẻ.

Giải phóng bản thân ta khỏi quan điểm giảm thiểu cách tính toán tiền bạc về thời gian mà nhiều quốc gia phát triển giờ đây "sẽ đòi hỏi tập trung năng lượng và sự đánh giá của ta vào đúng mục tiêu".

Cắt bỏ thời gian

BM
  
Vậy ta sẽ sống ra sao khi không có sự cai trị của đồng hồ?

Hãy cho phép bản thân bạn làm bất cứ việc gì mà không có sự kìm kẹp của thời gian, ví dụ như thức dậy thật tự nhiên, hay đi bộ đến khi bạn cảm thấy vừa đủ, có thể giúp hồi phục một số nhịp điệu thông thường của cơ thể.

"Bạn không cần phải sống một cuộc đời mà bạn phải ngồi thiền 10 tiếng," Anderson giải thích.

"Nhưng loại bỏ những thế lực cai trị hành động của bạn trong khoảng hai mươi phút chẳng hạn, sẽ giúp bạn cảm thấy lành mạnh và giúp tái lập mối quan hệ của bạn với thời hiện tại."

Về lâu dài, ta cần đặt câu hỏi khó xem ta thực sự muốn sống ra sao.

Điều chỉnh nhịp điệu sinh học có thể góp phần rất lớn vào hạnh phúc của bản thân. Sự thỏa thuận với nhóm không để công việc động chạm vào thời gian cá nhân cũng là yếu tố then chốt.

Thay vì ưu tiên công việc và loại trừ mọi thứ khác, một xã hội biết ưu tiên cho hạnh phúc và thời gian chăm sóc cho từng cá nhân, chăm sóc cho các mối quan hệ và hành tinh, là một xã hội nhìn nhận giá trị của thời gian theo cách hoàn toàn khác biệt.

"Mô hình kinh tế ta đang sống cực kỳ không bên vững, và thời gian tính theo đồng hồ và toàn bộ sự tồn tại của nó gắn chặt với mô hình kinh tế," Gange nhận định.

"Kiểu cấu trúc xã hội này đòi hỏi phải có tầm nhìn về thời gian, để tương thích và khiến nó vận hành, và thời gian tính theo đồng hồ chính là câu trả lời cho câu hỏi đó. Nếu ta nghĩ lại thật triệt để về cách tương tác với thế giới, ta sẽ có một mô hình cấu trúc xã hội hoàn toàn khác, cùng với một mô hình thời gian phù hợp với cấu trúc xã hội đó."

Rõ ràng điều này từng xảy ra trong quá khứ. Và thậm chí ngày nay có nhiều nơi vẫn chưa tuân phục sự ràng buộc cứng nhắc của thời gian trên đồng hồ. Chẳng hạn như ở Ethiopia, phần lớn quốc gia này vẫn tính giờ theo chỉ dấu Mặt Trời mọc.

Nhưng liệu điều này có thể có tác dụng ở khắp nơi không?

Ví dụ như nhịp sống hàng ngày ở Iceland sẽ rất khác với những người sống vùng hạ Sahara Châu Phi.

Thế giới của chúng ta đã co lại vì phương tiện hàng không và công nghệ trên mạng, liệu có ích gì khi ta triển khai quá nhiều hệ thống phức tạp trong việc tính toán thời gian?



Lakshmi Sandhana 


BM
Số người chết vì Covid-19 tại Mỹ vượt qua số quân nhân chết trong chiến tranh VN
NASA sáng chế ra máy thở mới trong 37 ngày
Mike Pence _ Anh hùng thầm lặng ẩn sau ánh hào quang
Tàu cộng chết thì Việt cộng cũng băng hà
Các thuyết âm mưu 'chọi nhau' từ Mỹ và Trung cộng
Lật tẩy kế hoạch tiêu diệt Mỹ và Thế Giới của Tập Cận Bình
New York Post kêu gọi ‘tắt máy thở’ _ Trung Hoa đang hấp hối
Tác hại của virus corona không chỉ ở phổi
Nước Mỹ đã tỉnh sau đòn tấn công của Tàu cộng
Mỹ đứng đầu thế giới về số người chết vì Covid-19
Vì sao tỷ lệ tử vong do virus corona mỗi nước mỗi khác?
Khi lính Mỹ đầy… đường!
Gửi bạn bè và gia đình về sự nghiêm trọng của Covid-19
Trung cộng đã trỗi dậy và hung hãn bất chấp lương tri
Đừng để Bắc Kinh thoát tội về đại dịch toàn cầu
Giãn cách xã hội _ bao lâu thì chống được Covid-19?
Những điều Hoa Kỳ đã làm sai & đúng để ngăn chặn dịch Covid-19
Trung cộng che giấu sự bùng phát của bệnh dịch Covid-19
Đại sứ Trung cộng giải thích vì sao có nhiều bình tro ở Vũ Hán
Tranh cãi việc dùng thuốc chống sốt rét chữa Covid-19