Friday, June 30, 2017

UberMoto GrabBike đe dọa dịch vụ xe ôm truyền thống

image

Đã nhiều năm nay, anh Nguyễn Kim Lân kiếm sống bằng nghề xe ôm, chở khách quanh Hà Nội trên chiếc xe máy của mình.

Nhưng khi giới trẻ và những người sành công nghệ bắt đầu chuyển sang sử dụng những ứng dụng đi nhờ xe như Uber và Grab vì giá rẻ hơn và an toàn hơn, những người xe ôm như anh dần không còn khách.

image

Sự bành trướng của các dịch vụ đi nhờ xe trong khu vực Đông Nam Á đã giáng một đòn mạnh vào ngành dịch vụ ‘xe ôm’ truyền thống, vốn là cần câu cơm của những người như anh Lân. Thời điểm hiện tại, anh Lân cho biết mình chỉ kiếm được khoảng 20-30 phần trăm thu nhập trước đây.

Anh Lân cho biết :" Bây giờ người ta đi Grab với Uber hết, người ta không ra đây nữa."

Giống như nhiều khu vực khác, xe máy vẫn là phương tiện giao thông chính tại Việt Nam, đặc biệt là tại thủ đô Hà Nội cũng như TP HCM bởi chúng nhỏ, nhẹ, dễ dàng luồn lách qua những con phố đông đúc chật hẹp. Điều mà những chiếc ô tô, vốn đắt hơn về giá thành cũng như chi phí sử dụng, không dễ làm được.

Sau khi tấn công vào thị trường taxi truyền thống, giờ đây, những ứng dụng như Uber hay Grab đang bắt đầu tranh giành thị phần với giới xe ôm, bằng các dịch vụ UberMoto hay GrabBike.

image

Việt Nam, quốc gia độc đảng 93 triệu dân, sở hữu khoảng 45 triệu xe máy. Tỉ lệ xe máy tính trên đầu người của quốc gia này cao hơn bất kì nước nào trong khu vực Đông Nam Á.

Chỉ tính trong năm ngoái, đã có khoảng 3,1 triệu xe máy được bán ra.

Với việc gần như mọi người ai cũng có điện thoại di động, cộng với dịch vụ Internet gía rẻ, có thể nói hầu hết mọi cư dân thành thị tại Việt Nam đều có thể nối mạng.

Theo anh Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc Grab Vietnam, từ 100 tài xế GrabBike khi dịch vụ này mới được hoạt động vào năm 2014, cho đến nay, con số này đã lên tới 50,000, với hơn 100 tài xế mới đăng kí tham gia mỗi ngày.

image

“Có rất nhiều người có nhu cầu sử dụng dịch vụ xe ôm nhưng họ không có đủ tiền trả. Nó rất là bất công khi mà anh chỉ đi có một quãng ngắn mà lại bị ‘chặt chém’. Vì thế GrabBike mang đến sự minh bạch, và mọi người thích điều này. Họ hiểu rằng mình sẽ không bị tài xế lừa. Đây là sản phẩm mà thị trường mong muốn”.

Tuy nhiên, anh Tuấn Anh cũng cho biết trong năm qua, đã có hơn 100 trường hợp tài xế GrabBike bị hành hung, phần lớn là do cánh xe ôm truyền thống đánh. Họ sợ bị giành mất khách.

Trạm xe buýt, bệnh viện và trường học là những điểm nóng dễ xảy ra va chạm. Có trường hợp một tài xế GrabBike bị đâm thủng phổi. Cảnh sát thậm chí đã phải bắn chỉ thiên để giải tán một cuộc hỗn chiến giữa cánh xe ôm và GrabBike gần một trạm xe buýt tại TP. HCM.

image

Tình trạng tương tự đang diễn ra tại Thailand và Indonesia.

Anh Tuấn Anh cho biết GrabBike luôn kêu gọi các tài xế của mình phải đề phòng và cầu cứu công an nếu cần.
Bất chấp những mâu thuẫn này, nhiều người dân Việt Nam có vẻ vẫn thích sử dụng dịch vụ mới.

Trần Thục Anh, một nhân viên thiết kế game 21 tuổi cho biết, cô đã chuyển sang dùng GrabBike để di chuyển từ trạm xe buýt đến chỗ làm từ sáu tháng trước, rẻ hơn một nửa so với đi xe ôm.

"Rất là tiện, chỉ cần có mạng là có thể gọi được xe, chứ không phải đi tìm như xe truyền thống." Thục Anh nói.

Có nhiều tài xế GrabBike trước đây từng chạy xe ôm. Tuy nhiên không phải tài xế xe ôm nào cũng muốn đăng kí tham gia dịch vụ này. Cánh tài xế lớn tuổi nói họ không biết dùng các ứng dụng trên mạng, cũng như không có tiền mua điện thoại thông minh. Những người khác thì không đồng ý với mức giá thấp của GrabBike.

image

Obama và cuộc chiến chống lại những giá trị của nư...
42 năm sống ở Mỹ: Được gì, mất gì?
Hai người Việt hành hung một anh Tây chảy máu mũi
Tường thuật phiên xét xử sơ thẩm Blogger Nguyễn Ng...
Giạt vào bờ
Cuộc di cư vĩ đại chạy trốn Cộng Sản 1954-1955
Hình ảnh về Mỹ bị thay đổi lớn vì Trump?
Nội các Trần Trọng Kim: 5 thành tựu trong 4 tháng...
Con người có con mắt thứ ba?
Sự khác biệt giữa “Chiếm” và “Giải Phóng”
Để sống vui mạnh
Khi chuột không còn biết sợ mèo
Cần bỏ biên chế như sổ gạo thời xưa
Về Việt Nam không nên xài số điện thoại ở Mỹ
Tranh luận về “PARIS AGREEMENT”
Trẻ béo phì ở Trung Cộng: nhiều nhất thế giới
Điều trần FBI: Bạch hóa TT Trump?
Nhận thức di sản văn học miền Nam
Hải sâm, vú nàng, máu và nước mắt
Cùng một sự việc: phản ứng khác nhau trong xã hội

Obama và cuộc chiến chống lại những giá trị của nước Mỹ

image
Người ta thường khen TT Obama là một nhà hùng biện có tài. Cũng không ít người cho rằng Obama là một tay ngụy biện ngoại hạng.

Muốn biết Obama hùng biện hay ngụy biện, cứ đọc những bài diễn văn ứng khẩu và xem Obama tranh luận thì biết thôi. Người viết nhìn vào một khía cạnh khác: những khẩu hiệu ông Obama trương lên trong các cuộc vận động tranh cử tổng thống thì thấy rằng, ông ta là một chính khách mà khả năng chơi chữ lão luyện đến mức đáng được gọi là phù thủy.

“Change, yes we can” là khẩu hiệu chiến lược của Obama khi ông ra tranh cử nhiệm kỳ đầu chức vụ Tổng Thống năm 2008. Trong bài diễn văn nhậm chức, để cam kết cho lời hứa hẹn đanh thép của mình, Obama còn quả quyết rằng: Nếu không vực dậy được nền kinh tế, tôi sẽ chỉ làm Tổng Thống một nhiệm kỳ (If I do not get this economy going, then I will be a one-term president.) Quả thực, do việc dân chúng Mỹ nóng lòng muốn có sự thay đổi đường lối chính trị đang gặp nhiều thất bại của Tổng Thống Bush con nói riêng và của đảng Cộng Hòa nói chung, bất chấp Obama có khả năng thực hiện lời hứa hay không, cử tri đã dồn phiếu cho ông. Có thể nói, Obama thắng cử là nhờ cái khẩu hiệu ăn khách này. Lúc đó ai lại không muốn có thay đổi.

image

Sau 4 năm lãnh đạo của TT Obama, mặc dầu kinh tế nước Mỹ càng ngày càng tuột giốc, Obama không những không tự ý rút lui như đã hứa, mà vẫn đang ráo riết tranh cử nhiệm kỳ II với một khẩu hiệu khác cũng thách thức không kém: Forward, tạm hiểu là: cứ thế mà tiến tới. Chưa đủ sao, còn tiến tới đâu nữa? Như vậy thì, từ khẩu hiệu “Change, yes we can” tới khẩu hiệu“Forward”, người dân Hoa Kỳ phải hiểu ý của Obama thế nào? Ông muốn nói gì? Phải chăng ông muốn nói, tình hình nước Mỹ hiện nay do ông lãnh đạo đã đổi thay nhiều rồi, và thay đổi theo chiều hướng tích cực, nghĩa là từ xấu đến tốt, từ yếu kém đến vững mạnh hơn. Từ cái thành tựu huyễn hoặc đó, Obama kêu gọi nhân dân Hoa Kỳ hãy vững tin nơi ông và bầu cho ông, khỏi cần thắc mắc gì hết. 

Đích điểm của chữ Forward là, ông muốn nhắn với cử tri Hoa Kỳ: Chó sủa mặc chó, keep going on forward, caravan!!! Có đúng vậy không?  Với khẩu hiệu này, một số lớn dân chúng Mỹ vẫn ủng hộ ông mặc dầu kinh tế Mỹ vẫn đang ở trên đà tuột giốc.

Lãnh đạo tài là khả năng đáp ứng được nguyện vọng của quần chúng. Nói khác đi, nguyện vọng quần chúng chính là mục tiêu đạt tới của người lãnh đạo. Vậy mục tiêu lãnh đạo thực sự của TT Obama là gì? Giải quyết vấn đề kinh tế của nước Mỹ? Làm sống lại uy tín của Hoa Kỳ trên thế giới? Hay còn cái gì khác? Chúng ta thử đi vào từng vấn đề, tìm hiểu xem.

1. Vực dậy nền kinh tế

image

Những con số thống kê dưới đây trích từ những bài biên khảo đăng đầy rẫy trên báo chí, và truyền thông Mỹ, Việt, tuyệt đối không phải do người viết phịa ra.

Trong 4 năm cầm quyền của TT Obama, 

- Nợ công của nước Mỹ từ 10.500 tỷ dollars nhẩy lên 16.000 tỷ. Tăng gần 52%.

- Thất nghiệp từ 5,8% lên 8,3%, tăng 43%.

- Giá xăng trung bình từ 2.18 USD/gallon lên 4.07 USD. Tăng 86%.

- Năm 2009 có 160.000 căn nhà trên nước Mỹ bị foreclosed. Bốn năm sau con số tăng lên 4 triệu.

- Con số hàng ngàn tỷ dollars đổ ra để kích cầu, bail out cho ngân hàng và ngành kỹ nghệ xe hơi, thực tế chẳng gây ảnh hưởng gì trên đời sống người dân Mỹ. Kinh tế vẫn tuột giốc. Thất nghiệp vẫn tăng nhanh. Và nợ công vẫn chồng chất mỗi ngày mỗi cao. Số tiền này phần lớn chui vào túi bọn tư bản xe hơi tại Illinois, căn cứ địa của Chủ Nghĩa tư bản theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Obama.

- Điển hình cung cách xài tiền chùa và tài năng kinh tế của ông Obama nằm trong dự án phát triển công ty năng lượng xanh Solyndra tại California. Dự án của công ty này mặc dầu ngày trước đã bị chính quyền Bush bác, nhưng được chính quyền Obama chấp thuận trở lạivà tài trợ 535 triệu dollars. Solyndra thật sự chưa đi vào hoạt động để sinh lời, nhưng chỉ 5 tháng sau sau khi nhận được tài trợ, nó đã khai bankruptcy. Việc lạ lùng là nó chìm vào quên lãng không kèn không trống. Không có ai đứng ra nhận trách nhiệm. Bạc tỷ lấy từ tiền thuế của dân, ông Obama phung phí một cách bừa bãi, không tính toán, coi như là chuyện giải trí qua ngày.

Còn rất nhiều những con số thống kê khác, nhưng thiết tưởng bấy nhiêu thôi cũng đủ để chúng ta đánh giá được khả năng lãnh đạo kinh tế của ông Tổng Thống. Toàn bộ nền kinh tế Mỹ coi như chỉ có thất bại, tại sao ông Obama không tự ý rút lui như đã hứa: If I do not get this economy going, then I will be a one term president, mà lại thản nhiên ra tranh cử nhiệm kỳ nữa?

image 

Kinh tế là cái tủ đứng chặn cứng họng Obama đối với dân chúng Mỹ. Kẻ lẻo mép này hết thế để bào chữa, nhưng lại ngụy biện đổ tội lên đầu người tiền nhiệm là TT Bush con. Người viết chẳng cố ý bênh ông Bush mà chỉ nói lên lời công đạo. Lý luận như Obama thì thật là gian manh và láu cá. Bởi nếu thế thì giai đoạn thịnh trị (về mặt kinh tế) dưới thời Clinton phải là do tài cán và công lao của TT Bush cha mới phải. Tại sao người ta lại dành hết cho ông Clinton? Ông TT Bush cha chỉ nói có một câu lỡ lời: Read my lips, no new taxes  (Nhìn vào môi tôi mà coi, tôi sẽ không tăng thuế mới.) Nhưng trong thời gian nắm quyền, vì kinh tế suy thoái và vì cuộc chiến đánh Iraq quá tốn kém, ông đã buộc phải thất hứa với nhân dân Hoa Kỳ và tăng thuế. Hậu quả là năm 1992 ông đã thất bại khi ra tái tranh cử và trở thành Tổng Thống một nhiệm kỳ.

image

Cung cách giải quyết vấn đề kinh tế của TT Obama đưa đến một trong hai kết luận sau đây. Hoặc là Obama là một ông Tổng Thống bất tài và thiếu tự trọng. Hoặc là Obama coi việc giải quyết vấn đề kinh tế của đất nước không phải là mục tiêu hàng đầu của ông. 

Người viết mong rằng kết luận sau là trật. Nhưng nếu ông Obama tái đắc cử thì rõ ràng nó lại trúng phóc. Đảng Cộng Hòa đã chui vào bẫy của ông Obama khi coi vấn đề kinh tế là đề tài chính trong cuộc vận động tranh cử kỳ này. Để xem người Mỹ có phải là một dân tộc trưởng thành về chính trị không, nghĩa là ý thức về các quyền tự do và dân chủ của mình như thế nào. Họ hành xử thẳng thắn (fair) quyền công dân và khôn ngoan tới mức nào trước quyền lợi của đất nước và tư lợi nhỏ nhen của bản thân và phe nhóm.

2.  Phục hồi uy tín của Hoa Kỳ

image
 
Nhiều người cho rằng Obama là một Tổng Thống Mỹ có khuynh hướng thiên về phía Hồi Giáo nhất từ trước tới nay và làm cho đồng minh Israel nhiều phen phải bực mình nhất. Đó là một sai lầm lớn nếu nhìn sâu vào chính quyền Obama và những hoạt động của chính quyền này. 

Năm 2008, Obama, chỉ là một nghị sĩ tập tễnh trong Thượng Viện Hoa Kỳ, vây cánh trên chính trường không có, kinh nghiệm lãnh đạo là con số không, tiền bạc cũng không nốt, tay mơ thế mà đá văng được bà Hillary, ngoi lên làm ứng cử viên của đảng Dân Chủ, và nhẩy phóc được vào Tòa Bạch Ốc làm cả thế giới phải sững sờ và kinh ngạc. Màn xiệc tài tình này ai làm được ở nước Mỹ, ngoài tư bản Do Thái và đám truyền thông dòng chính? Vấn đề tư bản Mỹ Do Thái và báo chí dòng chính đã có quá nhiều người nói đến rồi, kể cả người viết. (Xin tìm đọc lại các bài: Dòng chính, Tại sao không Occupy Tòa Bạch Ốc, Ố là là Obama, Thả con cá bắt con tép v.v. của người viết trên website Hồn Việt uk online.) Tuy nhiên ở đây người viết cũng xin nêu thêm những dẫn chứng Do Thái và truyền thông dòng chính tác động đến con bài Obama như thế nào.

image

Người đổ tiền nhiều nhất cho Obama ra tranh cử là tỷ phú Soros. Người mặc xiêm y, trang điểm phấn son cho Obama để ra mắt trước công chúng (Campaign chief manager) là David Plouffe. Người dẫn lối chỉ đường cho Obama trong Tòa Bạch Ốc (Chief of staff) là David Axelrod. Người này tác giả của The Amateur, cuốn sách best seller hiện nay, gọi là Bộ Óc Chính Trị (Political Brain) của Obama. Tất cả đều là Do Thái. Và còn rất nhiều nữa. Nhưng trên hết không thể không kể đến sự bao che đặc biệt của báo chí dòng chính Hoa Kỳ dành cho Obama và gia đình ông.

Năm 2008 nếu ứng cử viên PTT, bà Sarah Palin đi ăn một bữa tối hơi tốn kém một chút thì chắc chắn truyền thông dòng chính không để cho bà yên. Nhưng bà Michell Obama ăn dinner 500 dollars một bữa thì không sao. Bà Palin hồi còn làm Thống Đốc Alaska đi công tác dẫn theo đứa con nhỏ cho có mẹ có con, báo chí dòng chính moi móc ra để vùi dập bà, cho là bà lợi dụng chức vụ để lãng phí ngân sách. Trong khi bà Michell cùng với con cái và bạn bè du hí Tây Ban Nha xài bạc triệu thì báo chí im lặng. Trong một cuộc du hí khác, 2 công nương Obama rủ bạn bè đi tắm biển Mexico đem 25 vệ sĩ theo hầu, báo chỉ coi là chuyện con nít? Tháng 10 năm ngoái, trong một cuộc đi du hí Phi Châu bằng phản lực cơ Boeing 757, với con cái và bạn bè cùng đi, bà Michelle ghi tên con của mình trong đoàn là nhân viên cao cấp (senior staffers.) Tốn phí bạc triệu. Báo chí dòng chính cũng im re. Tại sao năm 2008 Báo chí Dòng Chính hạch sách tư cách hợp pháp của ứng cử viên John McCain vì ông sanh tại Canal Zone, chứ không phải trên đất Mỹ, mà lờ đi chuyện bà nội của Obama xác nhận Obama sanh tại Kenya? Báo chí Dòng chính nghĩ sao về cái chết đột ngột của ký giả Andrew Brietbat vì ông nắm được nhiều tài liệu bí mật về Obama? Tại sao CBS rút lại contract cho WND thuê để dựng Billboard “Where’s the Birth Certificate?” Tại sao Báo chí Dòng Chính cả vú lấp miệng em, nhận chìm xuồng vụ ông cò Arpaio và TS Jerome Corsi điều tra vấn đề “Birth Certificate” của TT Obama. Tờ giấy Obama trưng ra chỉ là tờ Chứng Nhân Khai Sanh (Certification of Birth) chứ không phải bản sao giấy khai sanh (Long form Birth Certificate Copy.) Sankey, một cựu cảnh sát viên điều tra người Anh cho biết đã khám phá ra TT Obama có 49 địa chỉ và 16 số an sinh xã hội (SSN) khác nhau. Trên các địa chỉ tại Illinois, có 2 con số bắt đầu bằng 042 và 364. Số 042 là con số chỉ thiết lập tại Connecticut, mặc dù Obama không ở hoặc làm việc tại Connecticut bao giờ? Báo chí dòng chính đánh hơi giỏi lắm kia mà, sao không biết chuyện này? Cứ cho là điều tiếng về ông Obama đều là những chuyện đáng nghi ngờ cả, nhưng ít ra báo chí cũng phải tìm hiểu cho rõ trắng đen, điều tra cho biết hư thực để phổ biến, vì đó là thiên chức và là nhiệm vụ hàng đầu của báo chí.

image

Kể ra thì còn nhiều lắm. Người Mỹ có một lời khuyên khá chí lý thế này: When the Mass Media promotes someone frome zero to hero, be very suspicious. The Mass Media is controlled by the Council on Foreign Relations. (khi báo chí dòng chính đề cao ai từ con số không thành anh hùng thì phải rất cẩn trọng, đáng nghi lắm, vì Báo chí dòng chính do Hội Đồng Liên Lạc Ngoại Giao kiểm soát.) Mass Media là công cụ của bọn tư bản đầu sỏ Do Thái. Không lý cái công cụ này đưa Obama lên để làm cuộc cách mạng vô sản, triệt hạ chủ nhân của nó. Một trò bịp và mị dân vĩ đại mà dân chúng Mỹ vẫn không hay biết. Sự thiên vị đáng khinh bỉ như thế của báo chí dòng chính để làm gì? Có phải câu trả lời là để giữ nước sơn bên ngoài cho “thần tượng” Obama được tốt đẹp lâu bền?  Bọn tư bản Do Thái và báo chí dòng chính đổ công, đổ của, đổ đi cả lương tâm và danh dự vào một con bài như thế dĩ nhiên là có mục đích.

Trở lại từ đầu. Ngay sau khi Obama mới bước chân vào Tòa Bạch Ốc, ông đã vội vã bay sang Cairo để chính thức thay mặt nhân dân Hoa Kỳ xin lỗi nhân dân Ai Cập. Tại sao bỗng dưng lại phải xin lỗi và để làm gì? Người tinh ý hiểu ra liền, trừ có ông TT Mubarrak là không hiểu nên mới bị đá đít. Ngay sau đó, Obama đến Riyadh, thủ đô Arab Saudi, cúi gập người bái chào Quốc Vương Abdulla để xin bệ kiến. Có phần chắc chắn là một ông Tổng Thống Mỹ da trắng không thể làm được các hành vi và cử chỉ này. Nhưng Obama làm được. Ở trong nước, Obama ra mặt chiều chuộng các phe phái Hồi Giáo, đặc biệt là nhóm The Muslim Brotherhood. Mục đích của tư bản Do Thái là sử dụng chính sách chia Islam đẻ trị Islam hòng làm suy yếu khối Hồi Giáo Trung Đông. Ý đồ này đã có kết quả. Một loạt các lãnh đạo các nước Hồi Giáo Bắc Phi bị hạ bệ và thay vào đó là lãnh tụ của phong trào Muslim Brotherhood. PT Muslim Brotherhood bị cho là thân Mỹ, mau chóng trở thành kẻ tử thù của nhóm Al Qaida. Đại sứ Mỹ tại Libya, Christopher Steven bị giết chết ngày 11/9 trong tòa Lãnh Sự Mỹ tại Benghazi là hành động trả thù của Al Qaida. Việc này châm ngòi nổ cho cuộc xung đột mới giữa các phe phái Hồi Giáo. Cuốn film Innocence of Muslim chỉ là cái cớ. Cho đến nay, Obama và Bộ Ngoại Giao Mỹ chỉ phản ứng cầm chừng cho có lệ. Tư bản Do Thái đạt được mục dích. Đối với bọn này, Obama xứng đáng được ở lại Tòa Bạch Ốc thêm 4 năm nữa.

image

Tình hình tại Á Châu cũng không khá gì hơn. Obama và bà ngoại trưởng Clinton chỉ đánh võ mồm, điều động tầu chiến, hàng không mẫu hạm đến Thái Bình Dương nói là Mỹ trở lại Á Châu để bảo vệ quyền lợi của Mỹ ở khu vực này. Nhưng khi hãng dầu Exxon của Mỹ đặt máy thăm dò ngoài khơi Đà Nẵng, trong khu vực 200 hải lý của thềm lục địa VN, bị thằng Chệt đe dọa phải tức tốc rút đi thì Obama trơ mắt đứng nhìn. Quyết tâm của Mỹ trở lại Thái Bình Dương như thế đấy. Thằng Chệt vẽ cái lưỡi bò, chứ nó vẽ cái lưỡi voi trên biển Nam Hải, thứ xem Obama dám làm gì? Tóm lại, nước Mỹ không những đã không phục hồi được uy tín, trái lại, càng ngày càng bị thế giới khinh rẻ hơn đến nỗi cựu ứng viên ra tranh cử TT của đảng Cộng Hòa Donald Trump đã phải thốt lên cay đắng: The world is laughing at us (thế giới đang cười vào mũi chúng ta.)

3.  Đạo luật bảo hiểm y tế toàn dân

image 

Xem ra đây mới là mục tiêu hàng đầu trong nghị trình làm việc (agenda) của TT Obama. Người ta nói Đạo Luật Bảo Hiểm Y Tế Toàn Dân hay gọi nôm na là Obamacare là công trình để đời của ông Obama. Đúng thế, TT Obama đã dốc hết toàn tâm toàn lực để đánh bạc với dư luận về vấn đề này. Núp dưới cái vỏ bọc “Bảo Hiểm Y Tế,” ông Obama phát động cuộc đấu tranh giai cấp, đánh thuế người giầu để lo cho người nghèo, hầu san bằng sự cách biệt giầu nghèo trong xã hội Mỹ. Người viết tin chắc chắn rằng với hơn 3000 trang giấy, đạo luật này ít có ai đọc hết nổi, kể cả những người làm luật và giới luật sư, chưa dám nói đến chuyện hiểu hết. Càng không thể nói đến chuyện hiểu rành rẽ từng chi tiết của đạo luật. Thôi thì hãy cứ lấy một vài điểm cụ thể nhất và liên hệ thiết thân nhất đối với từng cá nhân trong cái đạo luật này để thử đem ra mà bàn xem sao. Ở đây cũng nên minh định một điểm là người viết hoàn toàn không nói rằng chế độ an sinh xã hội của nước Mỹ hiện nay là toàn hảo. Không, nó không toàn hảo và có nhiều thiếu sót cần sửa đổi. Nhưng nên thay đổi và bổ khuyết một cách khôn ngoan và khả thi chứ không thể đạp đổ và thay thế theo cung cách mỵ dân và phiêu lưu được.
 
Có 2 vấn đề hệ trọng, gây tranh cãi rất nhiều trong luật Cải Tổ Y Tế của TT Obama. Một là việc cưỡng bách mua bảo hiểm. Hai là vấn đề tài trợ ngừa thai và triệt sản.


image

Vấn đề cưỡng bách mua bảo hiểm -    Có điều khoản luật là mọi công dân bắt buộc phải mua bảo hiểm y tế, nếu không sẽ bị phạt tiền. Những người nghèo quá không mua nổi bảo hiểm sẽ được chính quyền trợ cấp. Nhiều tiểu bang chống lại việc cưỡng bách này vì cho là vi hiến, đã kiện lên Tối Cao Pháp Viện. Ông Tòa Tối Cao giỏi chơi chữ, lắt léo phán rằng, luật bảo hiểm y tế không phải là một thứ giao dịch thương mại, cho nên tiền phạt người không mua bảo hiểm không phải là tiền phạt mà là tiền thuế. Luật này vì thế hợp hiến và đã được thông qua, nhưng nó tồn tại bên cạnh những chống đối không khắc phục nổi. Chuyện tréo cẳng ngỗng là trước kia ông Obama tích cực chống đối việc phạt tiền những người không chịu mua bảo hiểm,nhưng bây giờ thì ông hết còn chống, trái lại, rất bằng lòng. Ở đây người viết không luận bàn về khía cạnh pháp lý, chỉ xin nêu một số khó khăn thiết thực trước mắt của vấn đề.

Ứng cử viên của đảng CH là ông Romney đưa ra con số cụ thể thành phần dân chúng Hoa Kỳ hiện phải sống nhờ vào sự trợ giúp của chính phủ là 47%. Đây là một tỷ lệ hết sức lớn. Theo thống kê mới nhất, dân số HK là 314, 591,917 người. 47% dân số tức 147,824,961 người sống nhờ trợ cấp qua nhiều hình thức. Với chính sách o bế di dân và hầu như bỏ ngỏ biên giới của Obama, chắc chắn con số nhận trợ cấp sẽ càng ngày càng tăng. Lý do là vì biên giới canh phòng lơ là, dân nhập cư lậu sẽ dễ dàng tràn vào Mỹ. Đàng khác, chủ trương tự do phá thai và triệt sản của Obama sẽ làm cho tỷ lệ người già và hưu sẽ một ngày một tăng, trong khi lực lượng lao động và đóng thuế sẽ càng ngày càng giảm. Tỷ số 47% nhận trợ cấp sẽ càng ngày càng tăng, trong khi 53% lao động và đóng thuế sẽ càng ngày càng thu hẹp lại. Điều đó có nghĩa là gánh nặng trợ cấp của chính phủ sẽ bắt buộc phải tăng theo. Việc tăng chi này lấy từ đâu ra, nếu không phải từ thuế, hay từ việc vay mượn ngoại quốc. Như vừa nói, vì lực lượng lao động càng ngày càng giảm dần, ngân sách lấy từ thuế cũng sẽ giảm dần theo tỷ lệ thuận. Muốn cân bằng thu chi, chính phủ bắt buộc phải tăng thuế, hoặc cắt bớt các chương trình khác. Cụ thể như dưới thời lãnh đạo của TT Obama, những người được hưởng medicare đã bị cắt đi dịch vụ khám mắt, khám răng, và hạn chế bớt một số loại thuốc chữa bệnh.  Phải tăng thuế thì tăng bao nhiêu mới đủ? Đó là vấn đề. Càng tăng thuế, dân càng nghèo đi, giới đầu tư càng chán nản. Họ sẽ đem tiền đi đến những nơi khác làm ăn có lợi hơn.

image

Lối đánh thuế “lấy của người giầu chia cho người nghèo” nằm trong khái niệm đấu tranh giai cấp của cộng sản. Nó được mạ vàng bằng mỹ từ rất hấp dẫn “redistribution” (tái phân phối lợi tức) trong kinh điển của Marx. Chính sách tái phân phối lợi tức được áp dụng tại các nước CS. Nhìn vào VN thì sẽ biết kết quả của chính sách này. Cải Cách Ruộng Đất, đánh tư sản, đổi tiền v.v. đều là cách tái phân phối lợi tức. Các phương thức này đã không những không đem lại công bình cho xã hội, mà trái lại, càng tạo thêm đầy dẫy bất công: cán bộ càng ngày càng giầu sụ trong khi đại đa số dân chúng càng ngày càng nghèo đi. Luật bảo hiểm y tế của Obama đèo bòng thêm gánh nặng trợ cấp mua bảo hiểm y tế cho người dân nữa thì không biết lấy tiền ở đâu ra để chi phí? Cũng không thể không xét đến vấn đề tăng phí bảo hiểm. Bạn xài xe. Nếu chiếc xe gây tai nạn, hãng bảo hiểm sẽ tăng tiền bảo hiểm. Bảo hiểm y tế cũng thế. Tiền bảo hiểm sẽ tăng cùng với tuổi già và những căn bệnh bạn có thể mắc phải. Như thế thì, nhắm mắt lại bạn cũng có thể thấy được nước Mỹ sẽ đi về đâu do cái đạo luật bảo hiểm y tế này.

Nếu không tăng thuế mà đi vay mượn ngoại quốc thì chuyện gì sẽ xẩy ra? Cứ coi như người viết nói chuyện tếu cho vui. Chuyện đùa nhưng biết đâu sẽ là thật. Hiện nay, tổng sản lượng quốc gia (GDP) của Mỹ là 15,586 trillion dollars. Nợ ngoại quốc: 16,016 trillion, tức 100.48% GDP. Mỗi người Mỹ tính theo đầu người hiện gánh một số nợ không do mình vay là 52.714 dollars. Có hơn 10 quốc gia cho nước Mỹ vay nợ. Đứng đầu là Chệt: 1149, 6 billion. Obama quen thói bóc ngắn cắn dài, làm ít nhưng chơi sang, thiếu thì đi vay mượn. Một ngày đẹp trời nào đó, món nợ vay của thằng Chệt xấp xỉ bằng GDP của nước Mỹ. Hồ Cẩm Đào lúc này mới ghé miệng vào tai Obama nới nhỏ: Cái nị có muốn vay nữa không, ngộ còn nhiều lắm. Chỉ cần nị đưa cho ngộ cầm cái gì đó để làm tin thôi là lược zồi, để cho mấy cái thằng Chệt của ngộ nó khỏi théc méc thôi ấy mà. Sang cái nước Mỹ của nị cho ngộ đi, hay đưa cái “sổ đỏ” của nị cho ngộ giữ dùm cho là xong thôi. Ngộ cẩn thận lắm. Ngộ giữ cho không sợ mất đâu. Nị cần bao nhiêu nữa cũng có liền à…  Có lẽ người viết quá bi quan chăng, nhưng cứ thử bầu cho Obama và bọn liberal xem rồi chuyện gì sẽ xẩy ra. Chuyện đùa thôi nhưng phải coi chừng, quan trọng lắm đó. Cách nay vài bữa, tỷ phú Ross Perot, nguyên ứng cử viên TT cảnh cáo: The United States could be taken over by another worldly power (Nước Mỹ có thể sẽ bị sang tay cho một thế lực ngoại quốc khác.)
 
Vấn đề ngừa thai và triệt sản -  Từ trước đến nay không có một ứng cử viên Tổng Thống nào, trừ Obama ra, lại ngu xuẩn húc đầu vào thành trì tín ngưỡng của người Thiên Chúa Giáo. Họ thừa hiểu rằng như thế chắc chắn sẽ mất đi một số phiếu đáng kể của các giáo dân. Không phải TT Obama ngu xuẩn. Ông ta khôn ngoan và mưu lược lắm. Nhiệm kỳ đầu, với chiêu bài CHANGE, Obama muốn phô trương một cuộc cách mạng quét sạch rác rưởi của xã hội, làm sạch Tòa Bạch Ốc và Quốc Hội Hoa Kỳ. Còn gì lý tưởng và hấp dẫn bằng. Cuộc vận động mang phong thái sáng tạo này thu hút được 91% nữ cử tri và 53% nam cử tri công giáo. Obama đắc cử. Trong 4 năm ngồi trong Tòa Bạch Ốc, ông thay đổi chiến thuật và chiến lược để o bế các nghiệp đoàn và dân nghèo, kết thân với các tổ chức anh chị ACORN và Black Panthers, vuốt ve Muslim Brotherhood, hứa hẹn đám phụ nữ Pro Choice và đông tính luyến ái, dễ dãi với dân nhập cư lậu, thả lỏng canh phòng biên giới, tìm cách bịt miệng những tiếng nói chống đối. Khối cử tri này hiện ước lượng là trên 50% dân số. Qui tụ được liên minh này, Obama bỏ rơi thành phần cử tri còn trung thành với Giáo Hội Công Giáo, vận động tái ứng cử với chiêu bài FORWARD (cứ thế mà đi, không còn do dự gì cả.)  Các thành phần trên tập hợp lại dưới cái tên “Liberal,” dưới sự lãnh đạo của Obama,mưu làm một cuộc cách mạng mới là triệt hạ Thiên Chúa Giáo và các giá trị truyền thống của nước Mỹ.


image 

Người Mỹ ròng (con cháu di dân từ Âu Châu) phần lớn đạo đức và bảo thủ. Chủ trương tự do phá thai, triệt sản, và đồng tính luyến ái là phản lại giáo lý của Thiên Chúa Giáo. Khoan nói tới việc chủ trương cưỡng bách cung cấp các phương tiện phá thai và triệt sản cho phụ nữ có vi phạm quyền tự do tôn giáo mà Hiến Pháp minh thị bảo đảm hay không, nhưng chắc chắn chủ trương này xúc phạm trầm trọng đến danh dự và chủ đích của các bậc Tổ Phụ (Founding Fathers) đã sáng lập nên nước Mỹ. Các Tổ phụ của nước Mỹ tin tưởng và đặt niềm tin đó vào Thượng Đế một cách công khai và rõ ràng với câu “IN GOD WE TRUST” khi tuyên bố nền Cộng Hòa. Sự kỳ diệu không phủ nhận được là niềm tin này đã biến nước Mỹ thành một Quốc Gia cường thịnh, một Xã Hội Văn Minh, Tự Do, và Dân Chủ, một thể chế mô hình được cả thế giới ca tụng và mong muốn rập khuôn. Nếu có ai bảo rằng người viết là một tín đồ Công Giáo nên quen thói “mẹ hát con khen hay” thì xin nhìn vào các nước láng giềng của Mỹ mà suy gẫm. Cùng lập quốc trên một giải đất với tất cả mọi điều kiện hầu như giống nhau mà tại sao nước Mỹ rất cường thịnh trong khi các nước Canada và Mexico lại thua kém? Há chẳng phải nước Mỹ nhờ câu “Thần Chú” kia sao? Tìm ra được câu trả lời thuyết phục xin quí vị vui lòng chỉ giáo cho.

Cái nền móng xã hội được bao nhiêu thế hệ Mỹ xây đắp và vun trồng, thế mà nay Obama muốn đạp đổ chỉ vì để thỏa mãn đòi hỏi của một thành phần muốn tự do sống thác loạn. Nếu các đòi hỏi này được đáp ứng, xin cứ tin đi, đó là dấu chỉ của nước Mỹ đi đến sụp đổ. Nếu không muốn nói TT Obama cố tình giật sập nước Mỹ, thì cũng nên biết rằng ông ta và đảng Dân Chủ cùng với sự hỗ trợ cuồng nhiệt của thành phần liberal, đang ra sức cải biên Hoa Kỳ thành một chế độ tư bản vô thần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chế độ này đại để là quyền tự do không bị giới hạn phải được triệt để áp dụng, kể cả tự do ngừa thai, phá thai, đồng tính luyến ái v.v., nhưng nhà nước lại có quyền kiểm soát (control) và điều hành (regulate) mọi sinh hoạt trong đời sống xã hội. Đó là mô thức “Trật tự thế giới mới.” Hoa Kỳ đi bước trước. Thế giới lần lượt theo sau.

image

Mặc dầu với một kiến thức luật có thể nói là uyên bác, (giáo sư Luật Hiến Pháp ở đại học), Obama cố tình không hiểu rằng trong các quyền của con người, tự do tôn giáo là quyền căn bản nhất được Hiến Pháp đặc biệt bảo đảm. Quyền Tự Do Tôn Giáo bao gồm hai khía cạnh rất rõ rệt là tự do tín ngưỡng và tự do hành đạo. Hành đạo được tự do thực hiện tại những nơi không cản trở đến tự do của người khác. Nhưng niềm tin hay tín ngưỡng, vì nó thuộc lãnh vực siêu hình nên gắn liền với tâm linh con người bất cứ họ ở đâu, làm việc gì. Tín ngưỡng là quyền tin có Thiên Chúa và tuân giữ giới luật của Thiên Chúa. Hai điều kiện “tin theo và tuân giữ” này gắn liền với nhau không thể tách rời mới gọi là tín ngưỡng. Như vậy tự do tôn giáo chủ yếu là quyền con người được tự do tín ngưỡng, tức là tin có Thiên Chúa và tuân thủ những điều răn Thiên Chúa dậy. TT Obama không thể bắt buộc người công giáo phải ngừa thai, phá thai hoặc cung cấp phương tiện để làm các hành động đó cho người khác với bất cứ lý do gì, vì điều đó trái với tín ngưỡng, hay tín lý tôn giáo. Luật Cải Tổ Y Tế bắt buộc các cơ sở tôn giáo mướn 50 nhân viên trở lên phải mua bảo hiểm (tức cung cấp phương tiện) ngừa thai và phá thai cho nhân viên rõ ràng là vi phạm quyền tư do tôn giáo của người dân.
 
Tung ra đạo luật này vào mùa bầu cử, TT Obama không sợ mất phiếu của người Thiên Chúa Giáo. Ông nên được coi là một chính khách cam đảm, đáng khâm phục. Vượt quá lòng can đảm là sự thách đố liều lĩnh của ông đối với các giáo hội Thiên Chúa Giáo và nhất là với Hiến Pháp. Về mặt chính trị, TT Obama muốn phá bỏ cái nền móng cơ bản lập quốc của các Tổ Phụ: In God, We Trust, biến Hoa Kỳ thành một đất nước vô thần. Con đường để đạt được mục tiêu này, TT Obama hiển nhiên đã tạo ra một cuộc chiến tranh ý thực hệ giữa tín ngưỡng và vô thần, giữa tôn giáo và quốc gia, giữa ông và các tín đồ Thiên Chúa Giáo? Có thắng được hay không thì chưa biết, nhưng trước mắt ông sẽ gặp phải vô vàn vô số những khó khăn chồng chất. Giáo Hội Công Giáo đang cung cấp 20% cơ sở và dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho dân chúng trên khắp nước Mỹ. Nếu các cơ sở và dịch vụ này buộc phải đóng cửa vì không muốn lỗi luật của Chúa như Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đe dọa thì chuyện gì sẽ xẩy ra? Để duy trì một cuộc sống ổn định cho xã hội, TT Obama không có con đường  khác ngoài việc quốc hữu hóa các phương tiện này và cưỡng bách các nhân viên phải đi làm? Ông dựa vào luật pháp nào để làm việc đó? Nếu không quốc hữu hóa thì lấy cái gì thay thế lấp vào chỗ trống khi các cơ sở và dịch vụ này phải đóng cửa? Tiền bạc đâu để thiết lập những cơ sở thay thế, mua trang bị, và thuê mướn nhân viên. Trong bao lâu mới hoàn thành việc thay thế? 5 năm? 10 năm? Hay hơn nữa?


image 

-  Mel Sanger, nhà nghiên cứu chính trị quốc tế gọi TT Obama là AntiChrist (kẻ chống Chúa hay Quỉ Vương.) Nếu TT Obama là một AntiChrist thật thì hành động của ông phải kể là một cuộc chiến giữa Thiên Chúa và Satan.

-  Mychal Massie, nhà văn da đen và nhà bình luận truyền hình tại Los Angeles nói: They (Obama và Michell) are the worst kind of racialists, they are elitist Leninists with contempt for traditional America (Họ là loại người kỳ thị xấu xa nhất, là những đồ đệ xuất sắc nhất của Lenin, họ coi những giá trị truyền thống Mỹ chẳng ra gì.)

-  Còn nguyên ứng cử viên của đảng CH ra tranh cử TT phát biểu cụ thể nhưng rất cương quyết: I could vote for anybody over President Obama. President Obama has been a total and complete disaster(Tôi bỏ phiếu cho bất cứ ai ngoài Obama. TT Obama là một tai họa hoàn toàn và tuyệt đối.)




Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất 

image

42 năm sống ở Mỹ: Được gì, mất gì?
Hai người Việt hành hung một anh Tây chảy máu mũi
Tường thuật phiên xét xử sơ thẩm Blogger Nguyễn Ng...
Giạt vào bờ
Cuộc di cư vĩ đại chạy trốn Cộng Sản 1954-1955
Hình ảnh về Mỹ bị thay đổi lớn vì Trump?
Nội các Trần Trọng Kim: 5 thành tựu trong 4 tháng...
Con người có con mắt thứ ba?
Sự khác biệt giữa “Chiếm” và “Giải Phóng”
Để sống vui mạnh
Khi chuột không còn biết sợ mèo
Cần bỏ biên chế như sổ gạo thời xưa
Về Việt Nam không nên xài số điện thoại ở Mỹ
Tranh luận về “PARIS AGREEMENT”
Trẻ béo phì ở Trung Cộng: nhiều nhất thế giới
Điều trần FBI: Bạch hóa TT Trump?
Nhận thức di sản văn học miền Nam
Hải sâm, vú nàng, máu và nước mắt
Cùng một sự việc: phản ứng khác nhau trong xã hội
TT Ngô Đình Diệm dưới cái nhìn của các lãnh tụ

42 năm sống ở Mỹ: Được gì, mất gì?

image

Trước Trump nước Mỹ là đất nước của di dân và tị nạn. Đó là đất nước đã tiếp đón chúng tôi 42 năm trước. Biểu tượng nước Mỹ là Nữ Thần Tự Do đứng sừng sững ở hải cảng New York tiếp đón và mừng di dân đến xây dựng nước Mỹ. Dân tứ xứ khắp thế giới bị đất nước họ ruồng bỏ, không sống được ở quê hương, cũng đến đây xây dựng lại cuộc đời, tìm giấc mơ Mỹ, Tự Do, Hạnh Phúc và No Ấm.

Nhiều bạn hỏi tôi làm sao đi Mỹ. Thú thật với các bạn đi Mỹ là một cơ duyên, trời định. Chính tôi không bao giờ mơ có ngày được đi Mỹ, và trở thành một người Mỹ trung bình như ngày hôm nay. Kỷ niệm 42 năm sống tại Mỹ, tôi tự hỏi, mình được gì, và mất gì? Càng gần đến tháng Tư, câu hỏi này cứ lởn vởn trong đầu tôi. Nếu năm 1975 tôi ở lại, bây giờ tôi và con cháu tôi ra sao?

Một người bạn thân của tôi tại Đại Học Sư Phạm Sài Gòn là Giáo sư Lê Trong Vinh, cựu Khoa Trưởng trường Đại Học Sư Phạm Huế, đã ở lại vì tin đất nước sắp hòa bình và trung lập, sau bỏ nước ra đi, cả gia đình đã chết ngoài biển khơi, chỉ trừ một cháu còn may mắn sống sót.

Tôi ra đi cũng khổ lắm. Mặc dầu nước Mỹ trước Trump rộng lượng và tốt với di dân, tôi cũng phải tranh đấu nhiều năm, mới sống được vững vàng, có chân đứng vững chắc trong xã hội mới. Điểm đầu tiên cần là phải quên quá khứ, và bắt đầu lại.

image

Quên quá khứ, sống vì hiện tại và tương lai. Cực khổ đến đâu cũng chịu. Nói thì dễ, nhưng làm rất khó. Nếu không có tình thương gia đình, vợ con, và tình người Việt Nam với nhau, những người Việt Nam do tình cờ lịch sử trôi dạt đến đây, sống gần nhau trong xóm, thương yêu và ủng hộ lẩn nhau, tôi không đủ can đảm tiếp tục dấn thân, bắt đầu lại.

Trong nhiều năm tôi cố gắng quên quá khứ, để có thể tiếp tục sống với hiện tại và tương lai ở Mỹ. Cố gắng riết rồi tôi quên hẳn luôn quá khứ của mình. Có lúc tôi cũng quên luôn mình là ai, mình đã làm gì trước khi đến Mỹ. Tên Le Thanh Hoang Dan, hay Lê Thanh Hoàng Dân, tôi chỉ nhớ lại khi gặp người quen ở Cali, hay Sài Gòn. Lúc đi làm việc, tôi tên là Dan Le, hay Dan H. T. Le. Tên Dan dễ gọi cho bạn Mỹ của tôi, Dan giống như tên viết tắt Daniel của Mỹ.

Những ngày hưu trí, đặc biệt sau khi Tổng Thống Clinton bỏ lệnh cấm vận, vợ chồng tôi đã trở về thăm lại quê hương, gia đình và bạn bè. Quá khứ từ từ trở về. Từ từ tôi thấy rõ những gì tôi được, và những gì tôi mất. Khi trở về gặp lại bạn bè, hiểu được cuộc sống của họ, tôi mới hiểu rõ nếu tôi ở lại, có lẽ tôi cũng như họ mà thôi. Nói ra thì xấu hổ, lúc ở New York tôi nhớ quê hương, nhưng về thăm quê hương, lúc máy bay cất cánh bay về Mỹ, tôi thở phào nhẹ nhõm, thấy mình may mắn quá.

image

Tôi vẫn nhớ mình đã từng dạy học, viết văn và làm sách ở Sài Gòn. Thời tuổi trẻ tôi cũng nhiều lý tưởng, nên đã theo các đàn anh Giáo Sư Nguyễn Văn Bông và GS Nguyễn Ngọc Huy chống đối chánh phủ, mong muốn một chế độ tốt hơn cho quê hương. Thời ấy đã qua rồi.

Tôi cố gắng quên quá khứ đó, để thích nghi với cuộc sống mới. Nhiều bạn cũ của tôi thời dạy học rất nổi tiếng, khi tôi may mắn gặp lại lúc đến Cali, đều ngạc nhiên thấy tôi thay đổi, hoàn toàn thay đổi. Thân xác vẫn là tôi, tâm hồn hoàn toàn khác, đặc biệt những hiểu biết tôi học được ở Mỹ hoàn toàn khác thời còn ở Sài Gòn. Lúc đó tôi mới ý thức mình đã thật sự trở thành một con người khác, và thật sự đã từ bỏ quá khứ oanh liệt đó rồi.

Qua Mỹ, các bạn tôi vẫn còn làm báo tiếng Việt, viết văn, dịch sách, và liên hệ với giới văn nghệ hải ngoại. Họ nổi tiếng. Khi gặp lại họ, tôi cảm thấy mắc cở, như đã làm điều gì tội lỗi vậy. Tôi thấy họ hay quá. Tôi đã bỏ cuộc, chịu thua, và thật sự bắt đầu lại. Thay vì tiếp tục sống như một người Việt Nam thời ở Sài Gòn xa xưa, tôi đã đổi mới, đã thích nghi, đã sống như một người Mỹ trung bình.

Quyết định bỏ hết quá khứ để bắt đầu lại không phải dễ. Bỏ hết quá khứ có nghĩa bỏ hết những gì làm nên giá trị cá nhân mình trong quá khứ. Lúc sống ở Sài Gòn, đi đâu người ta cũng chào hỏi, thưa Thầy. Đi đâu cũng có người nhận ra tôi, là ông Quê Hương Mến Yêu, là chương trình TV tôi làm MC. Đi đâu người ta cũng nói về sách vở, và nhà xuất bạn Trẻ do tôi chủ trương. Bỏ hết, bắt đầu lại.

Sau hơn 40 năm cố quên quá khứ và đám con tinh thần ngày xưa, lần đầu tiên tôi cầm lại trong tay một cuốn sách do tôi dịch, viết và xuất bản, là vừa rồi về thăm quê hương ăn Tết, một vài bạn FB của tôi ở Hà Nội và Sài Gòn đã gởi tặng một vài quyển sách cũ. Đám con tinh thần của tôi đã tự sống tự chết 42 năm qua, tôi không quan tâm và không để ý tới chúng nữa. Tôi quên hết, để bắt đầu lại. Tôi đã sống dưới đáy xã hội Mỹ, nhưng tôi đã đi lên.

image

Trong bài 1 tôi trình bày tâm trạng những ngày mới qua Mỹ, sống lận đận dưới đáy xã hội. Năm 1975, Cộng Sản mạnh lắm. Lúc đó tôi nghĩ sẽ không có ngày tôi trở về thăm lại quê hương, như hiện nay. Tâm trạng thế hệ chúng tôi lúc đó là quên quá khứ, và bắt đầu lại. Tuy nhiên mỗi năm khi tháng Tư trở về, bông hoa nở đầy khắp nước Mỹ, lòng tôi xôn xao nhớ lại quê hương, và những ngày thơ ngây thời tuổi trẻ đã mất.

Ngày nay các bạn đến Mỹ thăm bà con, bạn bè, du lịch, hoặc du học, các bạn sướng hơn tôi. Các bạn đến đây rồi trở về. Quê hương Việt Nam vẫn là quê hương của các bạn. Ở Mỹ, các bạn có một cộng đồng Việt Nam mạnh khắp nước Mỹ chào đón các bạn. Các bạn có thể đi ăn phở, cơm gia đình, canh chua cá kho tô, bánh xèo, bún chả Hà Nội, bún bò Huế v.v.. dễ dàng. Lúc tôi đến đây, không thấy người Việt Nam nào. Phải mấy tháng sau tôi mới biết được nơi mua nước mắm, cuộc đời năm 1975 bơ vơ, khổ lắm. Không còn quê hương để trở về, phải sống bơ vơ và cô đơn dưới đáy xã hội, tranh đấu ngoi lên, vừa làm vừa học, mệt và chán nản vô cùng.

Các bạn nhớ lại quá khứ dễ dàng không? Đối với tôi quá khứ và kỷ niệm những năm sống ở Sài Gòn khó nhớ quá. Tôi cố gắng nhớ lại quá khứ mỗi lần tháng Tư trở về, triệu người vui và triệu người buồn, hoặc mỗi lần gặp bạn bè ở Cali hay Việt Nam. Nhưng hình như có một cái gì đó trong tôi muốn chôn vùi quá khứ, nhớ không được, nói đúng hơn nhớ đại khái, quên hết chi tiết. Muốn thích nghi với đời sống mới tôi phải quên, nhưng thỉnh thoảng tôi lại muốn nhớ. Đúng như một người nào đó nói, có một thời để quên, và một thời để nhớ.


image

Năm 1975 lúc chúng tôi ra đi, tâm trạng thế hệ tôi là ra đi không trở lại. Tìm một nước chấp nhận mình, và cố gắng sống, nuôi con, gây dựng lại cuộc đời bị Cộng Sản cướp mất. Bây giờ họ gọi chúng tôi là Việt Kiều Yêu Nước. Lúc đó họ coi chúng tôi là kẻ thù. Cái gì ở miền Nam cũng xấu, cũng Ngụy. Gia đình nào trong Nam cũng có người đi tù cải tạo. Sách vở, văn hóa, tất cả những gì của miền Nam cũng Ngụy, cần tiêu diệt. Sách vở bị đốt ngoài đường. Văn hóa miền Nam bị chế diễu. Tiền của mất trắng qua đêm do đổi tiền, nhà cửa bị mất vì nạn đi vùng kinh tế mới v.v.. Với cách hành xử như vậy của Kẻ Chiến Thắng, chúng tôi không còn lựa chọn nào khác hơn, là đi, đi luôn, không trở lại. Bây giờ thì khác, nhiều người đã trở về thăm lại quê hương, trong đó có chúng tôi. Lúc đó khác.

Năm 1975 chúng tôi đến Mỹ với quyết tâm sống, làm lại cuộc đời, nuôi con, dạy dỗ con thành người, sống cuộc đời hạnh phúc chúng tôi không có. Chúng tôi bắt đầu lại, sống dưới đáy xã hội, nhưng chúng tôi quyết tâm đi lên, cần cù làm việc, vừa làm vừa học. Chúng tôi cực khổ, nhưng nhìn nụ cười của đám con, tôi thấy mình đã đi đúng đường. Trong lúc bên nhà Cộng Sản xúi dục con cái chống lại cha mẹ, rình rập xem cha mẹ có nói xấu gì Đảng và Chế Độ không, ở đây cha mẹ và con cái yêu thương nhau, sống trong tình thương, thay vì hận thù. Chúng tôi nhất quyết thích nghi với đời sống mới, tranh đấu ngoi lên. Muốn thích nghi với cuộc sống mới ở Mỹ, điều cần thiết là quên quá khứ. Quên được quá khứ, con tim mới vui trở lại, như lời một bài ca.

Bây giờ muốn nhớ quá khứ, tôi thấy có một rào cản trong tâm linh muốn đè nén và chôn đi quá khứ, không cho tôi nhớ. Lạ thật. 42 năm trước khi chúng tôi vừa đặt chân đến Mỹ, tôi cũng ở trong tâm trạng này, muốn quên quá khứ, để bắt đầu lại. Phải quên quá khứ mới có thể thích nghi được với cuộc sống hiện tại, và xây dựng tương lai. Nói thì dễ, nhưng phải hơn 7 năm sau khi đến Mỹ, tôi mới quên được quá khứ, và xây dựng được cuộc sống ổn định trên đất nước này.

Chúng tôi may mắn đến Mỹ rất sớm. Chúng tôi thuộc đợt người Việt Nam đầu tiên đến New York vào năm 1975. Sài Gòn mất (được giải phóng) ngày 30 tháng Tư. Ngày 2 tháng 5 chúng tôi đã có mặt ở New York. Vợ tôi làm việc cho ngân hàng Chase Manhattan ở Sài Gòn. Chase đã gởi một phó Giám Đốc ở Bangkok qua Sài Gòn đưa tất cả nhân viên ở đây di tản. Từ Sài Gòn chúng tôi bay qua phi trường Clark bên Phi Luật Tân, từ đó đi Guam, California, và rốt cuộc New York. Nếu không có ngân hàng Chase giúp đỡ, cuộc đời tôi sẽ khổ lắm.

Lúc chúng tôi đến đây, chưa có Cộng Đồng Việt Nam. Về điểm này, tôi không được như các bạn đến sau này, hoặc các cháu đến đây du học. Các bạn có một cộng đồng người đồng hương qua trước. Họ có kinh nghiệm sống ở đây. Những việc dễ như mua gạo, nước mắm, mua thức ăn Việt Nam ở đâu họ đều biết. Họ sẽ hướng dẫn các bạn. Khi chúng tôi đến, phải gần 2 tháng sau một người Việt Nam mới khám phá được nơi bán nước mắm, và gạo. Cô đã thông báo cho cả đoàn biết. Ai cũng mừng.

image

Mỗi năm khi mùa xuân trở về, hoa nở rộn ràng, lòng tôi bồn chồn, nhớ tới quê hương, và những ngày vui thời tuổi trẻ. Trong bài 1 và 2, tôi đã trình bày tâm trạng những ngày đầu đến Mỹ sau sự kiện 30 tháng Tư năm 1975. Các bạn ngày nay may mắn hơn tôi. Các bạn đến thăm viếng nước Mỹ, thăm gia đình và bạn bè, làm việc, kiếm tiền, hoặc du học, các bạn còn đất nước để trở về. Các bạn có một cộng đồng người Việt ở đây, muốn ăn món Việt Nam nào cũng có, muốn mua món Việt Nam nào cũng được. Các bạn không cô đơn, cực khồ, tuyệt vọng và sống dưới đáy xã hội Mỹ như chúng tôi năm 1975. Lúc đó Cộng Sản mạnh lắm, gần như đô hộ phân nửa thế giới, nên chúng tôi đến Mỹ với tâm trạng đi không trở về, chọn nơi này làm quê hương, cố quên quá khứ ở Việt Nam, và dấn thân hội nhập, tranh đấu để sống và chết ở đây.

“…Cái thu ban đu lưu luyếy
Ngàn năm h d my ai quên…”

(Thế Lữ)

Năm 1975 khi chúng tôi ra đi, tôi chỉ biết mình phải đi, không biết đi đâu và làm gì, cuộc đời sẽ ra sao. Lúc đó Cộng Sản bao vây Sài Gòn và chuẩn bị tấn công. Chúng tôi tránh lằn bom lửa đạn, tìm đường sống cho các con, thế thôi. Vợ tôi làm việc cho ngân hàng Chase ở Sài Gòn, nên chúng tôi đi New York nơi có Trụ Sở Trung Ương của ngân hàng nầy, và sống ở đây 41 năm và dọn về Florida hơn 7 tháng nay. Chase sponsor (bảo trợ) chúng tôi, nhưng cử một Vice President nhà băng Host (tiếp đãi) chúng tôi trong những bước đầu sống ở Mỹ. Sự khác biệt văn hóa giữa người Việt và Mỹ quá lớn, nên ở nhà Host một thời gian giúp chúng tôi nói tiếng Mỹ khá hơn, hiểu rõ hơn cách người Mỹ sống, giúp chúng tôi thích nghi dễ dàng hơn.

Chúng tôi đến Mỹ với hai bàn tay trắng, gia đình 6 người, vợ chồng và 4 con, trong túi có vài chục đô la Mỹ. Tất cả những gì tôi có ngày nay là do nước Mỹ đã cho chúng tôi. Tôi mất tất cả khi ra đi, tiền, đại gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, học trò, những gì tôi yêu quí nhất đời những năm dạy học, viết văn làm sách ở Sài Gòn. Tôi được một cuộc đời yên bình với con cháu ở Mỹ, và những năm gần đây, tình đại gia đình, tình người Việt Nam những lần về thăm lại quê hương.


image

Lúc ra đi, điều tôi tiếc nhất là đám con tinh thần ngày xưa của tôi, mấy chục quyển sách tôi đã cùng nhiều bạn hữu viết, dịch và xuất bản, trong Tủ Sách Giáo Dục do Trần Hữu Đức chủ trương, Tủ Sách Tâm Lý và Sư Phạm do tôi điều khiển, Tủ Sách Văn Học Thế Giới, Tủ Sách Khoa Học Nhân Văn v.v… Khi ra đi tôi đã bỏ đám con này ở lại tự sống tự chết. Lần đầu tiên tôi cầm lại trong tay một quyển sách do tôi viết, hay dịch về Tư Tưởng Sư Phạm, Lịch Sử Giáo Dục, Tâm Lý Giáo Dục, và Các Vấn Đề Giáo Dục, là hai năm trước khi về thăm lại quê hương, một vài bạn FB của tôi ở Sài Gòn và Hà Nội đã gởi tặng. Rất vui. Trong đám con tinh thần này, có đứa chưa chết, chưa bị tiêu diệt hoàn toàn trong cơn hồng thủy ngày 30 tháng Tư năm 1975. Còn nhiều đứa khác tôi chưa thấy mặt, không biết bây giờ ở đâu.

Ai sponsor (bảo trợ) cho nhân viên Chase? Chính nhà băng (ngân hàng) Chase bảo trợ. Chase đề cử một số nhân viên có chức quyền trong ngân hàng, mỗi người làm host (chủ nhà) đón nhận một gia đình nhân viên từ Sài Gòn.

"Host" giống như một chủ nhà tiếp đãi khách. Trong trường hợp chúng tôi chân ướt chân ráo từ một nước kém phát triển như miền Nam Việt Nam, rớt vô một xã hội văn minh, kỹ nghệ hóa, tiến bộ như Hoa Kỳ, host còn có nhiệm vụ giúp chúng tôi hiểu và hội nhập. Có nghĩa là giúp chúng tôi hiểu văn hóa, và tổ chức xã hội ở đây, cũng như hiểu một số kỹ năng để sống tự lập.

Sự khác biệt về văn hóa lớn quá. Lấy một thí dụ. Một ngày mùa hè nóng nực, Host rủ chúng tôi (vợ chồng con cái) đi chơi. Hôm đó host muốn cho chúng tôi đi thăm West Point trên núi. Đây là một trường quân sự nổi tiếng của Mỹ. Ở đây cảnh vật rất đẹp. Thấy Host ôm một đóng áo lạnh, vợ chồng con cái tôi xanh mặt, chạy vô nhà, ai cũng ôm một vài áo lạnh ra xe. Hóa ra Host ôm áo lạnh đi giặt. Chúng tôi tưởng trên núi lạnh lắm, giữa mùa hè, cả nhà ôm áo lạnh đi. Còn nhiều chuyện buồn cười như vậy, cho thấy những ngày đầu ở Mỹ khó như thế nào.

Như trên đã nói mấy tháng sau khi đến New York, một nhân viên Chase đã tìm được nơi bán gạo và nước mắm. Vợ chồng tôi ở rất xa thành phố. Muốn đi New York, chúng tôi phải đi xe lửa, xong lấy xe điện ngầm (Subway), xong đi bộ xa xôi mới mua được chai nước mắm đầu tiên. Nhân cơ hội host đi vắng, vợ chồng tôi nấu cơm, luộc hột gà (không biết hột vịt bán ở đâu) dầm nước mắm, ăn ngon quá. Mấy tháng chưa ăn cơm. Buổi cơm đạm bạc đầu tiên ở Mỹ ngon quá sức.


image

Nước mắm thơm với người Việt Nam chúng ta. Nhưng đối với người Mỹ họ không chịu nổi mùi này. Chúng tôi rất kỹ lưỡng mỗi khi rót nước mắm. Nhè nhẹ mở nút. Đổ một vài nhiễu nước mắm. Đậy nút lại chắc chắn. Lấy giấy lau kỹ miệng chai. Tình cờ người nhà của Host thấy được, kể lại cho Host. Tao thấy tụi nó ăn cái gì quí lắm. Chúng mở chai rất trịnh trọng. Còn lau chai sau khi đổ nước đó ra chén. Tụi nó quí nước này lắm. Không biết nước gì.

Có lần vợ tôi làm chúng tôi hú vía. Mấy tháng đầu tiên ở Mỹ tôi suốt ngày ngồi xem TV để tự học tiếng Mỹ. Host nói gì tôi cũng không hiểu. Tôi nói gì host cũng đoán chừng ý tôi thôi, lúc đúng lúc sai. Vợ tôi đã từng làm việc cho ngân hàng Chase ở Sài Gòn, nên tiếng Mỹ giỏi hơn tôi.

Mỗi ngày Nàng đi xe lửa xuống New York làm việc, chiều tối mới trở về. Hôm đó Nàng ngủ quên (hay lo ra không xuống đúng trạm?). Xe lửa chạy tới trạm cuối cùng ở tiểu bang Pennsylvania. Đó là chuyến xe lửa cuối cùng. Một người Mỹ thấy Nàng lạc lõng ở sân ga, tội nghiệp, giúp gọi về Host ở New York. Host cũng không biết ga đó ở đâu, nên phải lấy bản đồ tìm đường đến đón Nàng về. Hôm đó tôi hú vía.

Kể từ đó Nàng nổi tiếng trên chuyến xe lửa giờ đó. Mỗi lần xe lửa ngừng ở trạm của Nàng, ai cũng nhắc nhở Nàng xuống xe. Người Mỹ rất hiếu khách. Họ thật tình thương và giúp đỡ người Việt Nam mình hội nhập vô xã hội.


image


Một vài bạn nói, thôi, 42 năm đã trôi qua rồi, hãy xoá bỏ hận thù, và hòa giải, hòa hợp. Nhớ lại ngày 30 tháng Tư năm 1975, và những ngày đầu lập nghiệp ở Mỹ, tôi không hận thù Kẻ Chiến Thắng, hay những gì họ đã làm. Đó là lịch sử, quá khứ. Mục đích của tôi là nhớ lại chặn đường đã qua, để cảm ơn nước Mỹ, đã tạo cơ hội cho chúng tôi người Việt ra đi, sống được, và hạnh phúc.

Các bạn mới đến Mỹ, định lập nghiệp ở đây, hãy xem trường hợp của tôi. Nếu các bạn chịu khó làm việc, chịu khó hội nhập, và sống hòa động với xã hội, tôn trọng pháp luật, làm việc cần cù, đóng thuế đầy đủ, không gian trá, xã hội Mỹ sẽ cho các bạn cơ hội thực hiện giấc mơ Mỹ. Cố công mài sắt, có ngày nên kim.

Các bạn đến sau sẽ dễ dàng hơn chúng tôi. Các bạn không bị sốc tâm lý như chúng tôi, vì các bạn còn quê hương để trở về, các bạn có thể liên lạc nói chuyện với gia đình và người quen bên nhà bất cứ lúc nào các bạn muốn. Năm 1975 chúng tôi không được vậy. Các bạn có sẵn cộng đồng Việt Nam tại Mỹ với đầy đủ quán ăn, vả tiệm tùng đủ loại, khác với thời năm 1975, chúng tôi sống cô đơn, và thiếu thốn, không thấy tiệm tùng Việt Nam nào, không biết đi đâu mua gạo và nước mắm v..v... Tôi vượt khó khăn được, các bạn sẽ thành công dễ dàng hơn tôi. Hãy giữ vững niềm tin. Đừng để ai nói ngược lại, làm các bạn chán nản. Đường đi chỉ khó tại lòng người sợ khó, ngại núi e sông..

image

Kể lại những ngày sống ở Mỹ, tôi không thấy hận thù hay ghét Cộng Sản. Thật tình mà nói, tôi thấy thương họ hơn. Họ cũng là người Việt Nam như tôi. Họ nghe lời ngoại bang trong Quốc Tế Cộng Sản, cổng rắn cắn gà nhà, đập chết thằng anh em ruột thịt trong Nam, để được gì? Kết quả là gì? Một nước Việt Nam hoàn toàn lệ thuộc vào Tàu, mất nhiều miền đất biên giới, nổi tiếng nhất là ải Nam Quan, mất Hoàng Sa và Trường Sa, Đồng Bằng Sông Cửu Long hạn hán, ngập mặn, vựa lứa đất nước bị đe dọa.

Bị ức hiếp như vậy, họ cũng không dám phản đối, không dám phẫn nộ, lúc nào cũng ôm kẻ thù truyền kiếp mấy ngàn năm gọi họ là anh em môi hở răng lạnh, anh em 16 chữ vàng v.v.. Ngư dân của họ bị người anh em đâm tàu chìm, họ cũng không dám nói là Trung Quốc đã gây thảm cảnh, nói mù mờ là tàu lạ đã gây sự. Thật tình tôi tội nghiệp họ, và người dân Việt Nam đang sống trong chế độ toàn trị của họ. Tôi không hận thù. Tôi chỉ thương họ thôi. Tôi phải nói rõ điểm này vì nhiều bạn comment thắc mắc trong mấy bài trước, hỏi tôi có hận thù Cộng sản không.

Trở lại những ngày đầu tị nạn ở Mỹ, chúng tôi sống với Host trong hơn 2 tháng, sau đó dọn nhà ở riêng. Hai tháng đầu tiên sống chung với một gia đình người Mỹ trung lưu, giúp tôi hiểu nhiều hơn về người Mỹ và nước Mỹ. Kiến thức này rất quí, theo tôi suốt đời, giúp tôi kiên trì đeo đuổi giấc mơ Mỹ, lèo lái gia đình tôi xuyên qua sóng gió, đạt tới bến bờ hạnh phúc ngày nay, 42 năm nhìn lại.

Gia đình của Host là di dân đời thứ 2. Có nghĩa là cha mẹ Host đã như tôi, được sanh ra ở nước ngoài, và tới Mỹ với giấc mơ nhỏ bé, như tôi, tìm một cuộc đời hạnh phúc cho mình và vợ con. Tôi có đến thăm cha mẹ họ, cũng như tôi nói không rành tiếng Mỹ. Cũng như tôi họ phải làm việc chân tay để sống. (42 năm sau, tôi đã đậu hai bằng Thạc Sĩ, nên địa vị xã hội không tệ).

Người chồng góc Pháp. Người vợ góc Ý. Họ được sanh ra và lớn lên ở Mỹ, như đám cháu nội và ngoại của tôi sau này. Nhìn họ sống, hiểu hoàn cảnh của họ và gia đình họ, ở Mỹ và ở nước ngoài, rọi ánh sáng vào hoàn cảnh của chúng tôi, giúp tôi thấy rõ được con đường phải đi, những việc phải làm, để đổi đời, thực hiện giấc mơ Mỹ. Càng ngày tôi càng quyết tâm hơn, sẵn sàng tìm việc làm, nhất quyết bắt đầu lại.

image

Nước Mỹ thật tuyệt vời. Nếu các bạn là di dân đến đây, sẵn sàng làm việc, cố gắng học hỏi, tôn trọng pháp luật, làm việc hợp pháp, các bạn được đảm bảo một đời sống dễ chịu. Làm việc được lương tối thiểu. mất việc được tiền thất nghiệp. Gia đình đông con, hay lương không đủ sống, có trợ cấp gọi là phiếu thực phẩm, để mua thịt. Ngày già được bảo đảm một nếp sống khả quan. Ai cũng được bảo đảm một đời sống đầy nhân cách.

Chúng tôi bình đẳng với nhau, da trắng, da đen hay da vàng, da nâu. Như Obama nói, đây là đất nước của di dân, và sẽ mãi mãi là đất nước của di dân. Ở đây, dù các bạn từ Việt Nam tới, các bạn cũng có cơ hội đồng đều như tất cả mọi người, không phân biệt màu da, tôn giáo, hay góc gác từ đâu tới. Thời Trump khác, nhưng Trump chưa phá bỏ nổi truyền thống mấy trăm năm của nước Mỹ. (Lẽ dĩ nhiên nếu các bạn còn ôm giấc mơ cụ Hồ, vượt Trường Sơn đánh Mỹ, các bạn có thể gặp khó khăn với dân Mỹ).

(Về điểm này xã hội Mỹ khác với xã hội Cộng Sản. Trước khi Cộng Sản giải phóng (chiếm) Sài Gòn, nhà nào ở đây cũng có tiền. Năm 1975 Cộng Sản vô, đấu tố, đổi tiền, đánh tư sản, chiếm tài sản nhân dân ở đây, ai cũng nghèo, ăn bo bo mà sống. Ngày nay thời đổi mới, chỉ người Cộng Sản mới được quyền nắm giữ chức vụ chỉ huy, có quyền, và có tiền. Xã hội Mỹ tạo cơ hội đồng đều cho dân chúng. Xã hội Cộng Sản có lợi cho đảng viên Cộng Sản, gia đình họ, và nhóm bạn bè quen biết và làm ăn với họ. Họ nắm hết quyền, và nhờ quyền họ nắm hết tiền.).

image

Trong hơn 2 tháng sống với Host, tôi học được nhiều kỹ năng sống, để có thể ra riêng sống cuộc đời độc lập. Tôi hiểu tiếng Mỹ nhiều hơn, nói nhiều hơn. Tôi hiểu nhiều hơn cách cư xử ở Mỹ, phép lịch sử tối thiểu để sống chung với nhau. Tôi biết ăn “hot dog” và “hamburger”, là hai thức ăn phổ biến, ở đâu cũng có bán. Tôi biết cách mua vé xe lửa, xe subway v.v.. Tôi biết xếp hàng đứng chờ tới phiên mình, biết nhường nhịn người già, người tật nguyền v.v..

(Văn hóa của Mỹ khác với văn hóa Việt Nam hay Trung Quốc. Vừa rồi tôi mổ cột sống, phải cầm gậy mà đi. Tới cửa, người Mỹ mở cửa nhường tôi đi trước. Một vài người có lẽ du khách từ Trung Quốc tới, chen lấn với tôi. Đó là sự khác biệt lớn lao về văn hóa của người dân Mỹ, và dân nước khác.

Người Mỹ không xả rác ngoài đường. Người Trung Quốc đến đây du lịch xả rác tùm lum, dơ dáy. Đi xem hoa, người Mỹ tôn trọng bông hoa, chỉ ngắm vẻ đẹp của hoa. Người Trung Quốc bẻ hoa, chà đạp lên hoa mà đi. Hai nền văn hóa Mỹ và Trung Quốc rất khác biệt. Nhờ sống chung với gia đình Host 2 tháng, chúng tôi sẵn sàng hơn trên con đường sống trên đất Mỹ).

Và chúng tôi dọn nhà về thành phố New York, để bắt đầu cuộc sống ở đây 42 năm nay. Nói theo kiểu Kim Dung, chúng tôi đã được các Sư Phụ truyền dạy Cửu Âm Chân Kinh. Và bây giờ đã tới lúc chúng tôi xuống núi, hành hiệp giang hồ, tranh giành một địa vị khả quan trên đất Mỹ.

Nói đúng hơn, định nghĩa cho thế giới biết thế nào là một người Mỹ gốc Việt. Chúng tôi là thế hệ đầu tiên đến đây. Chúng tôi có bổn phận sống ra hồn, cho thế giới nể phục chúng ta. New York là một thế giới thu nhỏ, di dân tứ xứ đến đây sanh sống. Như lời trong một bài ca về New York, nếu các bạn thành công ở đây, các bạn có thể sống được bất cứ đâu trên đất Mỹ. 

image

 Sống ra hồn. Sống cho thế giới nể phục người Việt Nam. Định nghĩa thế nào là người Mỹ gốc Việt. Nói thì dễ.  Làm rất khó.  Khi các bạn đọc những Trang FB của tôi như "Du lịch thế giới",  "Nước Mỹ nơi tôi đang sống",  "Việt Nam, Quê hương mến yêu", và "Lê Thanh Hoàng Dân đi tìm hạnh phúc", các bạn chỉ thấy kết quả của 40 năm sống ở Mỹ. Con đường đến đó mới gian nan và khó khăn.

Nhiều bạn nghĩ nước Mỹ là thiên đàng. Đây không phải là thiên đàng. Đây không phải là nơi các bạn đến để ở không hưởng phúc lợi xã hội. Ở Mỹ chỉ những người chịu khó làm việc, tuân thủ pháp luật, sống cuộc đời cần cù, chịu khó ăn học, mới thành công. Giấc mơ Mỹ chỉ đến với người làm việc, không bao giờ đến với người đến đây ăn bám xã hội, ở không muốn người khác cho tiền.

(Nước Mỹ cũng không phải địa ngục như báo chí Cộng Sản đã mô ta trước đây, thời còn chống Mỹ. Mỹ không phải là thiên đàng, nhưng chưa có nước nào cho cơ hội đồng đều cho dân chúng, bằng nước Mỹ. Chỉ tại Mỹ một người con của di dân một nước da đen xa xôi (Kenya) mới có thể được bầu làm Tổng Thống. Chưa có nước nào trên thế giới chấp nhận hơn 1600000.00 người Việt Nam sống, như Mỹ. Trung Cộng đô hộ Việt Nam 1000.00 năm. Pháp đô hộ Việt Nam 100.00 năm. Các nước này không có được một cộng đồng Việt Nam như ở Mỹ.  Mỹ chỉ là một đồng minh chống sự bành trướng của Cộng Sản Tàu và Nga thôi, không  phải là một nước đô hộ chúng ta).

Tháng 7 năm 1975, hai tháng sau khi đặt chân đến Mỹ, vợ chồng tôi đã mướn nhà sống riêng, bắt đầu cuộc đời độc lập và tự do ở đây. Tôi đi tìm việc làm, xong vừa làm vừa học, xong làm việc Phố Wall, cần cù làm việc suốt đời. Ngày hưu trí tôi ở không chu du thiên hạ. Con cái của tôi đều sống riêng. 40 năm nhìn lại thấy cuộc đời ở đây hay quá. Giấc mơ Mỹ đã đến với tôi.

Nếu các bạn chỉ nhìn điểm bắt đầu và kết thúc, các bạn thấy tôi sướng quá. Nhưng vấn đề khó là quá trình làm việc và tranh đấu để đạt được ngày hôm nay. Một người nào đó đã nói rất đúng. Đời là một hành trình. Thú vị nằm ở hành trình, ở những việc làm hàng ngày, không phải ở điểm bắt đầu, hay điểm kết thúc. 

Lúc ra riêng gia đình tôi nghèo lắm. Tôi đã ra đi với hai bàn tay trắng. Lúc dọn nhà, tôi vẫn chưa có việc làm. Xin việc làm đầu tiên thật gian nan. Đi tới đâu cũng bị chê. Xin việc lao động, cũng bị chê,  "Over-educated", thiếu kinh nghiệm. Không dám xin việc văn phòng, vì chưa đủ ngôn ngữ, kinh nghiệm.

image 

Tuyệt vọng quá, tôi đi xin "Welfare" và "Food Stamps". Đó là những món tiền cho người nghèo nhất trong xã hội, giúp họ sống qua ngày, chờ lúc có việc (có job). Tuy nhiên khi tôi được chấp nhận những phúc lợi an sinh xã hội này, tôi đã tìm được Job (việc làm). Đó là một việc làm lương tối thiểu, làm nhiều, lương ít, làm việc rất cực khổ.

Tôi làm việc cho một công ty bảo vệ (security guards). Nói cho oai, chớ thật ra chúng tôi đâu có sức bảo vệ ai. Chỉ mặc đồng phục rất oai vệ,  đứng gác hãng bánh, bến tàu, các cao ốc ở đảo Manhattan mà thôi. Khổ nhất là những lúc đi gác bến tàu. Lúc đó tôi phải làm việc một ngày 12 tiếng. Đi từ New York qua bến tàu ở tiểu bang New Jersey là 2 tiếng. Trở về cũng 2 tiếng. Mỗi ngày tôi chỉ ở nhà có 8 tiếng, để tắm rửa, ăn uống, và ngủ. Lúc tôi đi, ở nhà không có ai, vợ đi làm, con đi học. Lúc tôi về, ai cũng đã ngủ.

Ngồi gác bến tàu, mỗi ngày tôi ngó lưng của bà Nữ Thần Tự Do, nên những lúc chán nản, tôi thường nói Nữ Thần nầy ngó về phía Âu Châu, thiên vị người da trắng, không bao giờ chịu ngó về phía một người Việt Nam xấu số, do tình cờ của lịch sử được sanh ra và lớn lên ở Sài Gòn, nên phải đến đây chịu cực khổ như vầy.  (Bây giờ Cộng Sản gọi chúng tôi là khúc ruột ngàn dặm, nhưng lúc mới vô, họ coi chúng tôi như Mỹ-Ngụy, gia đình nào con cái cũng đấu tố cha mẹ, cũng có người đi trại tập trung cải tạo, cũng mất hết tiền xuyên qua các đợt đổi tiền, đánh tư sản).  

Hãng tôi làm có nhiều trí thức các nước khác, đặc biệt những nước Đông Âu. Những lúc chán nản, tôi nói chuyện với họ. Người nào cũng kỹ sư bác sĩ hay giảng sư đại học, cũng như tôi đang vừa làm vừa học lại.  Anh chàng tôi thích nhất đã từng là giảng sư ở Tiệp Khắc, đã đậu bằng PhD Tâm Lý Học. Anh học cao hiểu rộng, lại giỏi về môn tôi từng dạy ở Sài Gòn, nên tâm đầu ý hợp. Nhờ nói chuyện với họ, tôi mới đủ can đảm mạnh dạn tiếp tục làm việc. Vừa làm vừa học như họ.

Hai năm đầu tiên ở Mỹ, tôi chưa dứt khoác hẳn với quá khứ. Tôi vẫn còn luyến tiếc thời dạy học, viết văn, làm sách ở Sài Gòn. Nên tôi đã học hơn 60 credit PhD Triết học ở đại học CUNY. Ngồi trong chòi canh ở bến tàu, tôi có nhiều thời giờ đọc sách. Học đại học ở đây đọc sách rất nhiều, nhất là môn Triết Học. Hơn 37 năm bỏ triết học, tôi đã quên gần hết những gì đã học, chỉ còn nhớ mình vất vả với Triết học Mỹ, hoàn toàn chú trọng đến những vấn đề về logic và ngôn ngữ (philosophy of language), tôi chưa bao giờ nghe nói tới ở Sài Gòn.




GS Lê Thanh Hoàng Dân

image

Hai người Việt hành hung một anh Tây chảy máu mũi
Tường thuật phiên xét xử sơ thẩm Blogger Nguyễn Ng...
Giạt vào bờ
Cuộc di cư vĩ đại chạy trốn Cộng Sản 1954-1955
Hình ảnh về Mỹ bị thay đổi lớn vì Trump?
Nội các Trần Trọng Kim: 5 thành tựu trong 4 tháng...
Con người có con mắt thứ ba?
Sự khác biệt giữa “Chiếm” và “Giải Phóng”
Để sống vui mạnh
Khi chuột không còn biết sợ mèo
Cần bỏ biên chế như sổ gạo thời xưa
Về Việt Nam không nên xài số điện thoại ở Mỹ
Tranh luận về “PARIS AGREEMENT”
Trẻ béo phì ở Trung Cộng: nhiều nhất thế giới
Điều trần FBI: Bạch hóa TT Trump?
Nhận thức di sản văn học miền Nam
Hải sâm, vú nàng, máu và nước mắt
Cùng một sự việc: phản ứng khác nhau trong xã hội
TT Ngô Đình Diệm dưới cái nhìn của các lãnh tụ
Vì sao người Tây Ban Nha ăn tối vào 10 giờ đêm?