Các nhà báo và các hãng tin trên khắp thế giới đang phải đối mặt với những hạn chế không chỉ liên quan đến cách thức và nội dung họ xuất bản mà còn việc họ viết về ai.
Đồng thời, bản thân độc giả cũng gặp nhiều trở ngại khi cố gắng cập nhật thông tin trung thực, khiến họ dần mất lòng tin vào các phương tiện thông tin đại chúng.
Tự do báo chí
Trong khi đó, tự do báo chí đã suy giảm ở các nền kinh tế lớn trên thế giới trong mười năm qua, với siêu cường Mỹ không vượt qua 80 điểm kể từ 2013.
Tình hình còn tồi tệ hơn đáng kể ở nhiều quốc gia châu Âu và châu Mỹ Latinh. Caribe đạt dưới 50 điểm và Cuba dưới 30 điểm trong tổng số 11 quốc gia.
Eritrea nằm cuối bảng ở châu Phi với 19,62, thấp nhất thế giới ngoại trừ Bắc Hàn.
New Zealand có quyền tự do báo chí lớn nhất ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tính đến năm 2022, đạt 83,54 trên 100 điểm có thể.
Na Uy có chỉ số tự do báo chí cao nhất tại châu Âu năm 2022, với 92.65 điểm.
Nước nằm cuối bảng là Nga, chỉ 38.42 điểm.
Hơn 40% nhà báo được khảo sát trên toàn thế giới tin rằng tự do báo chí đang bị suy giảm ở nước họ. Hơn 45% số người được hỏi cho rằng quyền tự do báo chí sẽ giảm trong ba năm tới.
Tự do báo chí thấp là hậu quả của các biện pháp trừng phạt nhà báo ở các quốc gia độc tài và việc củng cố quyền lực truyền thông ở các nền dân chủ.
Tự do báo chí kém không chỉ khiến công việc của các nhà báo trở nên khó khăn hơn đáng kể về cách thức và nội dung họ viết, mà thậm chí có thể khiến tính mạng của họ gặp nguy hiểm.
Đây là tin không vui không chỉ với những người làm trong ngành báo mà còn với độc giả - những người vốn đã có nguy cơ đọc và vô tình phổ biến thông tin sai lệch. Nhiều độc giả thậm chí đang sống dưới các chính phủ độc tài, hạn chế quyền tự do truyền thông và kiểm duyệt nội dung tin tức.
Việc chính phủ can thiệp vào báo chí trở nên phổ biến hơn trong đại dịch Covid-19, trong đó có việc cấm đăng tải các nội dung về đại dịch mà chính phủ cho là 'sai lệch'.
Những lệnh cấm như vậy đôi khi được sử dụng để bảo vệ danh tiếng của chính phủ hoặc đổ lỗi cho nơi khác về các xử lý đại dịch yếu kém của mình.
Niềm tin của độc giả với báo chí
Khảo sát của Statista năm 2020 tại 40 nước cho thấy sự khác biệt trên toàn cầu.
Mỹ và Slovakia, Hungary, Đài Loan, Hy Lạp nằm thấp nhất trong bảng xếp hạng về mức độ tin tưởng mà người dân dành cho báo chí, truyền thông.
Công chúng tin tưởng vào truyền thông châu Âu nhất. Trong đó, có tới 65% ngươi dân Phần Lan tin tưởng vào tin tức trên báo chí.
Đặc biệt khu vực Tây Âu có mức độ tin tưởng vào truyền thông cao hơn ở bất kỳ khu vực nào trên thế giới.
Trên toàn cầu, mạng xã hội được coi là một nguồn tin tức kém tin cậy hơn.
Tại liên minh châu Âu, đài phát thanh và truyền hình được coi là đáng tin cậy hơn.
Trong bối cảnh tin giả và các sự kiện chính trị gây chia rẽ hiện nay, những người trẻ tuổi trên khắp thế giới đang gặp khó khăn trong việc tin tưởng vào truyền thông đại chúng, mặc dù thái độ này cũng được thấy ở những người lớn tuổi hơn.
Nhà báo thiệt mạng
Kể từ đầu thế kỷ này, số lượng các nhà báo bị sát hại trên toàn thế giới đã gia tăng đáng kể.
Hơn một trăm nhà báo thiệt mạng mỗi năm từ năm 2012 đến năm 2015.
Mặc dù tình hình đã được cải thiện phần nào kể từ đó, nhưng 50 nhà báo thiệt mạng năm 2020, trong đó Mexico được xếp hạng là quốc gia nguy hiểm nhất đối với các nhà báo hiện trường.
Trong khi châu Âu là một trong những khu vực an toàn nhất trên thế giới đối với nhà báo, điểm số về chỉ số tự do báo chí đã trở nên tồi tệ hơn ở các quốc gia EU trong toàn khối cũng như ở các quốc gia không thuộc liên minh.
Nhà báo bị bỏ tù
Ngành báo chí đã trải qua nhiều thay đổi trong thập kỷ qua, ảnh hưởng đến cả bản thân các nhà báo cũng như độc giả của họ.
Sự phổ biến của truyền thông kỹ thuật số đã làm thay đổi đáng kể cách thức mà người tiêu dùng tiếp nhận tin tức và môi trường chính trị ngày càng phân cực đã dẫn việc độc giả mất niềm tin ở báo chí.
Các nhà báo tiếp tục đối mặt với những rủi ro nghiêm trọng. Số lượng nhà báo bị bỏ tù đã tăng hơn gấp đôi từ năm 2010 đến năm 2021.
Đáng buồn thay, việc bỏ tù chỉ là một trong nhiều thách thức mà các nhà báo trên khắp thế giới phải tính đến.