Thursday, August 29, 2019

Vết cắt bí ẩn chia đôi khối đá hàng nghìn năm

BM
Khối đá Al Naslaa bị chia đôi bởi một đường cắt từ hàng nghìn năm trước, chuẩn xác như áp dụng máy móc công nghệ cao.

BM
  
Thế giới có nhiều điểm đến kỳ lạ gợi sự tò mò của khách du lịch và các nhà nghiên cứu. Một trong số đó là khối đá Al Naslaa nằm ở ốc đảo Tayma, Arab Saudi, với đường cắt được cho là hoàn hảo như sử dụng kỹ thuật laser hiện đại chia đôi khối đá và những hình vẽ bí ẩn trên bề mặt.

BM

Kể từ khi khối đá nặng hàng trăm tấn được phát hiện vào năm 1883 bởi Charles Huver, đến nay vẫn chưa ai giải thích được nguồn gốc của vết cắt hay nó có từ bao giờ và liệu đây có phải một hiện tượng tự nhiên hay không.

BM  
BM
  
Mỗi nửa của khối đá cao khoảng 7 m, đứng cân bằng trên một tảng đá nhỏ hơn phía dưới. Nhiều người suy đoán rằng cấu trúc này khiến các rung động từ mặt đất bị triệt tiêu, giúp tảng đá đứng vững qua hàng nghìn năm.

BM

Hiện chưa ai hiểu rõ ý nghĩa của những hình vẽ và ký tự bí ẩn trên bề mặt khối đá. Theo các nhà khảo cổ học, những ghi chép cổ nhất về ốc đảo Tayma có từ thế kỷ thứ 8 trước công nguyên. Các hình khắc và chữ tượng hình tại đây có thể nói đến việc Tayma là một phần của tuyến đường bộ quan trọng nối bờ Biển Đỏ của bán đảo Arab và thung lũng sông Nile.

BM
BM
  
Mặt sau của khối đá Al Naslaa không phẳng như phía trước. Hiện có hai luồng ý kiến cho sự hình thành của khối đá hàng nghìn năm tuổi này. Một số người cho rằng đây là hiện tượng tự nhiên, những rung động trong lòng đất làm nứt đôi khối đá. 

Các ý kiến khác cho rằng đây là tác phẩm của một nền văn minh đã biến mất với trình độ kỹ thuật cao. Dù chưa có câu trả lời thoả đáng, khối đá này vẫn thu hút hàng nghìn du khách đến với vùng Tayma hàng năm.

BM

Arab Saudi là một quốc gia nổi tiếng khắt khe về luật xuất nhập cảnh nên việc du lịch tại đây khá khó khăn. 

Trước năm 2018, chỉ có người hành hương, doanh nhân, người thăm thân nhân mới được cấp visa, và phụ nữ bắt buộc phải đi cùng một người đàn ông tới đất nước này.

Visa du lịch đến nay chỉ được cấp cho du khách từ một số quốc gia, kèm theo nhiều yêu cầu và hạn chế về công ty lữ hành và khách sạn. 



Ancient-code

BM

Ảnh hưởng thương chiến Mỹ – Trung
7 cách truyền thông Trung cộng khống chế tin tức về Hong Kong
Trần Kiều Ngọc trò chuyện cùng Joshua Wong
Lãnh thổ Greenland của người Inuit trước ý tưởng Trump đòi mua
Xu hướng biến garage thành nhà ở tại khu Bờ Tây, Mỹ
Trung cộng lâm nguy _ hàng loạt nhà máy đóng cửa
Ngày của Ông Bà
Người biểu tình Hong Kong _ 'Bây giờ hoặc không bao giờ'
Hoàng quý phi Thái Lan lái phản lực cơ và bắn súng
Mỹ không chấp nhận Trung cộng kiểm soát Biển Đông
G7 đồng nhất với hầu hết đường lối cứng rắn của TT Trump
Công nghệ nhận diện khuôn mặt TC 'vượt mặt' Amazon, IBM
Cuộc sống ra sao ở một thành phố quá đông du khách?
VN từng có nhiều thủ đô qua các triều đại và chính quyền
Căn bệnh Xô-viết của Trung cộng
Người Việt thế hệ hai vẫn không được chính phủ Campuchia coi là công dân
Đồng nhân dân tệ TC xuống mức thấp nhất 11 năm qua
Tình Phụ Tử và Tình Mẫu Tử
Nước Mỹ ‘không phải của riêng ai’
TC hô hào 'kinh tế ban đêm' thì Việt Nam nên làm tốt 'ban ngày'

Ảnh hưởng thương chiến Mỹ – Trung

BM
Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung gần đây tiếp tục leo thang, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi động lại cuộc chiến thuế quan, phía Trung cộng đã phản kích lại.

Tuy nhiên, theo truyền thông Hồng Kông tiết lộ, có không ít người trong nội bộ đảng Cộng sản Trung cộng không đồng tình với cách làm “đá chọi đá” của chính quyền Bắc Kinh.

BM

Một số người thuộc phái ôn hòa của ĐCSTC và thế hệ đỏ thứ hai đã cảnh báo chính quyền Bắc Kinh, đừng có chiến tranh thương mại với Mỹ, bởi vì Trung cộng không thể làm nổi kẻ thù hàng đầu của Mỹ. Kể từ khi chiến tranh thương mại bùng nổ đến nay, ít nhất đây là lần thứ 3 nội bộ ĐCSTC có sự chia rẽ. 

BM
  
Trong hình chiến tranh thương mại Mỹ – Trung liên tiếp leo thang, nhà máy của các thương hiệu thể thao quốc tế cũng lần lượt rời khỏi Trung cộng, theo tiết lộ Tập đoàn Xtep- công ty sản xuất đồ dùng thể thao Trung cộng, hiện tại Trung cộng có đến 1/4 dây chuyền sản xuất trang phục thể thao đang ở trạng thái “đắp chiếu”; nhà sản xuất giày thể thao Phong Thái (Feng Tay Group) của Đài Loan đã quyết định mở dây chuyền sản xuất khác ở bên ngoài Trung cộng, dự tính nhà máy mới xây dựng tại Việt Nam sẽ bắt đầu sản xuất vào năm 2021.

BM
Theo tiết lộ Tập đoàn Xtep- công ty sản xuất đồ dùng thể thao Trung cộng, hiện tại Trung cộng có đến 1/4 dây chuyền sản xuất trang phục thể thao đang ở trạng thái “đắp chiếu”.

Theo tờ Liên hợp Tảo báo đưa tin, một quản lý cấp cao trong ngành sản xuất công nghiệp tiết lộ, do chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đã khiến cho các thương hiệu đồ dùng thể thao rút khỏi Trung cộng, điều này khiến cho nhiều nhà máy của Trung cộng trước đây từng gia công cho những thương hiệu nổi tiếng này  rơi vào tình trạng bỏ không, tỉ lệ lên đến 25%. 

BM
  
Tập đoàn sản xuất sản phẩm đồ dùng thể thao Xstep đã xác nhận, sau khi ông Trump tiến hành áp thuế quan đối với hàng hoá Trung cộng xuất khẩu sang Mỹ, đã khiến cho nhiều nhà xưởng phải đối diện với áp lực rất lớn, và các nhãn hàng quốc tế đã quyết định chuyển mua hàng sang các nước khác, lại càng khiến nhiều xưởng sản xuất của Trung cộng phải bỏ không.

Những công xưởng Trung cộng này lựa chọn phương thức giảm giá để tìm đơn hàng gia công, với mong muốn làm “thức tỉnh” những dây chuyền đang “chìm trong giấc ngủ”. 

Liên Hợp Tảo báo cũng biết, không chỉ chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, ngành công nghiệp tại Trung cộng cũng bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế trong nước, hiện tại tốc độ tăng trưởng GDP của Trung cộng đạt mức thấp kỷ lục trong 30 năm qua; hơn nữa, nhiều dấu hiệu cho thấy, chuỗi cung ứng toàn cầu được hình thành trong nhiều thập kỷ qua sẽ bị thay đổi vĩnh viễn. 

BM

Cùng với đó, nhà máy gia công sản xuất giày thể thao Phong Thái (Đài Loan) đã quyết định mở rộng năng lực sản xuất cho các nhà máy tại Việt Nam, công ty này cho biết, do chi phí nhân công tại nhà máy ở Trung cộng đang tăng rõ rệt, nên hơn chục năm qua đã không thể gia tăng năng lực sản xuất. 

Còn hiện nay, nhà máy tại Việt Nam chiếm 52% tổng sản lượng, dự kiến nhà máy mới được xây dựng tại Việt Nam sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2021, cùng với đó, năng lực sản xuất của họ tại các nhà máy khác cũng sẽ tăng.

Nhiều doanh nghiệp rút khỏi Trung cộng, kỷ nguyên Made in China sẽ kết thúc?

BM
  
Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung liên tiếp leo thang khiến nhiều doanh nghiệp hàng đầu của Hàn Quốc trong đó có Samsung cũng khó trụ nổi, công ty này đang rút dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung cộng Đại lục. 

Nhiều doanh nghiệp Đài Loan cũng trở về Đài Loan đầu tư để né tranh rủi ro từ chiến tranh thương mại. 

BM
Một nhà máy sản xuất đồng hồ tại Thâm Quyến, Trung cộng.

Theo Nikkei đưa tin, các doanh nghiệp nổi tiếng Hàn Quốc như Samsung Electronics, Hyundai Motor, Kia Motors, LG Electronics đang chuyển dây chuyền sản xuất của mình ra khỏi Trung cộng Đại lục để giảm rủi ro do dựa quá nhiều vào chuỗi cung ứng Trung cộng, các rủi ro bao gồm cạnh tranh doanh nghiệp, địa chính trị, và xung kích gây ra do kinh tế Trung cộng suy giảm.

BM
  
Một người làm việc trong ngành tài chính Nhật Bản nói: “Họ (doanh nghiệp Hàn Quốc) từng kiên trì trong thời gian rất lâu (mà không rút khỏi Trung cộng), để tránh để lại ấn tượng không tốt tới chính phủ đảng Cộng sản Trung cộng, nhưng hiện nay họ đã không thể chịu đựng được nữa.”, doanh nghiệp tài chính của Nhật Bản này có rất nhiều khách hàng là công ty Hàn Quốc.

Xu thế doanh nghiệp Hàn Quốc rời khỏi Trung cộng được bắt đầu bởi Samsung. “Khi Samsung dẫn đầu, gánh nặng tâm lý của chúng tôi cũng sẽ giảm.” nhân viên của một công ty Hàn Quốc nói.

Nhiều năm qua, lượng tiêu thụ điện thoại thông minh của Samsung tại Trung cộng đã giảm, năm 2018, lượng sản phẩm của Samsung chiếm chưa đến 1% thị trường Trung cộng, nên công ty này buộc phải đóng cửa nhà máy tại Thiên Tân vào cuối năm ngoái. 

Năm nay, nhà máy Samsung tại Quảng Đông đưa ra kế hoạch cho nhân viên tự nguyện nghỉ hưu, và đang chuẩn bị rút lui.

BM
  
Tháng 5 năm nay, Hyundai Motor đã tạm dừng hoạt động một nhà máy ở Bắc Kinh, nhà máy này có sản lượng 300.000 xe ô tô mỗi năm. 

Kia Motors cũng sẽ ngừng hoạt động một nhà máy ở  tỉnh Giang Tô vào cuối tháng 6. Gần đây LG Electronics cũng chuyển dây chuyền sản xuất tủ lạnh xuất khẩu sang Mỹ tại tỉnh Chiết Giang về Hàn Quốc.

Điện thoại thông minh của Samsung từng chiếm vị trí hàng đầu tại Trung cộng, năm 2012 từng là hãng điện thoại nhiều người tiêu dùng Trung cộng ước mơ. Huyndai Motor tại Trung cộng cũng từng được khen ngợi, năm 2016, sản lượng tiêu thụ đứng thứ 3 tại Trung cộng, chỉ sau Volkswagen và General Motors.

BM
Hyundai Motor

Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính quyền Trung cộng, nên nhiều hãng điện thoại thông minh và xe ô tô của Trung cộng có được ưu thế cạnh tranh, khiến cho nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc tại Trung cộng bị suy giảm thị phần. 

BM
Samsung bị loại khỏi top 10, Huyndai Motor giữ vị trí thứ 6 hoặc thứ 7.

Ngoài ra, do năm 2017, chính quyền Trung cộng không hài lòng với việc Seoul triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, truyền thông Trung cộng đã kích động tình cảm chống Hàn Quốc, tẩy chay Hàn Quốc và hàng hoá Hàn Quốc khiến cho nhà  máy LG tại Thiên Tân phải rút khỏi Trung cộng. 

BM
  
Sau đó, năm 2018 bùng nổ chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, đã ảnh hưởng đến các hàng hoá Hàn Quốc xuất khẩu từ Trung cộng sang Mỹ.

Đến hiện tại, để chống lại hành động thương mại không công bằng của chính quyền đảng Cộng sản Trung cộng như đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ, Mỹ đã thu thuế quan 25% mang tính trừng phạt đối với hàng hoá Trung cộng có tổng trị giá 250 tỉ USD. Nếu tại “Hội nghị Trump – Tập” diễn ra vào cuối tháng này bên lề Thượng đỉnh G20 tại Nhật, Trung cộng không đề xuất cam kết làm Mỹ hài lòng, Tổng thống Trump có thể sẽ tiếp tục thu thuế quan 25% đối với 300 tỉ hàng hoá Trung cộng.

BM  
Theo SCMP, hơn 500 công ty dệt ở thành phố phía Đông Trung cộng rơi vào tình cảnh ế ẩm, thiếu đơn đặt hàng, phải đóng cửa nhà máy và cho công nhân nghỉ việc.

Biện pháp thuế quan của Mỹ đối với Trung cộng đã khiến cho nhiều doanh nghiệp nước ngoài rút khỏi Trung cộng. Theo thông tin, Apple đang cân nhắc rút 15% đến 30% khối lượng sản xuất khỏi Trung cộng và chuyển đến các nước Đông Nam Á, trong tương lai có thể sẽ điều chỉnh lại mới chuỗi cung ứng để tránh phụ thuộc quá nhiều vào Trung cộng.  

Bob Swan, Giám đốc điều hành Intel gần đây đã chia sẻ với Bloomberg rằng, công ty đang nghiên cứu làm thế nào để điều chỉnh chuỗi cung ứng toàn cầu nhằm giảm số lượng sản phẩm xuất khẩu trực tiếp từ Trung cộng tới Mỹ.

Công ty Whirlpool đang chuyển môt bộ phận dây chuyền sản xuất thiết bị nhà bếp KitchenAid từ Trung cộng đến Mỹ.

BM

 Để ứng phó với chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, năm 2018, chính phủ Đài Loan đã khởi động kế hoạch “Đầu tư Đài Loan” (Invest Taiwan), nhằm thu hút doanh nghiệp Đài Loan trở về đầu tư. Đến ngày 26/4/2019, đã có 40 công ty cam kết đầu tư vào Đài Loan, tổng kim ngạch đầu tư lên đến 6,7 tỉ USD, đầu tư này sẽ tạo ra 20.000 cơ hội việc làm, vượt quá mục tiêu ban đầu của chính phủ Đài Loan.

Long Chen Paper, một doanh nghiệp Đài Loan có 20 năm hoạt động tại Trung cộng đi đầu hưởng ứng kế hoạch “Đầu tư Đài Loan”, dự tính trong 3 năm tới, công ty sẽ đầu tư khoảng 226 triệu USD tại Đài Loan. Năm nay, Delta Electronics có kế hoạch trở về Đài Loan đầu tư 1,8 tỉ USD, trong đó có các lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu phát triển và thiết kế.

BM  

Năm ngoái, khi chính quyền Trump bắt đầu áp thuế cao đối với hàng hóa Trung cộng, nhà sản xuất xe đạp nổi tiếng Giant Manufacturing đã rất quan tâm đến cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung và ngay lập tức điều chỉnh chuỗi cung ứng, trong đó có việc chuyển dây chuyền sản xuất sản phẩm xuất khẩu sang Mỹ trở lại Đài Loan. Chiến lược này giúp công ty tránh được rủi ro chiến tranh thương mại và giá cổ phiếu đã tăng 78% trong nửa năm.

Trả lời phỏng vấn của Bloomberg, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Giant, bà Đỗ Tú Trân (Bonnie Tu) cho biết, thời đại “Made in China” và toàn cầu hoá chuỗi cung ứng của Trung cộng đã kết thúc.

ĐCSTC thực sự có thể khiến người Trung cộng ăn cỏ để đối đầu với Mỹ?

BM

Mỹ yêu cầu Trung cộng mở cửa thị trường, giảm tỉ trọng kinh tế nhà nước. Trung cộng vốn muốn làm cuộc cải cách thị trường, vốn muốn mở cửa, thì hà tất cần phải người khác ép buộc? 

Vậy thì hãy lùi bước (nhượng bộ), để mở cửa hơn nữa, hạ thấp thuế quan, điều này không phải là tiến bộ thì là gì?”



Huệ Anh

7 cách truyền thông Trung cộng khống chế tin tức về Hong Kong

BM
Khi các cuộc biểu tình ở Hong Kong mới nổ ra, truyền thông nhà nước Trung cộng im lặng.

Nhưng việc này thay đổi khi các cuộc biểu tình ôn hòa trở thành bạo lực. Giờ đây, Trung cộng đang sử dụng sự căng thẳng và biểu tình bạo lực đang leo thang để tạo ra một chiến dịch truyền thông mạnh mẽ nhằm kiểm soát thông tin trong nước.

1. Chính sách im lặng

Khi các cuộc biểu tình nổ ra hồi tháng Sáu nhằm phản đối dự luật dẫn độ gây tranh cãi. Phản ứng đầu tiên của Trung cộng là ... không nói gì.

BM
Các cuộc biểu tình quy mô ở Hong Kong đã kéo dài sang tuần thứ 12

Kể từ đó, biểu tình Hong Kong đã trở thành một phong trào rộng lớn hơn kêu gọi cải cách dân chủ và điều tra sự tàn bạo của cảnh sát. Nó đã trở thành một lời kêu gọi phản đối Trung cộng và sự xâm lấn của Bắc Kinh.

Ngay cả khi các cuộc biểu tình quy mô lớn hàng trăm ngàn người gây chấn động thế giới vào ngày 9/6, truyền thông Trung cộng vẫn im lặng.

Khi nhiều tuần trôi qua và số người người biểu tình đã lên đến hai triệu vào lúc cao điểm hôm 16/6, Trung cộng vẫn tắt tiếng.

Điều này một phần là do công cụ truyền thống kiểm duyệt hoàn toàn.

Các bài đăng có chứa các cụm từ liên quan đến các cuộc biểu tình, bao gồm "Hong Kong", "Chính phủ Hong Kong" và thậm chí các thuật ngữ cụ thể như "1,03 triệu" (số người biểu tình hôm 9/6), "Vịnh Causeway" và "Công viên Victoria" (các khu vực người biểu tình tụ tập) đã bị kiểm duyệt từ 9/6 trên trang Sina Weibo.

BM
Trong nhiều tuần qua, cụm từ "反送中" có nghĩa "không dẫn độ về Trung cộng đại lục" là một từ bị kiểm duyệt.

BM
Danh sách tìm kiếm Sina Weibo hôm 11/6 không xuất hiện bất từ nào liên quan đến Hong Kong

Truyền thông Trung cộng thậm chí còn đi xa hơn khi nói rằng dự luật dẫn độ được đón nhận tích cực. Tân Hoa Xã tuyên bố dự luật dẫn độ "được ủng hộ bởi phần lớn dư luận". Các bài báo bằng tiếng Anh nói có các cuộc biểu tình "quy mô nhỏ" nhưng rằng hàng trăm ngàn người "đã bày tỏ sự ủng hộ trong một chiến dịch ký tên trên toàn thành phố".

Tuy nhiên, không có mạng xã hội tiếng Trung cộng nào đề cập đến các cuộc biểu tình. Nhưng rõ ràng chính sách này đã không thực sự hiệu quả.

2. Trận chiến giữa 'đặc vụ nước ngoài' và 'đất mẹ'

BM
Truyền thông nhà nước nói các cuộc biểu tình là của các phụ huynh Hong Kong chống lại sự can thiệp của Hoa Kỳ và ủng hộ lực lượng cảnh sát

Sau đó vào ngày 15/6, dự luật dẫn độ đã bị chính phủ Hong Kong đình chỉ - một chiến thắng rõ ràng cho những người biểu tình. Vào thời điểm đó, Bộ Ngoại giao Trung cộng đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ và bắt đầu đổ lỗi cho Hoa Kỳ.

Truyền thông chính thống nói vào 17/8 nhiều phụ huynh đã xuống đường "kêu gọi các chính trị gia Hoa Kỳ không can thiệp vào dự luật dẫn độ của [Hong Kong] và các vấn đề nội bộ của Trung cộng".

Vài ngày sau đó, khi những người biểu tình làm mất mặt Văn phòng Liên lạc của Trung cộng tại Hong Kong, tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của chính phủ, đã đăng một bài xã luận đầy tức giận trên trang nhất rằng "chính quyền trung ương sẽ không bị thách thức".

BM
Biểu tượng của chính quyền Trung cộng đã bị bôi vẽ

Và đột nhiên, truyền thông nhà nước bắt đầu đưa tin về "những người biểu tình cực đoan, phá hủy các cơ sở, phá hoại quốc huy và vẽ graffiti xúc phạm đất nước và quốc gia".

Chính sách kiểm duyệt đã dần trở thành một nỗ lực kiểm soát câu chuyện đang diễn ra ở Hong Kong. Hơn 160.000 người dùng Weibo đã sử dụng hashtag #The Central Authority Will Not Be Challenged (Chính quyền trung ương sẽ không bị thách thức) - cỗ máy truyền thông của Trung cộng đã đi vào hoạt động.

Trong nước và nước ngoài, truyền thông cũng bắt đầu lặp lại thông điệp "Hong Kong là của Trung cộng", đặc biệt là để đáp lại những chỉ trích của các chính trị gia Anh về sự can thiệp của Trung cộng vào các cuộc biểu tình ở Hong Kong.

BM
TV chỉ chiếu những hình ảnh của các cuộc biểu tình ủng hộ cảnh sát ở Hong Kong, nhưng hoàn toàn lờ đi những cuộc biểu tình phản đối dự luật

Trong suốt các tuần biểu tình, truyền thông Trung cộng chỉ nhấn mạnh các cá nhân lên tiếng cho Trung cộng đại lục và các cuộc biểu tình quy mô lớn thì được coi là "cuộc cách mạng màu" thân phương Tây - ám chỉ làn sóng ủng hộ dân chủ lật đổ các chính phủ các quốc gia Xô Viết cũ trong những năm 2000.

3. Cuộc chiến giữa thiện và ác

Vào 21/7, đám đông những người đàn ông mặc áo trắng đột nhiên xuất hiện ở quận Yuen Long của Hong Kong và bắt đầu đánh đập những người biểu tình mặc đồ đen. Truyền thông Trung cộng ngay lập tức mô tả những người đàn ông mặc áo trắng là những người dân bình thường bất mãn.

Ở Hong Kong thì những người này được cho là nhóm côn đồ liên kết với Hội Tam Hoàng nhưng khi Trung cộng tường thuật về vụ việc, chi tiết trắng so với đen ngay lập tức được chuyển thành một câu chuyện giữa thiện và ác.

BM
Hình ảnh một phụ nữ lớn tuổi dặn dò người biểu tình trở thành video nói những người biểu tình là những kẻ nguy hiểm

Các cuộc đối đầu ngày càng dữ dội cho phép Trung cộng lựa chọn hình ảnh từ các cuộc biểu tình và khiến những người biểu tình trở thành những kẻ cực đoan và bạo lực.

Nhiều tài khoản mạng xã hội bắt đầu mọc lên trên Facebook và Twitter từ những người dùng có liên kết với chính phủ Trung cộng, trong một nỗ lực phối hợp để khuếch đại những thông tin này ra nước ngoài.

BM

Cả Facebook và Twitter cho biết họ đã xóa một số tài khoản mà họ tin rằng đang được sử dụng như một phần của chiến dịch cung cấp thông tin sai lệch do Bắc Kinh hậu thuẫn.

Tuyên bố của họ khá đáng tin cậy, vì Bắc Kinh đã chứng tỏ rằng Trung cộng có thể kiểm soát các cuộc tranh luận trên mạng xã hội trong nước.

Trung cộng từ trước đến nay đã được biết sử dụng lực lượng gọi là wu mao hay "Lực lượng 50-xu" gồm những kẻ bình luận trên mạng xã hội để được nhận một khoản tiền nhỏ để thao túng xoay chuyển ý kiến về dự luật trên các diễn đàn lớn.

4. Người nước ngoài yêu Trung cộng

Một số người nước ngoài không có gì ngoài lời khen ngợi đối với Trung cộng và những lời lẽ khó nghe nhất về người biểu tình ở Hong Kong cũng xuất hiện trên truyền thông Trung cộng.
Hình ảnh người nước ngoài tranh cãi với những người biểu tình ủng hộ dân chủ cũng được ưu tiên trình chiếu.

Có một cuộc cãi vã giữa một người Úc với những người biểu tình tại Sân bay Quốc tế Hong Kong, và một người đàn ông Hy Lạp tranh cãi với những người biểu tình ở Úc. 

BM
Truyền thông Trung cộng cũng sử dụng những sự ủng hộ 'ngoại bang' để bảo vệ quan điểm của mình

Các video phỏng vấn người nước ngoài bày tỏ sự ủng hộ đối với Trung cộng cũng đã bắt đầu xuất hiện nhiều trên mạng xã hội Trung cộng.

Người đàn ông Úc, được xác định là "Paul", đã được giới truyền thông chính thức khen ngợi khi nói với người biểu tình: "Cả thế giới đều biết Hong Kong và Đài Loan thực ra là một phần của Trung cộng. Điều đó thực sự được công nhận. Mọi người, mọi quốc gia đều công nhận điều đó. ".

Các cuộc biểu tình ủng hộ Trung cộng được tổ chức bởi người Hoa hải ngoại ở Anh, Đức, Canada và Úc cũng được đưa tin rộng rãi. Các cuộc biểu tình đối lập thì ít khi được nhắc đến.

5. Tấn công các thương hiệu lớn

Những thương hiệu lớn mà đã không công nhận Hong Kong, Ma Cao hoặc Đài Loan như một phần của Trung cộng trở thành đối tượng của các cuộc tấn công trên mạng xã hội.

Đỉnh điểm là từ ngày 8-15/8, một loạt các thương hiệu toàn cầu từ Versace đến Calvin Klein và Swarovski đã bị người dùng mạng xã hội tấn công và buộc phải đưa ra lời xin lỗi.

Với mối đe dọa tẩy chay tại một trong những thị trường béo bở nhất thế giới, một lời xin lỗi là rất có ích. Versace cho biết họ "yêu Trung cộng" và các thương hiệu hàng đầu hết lần này đến lần khác bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với chính sách Một Trung cộng.

Đây không phải là lần đầu tiên người dùng mạng xã hội vì chủ nghĩa dân tộc mà tấn công các thương hiệu lớn và truyền thông nhà nước không để lỡ cơ hội nào để đưa tin về điều này.

6. Sự ủng hộ của người nổi tiếng

Chính phủ cho thấy sức mạnh của nó đối với giới nghệ sĩ nổi tiếng, qua việc các ngôi sao thể hiện sự ủng hộ của họ đối với lập trường của Bắc Kinh.

BM
  
Nhiều ngôi sao bao gồm thành viên nhóm nhạc nam Jackson Yee và người mẫu Lưu Văn đã cắt đứt hợp đồng với các công ty bị báo chí Trung cộng tấn công, có thể cũng là để để tránh bị liên quan.

Và những nghệ sĩ khác cũng bắt đầu cho thấy họ là những công dân gương mẫu.

Lưu Diệc Phi, nữ diễn viên đóng vai Hoa Mộc Lan trong bộ phim sắp tới của Disney, đã nhận hàng loạt chỉ trích trên mạng xã hội ở nước ngoài, sau khi cô đăng lại một bình luận ủng hộ cảnh sát hôm 16/8 trên Sina Weibo.

Nhưng cô Lưu chỉ là một trong số nhiều người nổi tiếng chia sẻ bài đăng của CCTV nói rằng "Tôi cũng ủng hộ cảnh sát Hong Kong".

BM

Bên ngoài Trung cộng, hashtag #BoycottMulan (Tẩy chay Mộc Lan) lan truyền mạnh sau khi Lưu Diệc Phi đăng trên mạng xã hội là cô ủng hộ cảnh sát Hong Kong

Nhiều người trên Twitter thấy đây là cách Lưu Diệc Phi tuân theo lệnh của chính quyền Bắc Kinh, đặc biệt khi cô đã là một công dân Mỹ.

Trung cộng cũng sử dụng những nghệ sĩ vốn luôn ca ngợi chính quyền như Thành Long (Jackie Chan) và ca sĩ Eric Suen.

Hôm 13/8, Thành Long nói với CCTV rằng ông là người canh giữ quốc kỳ và ông cảm thấy những sự kiện ở Hong Kong 'buồn đau và chán nản'.

7. Sử dụng các ví dụ trong lịch sử

Từ cuộc cách mạng văn hóa đến cuộc đình công của các thợ mỏ Anh, tiền lệ lịch sử đã là một công cụ để tác động đến câu chuyện về Hong Kong theo hướng có lợi cho Trung cộng.
Truyền thông bắt đầu gán cho bốn nhân vật dân chủ kỳ cựu của Hong Kong là một "Bè lũ bốn tên/Tứ nhân bang" - sử dụng ngôn từ đáng sợ từ thời Cách mạng Văn hóa, ám chỉ phe chính trị bị đổ lỗi cho sự quá độ trong lịch sử Trung cộng.

BM
Jimmy Lai, Martin Lee, Anson Chan và Albert Ho bị gọi 'tứ nhân bang' mới của Trung cộng

Hình ảnh Anh trao trả Hong Kong cũng thường xuyên xuất hiện - một lời nhắc nhở rằng sau năm 1997, Vương quốc Anh không nên tham gia vào Hong Kong.

Càng ngày, truyền thông càng chia sẻ nhiều những thước phim về những gì họ nói là cách xử lý các cuộc biểu tình kém cỏi của các quốc gia phương Tây và buộc tội những quốc gia này đạo đức giả.

Một ví dụ là vào 21/8, đài chính thống CCTV đăng lại hình ảnh cảnh sát Anh Quốc mạnh tay với những người biểu tình trong cuộc đình công của các thợ mỏ Anh năm 1984 và các cuộc bạo loạn ở Anh năm 2011.



Kerry Allen
***

Việt Nam

Báo chí CSVN đưa tin: Hong Kong biểu tình chống Mỹ can thiệp vào nội bộ Hong Kong!

BM

Sự trơ trẽn, và nói láo của báo chí CSVN ngày nay đã vượt ngoài sức tưởng tượng của thế giới tự do!

Trên trang mạng Soha ngày 4 tháng 8 đã có một bản tin với tựa đề: Hong Kong tiếp tục rúng động vì biểu tình phản đối sự can thiệp của Mỹ.

Tất cả những ai ở hải ngoại, khi theo dõi tình hình Hong Kong trong tháng qua, đều biết rõ những cuộc biểu tình gồm hàng triệu người Hong Kong chủ yếu là để chống lại luật dẫn độ của chính quyền thân Trung Cộng, và nay phát triển thành cuộc biểu tình chống lại sự can thiệp của Trung Cộng, dự định bóp nghẹt tự do dân chủ của Hong Kong.

Vẫn biết CSVN là dối trá. Nhưng trong một thời đại mà thông tin thế giới là rất dễ kiểm chứng, mà một tờ báo của đảng CSVN lại có thể nói dối trắng trợn đến như vậy. Mà sự nói dối này lại là để binh vực, che dấu sự thật giúp cho kẻ thù Trung Cộng đang đe dọa chủ quyền của chính họ tại Việt Nam.

Đã nửa thế kỷ, câu nói bất hủ của tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu vẫn là chân lý:

BM  

BM

Trần Kiều Ngọc trò chuyện cùng Joshua Wong
Lãnh thổ Greenland của người Inuit trước ý tưởng Trump đòi mua
Xu hướng biến garage thành nhà ở tại khu Bờ Tây, Mỹ
Trung cộng lâm nguy _ hàng loạt nhà máy đóng cửa
Ngày của Ông Bà
Người biểu tình Hong Kong _ 'Bây giờ hoặc không bao giờ'
Hoàng quý phi Thái Lan lái phản lực cơ và bắn súng
Mỹ không chấp nhận Trung cộng kiểm soát Biển Đông
G7 đồng nhất với hầu hết đường lối cứng rắn của TT Trump
Công nghệ nhận diện khuôn mặt TC 'vượt mặt' Amazon, IBM
Cuộc sống ra sao ở một thành phố quá đông du khách?
VN từng có nhiều thủ đô qua các triều đại và chính quyền
Căn bệnh Xô-viết của Trung cộng
Người Việt thế hệ hai vẫn không được chính phủ Campuchia coi là công dân
Đồng nhân dân tệ TC xuống mức thấp nhất 11 năm qua
Tình Phụ Tử và Tình Mẫu Tử
Nước Mỹ ‘không phải của riêng ai’
TC hô hào 'kinh tế ban đêm' thì Việt Nam nên làm tốt 'ban ngày'
Ăn đậu nành có hại cho sức khoẻ phụ nữ không?
Tại sao thiên triều Bắc Kinh lại tấn công chư hầu Hà Nội tại Bãi Tư Chính?