Monday, December 30, 2019

Chuyện về nghi thức Quả cầu Giao thừa ở New York

BM

Khi những giờ khắc cuối cùng của năm 2019 đến, có một triệu người sẽ tập trung tại Quảng trường Thời đại ở New York. Ở những nơi khác, ước tính một tỷ người sẽ bật tivi để theo dõi cảnh tượng hàng năm được chào đón trên toàn cầu.

Giúp việc đi lại trên biển

Khi thập kỷ này bước tới 60 giây cuối cùng, tất cả sự chú ý sẽ tập trung vào quả cầu pha lê Waterford nặng năm tấn lấp lánh với hơn 30.000 ngọn đèn LED được thả xuống.

Khi quả cầu chạm đến đáy của một cột cờ được thiết kế đặc biệt, nút chai Champagne sẽ bật lên. Sau đó sẽ là những tiếng reo hò, tiếng cụng ly chúc mừng và những nụ hôn khi mọi người chào đón một năm mới đầy hứa hẹn.

BM
Một phát minh có từ thời Victoria đã tạo cảm hứng cho nghi thức thả quả cầu ở Quảng trường Thời đại đêm Giao thừa

Nhưng không mấy ai biết đến công lao của người thực sự xứng đáng với lời khen ngợi của họ, một sĩ quan Hải quân Hoàng gia Anh rất sùng đạo có tên là Robert Wauchope.

Wauchope được cho là đã có công tạo ra quả cầu thời gian, một cỗ máy tài tình từ thời Victoria vốn truyền cảm hứng cho sự kiện bùng nổ trên Quảng trường Thời đại.

Phát minh của lấy cảm hứng từ việc đi biển, và nhằm mục tiêu làm cho việc đi lại trên biển an toàn hơn.

Đầu Thế kỷ 19, biết thời gian chính xác là kiến thức quan trọng đối với các thủy thủ. Chỉ bằng cách giữ cho đồng hồ trên tàu được điều chỉnh chính xác, các thủy thủ mới có thể tính toán kinh độ của họ và di chuyển chính xác trên các đại dương.

Quả cầu của ông, lần đầu tiên được trình diễn tại Portsmouth, Anh, vào năm 1829, là một hệ thống phát sóng thô sơ, một cách để chuyển tiếp thời gian tới bất cứ ai có thể nhìn thấy tín hiệu.

Thông thường, vào lúc 12:55, một cái máy cọt kẹt sẽ nâng một quả cầu lớn được sơn phết lên giữa một cái cột hay cột cờ; lúc 12:58, nó sẽ tiến lên đỉnh; và vào đúng 13:00, một công nhân sẽ thả cho nó rơi xuống cột.

"Đó là tín hiệu rõ ràng," Andrew Jacob, người phụ trách vận hành quả cầu thời gian tại Đài thiên văn Sydney ở Úc, nói. "Chuyển động đột ngột khi nó bắt đầu rơi xuống thật dễ thấy."

Quả cầu Greenwich

Trước khi quả cầu thời gian được phát minh, thuyền trưởng tàu thường sẽ lên bờ và ghé qua đài thiên văn để kiểm tra đồng hồ của mình so với đồng hồ chính thức. Sau đó, ông ấy đem thời gian trở lại con tàu gần như theo đúng nghĩa đen. Phát minh của Wauchope cho phép các thủy thủ điều chỉnh đồng hồ trên tàu của họ mà không cần rời tàu.

"Chúng ta đã quá quen với việc ở đây lúc nào cũng biết rõ thời gian và có sẵn những cách để xem giờ, nhưng trước kia không phải lúc nào cũng vậy," Emily Akkermans, người có danh hiệu đáng ghen tị là 'người coi sóc thời gian' tại Đài thiên văn Hoàng gia ở Greenwich, London, nói.

Bảo tàng và di tích lịch sử ở đây lưu giữ quả cầu thời gian còn hoạt động lâu đời nhất thế giới, vốn được thả xuống hàng ngày kể từ năm 1833, trừ phi thời tiết có gió dữ dội, chiến tranh hoặc sự cố kỹ thuật.

BM
Đài quan sát Thiên văn Hoàng gia tại Greenwich, London, là nói có quả cầu thời gian hoạt động cổ nhất thế giới

Mặc dù giữa trưa có vẻ là thời điểm phù hợp để báo hiệu, nhưng thời điểm đó từng là giờ cao điểm đối với các nhà thiên văn ở đài vốn phải theo dõi vị trí Mặt Trời vào giữa trưa để chỉnh đồng hồ của họ. Đợi một tiếng nữa, đến 13:00, sẽ ít chộn rộn hơn nhiều.

Quả cầu ở Greenwich đã truyền cảm hứng cho hàng trăm quả cầu khác trên khắp thế giới, từ Jamaica đến Nhật Bản. Các quả cầu thường được đặt trên một điểm cao gần cảng, trên đỉnh đài quan sát, ngọn hải đăng hoặc tháp.

Và chỉ dưới một thế kỷ, các thiết bị báo hiệu thời gian này đã phát triển mạnh mẽ.

Ý tưởng này thậm chí đã cất cánh trong đất liền. "Không phải toàn bộ chỉ là để phục vụ cho đi biển," Akkermans nói. "Một số quả cầu thời gian được các chủ cửa hàng bán đồng hồ vận hành."

Tại Barbados, một quả cầu thả xuống vào lúc 09:00 báo hiệu lớp học bắt đầu cho các sinh viên trên khắp hòn đảo, bà cho biết, dẫn lời một bài báo trên tờ Illustrated London News hồi năm 1888.

Nhưng ngày nay, chỉ có một vài nơi còn quả cầu thời gian vẫn trong tình trạng hoạt động.

Cách Greenwich tám mươi dặm, một quả cầu thời gian khác được thả thường xuyên tại thị trấn ven biển Deal, gần vị trí eo biển Manche gặp Biển Bắc.

Đây là tòa tháp đầu tiên được kết nối với Greenwich bằng đường dây điện, cho phép nó chuyển tiếp thời gian chính thức của Đài Greenwich cho các thủy thủ, mặc dù ngày nay nó dựa vào tín hiệu phát đi từ đồng hồ nguyên tử Anh.

Từ tháng Tư đến tháng Chín, quả cầu được thả xuống mỗi giờ từ 09:00 đến 17:00. Và nó cũng đánh dấu năm mới với màn trình diễn nửa đêm đặc biệt vào ngày 31/12.

Jeremy Davies-Webb, chủ tịch của Deal Museum Trust, nói ông biết có bốn quả cầu thời gian khác đang hoạt động ngoài Greenwich, Deal và Sydney, mặc dù vào một ngày bất kỳ thì rất có thể là chúng sẽ không hoạt động do điều kiện thời tiết hoặc hỏng hóc.

Những quả cầu khác

BM
Quả cầu thời gian tại Đài tưởng niệm Nelson cho phép các thủy thủ biết đích xác giờ giấc khi họ đang ở ngoài khơi xa

Những quả cầu khác nằm ở Edinburgh, Melbourne, Christchurch và Gdansk.

Ống đã đến thăm tất cả những quả cầu đó trừ quả ở Melbourne, và đặc biệt thích quả cầu ở Ba Lan, vốn đánh dấu mỗi lần nó được thả xuống với hồi kèn vang dội.

"Chúng tôi muốn làm điều đó, nhưng những người ở gần chúng tôi sẽ phàn nàn gay gắt," ông nói.

Anna Rolls là người coi sóc Bảo tàng Đồng hồ ở London và đã làm việc với quả cầu thời gian Greenwich trong vài năm.

"Đó là một thứ trông ngồ ngộ," bà thừa nhận, một cơ chế tinh vi đem đến 'điều dễ dàng làm được ngày nay'. Tuy nhiên, chính là điều đó, bà phỏng đoán, đã giải thích cho sự hấp dẫn của nó.

Thật ra, mỗi quả cầu thời gian đang hoạt động đều có câu chuyện riêng của chúng.

Quả cầu Greenwich, có đường kính khoảng 1,5m và được làm bằng nhôm với bề mặt đầy những vết lõm vốn là kết quả của sự hiểu lầm. Vào năm 1958, người ta đã nhìn thấy các nhân viên ở đài, rõ ràng không biết rằng quả cầu đã bị gỡ xuống để sửa chữa tạm thời, đang đá quả cầu quanh sân đài trong một trận bóng đá không chính thức.

Ở Scotland, quả bóng thời gian ở Đài tưởng niệm Nelson bị Súng Một giờ bắn từ Lâu đài Edinburgh lấn lướt.

Khẩu súng này cũng nhằm để báo hiệu thời gian cho tàu bè nhưng kém chính xác hơn quả cầu thời gian bởi vì âm thanh di chuyển với tốc độ tương đối chậm là 1.235km/giờ. Điều này có nghĩa là phải mất thêm vài giây các thủy thủ mới có thể nghe thấy.

Ở khu ngoại ô Williamstown của Melbourne, tháp quả cầu thời gian đã trải qua nhiều vai trò khác nhau.

Ngọn hải đăng đá xanh hình vuông tại Point Gellibrand mở cửa vào năm 1849, đúng lúc xảy ra cơn sốt vàng của thành phố, nhưng một thập kỷ sau đó nó đã được chuyển đổi thành tháp quả cầu thời gian.

Vào năm 1926, người coi giữ, vốn đã tận tụy thả quả cầu trong vòng 37 năm, qua đời và do không có ai phàn nàn về việc ngưng thả quả cầu, nó đã được cho về hưu, theo nhóm bảo tồn Các ngọn hải đăng của nước Úc.

Gần đây, các tổ chức từ thiện địa phương đã trùng tu lại máy móc và quả cầu thời gian lại được thả xuống hàng ngày.

Tại Lyttelton, New Zealand, tháp quả cầu thời gian đã sụp đổ sau trận động đất năm 2011 ở Christchurch. Nhưng một chiến dịch gây quỹ đã giúp xây dựng lại cấu trúc di sản đá tráng lệ này, và việc thả quả cầu đã được nối lại vào tháng 11/2018.

Và người ta nói rằng binh lính Đức vào năm 1939 đã chiếm những tầng trên của tòa tháp Gdansk, nơi họ lắp đặt một khẩu súng máy và bắn những phát đạn đầu tiên, mở màn Đệ nhị Thế chiến.

Những quả cầu thời gian không hoạt động khác vẫn nằm trên đỉnh các tòa nhà trên khắp thế giới, từ bờ sông ở Cape Town cho đến Đài thiên văn Hải quân Hoa Kỳ ở Washington, DC.

Lễ mừng Năm Mới

BM
Cả triệu người đổ tới Quảng trường Thời đại của New York để đón Giao thừa hàng năm

Về sự liên hệ với lễ ăn mừng Năm Mới, câu chuyện bắt đầu vào năm 1907.

Tờ New York Times đã sắp đặt một buổi lễ đón giao thừa ở Quảng trường Thời đại vài năm trước đó, được đánh dấu bằng thuốc nổ và pháo hoa.

Sau khi nhà chức trách cấm chất nổ, các nhà tổ chức cần một thứ gì đó lấp lánh để đánh dấu giao thừa và họ tìm thấy cảm hứng ở quả cầu thời gian nổi tiếng của Western Union Telegraph, vốn đã hoạt động trên nóc trụ sở công ty ở Broadway từ năm 1877.

New York Times đã chế tạo một quả cầu ấn tượng nặng 700 pound và phủ lên nó 100 bóng đèn 25 watt. Nhưng trên tinh thần trình diễn, các nhà tổ chức đã thay đổi nghi thức quả cầu thời gian để cho thời điểm xác định trọng đại là lúc quả cầu chạm đích chứ không phải khi nó được thả xuống.

Chiêu tiệc tùng này đã thành công ngay lập tức. Như tờ báo đã đưa tin vào ngày hôm sau:

"Tiếng hét lớn vang lên đã nhấn chìm những tiếng huýt sáo trong một phút. Sức mạnh âm thanh của những người ăn mừng áp đảo cả tiếng còi xe, tiếng chuông và tiếng leng keng. Trên tất cả mọi thứ là âm thanh náo loạn của con người mà từ đó phát ra tiếng mờ nhạt: 'Hoan hô năm 1908'."

BM

Ý tưởng đánh dấu năm mới bằng cách thả một vật thể ngoại cỡ vào thời khắc giao thừa kể từ đó đã lan rộng khắp thế giới.

Bermuda thả một củ hành được chiếu sáng. Ở tỉnh New Brunswick của Canada, đó là chiếc lá phong; và ở Boise, Idaho, đó là củ khoai tây.

Nhưng trong khi nghi thức thả quả cầu vào thời khắc giao thừa đang được củng cố thì quả cầu thời gian ngày càng biến mất.

Cho đến thời thập niên 1920, công nghệ này đã lỗi thời và nhanh chóng được thay thế bằng radio, đồng hồ thạch anh và giờ là GPS. Hầu hết các tháp quả cầu thời gian đã bị phá sập, và các cỗ máy sắt bị vứt bỏ.

"Hiện không có điểm thực tế nào trong hệ thống quả cầu thời gian," ông Jacob ở Đài thiên văn Sydney, nơi từng cung cấp thời gian cho bang New South Wales, cho biết.

Nhưng nhà thiên văn này, người thừa nhận rằng ông thường kiểm tra thời gian trên điện thoại di động, tin rằng điều quan trọng là phải gìn giữ nghi thức hàng ngày đã bị lãng quên này.

"Tái hiện nó mỗi ngày nhắc nhở chúng ta rằng trước đây mọi thứ phức tạp và có tổ chức hơn nhiều so với chúng ta nghĩ. Nó là nền tảng cho nhà nước, thương mại, giao thương quốc tế," ông nói.

Ngày nay, những người ngắm nhìn quả cầu thời gian có lẽ chỉ là vài ba du khách trên tàu du lịch dạo bước từ Cảng Sydney và các nhóm học sinh đi tham quan theo chương trình của trường học.

Tuy nhiên, vẫn còn sự hồi hộp nhất định đối với việc thả quả cầu để đánh dấu một giờ. "Nó kêu một tiếng vút và chạm xuống đáy," ông nói. "Rất vui."

Và ngay cả khi tháp quả cầu thời gian không trụ được, truyền thống này vẫn đứng vững.

Mặc dù Wauchope có thể thấy ác cảm với sự ăn mừng náo nhiệt, đến ngày 31/12, phát minh của ông một lần nữa sẽ chiếm lĩnh sân khấu toàn cầu, làm đúng những gì theo mục đích ban đầu của nó: đánh dấu thời gian trôi qua một cách đơn giản và chính xác.



Larry Bleiberg

BM

Thế giới và những sự kiện quan trọng năm 2019
Boeing, Huawei và Brexit _ Kinh doanh năm 2019
Cá ngừ vằn nướng tái, món ăn ngon nhất Nhật Bản
Tại sao tôi thích Cộng Hòa
Dự báo năm 2020 của Craig Hamilton Parker
Khi người dân đứng lên lật đổ chủ nghĩa cộng sản vào năm 1989
TT Đài Loan viện dẫn thư của sinh viên Hong Kong kêu gọi ‘Đừng tin Cộng sản'
Thế giới biến động trong năm 2019 qua ảnh
Mỹ vĩ đại _ Tàu cộng lụn bại _ CNXH quái thai thảm bại
Mẹo ăn không tăng cân mùa Tết
Bảy cảm xúc mãnh liệt ở HK năm 2019
Bị trầm cảm ở nơi 'hạnh phúc nhất thế giới'
Nhìn lại những chiến thắng thực của TT Donald Trump năm 2019
Cuộc chiến vô hình _ Robert Spading viết về Trung cộng
10 sự kiện thế giới nổi bật trong năm 2019
Mắm tôm _ “người thì xua đuổi, kẻ lại thèm thuồng”
Giáng Sinh là một mầu nhiệm thuộc phạm trù đức tin tôn giáo
Giải mã về ẩn số cha Giuse Trần Đình Long
Các ni cô ở Sri Lanka và cuộc chiến giành giấy tờ tùy thân
Khi sự hoan ái lên ngôi trong nghệ thuật

Thế giới và những sự kiện quan trọng năm 2019

BM

Chỉ còn vài ngày nữa là bước sang năm 2020. Vào những ngày cuối năm, các ký/học giả và cơ quan truyền thông thường đúc kết những vấn đề những sự kiện nổi bậc nhất trong năm. Chẳng hạn như các bài viết hoặc thông tin được quan tâm nhiều nhất trên một hãng thông tấn nào đó.

Tờ The New York Times thì chia ra thành từng mảnh nhỏ, từ chính trị đến phi chính trị v.v…

BM
Người biểu tình Hong Kong ủng hộ người Uighur.

Giáo sư chính trị học Stephen M Walt thì liệt kê 10 điều trên thế giới mà nhân loại nên biết ơn vào năm 2019 bởi vì những gì xảy ra không đến nổi tệ như nó có thể. Mặc dầu không đồng ý với tất cả những nhân vật liệt kê, hay ủng hộ các sự kiện này, giáo sư Walt trân quý vai trò và sự đóng góp cho lợi ích chung đối với nhân loại. Chẳng hạn, như cô Greta Thunberg cho môi trường và các thế hệ tương lai. Như viên chức vô danh trong chính quyền/đảng cộng sản Trung cộng đã tiết lộ tài liệu mật cho báo The New York Times về trại cải tạo tập trung đối với người Duy Ngô Nhĩ (Uighurs) ở Tân Cương.

BM
  
Như các tác giả đã cống hiến những tác phẩm cực hay và hữu ích cho nhân loại. Giáo sư Walt kết luận rằng thế giới hiện nay đang đối diện với những thử thách nghiêm trọng, từ một địa cầu ngày càng hâm nóng, các nền dân chủ đang gặp rắc rối, sự cuồng tín/cố chấp và bài ngoại gia tăng (rising bigotry and xenophobia), làn sóng tị nạn có thể tăng thêm, sự tấn công vào ý tưởng sự thật và quan niệm danh dự trên bình diện chính trị. Tuy thế ông vẫn cảm ơn vì một năm đã trôi qua mà xung đột giữa các quyền lực lớn chưa xảy ra, Hoa Kỳ chưa tham gia vào một cuộc chiến tranh mới, nền kinh tế thế giới chưa đổ bể, mức độ nghèo và bệnh tiếp tục gia giảm trên toàn cầu, và phần lớn người dân Hoa Kỳ có vẻ ý thức được rằng mình đã bầu cho một gã lang băm vào năm 2016.

BM
  
James M Lindsay thuộc Hội đồng Quan hệ Đối ngoại thì liệt kê 10 biến cố quan trọng nhất trong năm 2019 trên bình diện bang giao quốc tế.

Đứng thứ 10 là sự bế tắc trong đàm phán giữa Bắc Hàn và Hoa Kỳ về phi hạt nhân. Qua hai lần đàm phán và bao nỗ lực sắp xếp giữa hai phía nhưng kết quả chẳng đi đến đâu, Bình Nhưỡng tiếp tục gửi thông điệp với Washington vào đầu tháng 12 rằng Hoa Kỳ sẽ phải quyết định “món quà giáng sinh nào họ sẽ chọn để nhận”. Viễn ảnh năm 2020 vẫn không có gì sáng sủa hơn.

Kế đến là Brexit, một vấn đề gây nhức nhối và chia rẽ cho toàn Anh quốc. Cuối cùng vào ngày 20 tháng 12 quốc Hội Anh cũng bầu chọn quyết định ra khỏi Liên hiệp Âu châu trước ngày 31 tháng Giêng năm 2020.

BM
  
Thứ tám là thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung cộng. Tháng Ba năm 2018, Tổng thống Donald Trump tweet rằng “thương chiến là tốt và dễ thắng”. Những gì xảy ra sau đó không phải như thế. Sau bao nhiêu vòng đàm phán, đến ngày 11 tháng 10 năm nay, hai bên đã tạm đồng ý có thỏa thuận với nhau, nhưng những khác biệt chính yếu vẫn chưa giải quyết ổn thỏa gì cả. Do đó 2020 có thể là năm có nhiều hỗn loạn hơn nữa.

BM
  
Kế tiếp là các cuộc di cư vĩ đại từ Trung Mỹ đến biên giới Hoa Kỳ mà hệ thống tại đây đã chịu không nổi trọng lực của vấn đề. Trung tâm của các cuộc tranh chấp pháp lý là những câu hỏi hóc búa về việc ai có thể xin tị nạn tại Hoa Kỳ.

BM
  
Thứ sáu là căng thẳng bùng phát tại Vịnh Ba Tư (Persian Gulf). Những sự kiện diễn ra giữa năm nay ở eo biển Hormuz đưa đến vài cuộc đụng độ quân sự ở bình diện nhỏ giữa Hoa Kỳ, Iran và Saudi Arabia làm leo thang các lực lượng quân sự tại đây. Có khả năng 14 ngàn quân lính Hoa Kỳ sẽ được đưa đến Saudi Arabia vào cuối năm nay.

BM
  
Kế đến là đại hỏa hoạn rừng Amazon. 80 ngàn vụ cháy trong năm 2019 là cao nhất trong một thập niên qua. Các khoa học gia phải cảnh báo rằng nạn phá rừng Amazon có thể đi đến tình trạng thảo nguyên mà sẽ “nhả hàng triệu tấn carbon lên bầu khí quyển”.

BM
  
Thứ tư là Ấn Độ đã ôm lấy tinh thần dân tộc Ấn (Hindu nationalism), đặc biết qua chính sách hủy bỏ quyền tự trị của Kashmir vào tháng 8 năm nay mà họ đã hưởng độc lập và được ghi nhận trong hiến pháp Ấn Độ. Ngoài ra quốc hội Ấn cũng thông qua đạo luật gây nhiều tranh cãi mà qua đó tạo cơ hội cho người dân không theo đạo Hồi thuộc vùng Nam Á có thể trở thành công dân Ấn.

BM
  
Kế tiếp là Hoa Kỳ chấm dứt ủng hộ lực lượng người Kurd tại Syria. Hành động này ngày càng được nhiều nước trên thế giới đặt câu hỏi liệu Hoa Kỳ là một đồng minh, đối tác có thể tin cậy được? Và nó đã làm cho các chuyên gia tranh luận với nhau về hệ quả của các chính sách đối ngoại bất nhất của Hoa Kỳ về sau.

BM
  
Thứ hai là việc Hạ viện Hoa Kỳ đã thảo luận, tranh luận và thông qua hai điều luận tội đối với Tổng thống Trump vào ngày 18 tháng 12 vừa qua. Một là lạm dụng quyền lực để hỗ trợ ông trong chiến dịch tái tranh cử đối với đối thủ chính trị của mình. Hai là gây cản trở cho quốc hội bằng việc không cho các nhân viên Nhà Trắng điều trần và từ chối cung cấp các tài liệu liên quan đến cuộc điều tra luận tội. Không rõ khi nào chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi sẽ gửi lên Thượng viện để tiến hành thủ tục luận tội ở đó, nhưng xác suất Đảng Cộng hòa bác bỏ nó là rất cao.

BM
  
Trên hết là các cuộc biểu tình tại Hồng Kông kéo dài hơn sáu tháng qua. Lindsay gọi 2019 là “Năm Biểu tình” (The Year of Protests) mà Hồng Kông đã thu hút sự chú ý nhất trên toàn cầu. Ngoài Hồng Kông còn có biểu tình ở Algeria, Sudan, Chile, Lebanon, Iraq, Iran, Blivia, Ấn Độ, Nicaragua, Nga. Lindsay cũng có nhắc đến các biến cố tại Venezuela. Ngoài ra sự kiện bà Aung Sang Suu Kyi xuất hiện tại Tòa Công lý Quốc tế The Hague vào tháng 12 vừa qua phủ nhận rằng quân đội Miến Điện đã thi hành chính sách diệt chủng đối với người Rohingya đã làm cho nhiều người bất bình lên tiếng kêu gọi tước đi Giải Nobel Hòa bình trao cho bà trước đây.

BM
  
Lindsay cũng liệt kê 10 cuộc bầu cử đáng quan sát vào năm tới 2020, trong đó có bầu cử lại Hội đồng Lập pháp Hồng Kông vào tháng 9 năm 2020 và bầu tử tổng thống Hoa Kỳ ngày 3 tháng 11 năm 2020.

Chủ nghĩa dân túy, dân tộc, bộ lạc và cường quyền đang gia tăng trong khi xu hướng dân chủ bị thoái lui. Đó là dấu hiệu đáng quan ngại trước khi kết thúc năm 2019. Tuy thế, người dân khắp nơi vẫn tiếp tục đứng lên bày tỏ nguyện vọng của mình dù có bị đàn áp dã man. Khi các chế độ cường quyền không thể, hay không còn khả năng, lừa gạt người dân hiệu quả nữa thì một vận mệnh mới sẽ đến với dân tộc đó. Nhưng dân chủ sẽ không đến một cách dễ dàng mà nó là một tiến trình tranh đấu không ngừng giữa thành phần cai trị và những người bị trị. Hy vọng năm 2020 sẽ là năm mà người dân trên khắp thế giới trau dồi khả năng làm chủ cuộc đời mình và tương lai đất nước của mình hơn năm trước.



Phạm Phú Khải

BM

Boeing, Huawei và Brexit _ Kinh doanh năm 2019
Cá ngừ vằn nướng tái, món ăn ngon nhất Nhật Bản
Tại sao tôi thích Cộng Hòa
Dự báo năm 2020 của Craig Hamilton Parker
Khi người dân đứng lên lật đổ chủ nghĩa cộng sản vào năm 1989
TT Đài Loan viện dẫn thư của sinh viên Hong Kong kêu gọi ‘Đừng tin Cộng sản'
Thế giới biến động trong năm 2019 qua ảnh
Mỹ vĩ đại _ Tàu cộng lụn bại _ CNXH quái thai thảm bại
Mẹo ăn không tăng cân mùa Tết
Bảy cảm xúc mãnh liệt ở HK năm 2019
Bị trầm cảm ở nơi 'hạnh phúc nhất thế giới'
Nhìn lại những chiến thắng thực của TT Donald Trump năm 2019
Cuộc chiến vô hình _ Robert Spading viết về Trung cộng
10 sự kiện thế giới nổi bật trong năm 2019
Mắm tôm _ “người thì xua đuổi, kẻ lại thèm thuồng”
Giáng Sinh là một mầu nhiệm thuộc phạm trù đức tin tôn giáo
Giải mã về ẩn số cha Giuse Trần Đình Long
Các ni cô ở Sri Lanka và cuộc chiến giành giấy tờ tùy thân
Khi sự hoan ái lên ngôi trong nghệ thuật
TT Trump bị đàn hặc

Boeing, Huawei và Brexit _ Kinh doanh năm 2019

BM

Năm ngoái đã chứng kiến một trong những công ty lớn của Mỹ, Boeing, bị giáng một đòn mạnh vào danh tiếng của mình sau khi một trong những mẫu máy bay mới nhất là 737 Max bị tai nạn lần thứ hai.

Phi cơ của Hàng không Etopiania bị rơi làm toàn bộ 157 người trên máy bay thiệt mạng.

BM
Phân xưởng chế tạo 737 MAX tại Renton, Washington

Thảm họa không phải do khủng bố hay do sự cố cơ học thảm khốc gây ra, mà vì các phi công không thể kiểm soát được một phần mềm.

Phần mềm này là một hệ thống có tên MCAS, đã được xác định là nguyên nhân chính trong vụ tai nạn máy bay Lion 737 Max của Lion Air ở Indonesia vào tháng 10 năm ngoái, khiến 189 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.

'Hệ thống bị hỏng'

BM
Phân nửa doanh thu Boeing là từ 737 Max

Nói về cả hai vụ tai nạn, Cơ trưởng Dennis Tajer, một trong những phi công giàu kinh nghiệm nhất của American Airlines với kinh nghiệm 27 năm, nói với tôi rằng với chiếc máy bay Boeing 737 Max đặc biệt này: "Chúng ta đã mắc vào một hệ thống văn hóa an toàn bị hỏng."

Cơ trưởng Tajer, một cựu phi công của không quân, người phát ngôn của nghiệp đoàn phi công tại American Airlines, nói rằng ông "phẫn nộ" rằng Boeing và các cơ quan quản lý ban đầu đã quyết định không nói với các phi công về hệ thống MCAS.

Đây là "một sự vi phạm rất rõ ràng về niềm tin và luồng thông tin cho các phi công", ông nói.

BM
Cơ quan kiểm soát yêu cầu 737 Max không bay sau tai nạn

Phát biểu đại diện cho 15.000 phi công tại American Airlines và đề cập đến bí mật ban đầu của Boeing, Cơ trưởng Tajer nói: "Không ai tin điều đó nếu nó được viết dưới dạng hư cấu nhưng nó thực sự xảy ra ngay trước mắt chúng tôi."

Các cơ quan giám sát đã bắt ngưng khai thách 737 Max sau vụ tai nạn thứ hai, gây ra những vấn đề lớn cho Boeing khi chiếc máy bay này chiếm khoảng một nửa doanh số máy bay thương mại của hãng. Các hãng hàng không đã phải cắt dịch vụ khi họ không thể sử dụng máy bay và sử dụng nữa cho đến khi hoàn thành một chương trình huấn luyện phi công.

BM
Cơ trưởng Capt Tajer

Tổng Giám đốc Boeing, Dennis Muilenburg đã bị buộc rời khỏi công ty vào tuần trước. Boeing trước đó đã công bố một ủy ban để giám sát việc phát triển, sản xuất và vận hành máy bay và dịch vụ của mình.

Tranh chấp thương mại

Cuộc tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung cộng diễn ra đến hết năm 2019, với các nghị quyết đưa ra thuế quan mới sau đó lại có các động thái giảm căng thẳng.

Căng thẳng giữa hai nước càng bị gia tăng bởi quyết định của Hoa Kỳ nhắm vào công ty công nghệ khổng lồ của Trung cộng là Huawei.

Huawei là công ty hàng đầu thế giới về các hệ thống gửi tín hiệu đến điện thoại di động; đặc biệt, thế hệ thứ năm hoặc mạng 5G. Nhưng Hoa Kỳ đã cấm sử dụng thiết bị của Huawei ở Mỹ và khuyến khích các đồng minh của họ làm điều tương tự.

BM
Washington tin Huawei do chính phủ Trung cộng kiểm soát

Hoa Kỳ cũng đã chặn Huawei sử dụng các hệ thống được phát triển bởi các công ty Mỹ bao gồm hệ điều hành Android của Google trước đây được cài đặt trên điện thoại di động của Huawei.

Chính quyền Tổng thống Trump tin rằng những tiến bộ công nghệ của Trung cộng đã được xây dựng dựa trên việc đánh cắp tài sản trí tuệ và trợ cấp chính phủ có qui mô.

Washington cũng tin rằng Huawei rốt cùng sẽ bị chính phủ Trung cộng kiểm soát và do đó có nguy cơ bảo mật nếu công nghệ của hãng này tham gia vào cơ sở hạ tầng truyền thông mới nhất của Mỹ.

Huawei cho biết không có bằng chứng sẵn có cho thấy hãng tạo ra bất kỳ mối đe dọa nào đối với an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.

BM
Bà Mạnh Vãn Chu của Huawei vẫn đang được tại ngoại trong nỗ lực bị dẫn độ sang Hoa Kỳ

Trong khi đó, lãnh đạo tài chính của hãng, bà Mạnh Vãn Chu, con gái của người sáng lập công ty, đã bị bắt hơn một năm trước và vẫn được tại ngoại tại Canada để chống lại việc dẫn độ sang Mỹ về tội vi phạm lệnh trừng phạt chống lại Iran.

Chính trường Anh

Tin tức lớn cho Anh năm 2019 là sự xác nhận rằng nước này thực sự sẽ rời Liên minh châu Âu.

Cử tri đã đưa ra lựa chọn đó trong một cuộc trưng cầu dân ý năm 2016. Nhưng trong ba năm qua, các chính trị gia liên tục tranh cãi về việc liệu nước này có nên cho phép cuộc bỏ phiếu lại hay quyết định rời khỏi EU hay tiếp tục áp dụng các quy tắc và quy định của mình.

BM
Thủ tướng Boris Johnson

Chiến thắng của Đảng Bảo thủ của ông Boris Johnson cuối cùng đã giải quyết được nguyên tắc của những gì sẽ xảy ra.

Giám đốc điều hành của Capital Economics ở London, Roger Bootle, nói với tôi rằng ông "rất vui mừng và nhẹ nhõm" với kết quả bầu cử: "Tôi nghĩ rằng sẽ có những rủi ro rất lớn khi ở lại EU".

BM
Nhiều kinh tế gia e ngại đàm phán mậu dịch tự do sẽ có kết quả

Ông lập luận rằng trong những thập niên gần đây, EU là một khu vực thất bại kinh tế tương đối. "Mọi chuyệnsẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn, chúng ta sẽ ở vào một vị trí rất dễ bị tổn thương."

Trong khi đó, chuyên gia thương mại, Rebecca Harding, giám đốc điều hành của Coriolis Technologies, nói rằng bà thất vọng vì kết quả vì bà muốn Anh ở lại EU.

"Rất nhiều hoạt động thương mại của chúng tôi có liên hệ với chuỗi cung ứng châu Âu. Vấn đề bây giờ là chúng ta cần phải tự thoát khỏi các quy tắc và quy định của EU theo cách ít gây thiệt hại nhất cho nền kinh tế Anh", bà Harding nói.

Bà Harding nói rằng các cuộc đàm phán để đồng ý có thương mại miễn thuế sẽ không dễ dàng.



Martin Webber

BM

Cá ngừ vằn nướng tái, món ăn ngon nhất Nhật Bản
Tại sao tôi thích Cộng Hòa
Dự báo năm 2020 của Craig Hamilton Parker
Khi người dân đứng lên lật đổ chủ nghĩa cộng sản vào năm 1989
TT Đài Loan viện dẫn thư của sinh viên Hong Kong kêu gọi ‘Đừng tin Cộng sản'
Thế giới biến động trong năm 2019 qua ảnh
Mỹ vĩ đại _ Tàu cộng lụn bại _ CNXH quái thai thảm bại
Mẹo ăn không tăng cân mùa Tết
Bảy cảm xúc mãnh liệt ở HK năm 2019
Bị trầm cảm ở nơi 'hạnh phúc nhất thế giới'
Nhìn lại những chiến thắng thực của TT Donald Trump năm 2019
Cuộc chiến vô hình _ Robert Spading viết về Trung cộng
10 sự kiện thế giới nổi bật trong năm 2019
Mắm tôm _ “người thì xua đuổi, kẻ lại thèm thuồng”
Giáng Sinh là một mầu nhiệm thuộc phạm trù đức tin tôn giáo
Giải mã về ẩn số cha Giuse Trần Đình Long
Các ni cô ở Sri Lanka và cuộc chiến giành giấy tờ tùy thân
Khi sự hoan ái lên ngôi trong nghệ thuật
TT Trump bị đàn hặc
10 bất ngờ về kinh tế tiểu bang Texas của Mỹ