Wednesday, December 25, 2019

Các ni cô ở Sri Lanka và cuộc chiến giành giấy tờ tùy thân

BM
Các ni cô Bhikkuni của Sri Lanka và cuộc chiến giành giấy tờ tùy thân

Một ni cô kể câu chuyện đời mình trong nước mắt.

"Tôi có tất cả giấy tờ cần thiết," Amunuwatte Samanthabhadrika Theri giải thích. "Nhưng Bộ Phật giáo từ chối cấp thẻ căn cước cho tôi."

Thẻ căn cước là 'chìa khóa' cho cuộc sống ở Sri Lanka, cần thiết cho tất cả mọi thứ, từ bỏ phiếu đến mở tài khoản ngân hàng hoặc làm hộ chiếu, xin việc, hay thi cử.

Tuy nhiên, Samanthabhadrika không được cấp thẻ căn cước. Quyền đó đã bị tước khỏi những người phụ nữ như cô từ năm 2004, sau khi các chức sắc Phật giáo có ảnh hưởng của nước này đã đề nghị chính phủ ngừng cấp thẻ căn cước cho các ni cô, hay đơn giản là không công nhận họ nữa.

Kể từ đó, các ni cô bị mắc kẹt trong tình trạng lấp lửng: được yêu mến bởi các cộng đồng mà họ phục vụ, nhưng lại không có đầy đủ các quyền như những người khác.

"Chúng tôi bị đối xử như thể chúng tôi đến từ hành tinh khác. Chúng tôi bị phân biệt đối xử trong mọi khía cạnh của cuộc sống," Kothmale Sri Sumedha, một tỳ kheo ni cao cấp nhất của Sri Lanka, nói.

"Chúng tôi cũng là con gái của Đức Phật được sinh ra trên mảnh đất này. Đây không là gì khác ngoài sự phân biệt giới tính."

Bà là một trong 20 ni cô thọ giới vào năm 1998.

'Suy nghĩ của họ tàn nhẫn đến mức nào?'

BM
  
Trong hơn 1.000 năm, không còn tỳ kheo ni ở Sri Lanka. Các vị sư nữ này đã không còn sau nhiều năm bị chiếm đóng bởi các vị vua ở miền Nam Ấn Độ vốn chủ yếu theo đạo Hindu.

Sau đó, vào năm 1998, thế hệ mới các ni cô đầu tiên sau một thiên niên kỷ mới được thọ giới. Đến cuối năm, con số ni cô đã lên tới 150.

Ngày nay, người ta cho rằng đã có hơn 4.000 ni cô mà một số trong họ còn rất trẻ chỉ, mới chỉ sáu tuổi.

Nhưng không phải ai cũng hài lòng với điều đó. Các chức sắc Phật giáo cao cấp lập luận rằng, giáo đoàn tì kheo ni không thể được tái lập cho đến khi Đức Phật tương lai xuất hiện, bởi trong Phật giáo truyền thống ở Sri Lanka, không có tỳ kheo ni có chức sắc cao cấp; hơn nữa, một số người phản đối sự tồn tại của giáo đoàn tỳ kheo ni.

"Ngay cả khi đức Phật cho phép lập giáo đoàn tỳ kheo ni, ngài vẫn còn do dự vì đại bộ phận phái nữ vốn có tính chất yếu đuối và dễ bị tap niệm," một nhà sư tên là Manta Bhani nói năm 1998.

Sáu năm sau, quyền được cấp thẻ căn cước đã bị tước đi.

BM
Sau một thời gian đấu tranh, Samanthabhadrika được phép thi, nhưng cô vẫn không thể bỏ phiếu

Samanthabhadrika muốn có thẻ căn cước quốc gia (NIC) để có thể tham dự kỳ thi tốt nghiệp. Ở Sri Lanka, nếu không có thẻ căn cước, bạn sẽ không thể làm bài thi lấy chứng chỉ giáo dục phổ thông bậc cao.

"Một thành viên Bộ Phật giáo nói rằng, ông ấy không thể cấp NIC mà không có sự cho phép của chức sắc Phật giáo,"

Samanthabhadrika nói với BBC tại ngôi chùa của cô ở Pothuhara, một thị trấn hẻo lánh ở phía tây bắc Sri Lanka.

"Tôi cảm thấy rất buồn. Tôi nghĩ rằng tôi sẽ không thể dự thi. Sau đó, chúng tôi đã đến Văn phòng Đăng ký Quốc gia. Họ cũng từ chối. Ngay lúc đó, cả ni sư đi cùng với tôi đều khóc."

Nếu Samanthabhadrika là một cậu bé, mọi thứ đã khác. Mỗi tu sĩ Phật giáo trên 16 tuổi được cấp một thẻ căn cước theo pháp danh của họ khi xuất gia, cùng nơi sinh của họ.

"Tại sao chúng tôi lại bị phân biệt ở đất nước này? Suy nghĩ của họ tàn nhẫn đến mức nào?" bà Halpanadeniye Supesala nói.

BM
  
Supesala là giảng viên tại Tự viện Dekanduvela chuyên đào tạo các ni cô. Trung tâm đào tạo mới được công nhận gần đây ở quận Kaluthara này cũng tham gia điều phối các ni cô cho Bộ Giáo dục Sri Lanka.

"Không ai ở đất nước này - không một cộng đồng, tôn giáo hay dân tộc nào khác - bị đối xử bất công như chúng tôi. Chúng tôi bị tước quyền cơ bản của một công dân ở đất nước này", bà nói.

Cùng với nhiều ni cô khác, bà Supesala đã tham gia vào chiến dịch đấu tranh cho quyền bình đẳng của các ni cô.

Nhưng ngay cả những người đã nhận được thẻ căn cước cũng rất dễ bị tước đi.

BM
Các ni cô không được cấp thẻ căn cước và vì vậy họ đối mặt với nhiều khó khăn khác

Một ni cô phát hiện phần ghi chú "Ni cô" trên thẻ căn cước của cô đã biến mất sau khi nó được gia hạn vào năm 2015.

"Họ giữ lại chữ 'Ni cô' trong tiếng Tamil nhưng trong phần tiếng Sinhala thì không còn," ni cô và là nhà hoạt động nhều năm nay Thalawathugoda Dhammadeepanee nói.

Giống như người 'nhập cư bất hợp pháp'

Tuy hầu hết người Sri Lanka không hiểu rõ về hoàn cảnh của những ni cô này, nhưng các ni cô không hoàn toàn đơn độc.

BM
  
Họ nhận được sự hỗ trợ từ Tiến sĩ, Hòa thượng Inamaluve Sri Sumangala, người được cho là đã tái lập giáo đoàn tỳ kheo ni ở Sri Lanka và phê phán hầu hết các vị chức sắc cao cấp.

Ông buộc tội những người chống lại giáo đoàn tỳ kheo ni là không tuân theo lời dạy của Đức Phật. Ông chỉ ra rằng, không có ni trưởng trong thời Đức Phật.

Nhiều nhà sư tự do đã ủng hộ chiến dịch. Tuy nhiên, cũng có những người cảm thấy tầm ảnh hưởng và tiếng tăm của họ trong những tín đồ Phật giáo truyền thống có nguy cơ giảm sút nếu họ thừa nhận quyền bình đẳng cho các ni cô.

Trong hai thập kỷ qua, các ni cô ở Sri Lanka đã chiếm được vị trí trong trái tim của những người sùng đạo, nhờ vào cách làm việc chăm chỉ và khiêm tốn của họ.

Tuy nhiên, họ vẫn bị đối xử như những công dân hạng hai, thậm chí còn tệ hơn.

"Chúng tôi giống như những người nhập cư bất hợp pháp," Supesala nói.

BM
Nhà nghiên cứu Triết học và Phật giáo Thái Kim Lan chia sẻ về Hòa thượng Thích Trí Quang 

Samanthabhadrika cuối cùng đã được dự thi, dù điều đó cần có sự cho phép đặc biệt từ Bộ trưởng Giáo dục Sri Lanka, người chỉ can thiệp sau khi sư trưởng của cô kiến nghị.

Nhưng cô vẫn không có thẻ căn cước và điều đó có nghĩa là cô sẽ không được phép bỏ phiếu khi 18 tuổi.

Một phát ngôn viên của Hội đồng Trưởng lão, hòa thượng Medagama Dhammananda, khẳng định lập trường của họ dựa trên giáo lý của Đức Phật và không liên quan gì đến phân biệt giới tính.

Ủy viên trưởng Bộ Phật giáo, Sunanda Kariyapperuma, nói rằng, chính phủ đã sẵn sàng bổ sung 'giáo sĩ (Revered),' như một sự thỏa hiệp.

Dù không có yêu cầu về mặt pháp lý để hỏi ý kiến tư vấn từ các chức sắc Phật giáo cao cấp, ông Kariyapperuma thừa nhận rằng, "nhiều truyền thống đã thành luật" sau phán quyết của tòa án liên quan đến một số tranh chấp.

Và giờ thì các ni cô đang chuyển hướng, họ đã tìm các biện pháp pháp lý thông qua các kiến nghị lên Ủy ban Nhân quyền Sri Lanka (NHCSL) và Tòa án Tối cao.

Trên thực tế, Ủy ban Nhân quyền Sri Lanka đã ra phán quyết vào năm 2015 rằng Bộ Phật giáo đã vi phạm hiến pháp Sri Lanka.

Nhưng cho đến nay vẫn chưa có gì thay đổi.



Saroj Pathirana

BM

Khi sự hoan ái lên ngôi trong nghệ thuật
TT Trump bị đàn hặc
10 bất ngờ về kinh tế tiểu bang Texas của Mỹ
Vũ khí công hiệu của người biểu tình Hong Kong
Ngôi sao thể thao quốc tế chỉ trích TC về người Uighur
Một thời cà phê Sài Gòn
Tình Người Biết Ơn _ Human Love for Gratitude
Niềm tin và đức tin tôn giáo của con người
Nước nào bỏ tù nhiều ký giả nhất trong năm 2019?
Nhìn lại lịch sử thu hồi đất ở Việt Nam
Điều gì thực sự ở đằng sau việc luận tội điên rồ của đảng Dân Chủ
Ai cũng cần một vòng tay ôm
Việt Nam có một chế độ lạ đời
Mỹ ngừng tiếp nhận Visa du học sinh Việt 2020
Thị trấn bi quan nhất hành tinh ở Phần Lan
Khi tóc không còn xanh…
Hoa Kỳ lần đầu tiên đạt cột mốc độc lập năng lượng sau 70 năm
Người Việt _ Mê Tây sính ngoại
Tị nạn cộng sản “kiểu mới” ở Hàn Quốc?
Địa phương đầu tiên ở Mỹ có thể cấm người tị nạn là nơi nào?

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.