Lần đầu tiên, Hoa Kỳ đạt thành tựu độc lập năng lượng, một cột mốc mang tính lịch sử sau 70 năm. Trong tháng 9, nền kinh tế lớn nhất thế giới đã xuất khẩu ròng 89.000 thùng dầu mỗi ngày, theo The BL.
Kể từ năm 1949, các chính quyền Nhà Trắng trước đây mong muốn đạt được cột mốc này, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1978 nhưng họ đã không đạt được kỳ vọng.
Theo kênh truyền thông có trụ sở tại Mỹ, các doanh nhân và nhà phân tích nêu bật các chính sách do Tổng thống Donald Trump đề xướng, đã cho phép thị trường trải qua một sự gia tăng chưa từng thấy trong sản xuất dầu.
“Đây là một cột mốc lớn và một trong những chính sách mà chính quyền Tổng thống Trump đáng tự hào khi họ đã đạt đích”, theo Alfredo Ortiz, Chủ tịch và CEO của Job Creators Network là một tổ chức phi đảng phái do các doanh nhân thành lập.
Trong những năm gần đây, các công ty dầu mỏ của Mỹ đã đổi mới để khai thác dầu thô từ các thành phần trước đây vốn không có hiệu quả về mặt kinh tế.
Với công nghệ nứt vỡ thủy lực (hay còn gọi là fracking), nước Mỹ đã tạo nên một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp dầu và khí đốt, mở ra cơ hội cho các nhà khai thác dầu đá phiến sâu trong lòng đất ở các khu vực khác nhau của Hoa Kỳ. Cuộc cách mạng này đã giúp Hoa Kỳ vượt qua Ả Rập Xê Út để trở thành nhà sản xuất dầu thô lớn thứ nhất thế giới kể từ năm 2013, nhưng mãi đến tháng 9/2019, Mỹ mới thực sự trở thành nhà xuất khẩu ròng dầu mỏ.
Hiện tại, có hàng ngàn giếng dầu sản xuất được 3,2 triệu thùng dầu vận hành từ vùng Permian của bang Texas và New Mexico tới Bakken ở North Dakota và ở Marcellus, Pennsylvania, theo dữ liệu của chính phủ.
Theo The BL, sự độc lập hoàn toàn về năng lượng của Hoa Kỳ đã khiến một số nhà phân tích lập luận, rất có thể Hoa Kỳ đến một lúc nào đó sẽ thay thế Ả Rập Xê Út trong vai trò là một “nhà sản xuất bản lề” (swing producer) – tức là quốc gia sẽ quyết định giá dầu quốc tế lên hay xuống tùy vào sản lượng của quốc gia đó.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.