Năm ngoái đã chứng kiến một trong những công ty lớn của Mỹ, Boeing, bị giáng một đòn mạnh vào danh tiếng của mình sau khi một trong những mẫu máy bay mới nhất là 737 Max bị tai nạn lần thứ hai.
Phi cơ của Hàng không Etopiania bị rơi làm toàn bộ 157 người trên máy bay thiệt mạng.
Phân xưởng chế tạo 737 MAX tại Renton, Washington
Thảm họa không phải do khủng bố hay do sự cố cơ học thảm khốc gây ra, mà vì các phi công không thể kiểm soát được một phần mềm.
Phần mềm này là một hệ thống có tên MCAS, đã được xác định là nguyên nhân chính trong vụ tai nạn máy bay Lion 737 Max của Lion Air ở Indonesia vào tháng 10 năm ngoái, khiến 189 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.
'Hệ thống bị hỏng'
Phân nửa doanh thu Boeing là từ 737 Max
Nói về cả hai vụ tai nạn, Cơ trưởng Dennis Tajer, một trong những phi công giàu kinh nghiệm nhất của American Airlines với kinh nghiệm 27 năm, nói với tôi rằng với chiếc máy bay Boeing 737 Max đặc biệt này: "Chúng ta đã mắc vào một hệ thống văn hóa an toàn bị hỏng."
Cơ trưởng Tajer, một cựu phi công của không quân, người phát ngôn của nghiệp đoàn phi công tại American Airlines, nói rằng ông "phẫn nộ" rằng Boeing và các cơ quan quản lý ban đầu đã quyết định không nói với các phi công về hệ thống MCAS.
Đây là "một sự vi phạm rất rõ ràng về niềm tin và luồng thông tin cho các phi công", ông nói.
Cơ quan kiểm soát yêu cầu 737 Max không bay sau tai nạn
Phát biểu đại diện cho 15.000 phi công tại American Airlines và đề cập đến bí mật ban đầu của Boeing, Cơ trưởng Tajer nói: "Không ai tin điều đó nếu nó được viết dưới dạng hư cấu nhưng nó thực sự xảy ra ngay trước mắt chúng tôi."
Các cơ quan giám sát đã bắt ngưng khai thách 737 Max sau vụ tai nạn thứ hai, gây ra những vấn đề lớn cho Boeing khi chiếc máy bay này chiếm khoảng một nửa doanh số máy bay thương mại của hãng. Các hãng hàng không đã phải cắt dịch vụ khi họ không thể sử dụng máy bay và sử dụng nữa cho đến khi hoàn thành một chương trình huấn luyện phi công.
Cơ trưởng Capt Tajer
Tổng Giám đốc Boeing, Dennis Muilenburg đã bị buộc rời khỏi công ty vào tuần trước. Boeing trước đó đã công bố một ủy ban để giám sát việc phát triển, sản xuất và vận hành máy bay và dịch vụ của mình.
Tranh chấp thương mại
Cuộc tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung cộng diễn ra đến hết năm 2019, với các nghị quyết đưa ra thuế quan mới sau đó lại có các động thái giảm căng thẳng.
Căng thẳng giữa hai nước càng bị gia tăng bởi quyết định của Hoa Kỳ nhắm vào công ty công nghệ khổng lồ của Trung cộng là Huawei.
Huawei là công ty hàng đầu thế giới về các hệ thống gửi tín hiệu đến điện thoại di động; đặc biệt, thế hệ thứ năm hoặc mạng 5G. Nhưng Hoa Kỳ đã cấm sử dụng thiết bị của Huawei ở Mỹ và khuyến khích các đồng minh của họ làm điều tương tự.
Washington tin Huawei do chính phủ Trung cộng kiểm soát
Hoa Kỳ cũng đã chặn Huawei sử dụng các hệ thống được phát triển bởi các công ty Mỹ bao gồm hệ điều hành Android của Google trước đây được cài đặt trên điện thoại di động của Huawei.
Chính quyền Tổng thống Trump tin rằng những tiến bộ công nghệ của Trung cộng đã được xây dựng dựa trên việc đánh cắp tài sản trí tuệ và trợ cấp chính phủ có qui mô.
Washington cũng tin rằng Huawei rốt cùng sẽ bị chính phủ Trung cộng kiểm soát và do đó có nguy cơ bảo mật nếu công nghệ của hãng này tham gia vào cơ sở hạ tầng truyền thông mới nhất của Mỹ.
Huawei cho biết không có bằng chứng sẵn có cho thấy hãng tạo ra bất kỳ mối đe dọa nào đối với an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.
Bà Mạnh Vãn Chu của Huawei vẫn đang được tại ngoại trong nỗ lực bị dẫn độ sang Hoa Kỳ
Trong khi đó, lãnh đạo tài chính của hãng, bà Mạnh Vãn Chu, con gái của người sáng lập công ty, đã bị bắt hơn một năm trước và vẫn được tại ngoại tại Canada để chống lại việc dẫn độ sang Mỹ về tội vi phạm lệnh trừng phạt chống lại Iran.
Chính trường Anh
Tin tức lớn cho Anh năm 2019 là sự xác nhận rằng nước này thực sự sẽ rời Liên minh châu Âu.
Cử tri đã đưa ra lựa chọn đó trong một cuộc trưng cầu dân ý năm 2016. Nhưng trong ba năm qua, các chính trị gia liên tục tranh cãi về việc liệu nước này có nên cho phép cuộc bỏ phiếu lại hay quyết định rời khỏi EU hay tiếp tục áp dụng các quy tắc và quy định của mình.
Thủ tướng Boris Johnson
Chiến thắng của Đảng Bảo thủ của ông Boris Johnson cuối cùng đã giải quyết được nguyên tắc của những gì sẽ xảy ra.
Giám đốc điều hành của Capital Economics ở London, Roger Bootle, nói với tôi rằng ông "rất vui mừng và nhẹ nhõm" với kết quả bầu cử: "Tôi nghĩ rằng sẽ có những rủi ro rất lớn khi ở lại EU".
Nhiều kinh tế gia e ngại đàm phán mậu dịch tự do sẽ có kết quả
Ông lập luận rằng trong những thập niên gần đây, EU là một khu vực thất bại kinh tế tương đối. "Mọi chuyệnsẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn, chúng ta sẽ ở vào một vị trí rất dễ bị tổn thương."
Trong khi đó, chuyên gia thương mại, Rebecca Harding, giám đốc điều hành của Coriolis Technologies, nói rằng bà thất vọng vì kết quả vì bà muốn Anh ở lại EU.
"Rất nhiều hoạt động thương mại của chúng tôi có liên hệ với chuỗi cung ứng châu Âu. Vấn đề bây giờ là chúng ta cần phải tự thoát khỏi các quy tắc và quy định của EU theo cách ít gây thiệt hại nhất cho nền kinh tế Anh", bà Harding nói.
Bà Harding nói rằng các cuộc đàm phán để đồng ý có thương mại miễn thuế sẽ không dễ dàng.
Martin Webber
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.