Sunday, February 28, 2021

Trump tại CPAC _ Phong trào MAGA ‘còn lâu mới kết thúc’

 image

Bài diễn văn của cựu Tổng thống Donald Trump tại Hội nghị Hành động Chính trị Bảo thủ (CPAC) hôm Chủ nhật (28/01) đã phản đối hướng đi hiện tại của Tòa Bạch Ốc về các lệnh phong tỏa COVID-19, về Trung cộng và chủ nghĩa xã hội.


“Tất cả chúng ta đều biết rằng chính phủ ông Biden sẽ tệ – nhưng không ai trong chúng ta tưởng tượng được họ rồi sẽ tồi tệ đến mức nào, và họ sẽ tiến về phía cực tả bao xa nữa,” ông nói. “Ông Joe Biden đã có tháng đầu tiên thảm hại nhất so với bất kỳ tổng thống nào trong lịch sử hiện đại.”

 

image


Ông Trump tuyên bố, “Tôi đứng trước quý vị ngày hôm nay để tuyên bố rằng cuộc hành trình đáng kinh ngạc mà chúng ta đã bắt đầu cùng nhau bốn năm về trước còn lâu mới kết thúc.”


Một số người đại diện của ông Trump trong những ngày gần đây đã nói rằng vị cựu tổng thống này sẽ không nỗ lực thành lập đảng chính trị của riêng mình, điều này diễn ra sau khi chỉ hơn một chục thành viên Hạ viện và thượng nghị sĩ Đảng Cộng Hòa đã bỏ phiếu để đàn hặc hoặc kết tội ông. Tuy nhiên, nội dung bài diễn văn của ông cho thấy ông sẽ cố gắng tăng cường sự ủng hộ của mình trong Đảng Cộng Hòa.


image

“Đảng Cộng Hòa đang đoàn kết. Sự chia rẽ duy nhất là giữa một số ít những kẻ tấn công chính trị lâu năm ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn và tất cả mọi người còn lại trên khắp đất nước,” ông nói.


Bài diễn văn dường như đề cập đến nhiều vấn đề, bao gồm cả đại dịch COVID-19, các trường học và các quy định phong tỏa. Ông cũng có kế hoạch sẽ kêu gọi hành động cứng rắn hơn chống lại Trung Cộng, theo các trích đoạn của bài diễn văn.


image


“Tôi kêu gọi ông Joe Biden mở cửa các trường học ngay bây giờ. Không có sự chậm trễ vì tư lợi nào nữa,” ông nói.

 

Trong những tuần gần đây, một số nhân vật bảo thủ nổi tiếng đã nỗ lực định vị Đảng Cộng Hòa là đảng đại diện cho tầng lớp nhân dân lao động Hoa Kỳ, các nghiệp đoàn và những người có thu nhập thấp, đồng thời mô tả Đảng Dân Chủ là đảng đại diện cho giới tinh hoa, cho những người nổi tiếng và Big Tech.


image

Thống đốc bang Florida Ron DeSantis phát biểu khai mạc Hội nghị Hành động Chính trị Bảo thủ tại khách sạn Hyatt Regency ở Orlando, Florida, hôm 26/02/2021.

 

“Tương lai của Đảng Cộng Hòa là một đảng bảo vệ các quyền lợi và giá trị về xã hội, kinh tế và văn hóa của các gia đình người dân lao động Hoa Kỳ – thuộc mọi chủng tộc, mọi màu da và mọi tín ngưỡng. Đảng Cộng Hòa tin rằng nhu cầu của mỗi công dân bình thường phải được đặt lên TRÊN HẾT,” ông Trump nói thêm.


image


Big Tech sẽ lại xuất hiện trong tầm ngắm của ông Trump. Theo nội dung bài diễn văn, ông Trump kêu gọi “những độc quyền Big Tech” phải bị phá vỡ, vốn đã diễn ra khoảng một tháng sau khi Twitter, Facebook và Google treo các tài khoản mạng xã hội của vị cựu tổng thống này.


image


“Chúng ta tin tưởng vào việc đứng lên chống lại Trung cộng, chấm dứt hoạt động thuê ngoài, đưa các nhà máy và chuỗi cung ứng của chúng ta trở về, đồng thời bảo đảm rằng Hoa Kỳ, chứ không phải là Trung cộng, làm chủ tương lai. Các công ty rời bỏ Hoa Kỳ để tạo ra công ăn việc làm ở Trung cộng cũng như ở các quốc gia khác vốn đã tước đoạt của chúng ta trong nhiều năm không nên được khen thưởng, họ phải bị đánh thuế, phạt tiền và trừng phạt,” ông nhận xét.


image


CPAC dự kiến kết thúc vào tối Chủ nhật (28/01) và bao gồm cả các diễn giả như Thượng nghị sĩ Tom Cotton (Cộng Hòa-Arkansas), Josh Hawley (Cộng Hòa-Missouri), và Ted Cruz (Cộng Hòa-Texas), cũng như Thống đốc Ron DeSantis, Thống đốc Kristi Noem và anh Donald Trump Jr., bên cạnh những người khác.


Trump phát biểu tại hội nghị của phong trào bảo thủ

 BMhttps://www.youtube.com/watch?v=z3KQLEB6IVE

Former President Donald Trump speaks at CPAC 2021 | FULL SPEECH _ start @ 54’

 

 

 

Jack Phillips _ Hạo Văn


image


Nhờ đâu cựu Tổng thống Trump được xử 'trắng án'?
Vụ 'đánh cắp kimchi' lại thổi bùng mối thù Hàn-Trung
Trump phát biểu tại hội nghị của phong trào bảo thủ
Katherine Tai coi cộng sản Trung cộng vừa là đối thủ vừa là đối tác
Kevin McCarthy nói về việc thông qua gói cứu trợ 1.9 nghìn tỷ USD
Dân Texas thích sống lương thiện...
Johnson & Johnson Vaccine tiêm một mũi được Mỹ chấp thuận
Anthony Fauci kêu gọi dân Hoa Kỳ tiêm vaccine COVID-19
Trung cộng đã tìm cách kiểm soát Hoa Kỳ như thế nào
Không phải COVID đã bóp chết nền kinh tế, mà là chính phủ
Mẹ của Brian Sicknick: ‘Con trai tôi không bị đánh vào đầu’ hôm 06/01
Vaccine Covid-19 của Johnson & Johnson
Trump là thần tượng tại hội nghị của những người bảo thủ
Tại sao dạy nghệ thuật lại là dạy tính cách?
Harris _Đệ nhị đẳng Dối Trá & Biden _Lẩm Cẩm và Sai Lầm
Cuồng chống cuồng mê Trump
Mike Pence không tham dự hội nghị CPAC_2021 là một ‘sai lầm’
Nỗi đau khôn nguôi mất người thân vì Covid-19
Lan truyền Chinese_virus là ‘giết người hàng loạt’
Biến thể mới của Chinese-virus lây lan tại thành phố New York

Nhờ đâu cựu Tổng thống Trump được xử 'trắng án'?

 image

Tôi dùng từ “trắng án” để nói về kết quả phiên tòa luận tội ông Trump lần thứ hai, nhưng nếu bạn dùng từ “chiến thắng”, hay “tha bổng”, hay “tha tội” theo tôi đều có lý cả.

 

Mục tiêu của đảng Dân chủ là kết tội ông Trump nhưng họ đã không đạt được kết quả, nên phía ủng hộ ông Trump có quyền xem đó là chiến thắng của ông ấy và của họ.

 

Thượng nghị sĩ Mitch McConnell, Lãnh đạo phe Thiểu số đảng Cộng hòa cho biết ông không kết tội ông Trump vì ông ấy đã mãn nhiệm, kết tội ông là vi phạm Hiến pháp.


Nhưng ông McConnell cũng cho biết ông Trump vẫn phải chịu trách nhiệm về lời nói, việc làm và vẫn có thể bị tòa án truy tố trong tư cách một thường dân khi có bằng chứng phạm tội, nên cũng có thể coi như ông Trump đã được ông McConnell tha tội.

 

Theo tôi có loại bỏ những định kiến chính trị thì mới có thể hiểu được những gì đã xảy ra trong tiến trình luận tội và lý do ông Trump không bị Thượng Viện kết tội.

 

Điểm lại một số nét chính vụ luận tội


image


Ngày 13/1/2021, tại Hạ Viện không cần điều tra, không cần nhân chứng và ông Trump không có luật sư bào chữa, các dân biểu đảng Dân chủ và 10 dân biểu đảng Cộng hòa quyết định luận tội ông đã “kích động bạo loạn” với bằng chứng là lời phát biểu của ông trước Tòa Bạch Ốc vào trưa ngày 6/1/2020.


Nhưng khi đó ông McConnell lại công khai từ chối mở ngay phiên tòa với lý do Thượng Viện sẽ chỉ còn họp hai ngày 19 và 20/1/2021 và đã có chương trình cho cả hai ngày.

 

Theo quy định Quốc hội nếu đảng Dân chủ đưa Nghị quyết luận tội lên Thượng Viện trước trưa ngày 20/1/2021, khi đó ông Trump vẫn còn là tổng thống, thì bắt buộc Thượng Viện phải nhận và như thế bản chất của vụ kiện khi Thượng Viện mở phiên tòa vẫn là xử Tổng thống Trump.


Thượng viện quyết định…


image


Sau 20/1/2021, khi Hạ Viện đưa Nghị quyết luận tội lên Thượng Viện thì Chánh án Tối cao Pháp viện John Roberts từ chối chủ tọa phiên tòa, dấu hiệu cho thấy việc luận tội ông Trump có thể bị cho là vi hiến.

 

Ngày 26/1/2021 được sự đồng ý của ông McConnell, Nghị sĩ Rand Paul (Cộng Hòa) nói dùng thủ tục 'impeachment' (phế truất) với một tổng thống đã mãn nhiệm là trái hiến pháp và đề nghị Thượng Viện tranh luận và biểu quyết.

 

Qua biểu quyết chỉ có 5 nghị sĩ đảng Cộng hòa cùng với 50 nghị sĩ đảng Dân chủ đồng ý việc xét xử là đúng với Hiến Pháp...


image


Ngày 28/1/2021, lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Hạ Viện, Kevin McCarthy đã xuống tận CLB Mar-a-Lago, Florida gặp ông Trump bàn luận về chiến lược và chiến thuật tranh cử giữa kỳ năm 2022.

 

Theo tôi, hai người hẳn đã bàn và đã đồng ý với nhau về chiến lược tranh biện cho phiên tòa nên ngay sau đó có tin ông Trump đã thay nhóm luật sư biện hộ cho ông.

 

Phiên tòa bắt đầu…


image


Vào ngày 9/2/2021, Thượng Viện bắt đầu phiên tòa bằng việc tranh biện giữa các công tố viên và nhóm luật sư bảo vệ ông Trump rằng việc xét xử một tổng thống đã mãn nhiệm có đúng với Hiến pháp Mỹ hay không.

 

Phía các công tố viên đảng Dân chủ có kế hoạch, có tổ chức nên lập luận vững chắc, còn các luật sư bảo vệ ông Trump thì ngược lại lý luận lỏng lẻo, thiếu kế hoạch, thiếu tổ chức.


image


Nhưng kết quả có 6 thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa đồng ý với 50 nghị sĩ đảng Dân chủ là phiên tòa hợp hiến.

 

Lý lẽ đảng Dân chủ

 

Mặc dù kết quả khó đạt được các công tố viên trong vòng 12 tiếng đã trình bày khá chi tiết để lập luận ông Trump gieo rắc mối nghi ngờ có gian lận trong cuộc bầu cử tổng thống 2020 nhằm “tập hợp” cuộc biểu tình gây bạo loạn.


image

Người biểu tình tụ tập bên nngoài Điện Capitol ở Washington DC

 

Các công tố viên đã sử dụng những video clip với lời nói của ông Trump để cáo buộc ông đã “châm ngòi và kích động” những kẻ bạo loạn đột nhập vào Điện Capitol, và cáo buộc ông chính là tổng tư lệnh của một cuộc nổi dậy nhằm lật ngược kết quả cuộc bầu cử năm 2020.

 

Các công tố viên sử dụng các video an ninh Quốc Hội để chứng minh mức độ nghiêm trọng do những người bạo loạn gây ra khiến 5 người chết trong đó có 1 cảnh sát viên, và họ quy trách nhiệm do ông Trump gây ra.


image


Kết luận, Jamie Raskin, trưởng nhóm công tố, nói hai ngày qua nhóm công tố đã nhiều lần sử dụng những “lý lẽ thường tình” (common sense), để chứng minh rằng ông Trump phạm tội cao nhất là kích động nổi dậy.

 

Ông kêu gọi các thượng nghị sĩ trong vai trò bồi thẩm viên cần cân nhắc sự phán xét của lịch sử khi biểu quyết vì nếu ông Trump không bị kết tội có thể sẽ gây thêm nguy hại cho nền dân chủ của Hoa Kỳ.

 

Lý lẽ biện hộ


image


Nhóm luật sư bảo vệ ông Trump đã dành hơn 3 tiếng đồng hồ lập luận rằng những “lý lẽ thường tình” của các công tố viên đảng Dân chủ là dựa trên “hận thù” (hatred) đảng phái.


Họ cho chiếu những video nhiều chính trị gia đảng Dân chủ trong đó có cả Dân biểu Raskin tuyên bố cuộc bầu cử năm 2016 đã bị “đánh cắp”, nhiều người phủ nhận kết quả bầu cử năm 2016 và nhiều người cũng đã thách thức các cử tri đoàn.

 

Họ cũng cho chiếu những đoạn video nhiều chính trị gia đảng Dân chủ trong đó có cả Dân biểu Jamie Raskin, tất cả các công tố viên, Chủ tịch phiên tòa Thượng Nghị sĩ Pat Leahy, đương kim Tổng thống Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala đều đã dùng những từ ngữ như “chiến đấu” (fight hay fighting) hay “chiến đấu đến cùng” (fight like hell) như ông Trump đã dùng trong bài phát biểu ngày 6/1/2021.


image


Theo họ, đó là ngôn ngữ thường dùng của các chính trị gia là tự do ngôn luận được Tu chánh án thứ nhất bảo vệ nên không thể lấy đó làm chứng cớ kết tội ông Trump.


Nhóm luật sư lập luận rằng các công tố viên cố tình bỏ qua việc một số nhóm cực đoan, cả cánh tả lẫn cánh hữu, đã lên kế hoạch gây bạo loạn từ trước ngày 6/1/2021 và đã cố tình cắt xén lời ông Trump kêu gọi người biểu tình phải ôn hòa, phải tôn trọng luật pháp và an ninh trật tự.


image


Nhóm luật sư kêu gọi các thượng nghị sĩ phủ quyết việc kết tội ông Trump vì kết tội ông Trump là vi phạm quyền luận tội, vi phạm quyền tự do ngôn luận và đồng nghĩa với việc kết tội đa số những người đã biểu tình một cách ôn hòa vào ngày 6/1/2021, cũng như kết tội gần 75 triệu cử tri đã bầu cho ông Trump.

 

Mời nhân chứng

 

Đảng Dân chủ muốn mở rộng việc luận tội sang những gì ông Trump đã biết và đã hành động sau khi ông được báo tin cuộc bạo loạn đang diễn ra bên trong tòa nhà Quốc Hội.

 

Phía luật sư dứt khoát từ chối tranh biện ngoài đề tài luận tội: “ông Trump có kích động bạo loạn hay không?”


image


Công tố viên Jamie Raskin yêu cầu Thượng viện cho phép mời Dân biểu đảng Cộng Hòa Herrera Beutler làm nhân chứng về cuộc nói chuyện giữa ông Kevin McCarthy Lãnh đạo phe thiểu số đảng Cộng Hòa tại Hạ viện với ông Trump vào trưa ngày 6/1/2021.

 

Phía luật sư của ông Trump phản đối việc gọi nhân chứng nhưng nếu Thượng Viện quyết định mời họ sẽ mời hàng trăm nhân chứng và như thế phiên tòa sẽ kéo dài hàng tháng.


Thượng Viện đã biểu quyết thông qua với số phiếu là 55/45 muốn gọi nhân chứng, Thượng Nghị sĩ Lindsey Graham đảng Cộng hòa vào phút cuối đã thay đổi ý kiến ông cũng muốn gọi nhân chứng.


image


Ông Graham từng cho biết nếu đảng Dân chủ gọi dù chỉ một nhân chứng tại phiên tòa luận tội, ông sẽ đưa FBI ra làm chứng về những tổ chức đã lên kế hoạch tấn công và những thất bại trong việc bảo vệ an ninh Điện Capitol.


image


Còn Thượng nghị sĩ Mitch McConnell Lãnh đạo phe Thiểu số đảng Cộng hòa tuyên bố với báo chí ông sẽ không kết tội ông Trump vì ông ấy đã mãn nhiệm kết tội ông ấy là vi phạm Hiến Pháp.

 

Rõ ràng việc kéo dài phiên tòa sẽ không mang lại kết quả như ý đảng Dân Chủ muốn, mà còn ảnh hưởng đến việc Thượng Viện phải bàn cãi để thông qua các đạo luật do chính phủ Biden và Hạ Viện đưa qua.

 

Chỉ vài tiếng sau, Thượng Viện tuyên bố các công tố viên đảng Dân Chủ và nhóm luật sư của ông Trump đã đồng ý sẽ đính kèm lời chứng của Dân biểu Herrera Beutler vào biên bản phiên tòa mà không gọi thêm nhân chứng.


image


Ngay sau đó Thượng Viện đã biểu quyết với số phiếu 57/43, theo đúng Hiến Pháp ông Trump không bị Thượng Viện kết tội đã “kích động bạo loạn” như Hạ Viện cáo buộc.

 

Nước Mỹ càng chia rẽ


image


Đây là một phiên tòa lịch sử, một cuộc đấu trí nghị trường Hoa Kỳ được mở công khai, mọi chứng từ và tranh biện hai bên đều đã được công bố, nên bài viết chỉ mong tóm lược các diễn biến để trả lời câu hỏi nhờ đâu ông Trump được trắng án.

 

Theo tôi, đảng Dân chủ đã hết sức tự tin sẽ có đủ số phiếu ở Thượng Viện để kết tội ông Trump, ngăn ông ra tranh cử năm 2024 và gây chia rẽ nội bộ đảng Cộng hòa.

 

Nhưng suy tính của họ đã thất bại và đến bây giờ vẫn chưa có một bằng chứng pháp lý nào để đưa ông Trump ra tòa để kết tội đã “kích động bạo loạn”.


image


Nay, theo tôi người thương ông Trump vẫn thương và có thể thương hơn, còn người ghét ông Trump thì vẫn ghét và có thể ghét hơn.

 

Chính trị Mỹ sẽ tiếp tục chia rẽ trái ngược lời kêu gọi đoàn kết của Tổng thống Joe Biden.

 

Nhưng trong nền chính trị quá tự do, đa nguyên và công khai như nước Mỹ thì phải hết sức “lý tưởng” mới dám nghĩ đến chuyện đoàn kết hay thống nhất.

 

Cuộc tranh cử và luận tội cuối cùng thắng thua đều đã được xác nhận, người Mỹ lại tiếp tục chạy đua cho tranh cử giữa kỳ năm 2022 và tranh cử tổng thống năm 2024.

 

 

 

Nguyễn Quang Duy


image


Vụ 'đánh cắp kimchi' lại thổi bùng mối thù Hàn-Trung
Trump phát biểu tại hội nghị của phong trào bảo thủ
Katherine Tai coi cộng sản Trung cộng vừa là đối thủ vừa là đối tác
Kevin McCarthy nói về việc thông qua gói cứu trợ 1.9 nghìn tỷ USD
Dân Texas thích sống lương thiện...
Johnson & Johnson Vaccine tiêm một mũi được Mỹ chấp thuận
Anthony Fauci kêu gọi dân Hoa Kỳ tiêm vaccine COVID-19
Trung cộng đã tìm cách kiểm soát Hoa Kỳ như thế nào
Không phải COVID đã bóp chết nền kinh tế, mà là chính phủ
Mẹ của Brian Sicknick: ‘Con trai tôi không bị đánh vào đầu’ hôm 06/01
Vaccine Covid-19 của Johnson & Johnson
Trump là thần tượng tại hội nghị của những người bảo thủ
Tại sao dạy nghệ thuật lại là dạy tính cách?
Harris _Đệ nhị đẳng Dối Trá & Biden _Lẩm Cẩm và Sai Lầm
Cuồng chống cuồng mê Trump
Mike Pence không tham dự hội nghị CPAC_2021 là một ‘sai lầm’
Nỗi đau khôn nguôi mất người thân vì Covid-19
Lan truyền Chinese_virus là ‘giết người hàng loạt’
Biến thể mới của Chinese-virus lây lan tại thành phố New York
Có nên đổi tên để khẳng định được bản thân?

Vụ 'đánh cắp kimchi' lại thổi bùng mối thù Hàn-Trung

 image

Nhận vơ món quốc hồn quốc túy của người Hàn là của mình, Trung cộng bị cộng đồng mạng ném đá tơi bời, nhưng ít nhất thì từ nay thế giới đã bắt đầu biết đến món dưa muối 'pao cai' của họ.

 

Nói đến món dưa chua phổ biến, người Đức có bắp cải muối chua, gọi là sauerkraut, người Ấn Độ có món achaar chua cay và người Hàn Quốc thì có kimchi.

 

Kimchi, món dưa chua cay xé lưỡi là món ăn quốc hồn quốc túy của Hàn Quốc. Cách chế biến truyền thống và sự lan tỏa của nó khiến cho nó được Unesco liệt vào hàng Di sản Văn hóa Phi vật thể nhằm "tái khẳng định bản sắc Hàn Quốc".

 

Nó là phần không thể thiếu trong mỗi bữa ăn thường ngày của người dân nơi đây - đến nỗi khi Hàn Quốc đưa phi hành gia đầu tiên của mình lên vũ trụ vào năm 2008, họ đã để cô mang theo cả kimchi.

 

Nhưng gần đây, Hàn Quốc nói một trong những mặt hàng xuất khẩu văn hóa và ẩm thực phổ biến nhất của họ bị đe dọa, khiến mọi người hiểu lầm về nguồn gốc xuất xứ của nó.


image


Mọi chuyện bắt đầu vào cuối tháng 11/2020, khi Tổ chức Chuẩn hóa Quốc tế (ISO) có trụ sở tại Thụy Sĩ công bố các quy định mới về quy trình làm pao cai, món dưa muối tương tự kimchi nhưng đến từ tỉnh Tứ Xuyên, Trung cộng.

 

Mặc dù ISO ghi rõ "quy trình này không áp dụng cho kimchi", nhưng tờ Thời báo Hoàn cầu của nhà nước Trung cộng vẫn nhanh chóng tuyên bố rằng đây là "chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế cho lĩnh vực sản xuất kimchi do Trung cộng dẫn đầu".

 

Bộ Nông nghiệp Hàn Quốc bác bỏ, nói "Việc chứng nhận pao cai mà không phân biệt kimchi Hàn Quốc với pao cai Tứ Xuyên của Trung cộng là không đúng đắn."


image

Kimchi là món ăn quốc hồn quốc túy của Hàn Quốc và là một món không thể thiếu trong hầu hết các bữa ăn của người dân nước này

 

Tuy nhiên, phản ứng của Bộ Nông nghiệp không làm hài lòng nhiều người Hàn Quốc. Họ lên mạng xã hội và truyền thông địa phương để bảo vệ thực phẩm tinh hoa tuyệt hảo của đất nước và gọi Trung cộng là ăn cướp.

 

"Trung cộng thậm chí đang tìm cách đánh cắp món kimchi của Hàn Quốc," một người viết trên Twitter.

 

Chosun Ilbo, một tờ báo của Hàn Quốc, gọi tuyên bố trên của Trung cộng là "nỗ lực mới nhất của họ trong việc nhằm thống trị thế giới".


image


Trong vòng ba tuần liền, "cuộc chiến kimchi" trên mạng đã làm khơi lại lòng hận thù âm ỉ nhiều thập kỷ giữa hai quốc gia láng giềng trong mọi chuyện, từ quyền đánh bắt cá ở Hoàng Hải cho đến những bình luận gần đây của một thành viên ban nhạc K-Pop nổi tiếng về vai trò của Trung cộng trong Cuộc chiến Triều Tiên.

 

Có vẻ như cuộc chiến xem ai là người sở hữu kimchi bắt nguồn từ một hiểu lầm đơn giản, do lỗi dịch thuật không chính xác.

 

Theo tiến sĩ Sojin Lim, đồng giám đốc Viện Nghiên cứu Hàn Quốc thuộc Đại học Central Lancashire, kimchi của Hàn Quốc thường được phục vụ ở Trung cộng dưới cái tên pao cai.

 

Và có thêm một chi tiết dễ gây nhầm lẫn nữa, đó là Trung cộng cũng có món dưa muối chua, cũng được gọi là pao cai - chính là món ăn vừa đạt chứng nhận ISO nói trên.


image

Pao cai là món dưa muối chua của người Tứ Xuyên

 

"Pao cai không hề giống kimchi. Kimchi là cải thảo để lên men, được chế biến với nhiều nguyên liệu khác nhau, cả cay lẫn không cay. Nhưng món pao cai mà Trung cộng vừa mới tuyên bố như một loại kimchi lại là thứ khác hẳn so với kimchi," Lim nói.

 

Bà nói thêm: "Pao cai có mùi vị thực sự không hề giống kimchi, cách làm cũng hoàn toàn khác. Nhưng với cách hiểu của người Trung cộng thì kimchi cũng chỉ là một phần của các loại pao cai thôi, và đó chính là điểm khởi đầu của cuộc tranh cãi này."

 

Đối với nhiều người Hàn Quốc, việc một quốc gia khác lại tuyên bố chủ quyền đối với món ăn quốc hồn quốc túy của họ thực sự là điều đụng chạm đến niềm tự hào dân tộc chứ không chỉ đơn giản là chuyện ăn uống ẩm thực.


image


"Không có gì phải bàn cãi về nguồn gốc của kimchi cả," Suyoung Park, bếp trưởng tại nhà hàng Hàn Quốc Jungsik xếp hạng Michelin hai sao ở New York cho biết.

 

"Kimchi là một món ăn truyền thống của Triều Tiên, có nguồn gốc từ hơn 3.000 năm trước. Truyền thống làm kimchi bắt đầu với việc để rau củ lên men rồi đem cất trữ trong mùa đông lạnh giá, là khoảng thời gian nhiều người Triều Tiên bị chết đói. Đây là món ăn kèm phổ biến nhất trên bàn ăn mỗi ngày, và là một di sản văn hóa lâu đời của Triều Tiên. Tôi hy vọng văn hóa của dân tộc chúng tôi không bị bóp méo."

 

Theo Fuchsia Dunlop, tác giả cuốn Món ăn Tứ Xuyên và là một chuyên gia ẩm thực Trung cộng, "Pao cai theo đúng nghĩa chỉ là 'rau ngâm nước muối", trong khi kimchi được làm bằng cách ướp rau với ớt xay từng lớp từng lớp công phu rồi để lên men với hải sản. Cả hai thứ nguyên liệu đó đều không hề có trong món pao cai Tứ Xuyên.


image


Tuy nhiên, nếu như nhiều người Hàn Quốc ăn kimchi mỗi ngày, Dunlop nói, thì pao cai cũng giữ một vị trí vững chắc không kém phần quan trọng trong trái tim và bao tử của người Tứ Xuyên.

 

"Đây là món cực kỳ quan trọng trên bàn ăn. Nó là một phần thiết yếu trong bữa ăn truyền thống của người Tứ Xuyên," bà nói.


image


"Thông thường trong mỗi bữa ăn, bạn sẽ có một đĩa nhỏ dưa chua - có thể làm từ củ cải, bắp cải, hoặc bất cứ thứ rau gì, mùa nào thức nấy. Nếu bạn ăn sáng ở Tứ Xuyên, món điển hình phải có là cháo trắng loãng với bánh bao hoặc bánh mì hấp và kèm theo đó là phải có dưa muối. Dưa muối được ăn kèm với món thức ăn chính, giúp "đưa cơm".

 

"Bạn ăn những món nhạt nhẽo và cần thứ gì đó ngon miệng để thấy cơm dễ nuốt hơn. Mà khi ăn bữa tối, có nhiều món bổ dưỡng gây ngán thì cũng cần có dưa muối để dễ ăn hơn. Đó là món không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người Tứ Xuyên."


image

Pao cai có mặt trong hầu hết các bữa ăn ở Tứ Xuyên và đóng vai trò món phụ giúp "đưa cơm" và tăng cảm giác ngon miệng khi ta ăn các món nhạt nhẽo hoặc quá bổ dưỡng

 

Thật thú vị là, cũng giống như một số người Ý tin rằng bánh pizza Neapolitan "xịn" là phải được làm bằng cà chua San Marzano trồng trên đồng bằng núi lửa gần Núi Vesuvius, Dunlop giải thích, thì những người ưa thích món pao cai Tứ Xuyên cho rằng nước muối chuẩn dùng để muối dưa là phải được làm bằng muối lấy từ thị trấn Tự Cống (Zigong) của Tứ Xuyên, nơi nó đã được khai thác từ hơn 2.000 năm nay.


image


Clarissa Wei, nhà báo làm việc tại Đài Loan, người đã đến Tứ Xuyên vào đầu năm ngoái để tìm hiểu cách người dân địa phương làm pao cai, đã nhận ra một điều rằng chính nước muối ngâm gia vị này mới là thứ thực sự phân biệt rõ ràng hai loại dưa muối trong khu vực châu Á.

 

"Sự khác biệt lớn nhất là với dưa chua Tứ Xuyên (pao cai), rau được ngâm vào nước muối và gia vị, còn kimchi thì là cải thảo đem ướp với muối, gia vị và rồi ngâm ngay trong chính nước cải thảo tiết ra tự nhiên. Trong món pao cai, tất cả các loại gia vị được bỏ chung vào nước muối và rau không hề bị nát trong quá trình lên men chua," Wei nói.


image


Vậy thì nếu hai món ăn thực sự khác biệt rõ ràng, hà cớ gì mà Trung cộng lại ra tuyên bố về kimchi?

 

"Trung cộng chắc chắn là luôn thích tung ra những câu chuyện nói rằng người Trung cộng là người đầu tiên làm ra thứ này, thứ nọ. Nhưng trên thực tế, việc này có thể phức tạp hơn thế," Dunlop nói.

 

"Như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Trung cộng, Hàn Quốc và Nhật Bản về mặt truyền thống đều có món dưa muối tuyệt hảo, cũng giống như nhiều nước khác trên thế giới. Ở khắp mọi nơi, người ta đều nghĩ ra cách để thực phẩm giữ được lâu hơn. Ở đâu mà chẳng có món dưa muối chua hay rau củ để lên men? Tất nhiên, đặc sản ở mỗi địa phương là mỗi khác, song chúng đều là một phần trong nền văn hóa chung của nhân loại. Thật nực cười khi bất kỳ ai lại đi tuyên bố rằng họ đã phát minh ra dưa muối!"


image


Tuy nhiên, trong khi Unesco, người Hàn Quốc và hầu hết các thực khách sành điệu trên khắp thế giới nhanh chóng nhận ra kimchi là của Hàn Quốc, thì Dunlop nói rằng Trung cộng có lẽ đã thắng lớn trong cuộc chiến lên men mới nhất này.

 

Theo The New York Times, The Guardian, Reuters và các trang báo quốc tế khác đưa tin về xếp hạng gần đây, vô số độc giả chưa từng nghe nói về pao cai thì giờ đã biết đến nó - một sự thật hiển nhiên qua biểu đồ xu hướng của Google hiển thị các tìm kiếm cho món ăn Tứ Xuyên đạt mức cao nhất trong vòng 5 năm gần đây.


image


"Bất kể mọi người nghĩ gì thì người Tứ Xuyên đã có được một thắng lợi PR rất to lớn," Dunlop nói. "Pao cai là một món ẩm thực truyền thống tuyệt vời của người Tứ Xuyên, nhưng chỉ được biết đến ở Tứ Xuyên mà thôi. Có vô số loại rau muối chua tuyệt vời khác trên khắp Trung cộng mà thế giới bên ngoài không hề biết đến."

 

Có lẽ Trung cộng nên để kimchi cho các chuyên gia Hàn Quốc, còn về phần mình thì nên tận dụng thời điểm này để giới thiệu với thế giới về nhiều cách "đưa cơm" hấp dẫn của mình thì hơn.


image


Trump phát biểu tại hội nghị của phong trào bảo thủ
Katherine Tai coi cộng sản Trung cộng vừa là đối thủ vừa là đối tác
Kevin McCarthy nói về việc thông qua gói cứu trợ 1.9 nghìn tỷ USD
Dân Texas thích sống lương thiện...
Johnson & Johnson Vaccine tiêm một mũi được Mỹ chấp thuận
Anthony Fauci kêu gọi dân Hoa Kỳ tiêm vaccine COVID-19
Trung cộng đã tìm cách kiểm soát Hoa Kỳ như thế nào
Không phải COVID đã bóp chết nền kinh tế, mà là chính phủ
Mẹ của Brian Sicknick: ‘Con trai tôi không bị đánh vào đầu’ hôm 06/01
Vaccine Covid-19 của Johnson & Johnson
Trump là thần tượng tại hội nghị của những người bảo thủ
Tại sao dạy nghệ thuật lại là dạy tính cách?
Harris _Đệ nhị đẳng Dối Trá & Biden _Lẩm Cẩm và Sai Lầm
Cuồng chống cuồng mê Trump
Mike Pence không tham dự hội nghị CPAC_2021 là một ‘sai lầm’
Nỗi đau khôn nguôi mất người thân vì Covid-19
Lan truyền Chinese_virus là ‘giết người hàng loạt’
Biến thể mới của Chinese-virus lây lan tại thành phố New York
Có nên đổi tên để khẳng định được bản thân?
Vấn đề người Việt ở nước ngoài vì cách ghi Họ tên Việt Nam?