Monday, September 30, 2019

Trung cộng trở thành một 'phép màu kinh tế' thế giới ra sao?

BM
Trung cộng mất chưa đầy 70 năm để thoát khỏi sự cô lập và trở thành một trong những cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới.

Trong khi đất nước này đang kỷ niệm ngày thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, chúng ta hãy nhìn lại những biến đổi đem lại sự giàu có chưa từng thấy cũng như sự bất bình đẳng sâu sắc ở cường quốc châu Á này.

"Khi Đảng Cộng sản mới bắt đầu lãnh đạo Trung cộng, nó rất, rất nghèo," nhà kinh tế trưởng của DBS Chris Leung nói.

"Không có đối tác thương mại, không có mối quan hệ ngoại giao, họ đã dựa vào sự tự lực cánh sinh."

Trong 40 năm qua, Trung cộng đã đưa ra một loạt các cải cách thị trường mang tính bước ngoặt để mở ra các tuyến thương mại và dòng vốn đầu tư, cuối cùng đã kéo hàng trăm triệu người thoát khỏi đói nghèo.

BM

Những năm 1950 đã chứng kiến một trong những thảm họa lớn nhất của con người trong Thế kỷ 20. Bước Nhảy vọt Vĩ đại là nỗ lực của Mao Trạch Đông nhằm nhanh chóng công nghiệp hóa nền kinh tế nông dân của Trung cộng, nhưng nó đã thất bại và 10-40 triệu người đã chết trong giai đoạn 1959-1961 - nạn đói thảm khốc nhất trong lịch sử loài người.

Tiếp theo đó là sự gián đoạn kinh tế của Cách mạng Văn hóa trong những năm 1960, một chiến dịch mà Mao phát động để loại bỏ các đối thủ của Đảng Cộng sản, nhưng cuối cùng đã phá hủy phần lớn kết cấu xã hội của đất nước.

'Công xưởng của thế giới'

Tuy nhiên, sau cái chết của Mao vào năm 1976, những cải cách do Đặng Tiểu Bình khởi xướng đã bắt đầu định hình lại nền kinh tế.

Nông dân được cấp quyền canh tác trên mảnh đất riêng của họ, cải thiện mức sống và giảm bớt tình trạng thiếu lương thực.

Cánh cửa được mở ra cho đầu tư nước ngoài khi Mỹ và Trung cộng thiết lập lại quan hệ ngoại giao vào năm 1979. Háo hức để tận dụng lao động giá rẻ và chi phí thuê thấp, tiền bắt đầu đổ vào.

"Từ cuối những năm 1970 trở đi, chúng ta có thể thấy là phép màu kinh tế ấn tượng nhất của bất kỳ nền kinh tế nào trong lịch sử," David Mann, nhà kinh tế trưởng toàn cầu tại Standard Chartered Bank nói.

Qua những năm 1990, Trung cộng bắt đầu tăng tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2001 đã tạo cho nó một cú hích khác. Rào cản thương mại và thuế quan với các nước khác đã được hạ xuống và chẳng mấy chốc hàng hóa Trung cộng có mặt ở khắp mọi nơi.

"Nó trở thành công xưởng của thế giới," ông Mann nói.

BM

Lấy những số liệu này từ Trường Kinh tế London: năm 1978, xuất khẩu là 10 tỷ đôla, chưa đến 1% thương mại thế giới.

Đến năm 1985, họ đạt 25 tỷ đôla và chưa đầy hai thập kỷ sau xuất khẩu đã trị giá 4,3 triệu đôla, biến Trung cộng trở thành quốc gia xuất khẩu thương mại lớn nhất thế giới.

Tỷ lệ nghèo đói giảm

Các cải cách kinh tế đã cải thiện vận may của hàng trăm triệu người dân Trung cộng.

Ngân hàng Thế giới cho biết hơn 850 triệu người đã thoát nghèo và đất nước đang trên đà xóa đói giảm nghèo tuyệt đối vào năm 2020.

Đồng thời, tỷ lệ giáo dục đã tăng vọt. Standard Chartered dự báo đến 2030, khoảng 27% lực lượng lao động của Trung cộng sẽ có trình độ đại học - tương đương với Đức ngày nay.

BM

Bất bình đẳng gia tăng

Tuy nhiên, thành quả của thành công kinh tế vẫn chưa trải đều trên dân số 1,3 tỷ người của Trung cộng.

Những ví dụ về sự giàu có vượt bậc và tầng lớp trung lưu đang gia tăng xuất hiện bên cạnh các cộng đồng nông thôn nghèo và lực lượng lao động đang già đi, có tay nghề thấp. Bất bình đẳng ngày càng sâu sắc, phần lớn dọc theo sự phân chia giữa nông thôn và thành thị.

"Toàn bộ nền kinh tế chưa tiến bộ, có sự khác biệt lớn giữa các khu vực khác nhau," ông Mann nói.

Ngân hàng Thế giới cho biết thu nhập trung bình đầu người Trung cộng vẫn ở mức của một quốc gia đang phát triển và chưa bằng một phần tư mức trung bình của các nền kinh tế tiên tiến.

Thu nhập trung bình hàng năm của Trung cộng là gần 10.000 đôla, theo DBS, so với khoảng 62.000 đôla ở Mỹ.

BM

Tăng trưởng chậm lại

Bây giờ, Trung cộng đang chuyển sang thời kỳ tăng trưởng chậm.

Trong nhiều năm, nước này đã thúc đẩy sự phụ thuộc vào xuất khẩu và hướng tới tăng trưởng do tiêu dùng. Những thách thức mới đã xuất hiện bao gồm nhu cầu toàn cầu trở nên ít hơn đối với hàng hóa Trung cộng và cuộc chiến thương mại kéo dài với Mỹ. Áp lực của sự thay đổi nhân khẩu học và dân số già cũng làm mờ đi triển vọng kinh tế của đất nước.

Dù vậy, ngay cả khi tốc độ tăng trưởng ở Trung cộng giảm xuống giữa 5% và 6%, quốc gia này vẫn sẽ là động cơ mạnh mẽ nhất đối với sự tăng trưởng kinh tế thế giới.

"Với tốc độ đó, Trung cộng vẫn chiếm 35% tăng trưởng toàn cầu, là đóng góp lớn nhất của bất kỳ quốc gia nào, quan trọng gấp ba lần đối với tăng trưởng toàn cầu so với Mỹ," ông Mann nói.

Tiên phong mới về kinh tế

Trung cộng cũng đang mở ra một mặt trận mới trong phát triển kinh tế toàn cầu. Chương tiếp theo của đất nước trong việc xây dựng quốc gia là thông qua một làn sóng tài trợ các dự án cơ sở hạ tầng toàn cầu khổng lồ, Sáng kiến Vành đai và Con đường.

Cái gọi là Con đường tơ lụa mới nhằm kết nối gần một nửa dân số thế giới và một phần năm GDP toàn cầu, thiết lập các liên kết thương mại và đầu tư trải dài trên toàn thế giới.

BM

Cái gọi là Con đường tơ lụa mới hướng đến việc kết nối gần một nửa dân số thế giới và một phần năm GDP toàn cầu, thiết lập các liên kết thương mại và đầu tư trải dài trên toàn thế giới.



Virginia Harrison & Daniele Palumbo

BM

Luận tội tổng thống chỉ là một chương nhỏ trong lịch sử phức tạp
Luận tội Trump _ trách nhiệm hay canh bạc của Đảng Dân chủ?
Trung cộng cho nổ tung tượng Phật Quan Âm cao nhất thế giới
Ông Robert Funseth _ ân nhân của cựu tù cải tạo
Ảnh hưởng của tình dục đối với sức khỏe
Xu hướng các gia đình nuôi thú cưng thay vì có con
Diễn văn của TT Trump tại Đại hội đồng LHQ_2019
Trung cộng phô bày sức mạnh quân sự vào ngày quốc khánh
Trump làm việc trong hoàn cảnh khắc nghiệt chưa từng thấy trong lịch sử
Ngoại trưởng Trung cộng gặp Kissinger nhờ giúp đỡ
70 năm vết cắt sâu dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản
Úc châu du ký của lạc đà một bướu Ả-rập
Tàu sân bay Mỹ lại 'chọc giận' Trung cộng khi đi vào Biển Đông
Sự thật về đơn khiếu nại của người tố giác TT Trump
Hành trình đi lậu từ Vietnam City ở Pháp đến Anh Quốc
Một tàu vũ trụ đang quay quanh trái đất hơn 700 ngày
Trong một thế giới không còn bóng cây xanh
Tôi viết cho Bạn, cho Quê Hương, cho Đất Nước
Chống biến đổi khí hậu là điều bất khả thi?
Bí mật của 2 ngày nghỉ cuối tuần

Luận tội tổng thống chỉ là một chương nhỏ trong lịch sử phức tạp

BM
Luận tội tổng thống chỉ là một chương nhỏ trong lịch sử phức tạp của chính trường Mỹ - nơi chứng kiến sự đối đầu gay gắt giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa.

Tuần này, các Dân Biểu đảng Dân chủ đã thuyết phục được những nhà lãnh đạo dưới quyền bà Nancy Pelosi rằng đã tới lúc bắt đầu quy trình luận tội chính thức đối với tổng thống Mỹ Donald Trump, với mục tiêu lớn nhất là trục xuất ông Trump khỏi Nhà Trắng.

Lý do ở đây là: ông Trump rõ ràng đã đối thoại với tổng thống Ukraine và thuyết phục ông Zelensky điều tra hành vi kinh doanh mờ ám của con trai ông Joe Biden - Phó Tổng thống Mỹ dưới thời ông Obama.

Ông Biden đã bị cáo buộc can thiệp vào cuộc điều tra tham nhũng của chính phủ đối với công ty của con trai ông. Ông Trump trì hoãn gói viện trợ vũ khí trị giá 400 triệu USD cho Ukraine và đảng Dân chủ cho rằng ông Trump đang ép Ukraine thực hiện cuộc điều tra nói trên.

Ông Trump phủ nhận điều này, và tổng thống Ukraine cũng nói rằng ông không hề bị uy hiếp. Toàn bộ vụ bê bối Trump-Ukraine xảy ra bởi vì một "người tố giác" ở CIA nói rằng đã phát hiện sự lạm dụng quyền lực của ông Trump.

Ông Biden hiện là ứng viên Dân chủ dẫn đầu trong cuộc đối chọi với ông Trump để giành chức tổng thống Mỹ trong năm 2020. Vậy nên, đối với đảng Dân chủ, dường như ông Trump đang sử dụng quyền tổng thống để phá hoại chiến dịch tranh cử của ông Biden - mà ông Trump coi là một mối đe dọa.

BM

Trước khi có các bằng chứng, điều thực sự ẩn đằng sau cuộc đối thoại của ông Trump vẫn chỉ là phỏng đoán. Ông Trump sau đó đã tung ra bản ghi chép nội dung đối thoại với phía Ukraine và những gì ông Trump nói không mang nhiều tính chất "lạm quyền" như đảng Dân chủ nói.

Thời gian sẽ trả lời. Tuy vậy, đảng Dân chủ đã khởi động quy trình luận tội thậm chí trước cả khi họ thu thập đủ bằng chứng về cuộc gọi của ông Trump với Ukraine. Và ngay sau khi nội dung cuộc gọi được công bố, đảng Dân chủ vẫn tiếp tục theo đuổi luận tội.

Vụ bê bối Ukraine không phải là đòn tấn công cuối cùng của đảng Dân chủ nhằm xây dựng hình ảnh thời kì cầm quyền của ông Trump là bất hợp pháp, để khiến các chính sách dưới thời ông Trump mất độ tín nhiệm, buộc ông Trump rời khỏi văn phòng để không thể gây ra thêm tổn hại cho nước Mỹ và ngăn ông Trump trúng cử nhiệm kì lần 2 trong năm 2020.

Ông Trump đã "sai lầm" khi hạ gục bà Hillary Clinton trong cuộc bầu cử năm 2016, và đảng Dân chủ đang tìm cách khiến ông Trump phải "trả giá" trong suốt thời cầm quyền. Đảng Dân chủ quên mất rằng chính người dân Mỹ mới là những người chọn Trump chứ không phải Hillary.

Đảng Dân chủ đang trả thù cho những đòn tấn công mà họ cho là bất công nhằm vào các lãnh đạo Dân chủ tiền nhiệm: Bill Clinton, Al Gore và Barack Obama. Ông Trump đang đối diện cơn thịnh nộ của đảng Dân chủ, bắt nguồn từ những sự kiện xảy ra cách đây 30 năm.

Tiếp sau đây, chúng ta sẽ nhìn lại vai trò của việc luận tội trong những chính sách gần đây của Mỹ và sự liên quan của nó tới ông Trump, đảng Dân chủ và hệ thống chính phủ Mỹ sau này.

Đảng Dân chủ cáo buộc ông Trump "cướp" chiến thắng cuộc bầu cử năm 2016 từ tay bà Hillary

Đảng Dân chủ tin rằng ông Trump đã "cướp" chiến thắng cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 từ ứng cử viên Hillary Clinton - người được đánh giá rất cao và từng là Ngoại trưởng Mỹ dưới thời ông Obama (năm 2009-2013) - bằng cách thông đồng với tổng thống Nga Vladimir Putin. Phía Nga bị cho là đã tìm cách làm mất uy tín của bà Clinton và ủng hộ ông Trump.

Đảng Dân chủ cũng tin rằng bằng cách nào đó ông Trump có liên quan tới vụ tin tặc xâm nhập vào email của bà Hillary và Đảng Dân chủ, sau đó để Wikileaks tiết lộ. Wikileaks là một nền tảng ủng hộ cho sự minh bạch chính trị, đã tiết lộ bí mật từ các chính phủ, tổ chức và trong trường hợp này là một đảng phái chính trị. Đảng Dân chủ tin rằng người Nga đã thu thập thông tin mật và thông tin sai lệch cho Wikileaks để ủng hộ ông Trump.

Trong suốt thời kì trước khi ông Trump nắm quyền, FBI và Bộ Tư pháp đã khởi động cuộc điều tra về việc Nga can thiệp bầu cử Mỹ. Ông Trump đã bị chính thức điều tra vì cáo buộc thông đồng với Nga và cản trở công lý. Đảng Dân chủ cho rằng đây là cơ hội để luận tội ông Trump. Nhưng cuối cùng, hóa ra câu chuyện về can thiệp của Nga lại xuất phát từ một nghiên cứu không được công nhận và được đầu tư vốn bởi đội ngũ tranh cử của bà Hillary Clinton!

Tuy nhiên, sau 2 năm và 30 triệu USD chi phí điều tra, công tố viên đặc biệt Robert Mueller đã thất bại trong việc kết tội ông Trump với các tội danh tham nhũng, thông đồng hay cản trở công lý.

Ông Mueller đã khiến nhiều quan chức dưới thời ông Trump ngồi tù, nhưng không ai trong số này bị cáo buộc tội liên quan tới vụ bê bối với Nga! FBI và Bộ Tư pháp hiện đang bị điều tra bởi một công tố viên đặc biệt, chuyên tìm hiểu những vấn đề thông đồng, tham nhũng và cản trở công lý bởi những người điều tra ông Trump. Kết quả của các cuộc điều tra sẽ được công bố trong tương lai gần, mà có thể một lần nữa thay đổi những câu chuyện xoay quanh ông Trump.

BM

Kể cả như vậy, đảng Dân chủ vẫn quyết định theo đuổi hướng điều tra của ông Mueller, không cần thiết phải tìm ra bằng chứng phạm tội, mà để buộc ông Trump và chính quyền của ông bị cuốn vào rắc rối pháp lí vô tận và để thỏa mãn những người ủng hộ kết án ông Trump. Sáu ủy ban quốc hội đã bắt đầu điều tra tiếp nối đối với ông Trump và Nga. Những cuộc điều tra này đang được đảng Dân chủ kết hợp với bê bối Ukraine nhằm theo đuổi luận tội ông Trump.

Đảng Dân chủ cũng tin rằng bằng cách nào đó ông Trump đã cướp chiến thắng từ bà Hillary thông qua lỗ hổng bầu cử - chèn ép phiếu của người Mỹ gốc Phi, giả mạo phiếu bầu và bỏ phiếu bất hợp pháp. Không cáo buộc nào là chính xác, và đảng Dân chủ vẫn tiếp tục loan truyền thông tin này bởi chúng sẽ giúp "bào mòn" sự hợp pháp của chính quyền ông Trump.

Bà Hillary đã chiến thắng trong phiếu bầu phổ thông, nhưng ông Trump lại giành được đa số phiếu đại cử tri. [Tại Mỹ, người bỏ phiếu bầu ra tổng thống thông qua các đại cử tri ở mỗi bang. Vậy nên, có thể xảy ra trường hợp một ứng viên nhận được nhiều phiếu hơn trên toàn quốc nhưng vẫn thua trong cuộc bầu cử đại cử tri].

Vậy nên dù cho ông Trump có thắng một cách hợp pháp theo luật Mỹ, thì đối với đảng Dân chủ, thời cầm quyền của ông Trump vẫn là bất hợp pháp, và là chiến thắng "giật được" từ tay bà Hillary.

Các ứng viên đảng Dân chủ tham gia cuộc đua năm 2020 với ông Trump hiện đang vận động nhằm loại bỏ các đại cử tri và phụ thuộc phần lớn vào phiếu phổ thông. Hay nói cách khác, đảng Dân chủ muốn thay đổi hệ thống bỏ phiếu của Mỹ đã được áp dụng từ năm 1788 để họ có thể chiến thắng trong tương lai.

Hãy nhớ rằng Hiến pháp Mỹ đã được thiết kế đặc biệt để ngăn chặn những hành động chính trị đang được đề xuất bởi đảng Dân chủ! Những nhà lập quốc đã mong muốn bảo vệ quyền lợi của nhóm người thiểu số trước giới đa số.

BM
Kết quả bỏ phiếu bầu cử Mỹ năm 2016.

Ông Trump chiến thắng với 304 phiếu đại cử tri, trong khi bà Hillary chỉ được 227 phiếu: điều này có nghĩa rằng ông Trump thắng 30 bang, trong khi bà Hillary chỉ thắng 20 bang. Ngược lại, bà Hillary nhận được khoảng 68 triệu phiếu phổ thông trong khi ông Trump có 63 triệu phiếu phổ thông.

Khi ông Trump giành chiến thắng trong bầu cử năm 2020, đảng Dân chủ đã nỗ lực để giành lại thế trận. Ông Trump chiến thắng bất ngờ tại các bang Wisconsin, Pennsylvania và Michigan. Đảng Dân chủ đã kiện để kiểm phiếu lại tại những bang này, với hi vọng sẽ đảo ngược kết quả bỏ phiếu. Đảng Dân chủ thất bại.

Lí do ông Trump thắng tại những bang nói trên là do bà Hillary quyết định không tổ chức chiến dịch tranh cử tại đây: những lời hứa hẹn tranh cử của bà Hillary sẽ khiến nhiều người mất việc, điều này đã giúp ông Trump tăng cường tranh cử tại các bang này để "cứu" việc làm của họ. Cả 3 bang này đều đã bỏ phiếu cho ông Trump!

Trước khi ông Trump nhậm chức vào ngày 20/1/2017, đảng Dân chủ đã nỗ lực phá hoại chính quyền ông Trump bằng cách đề xuất luận tội, mặc dù ông Trump vẫn chưa làm gì cả! 

Một ủy viên quốc hội, bà Maxine Waters, đã đi khắp cả nước để kêu gọi luận tội ông Trump. Bà cũng đề nghị các thành viên đảng Dân chủ đối đầu với thành viên đảng Cộng hòa bất cứ khi nào nhìn thấy họ ở nhà hàng, nhà thờ, hoặc thậm chí tại nhà. Trên Twitter, ông Trump gọi Waters là "một cá nhân có IQ thấp". Bà Waters là chủ tịch hội đồng điều tra ông Trump.

Cho tới trước vụ bê bối Ukraine, những người kêu gọi luận tội không đủ khả năng để đảm bảo nhận được đủ số phiếu tại Hạ viện để thông qua quyết định này. Họ không thể thuyết phục bà Nancy Pelosi khởi động một cuộc điều tra luận tội.

BM

Bà Pelosi lo sợ rằng luận tội ông Trump sẽ khiến ông có nhiều lợi thế hơn trong khi cuộc bầu cử năm 2020 đang tới gần. Các cuộc khảo sát công chúng cho thấy người Mỹ không ưa việc luận tội. Khi đảng Cộng hòa luận tội ông Bill Clinton, họ đã mất kiểm soát Quốc hội vì bị cử tri trừng phạt. Vụ bê bối Ukraine đã thay đổi điều đó: lệnh luận tội đã được tiến hành.

Đảng Dân chủ tấn công mọi thứ liên quan tới ông Trump

Ngay khi ông Trump nhậm chức, đảng Dân chủ đã bắt đầu tấn công nhiều hướng nhằm vào nhiệm kỳ của tân tổng thống. Nhiều thành viên đảng Dân chủ đã bất bình vì đảng này không có chính sách nào ổn thỏa để cạnh tranh với ông Trump, và thay vào đó đã theo đuổi việc luận tội.

Ban đầu, thành viên đảng Dân chủ tại Quốc hội, các nhóm vận động, và các nhà đầu tư đã tìm cách thách thức gần như mọi chính sách của ông Trump tại tòa án bang và liên bang. Vấn đề nhập cư trái phép và y tế đã bị hạ gục tại tòa. Một tổ chức môi trường đã kiện ông Trump 140 lần trong vòng 2 năm.

Một số công ty luật còn tấn công cá nhân ông Trump, chứ không chỉ chính sách của ông. Ông Trump sở hữu một số khách sạn mà quan chức chính phủ Mỹ và nước ngoài có thể ở. Đảng Dân chủ liên tục kiện, cho rằng ông Trump đang hưởng lợi cá nhân từ tiền thuê phòng. Đảng Dân chủ cáo buộc rằng việc này đã vi phạm các "điều khoản Emolument" trong hiến pháp Mỹ. Điều kì quặc là: việc các quan chức chính phủ ở tại khách sạn của ông Trump đã được lên kế hoạch từ thời ông Obama, từ rất lâu trước khi ông Trump làm tổng thống.

Đảng Dân chủ cũng tổ chức các cuộc biểu tình dân sự trên khắp cả nước. Ngay sau ngày ông Trump tuyên thệ tổng thống ngày 20/1/2017, nhóm phụ nữ cánh tả đã tuần hành 500.000 người ở Washington D.C, cùng lúc với một số cuộc tuần hành tại các thành phố lớn khác.

Các nhóm của đảng Dân chủ đã thường xuyên tỏ ý phản đối tại các cuộc điều trần cuộc hội nhằm phá rối đội ngũ lập pháp.

Đảng Dân chủ đã giành quyền kiểm soát Hạ viện vào năm 2018 trong một cuộc phản đối nhằm vào ông Trump, tạo cơ hội cho họ triển khai cuộc điều tra luận tội. Sáu Ủy ban Hạ viện đang theo đuổi các cuộc điều tra riêng biệt nhằm vào đời tư của ông Trump và người thân, về tất cả những vụ bê bối, tham nhũng, phạm tội hoặc đơn thuần bất kì thứ gì có thể sử dụng để làm tổn hại ông Trump và thời cầm quyền của tổng thống.

BM

Ông Trump gọi đây là "cuộc săn phù thủy". Các Ủy ban thậm chí còn tìm hiểu về tài chính của Ivanka Trump và chồng cô Jared Kushner, cố vấn cao cấp của tổng thống. Các cuộc điều tra đã ngốn một nguồn tài nguyên khổng lồ: đảng Dân chủ đã tiến hành triệu tập 1 triệu tài liệu cho riêng cuộc điều tra Nga!

Đảng Dân chủ đang nhận được hàng loạt lợi ích từ những quan chức giấu tên - những người cung cấp cho họ các thông tin bí mật, tuyệt mật để có thể sử dụng nhằm chống lại ông Trump. Các nghiên cứu độc lập cho thấy ông Trump đã phải đối phó với nhiều vụ rò rỉ thông tin nhiều hơn bất kì tổng thống Mỹ nào khác, mặc dù ông Trump mới chỉ nắm quyền trong một thời gian ngắn.

Vụ bê bối Ukraine là một ví dụ điển hình. Một đặc vụ CIA - có mối liên hệ với bà Hillary Clinton - đã báo cáo lại cuộc đối thoại của ông Trump với Ukraine mặc dù đặc vụ này không thực sự nắm được thông tin gốc của vụ bê bối.

Ông Trump cũng bị tấn công bởi một nhóm các nghị sĩ Cộng hòa thuộc giới tinh hoa - những người tìm cách hạ thấp ông Trump bằng mọi giá. Những người này được gọi là "Never Trumpers" và họ xuất hiện tràn ngập trên phương tiện truyền thông, mạng xã hội, đưa ra những thông tin tiêu cực về ông Trump.

Trong khi đảng Dân chủ tìm cách hạ gục ông Trump tại tòa án và tại Quốc hội, ông Trump đã hé lộ, phản kháng và cản trở gần như mọi chính sách đối nội và đối ngoại của ông Obama (chi tiết bên dưới). Đảng Cộng hòa đã trì hoãn gần như mọi chính sách của ông Obama từ khi ông còn làm tổng thống, và tất cả những chính sách đã được thông qua vẫn chưa hoàn thành. Ông Trump đã phá bỏ di sản của ông Obama một cách hiệu quả. Hiện tại, đảng Dân chủ đang trả đũa: rất nhiều chính sách của ông Trump vẫn chưa được thực hiện.

"Mối thù truyền kiếp": Clinton, Bush, Obama

Các đòn tấn công của đảng Dân chủ bắt đầu từ mâu thuẫn Dân chủ - Cộng hòa trong vụ luận tội tổng thống Bill Clinton vào năm 1998-1999; vụ cựu tổng thống Mỹ George W. Bush "đánh cắp" nhiệm kỳ tổng thống từ tay cựu Phó Tổng thống Al Gore vào năm 2000; và nỗ lực của đảng Cộng hòa trong việc cản trở chính sách của cựu tổng thống Barack Obama (năm 2009-2017) trong việc thay đổi cơ bản hệ thống xã hội, kinh tế và chính trị ở Mỹ.

Một số người có thể thêm ông Richard Nixon vào danh sách này: ông Nixon cũng suýt bị luận tội vào năm 1973 trong nỗ lực cản trở đảng Dân chủ, những người mà ông cho là tìm cách hạ bệ ông (vụ bê bối Watergate nổi tiếng). Ông Nixon từ chức trước khi ông bị cách chức vào năm 1974. Trước đó, đảng Dân chủ đã cố gắng luận tội ông Nixon vì bí mật ném bom Campuchia (năm 1969-1970) trong thời kì Mỹ chiến tranh ở Việt Nam.

Các nghị sĩ đảng Cộng hòa đã điều tra ông Clinton vì những cáo buộc liên quan tới các hợp đồng bất động sản phi pháp khi ông là thống đốc bang Arkansas - vụ bê bối Whitewater. Không bằng chứng nào về hành vi phạm tội được tìm thấy.

Nhưng trong quá trình điều tra, các công tố viên phát hiện ông Clinton có quan hệ tình ái với một thực tập sinh Nhà Trắng (vụ bê bối Monica Lewinsky). Ông Clinton nói dối về việc này và sau đó bị luận tội. Sau phiên tòa tại Thượng viện, ông Clinton được tha bổng. Đảng Dân chủ đã không quên vụ này và đang đối xử một cách tương tự với ông Trump.

BM
Ông Clinton bị luận tội vì vụ bê bối liên quan tới thực tập sinh Monica Lewinsky.

Trong cuộc bầu cử Bush-Gore năm 2000, bang Florida nhận được nhiều sự chú ý. Ai giành được Florida sẽ trở thành tổng thống. Một vài hạt ở Florida khi ấy đã có những kết quả cho thấy ông Bush thắng Gore. Ông Gore kiện và bắt đầu kiểm phiếu lại. Vụ việc kết thúc tại Tòa án Tối cao Florida khi tòa tuyên bố ông Bush chiến thắng và trở thành tổng thống.

Ông Gore thắng phiếu phổ thông nhưng thua phiếu đại cử tri. Đảng Dân chủ lại so sánh chiến thắng của ông Bush cũng giống như chiến thắng của ông Trump: đối với đảng Dân chủ, họ đã hai lần mất ghế tổng thống một cách bất công.

Việc ông Barack Obama trở thành tổng thống vào năm 2009 đã tạo ra nền tảng để thay đổi cơ bản nền kinh tế, cơ cấu xã hội và hệ thống chính trị ở Mỹ. Là người Mỹ gốc Phi đầu tiên nắm quyền tổng thống, nhiều người hi vọng rằng dân Mỹ đã sẵn sàng chấp nhận tầm nhìn của ông Obama.

Hy vọng về ông Obama sớm tan vỡ. Người Mỹ đã không chấp nhận các chính sách cải cách của ông về chăm sóc sức khỏe toàn diện, biến đổi khí hậu, năng lượng, nhập cư và ngân hàng; cũng như thỏa thuận vũ khí hạt nhân Iran, hiệp định khí hậu Paris, hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương và các cuộc chiến tranh ở Trung Đông. Đảng Cộng hòa đã ngăn chặn thành công mọi chính sách của Obama.

Obama đã ban hành kế hoạch chăm sóc sức khỏe toàn diện trị giá nghìn tỷ USD của mình, nhưng chỉ nhờ thông qua các "mánh khóe". Không có nghị sĩ Cộng hòa nào trong Quốc hội bỏ phiếu cho chính sách này.

Ông Obama ngày càng trở nên thất vọng với sự bế tắc trước quốc hội và quyết định tự mình hành động. Ông bắt đầu ban hành các lệnh hành pháp, vi phạm luật pháp Mỹ theo cách chưa từng thấy. Bằng chữ ký của mình, ông Obama đơn phương cấp quyền cho 1 triệu trẻ em nhập cư bất hợp pháp ở lại Mỹ và được bảo đảm quyền công dân.

BM
Ông Trump giành chiến thắng trước bà Hillary Clinton.

Ông ra lệnh cho chính phủ ban hành các quy định để kiểm soát kinh tế, môi trường và năng lượng. Các chính sách của ông Obama gần như đã xóa sổ ngành công nghiệp than và dầu mỏ của Mỹ. Ông Obama vượt quyền Quốc hội, không cho Quốc hội phê chuẩn một số hiệp ước và thỏa thuận. Ông đã ký hiệp định khí hậu Paris và thỏa thuận hạt nhân Iran mà không cần sự chấp thuận của Quốc hội.
Đảng Cộng hòa đã cố gắng nhưng thất bại trong việc luận tội ông Obama. Đảng Cộng hòa đã điều trần bà Hillary Clinton sau khi bà kết thúc nhiệm kì làm Ngoại trưởng - vụ bê bối Benghazi.

Đảng Dân chủ hiện đang cố gắng bảo toàn và tái thúc tạo di sản của ông Obama trong khi ông Trump tiếp tục phá hủy nó. Điều này đã châm ngòi ngọn lửa phẫn nộ trong đảng Dân chủ. Một cuộc đấu tranh tương tự cũng xảy ra giữa ông Bill Clinton và các thành viên đảng Cộng hòa.

Đảng Cộng hòa, dẫn đầu bởi Newt Gingrich, đã tiếp quản Quốc hội và phát động một chương trình bảo thủ nhằm vào việc làm sáng tỏ "nhà nước phúc lợi". Đảng Dân chủ không bao giờ quên những đòn tấn công từ đảng Cộng hòa.

Trớ trêu ở chỗ, đảng Dân chủ hướng các mục tiêu vượt khỏi phạm vi chính sách của ông Obama và hiện đang ủng hộ các chính sách xã hội chủ nghĩa. Ông Trump đang bị cuốn vào "cuộc chiến văn hóa" với đảng Dân chủ để quyết định hệ tư tưởng nào sẽ thắng thế: chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa tư bản đấu với chủ nghĩa toàn cầu và chủ nghĩa xã hội. Nước Mỹ chưa bao giờ bị chia rẽ như vậy.

Viễn cảnh tương lai

Luận tội là một công cụ đắc lực nhất để hủy hoại nhiệm kì tổng thống. Đảng Dân chủ đang cố gắng sử dụng nó để ngăn cản ông Trump ra thêm chính sách trong suốt thời gian nắm quyền còn lại. Họ cũng cho rằng đây là cách để làm giảm khả năng đắc cử của ông Trump trong nhiệm kì năm 2020.

Luận tội cho phép đảng Dân chủ can thiệp sâu hơn vào các vụ bê bối của ông Trump thông qua kiện tụng, điều trần và điều tra. Luận tội cũng cho phép đảng Dân chủ nhận được nhiều tiền hơn để tấn công ông Trump. Hầu hết các vụ luận tội đều gây ra biến động truyền thông và từ đó lan truyền sang nhiều kênh thông tin khác.

Điều đáng sợ nhất trong tuyên bố của đảng Dân chủ là họ có ý định truy tố ông Trump kể cả sau khi ông Trump rời Nhà Trắng. Có thể đây là lời đe dọa để ông Trump không làm tổng thống nữa, nhưng đảng Dân chủ đang thể hiện sự ác ý chưa từng có.

BM

Kênh truyền thông đại chúng không còn giấu mối quan hệ với đảng Dân chủ về việc điều tra ông Trump. Họ ủng hộ luận tội một cách đầy vui mừng, mặc cho quy trình này diễn ra bao lâu đi chăng nữa.

Việc luận tội và phát hiện ra hành vi phạm tội đơn thuần sẽ không xảy ra. Miễn là đảng Cộng hòa còn nắm quyền Thượng viện và có ít nhất 1/3 số ghế, ông Trump sẽ không thể bị kết án.

Điều tốt nhất mà đảng Dân chủ có thể hi vọng là một loạt các cuộc điều tra cấp cao đối với ông Trump. Họ không còn đủ thời gian để làm nhiều việc trước kì bầu cử sơ bộ vào mùa xuân và cuộc bầu cử toàn quốc vào tháng 11. Sẽ rất ít người muốn điều tra chi tiết luận tội trong khi vẫn đang chạy đua vào Nhà Trắng.

Từ đó có thể thấy, đảng Dân chủ đang muốn gây xôn xao dư luận chứ không muốn công lý. Câu thần chú của bà Pelosi và đảng Dân chủ là "không ai ở trên luật pháp", là để nhắc tới ông Trump. Những người ủng hộ ông Trump đáp lại "không ai ở dưới luật pháp", là để nhắc tới những cuộc công kích không chính đáng từ đảng Dân chủ.

Ông Trump luôn cho rằng ông vô tội trong suốt các cáo buộc ông gặp phải ngay từ trước khi nhậm chức. Nhìn chung ông Trump đã thành công. Mọi người dường như đã quá mệt mỏi với các cuộc công kích không có chứng cứ nhằm vào ông Trump - mà sau đó được chứng minh là không có chứng cứ thật.

Không ai biết liệu vụ bê bối Ukraine sẽ diễn ra như thế nào. Dường như đảng Dân chủ sẽ đẩy việc luận tội lên mức cao nhất, nhưng sẽ không thực sự đưa ông Trump ra tòa.

Đảng Dân chủ đang thực hiện một chiến lược rủi ro cao với vụ luận tội ông Trump. Các cuộc tấn công đang khiến ông Trump mạnh mẽ hơn. Mỗi đòn tấn công lại khiến đảng Cộng hòa nhận thêm được nhiều nguồn đóng góp tài chính. Tấn công ông Trump không phải là một nền tảng chính sách.

Mọi người muốn nghe các đề xuất chính sách của đảng Dân chủ. Nhưng, điều mà đảng Dân chủ có lại là những chính sách cực tả không có cơ hội trở thành luật thực sự.

Đảng Dân chủ đang đề xuất Thỏa thuận Xanh Mới, một chương trình nhằm giải quyết biến đổi khí hậu và xã hội hóa nền kinh tế tiêu tốn tới 60 nghìn tỉ USD. Rất khó để trở thành hiện thực.

BM

Điểm mấu chốt là nền kinh tế Mỹ vẫn sẽ lớn mạnh trong năm 2020, và ông Trump sẽ chiến thắng trong thỏa thuận thương mại với Trung cộng, Mexico và Canada, đạt được một số bước trong chăm sóc y tế và hạn chế nhập cư bất hợp pháp, và sau đó sẽ tái đắc cử tổng thống.

Câu hỏi thực sự đối với ông Trump là liệu ông có muốn phục vụ nhiệm kì thứ 2 ở một hệ thống chính trị muốn hủy hoại ông không?
Câu hỏi đối với đảng Dân chủ là ai sẽ là người trở thành tổng thống với viễn cảnh sẽ bị đảng Cộng hòa công kích như cách mà đảng Dân chủ đang tấn công ông Trump?

 BM
Terry F. Buss, PhD - Tất Đạt chuyển ngữ

BM

Luận tội Trump _ trách nhiệm hay canh bạc của Đảng Dân chủ?
Trung cộng cho nổ tung tượng Phật Quan Âm cao nhất thế giới
Ông Robert Funseth _ ân nhân của cựu tù cải tạo
Ảnh hưởng của tình dục đối với sức khỏe
Xu hướng các gia đình nuôi thú cưng thay vì có con
Diễn văn của TT Trump tại Đại hội đồng LHQ_2019
Trung cộng phô bày sức mạnh quân sự vào ngày quốc khánh
Trump làm việc trong hoàn cảnh khắc nghiệt chưa từng thấy trong lịch sử
Ngoại trưởng Trung cộng gặp Kissinger nhờ giúp đỡ
70 năm vết cắt sâu dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản
Úc châu du ký của lạc đà một bướu Ả-rập
Tàu sân bay Mỹ lại 'chọc giận' Trung cộng khi đi vào Biển Đông
Sự thật về đơn khiếu nại của người tố giác TT Trump
Hành trình đi lậu từ Vietnam City ở Pháp đến Anh Quốc
Một tàu vũ trụ đang quay quanh trái đất hơn 700 ngày
Trong một thế giới không còn bóng cây xanh
Tôi viết cho Bạn, cho Quê Hương, cho Đất Nước
Chống biến đổi khí hậu là điều bất khả thi?
Bí mật của 2 ngày nghỉ cuối tuần
Cuộc chiến leo thang

Luận tội Trump _ trách nhiệm hay canh bạc của Đảng Dân chủ?

BM
Tổng thống Donald Trump và người tương nhiệm Volodymyr Zelensky đã có cuộc điện đàm gây tranh cãi

Đảng Dân chủ có trách nhiệm tiến hành luận tội Tổng thống Mỹ Donald Trump mặc dù hành động này có thể đem đến cho họ rất nhiều rủi ro chính trị, các nhà phân tích nhận định.

Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ, bà Nancy Pelosi, hôm 24/9 loan báo Đảng Dân chủ đã bắt đầu chính thức điều tra luận tội Tổng thống Donald Trump về những cáo buộc rằng ông cố gắng gây áp lực với Tổng thống Ukraine để điều tra ông Joe Biden, một ứng cử viên Tổng thống 2020 bên Đảng Dân chủ.

Trước đó, nhiều nhân vật bên Đảng Dân chủ từng kêu gọi xúc tiến tiến trình luận tội Tổng thống Cộng hòa Donald Trump sau khi báo cáo điều tra của Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller dù không kết luận rằng ông Trump đã phạm tội cản trở công lý nhưng không minh oan cho ông Trump về tội danh này. Tuy nhiên, các lãnh đạo Dân chủ đã không đáp ứng lời kêu gọi lúc đó vì những rủi ro tiềm tàng đối với họ trong mùa bầu cử sắp tới.

‘Cực chẳng đã’

BM

Lần này, Đảng Dân chủ theo đuổi luận tội ông Trump vì bị buộc vào thế ‘cực chẳng đã,’ theo bà Ông Thụy Như Ngọc, Tiến sĩ Chính trị học và hiện là chủ nhiệm tờ báo VietTide ở tiểu bang California.

“Nếu họ không luận tội thì họ sẽ bị cho là tiếp tục bao che cho các hành vi không trong sáng của ông Trump vì đã có người trong nội bộ tố cáo ra,” bà Ngọc nói và nhắc lại rằng lâu nay Đảng Dân chủ vì lo ngại hậu quả chính trị nên không thực hiện đàn hặc ông Trump vì họ biết là ‘kết quả sẽ không đi đến đâu’.

“Từ đầu đến giờ Đảng Dân chủ đã rất do dự, nhưng nếu chiếu theo những gì đã trưng ra trong bản báo cáo thì họ cũng không còn cách nào khác,” bà giải thích. “Đã là đảng đối lập thì phải soi mói từng chút một đảng cầm quyền.”

“Biết là rủi ro nhưng họ vẫn phải làm vì đó là nhiệm vụ của họ trong một đất nước có thể chế dân chủ kiểm soát lẫn nhau,” bà nói thêm.

BM

Quyết định của Đảng Dân chủ có thể bị phe Cộng hòa cáo buộc là ‘bôi nhọ ông Trump để giành lợi thế trong kỳ bầu cử sắp tới’, nhưng ‘nhìn chung ông Trump sẽ không bị ảnh hưởng bao nhiêu (từ việc luận tội này) trừ phi bị truất phế,’ Tiến sĩ Ngọc nói về tác động đối với ông Trump. “Điều này không làm suy suyển sự ủng hộ trong nhóm cử tri của Trump mà chỉ làm họ ủng hộ thêm thôi.”

Tuy nhiên, trong nền chính trị Mỹ khi mà các cử tri luôn có xu hướng bầu cử theo đảng phái bất kể ứng viên hay vấn đề gì (tức là khối Dân chủ luôn bầu cho Dân chủ còn khối Cộng hòa luôn bầu cho Cộng hòa) thì việc luận tội này có thể lay động khối cử tri trung dung vốn đóng vai trò quyết định trong bất cứ kỳ bầu cử Tổng thống nào, Tiến sĩ Ông Thụy Như Ngọc phân tích thêm và cho rằng quá trình luận tội cũng có thể có lợi cho một số vị dân cử của Đảng Dân chủ đại diện cho những địa phương mà cử tri ở đó có tiếng nói mạnh mẽ đòi luận tội.

Nên hay không nên luận tội?

BM
  
Trên trang mạng news24, Timothy J. Lynch, Phó Giáo sư về Chính trị Mỹ tại Đại học Melbourne, Úc đưa ra 8 lý do không nên và 3 lý do Đảng Dân chủ nên luận tội ông Trump.

Luận tội Trump vẫn còn đầy rủi ro đối với Đảng Dân chủ. Hạ bệ một Tổng thống đương nhiệm cũng giống như là quả bom hạt nhân trong chính trị Mỹ, ông Lynch nhận định.

Dưới đây là tám rủi ro mà Đảng Dân chủ không nên luận tội Tổng thống Trump, theo phân tích của Phó Giáo sư Lynch:

1. Sẽ không thành

Có đủ đảng viên Dân chủ tại Hạ viện để bỏ phiếu yêu cầu luận tội của Trump. Chỉ cần một đa số tối thiểu là cần thiết để bắt đầu quy trình luận tội và hiện có 225 dân biểu Dân chủ trong Hạ viện gồm 435 ghế.

Tuy nhiên, Đảng Dân chủ không có đủ ghế ở Thượng viện để phán quyết rằng ông Trump có tội. Phải cần đến 2/3 trong số 100 thượng nghị sĩ (hoặc 67 vị, tức ‘siêu đa số’) bỏ phiếu là Trump có tội để truất phế ông – nhưng chỉ có 46 Thượng nghị sĩ Dân chủ.

BM
  

Thậm chí nếu như một số Thượng nghị sĩ Cộng hòa cũng về phe Dân chủ thì lợi thế về số phiếu vẫn đứng về phía Trump.

Thách thức lớn nhất đối với đảng Dân chủ là liệu một Thượng viện không thiên vị về tư pháp có thể hành động mà không quan tâm đến lợi ích đảng phái hay không. Có rất ít bằng chứng trong lịch đương đại hoặc trong lịch sử Mỹ cho thấy điều đó.

2. Trump đã miễn dịch?

BM

Ông Trump đã phạm rất nhiều lỗi lầm nhỏ đến mức không tội lỗi lớn nào chạm đến ông được. Ông đã trở nên lão luyện trong việc né tránh các cáo buộc hình sự đồng thời gọi chúng là một phần của cuộc săn phù thủy, tức truy bức chính trị, của Đảng Dân chủ.

Khoảng thời gian và sức lực lớn bỏ vào cuộc điều tra của Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller đã thất bại trong việc đưa ra một trọng tội mà bà Pelosi tự tin là đáp ứng được yêu cầu của Hiến pháp về luận tội.

Diễn biến Ukraine thật ra có thể là một bước ngoặt, nhưng cho đến khi xảy ra vụ Ukraine chưa có vi phạm nào của ông Trump có thể dẫn đến luận tội.

3. Chưa phải là hành vi đáng để luận tội rõ ràng

BM

Theo Hiến pháp Mỹ, hành vi đáng để luận tội là:

“Tổng thống, Phó Tổng thống và tất cả các viên chức dân sự của Hoa Kỳ, sẽ bị cách hết chức trách nếu bị luận tội và kết tội về các tội: phản quốc, hối lộ, hoặc các tội và hành vi sai trái nghiêm trọng khác (Điều II, Mục 4).”

Các luật sư của Trump sẽ thách thức mọi nỗ lực nhằm khắc họa ‘biện pháp ngoại giao’ của Trump với nhà lãnh đạo Ukraine là đã đến ngưỡng ‘các tội và hành vi sai trái nghiêm trọng’.

4. Giúp Trump tái sinh?

BM  

Nếu nỗ lực luận tội của đảng Dân chủ dẫn đến kết quả là ông Trump được tha bổng tại Thượng viện, kết quả cho Đảng của bà Pelosi sẽ không phải là một Tổng thống suy yếu, mà trái lại là một Tổng thống thêm mạnh bạo.

Khi Hạ viện của Đảng Cộng hòa luận tội Tổng thống Bill Clinton hồi năm 1998, ngay sau đó ông được Thượng viện phán xử là không có tội. Hai năm tại vị cuối cùng của ông, bất chấp sự xấu hổ của vụ bê bối Monica Lewinsky, lại là khoảng thời gian ấn tượng nhất của ông.

Ông đã giải phóng Kosovo khỏi người Serbia và được cho là có công làm kinh tế Mỹ bùng nổ. Khi rời chức, ông ấy là một trong những Tổng thống được lòng dân nhất trong lịch sử Mỹ.

5. Nhớ đến Brexit

BM

Nước Anh hiện đang bế tắc bởi vì ý chí dân chủ của đa số cử tri đang bị thể chế chính trị vốn không thích cách họ bỏ phiếu từ chối thực hiện.

Không khó tưởng tượng sự tương đồng này ở Mỹ: nếu giới tinh hoa chính trị ở Washington loại bỏ thành công một Tổng thống Mỹ được bầu hợp pháp, nó sẽ thúc đẩy một quốc gia đã bị phân cực thành quốc gia hướng đến cuộc chiến văn hóa.

Sẽ tốt hơn cho Đảng Dân chủ nếu họ tìm cách đánh bại ông Trump ở phòng phiếu vào năm 2020.

Nếu Trump rời khỏi Nhà Trắng theo con đường bình thường này, những người ủng hộ ông sẽ không thể lập luận ông ấy đã bị lật đổ bằng các biện pháp chính trị-tư pháp mà là quá tiến trình dân chủ lập hiến thông thường.

6. Đảng Dân chủ cần lập lại trật tự trong chiến lược bầu cử

BM  

Thay vì tiến hành một cuộc chiến luận tội, Đảng Dân chủ nên giải quyết các vấn đề giúp cho Trump vươn đến quyền lực ngay từ đầu.

Ông ấy chỉ là triệu chứng, chứ không phải nguyên nhân, của sự bất mãn văn hóa của những người Mỹ da trắng vốn là dân lao động vốn cảm thấy bị Đảng Dân chủ bỏ rơi. Việc luận tội sẽ làm tăng sự bất mãn đó. Ông Trump sẽ mạnh mẽ tuyên bố rằng đó là bằng chứng cho thấy Đảng Dân chủ không còn quan tâm gì đến các cử tri lao động nữa.

7. Luận tội không được lòng dân

BM

Vẫn chưa có sự đồng thuận mạnh mẽ trong nước rằng luận tội là điều đúng đắn. Điều này có thể thay đổi khi giờ đây người Mỹ đã được thấy bản ghi về cuộc điện đàm của ông Trump với Tổng thống Ukraine.

Nhưng trước khi Quốc hội chắc chắn có sự đồng thuận quốc gia như vậy, họ cần phải thận trọng.

8. Trump thích so găng

BM  

Ông Trump vững vàng bằng cách khiêu khích các kẻ thù. Và ông ấy sẽ tiếp tục tận hưởng những đặc quyền của một Tổng thống ngay cả khi chiếc lưới luận tội đang siết chặt xung quanh ông. Ông sẽ đề ra nghị trình và đóng vai nạn nhân. Ông ấy là bậc thầy về điều này.

Đảng Dân chủ, ngay cả khi họ nắm trong tay đạo đức và luật pháp, có thể không kham nổi công việc này.

Luận tội là điều ông Trump muốn đảng Dân chủ làm. Nó sẽ giúp cho chính quyền thường xuyên hỗn loạn và lộn xộn của ông ấy có trọng tâm và mục đích.

Về 3 lý do Đảng Dân chủ nên luận tội ông Trump, theo Phó Giáo sư về Chính trị Mỹ Timothy Lynch:

1. Đúng về mặt đạo đức

Trong cuộc gọi điện đàm, ông Trump đã làm mờ đi ranh giới giữa lợi ích quốc gia và lợi ích của riêng ông trong cuộc bầu cử. Yêu cầu một nhà lãnh đạo nước ngoài bôi bẩn đối thủ chính trị của mình có thể đáng bị khiển trách và có thể bị luận tội.

2. Về mặt pháp lý, đây là yêu cầu của nền pháp trị

Elijah Cummings, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Hạ viện, đã trình bày quan điểm này hồi tháng Tư rằng: “Ngay cả khi chúng ta không thắng, tôi nghĩ rằng lịch sử sẽ mỉm cười với chúng ta vì đã đứng lên bảo vệ Hiến pháp.”

3. Nó có ý nghĩa về mặt chính trị

BM  

Ngay cả khi Trump không bị cách chức sau khi bị luận tội, quá trình này sẽ khiến ông khốn khổ trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ.

Ông ấy sẽ không thể theo đuổi các chính sách mà từ lâu Đảng Dân chủ đã không thích.

Do đó, là chiến lược bầu cử, luận tội có thể mang lại lợi ích nào đó cho Đảng Dân chủ. Đến tháng 11 năm 2020, cử tri có thể đã quá mệt mỏi với toàn bộ sự việc nên họ sẽ bỏ phiếu để thay đổi - và khiến cho một số ứng viên Cộng hòa phải ra đi.

Nó cũng sẽ tiếp sức cho khối cử tri Dân chủ và giúp cho Đảng này có sự tập trung mà nhờ đó họ có thể tránh làm tổn thương lẫn nhau.

 BM

Trung cộng cho nổ tung tượng Phật Quan Âm cao nhất thế giới
Ông Robert Funseth _ ân nhân của cựu tù cải tạo
Ảnh hưởng của tình dục đối với sức khỏe
Xu hướng các gia đình nuôi thú cưng thay vì có con
Diễn văn của TT Trump tại Đại hội đồng LHQ_2019
Trung cộng phô bày sức mạnh quân sự vào ngày quốc khánh
Trump làm việc trong hoàn cảnh khắc nghiệt chưa từng thấy trong lịch sử
Ngoại trưởng Trung cộng gặp Kissinger nhờ giúp đỡ
70 năm vết cắt sâu dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản
Úc châu du ký của lạc đà một bướu Ả-rập
Tàu sân bay Mỹ lại 'chọc giận' Trung cộng khi đi vào Biển Đông
Sự thật về đơn khiếu nại của người tố giác TT Trump
Hành trình đi lậu từ Vietnam City ở Pháp đến Anh Quốc
Một tàu vũ trụ đang quay quanh trái đất hơn 700 ngày
Trong một thế giới không còn bóng cây xanh
Tôi viết cho Bạn, cho Quê Hương, cho Đất Nước
Chống biến đổi khí hậu là điều bất khả thi?
Bí mật của 2 ngày nghỉ cuối tuần
Cuộc chiến leo thang
Hồng Kông _ Chuyển sang Cách Mạng