Thursday, June 15, 2017

Khi chuột không còn biết sợ mèo

image
Trong bài Vì sao một số con vật bằng mọi giá lao đầu vào chỗ chết? tác giả đã giải thích nhiều khả năng đó là do tâm trạng stress, trầm cảm hoặc tức giận, và trong nhiều trường hợp là do tác động của việc bị bắt giữ, cầm nhốt và hành hạ tàn nhẫn.

Còn một lý do phức tạp về những gì diễn ra trông giống như hành vi tự huỷ hoại cơ thể ở động vật, không liên quan gì tới các lý do trên, và cũng là điều cũng có thể dễ dàng giải thích được.

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong phần dưới đây.

Có những vật ký sinh làm ảnh hưởng tới tâm trí của vật chủ mà nó bám vào, gây ra những thay đổi trong hành vi của vật chủ và tạo điều kiện thuận lợi cho vật ký sinh sinh sôi nảy nở. Vật chủ sẽ chết trong quá trình này.

image

Ví dụ như loài ký sinh trùng có tên Toxoplasma gondii sống trên chuột và làm mất đi cảm giác sợ mèo ở con chuột. Nếu như mèo bắt được con chuột đó và ăn thịt, thì vật ký sinh sẽ sinh sản.

Một nghiên cứu hồi 2013 phát hiện ra rằng tình trạng nhiễm T. gondii sẽ làm chết hẳn nỗi sợ này, thậm chí ngay cả sau khi vật ký sinh đã bị tiêu diệt.

Tương tự, một loài nấm ký sinh có tên Ophiocordyceps unilateralis có thể kiểm soát tâm trí của kiến, biến con kiến thành dạng 'xác sống'. Nó khiến con kiến đi đến chỗ chết, bằng cách đi vào các địa điểm thích hợp để loài nấm này có thể sinh sôi nảy nở.

Cuối cùng, các con nhện mẹ để con mình ăn thịt mẹ. Tuy chúng chết vì điều này, nhưng sự hy sinh đó không phải là tự vẫn, mà là một hành động chăm con ở mức độ cực đoan. Nhện mẹ dùng chính cơ thể mình làm những bữa ăn giàu dinh dưỡng đầu tiên để đảm bảo các con có thể sống sót.

image
Chú kiến này đã không thoát khỏi số phận 'zombie', bởi nó bị một loài nấm ký sinh tấn công

Để nói rằng những hành động như vậy không tạo thành hành vi tự vẫn thì cần phải có định nghĩa về tự vẫn.

Tự vẫn thường được xác định là "hành động cố ý giết chết bản thân mình."

Chúng ta biết rằng có một số loài động vật tự giết chết bản thân mình. Câu hỏi ở đây là liệu chúng có cố ý làm vậy hay không. Chẳng hạn như nhện mẹ có thể hành xử theo cách này là để nhằm cung cấp thức ăn cho con, chứ không phải để chết. Gấu mẹ có thể hành động một cách phi tự nhiên do stress chứ không phải cố ý muốn giết chết con mình và bản thân mình.

Một số chuyên gia tin rằng đây là câu hỏi mà ta không thể tìm được lời đáp.

Cũng như việc chúng ta lâu nay vẫn đánh giá thấp khả năng nhận thức của động vật, cho nên chúng ta vẫn chưa đọc được suy nghĩ của chúng. "Tôi không nghĩ rằng [hành vi tự vẫn của động vật] là câu hỏi mà khoa học có thể giải đáp," King nói.

"Chúng ta có thể nhìn vào cách ứng xử của chúng để thấy nó giống với cách chúng ta làm khi đau buồn, nhưng chúng ta không thể nhìn vào mức độ tổn hại mà điều đó gây ra cho một con vật để nói rằng liệu đó có phải là cố ý hay không."

Nhưng những người khác không đồng ý như vậy. Họ nói rằng một số người cố ý tự giết chết mình, trong lúc động vật thì không, do có sự khác biệt trong khả năng nhận thức. Sự khác biệt then chốt, họ nói, là khả năng của chúng ta trong việc nghĩ được xa hơn về tương lai.

Nhiều loài động vật có thể lên kế hoạch trước cho mình. Một số loài chim tha mồi về tổ để dành, trong lúc tinh tinh lùn bonobo và đười ươi orangutan biết cất công cụ đi để dùng lần sau.

image
Khỉ thường đau buồn khi bạn tình của nó chết

Lên kế hoạch để tự vẫn đòi hỏi phải có sự hiểu biết kỹ càng về vị trí của chúng ta trên thế giới, và khả năng hình dung ra chuyện chúng ta không còn hiện diện ở đó nữa. Điều này đòi hỏi phải có trí tưởng tượng.

"Con người có khả năng tưởng tượng ra các tình huống, suy nghĩ về các tình huống đó, và đặt các tình huống đó vào những câu chuyện rộng hơn," Thomas Suddendorf, nhà tâm lý học chuyên về thuyết tiến hoá tại Đại học Queensland, Úc, nói.

"Có vẻ như có có sự khác biệt căn bản về khả năng dịch chuyển thời gian trong tâm trí con người so với các loài động vật họ hàng gần gũi nhất vẫn đang tồn tại của chúng ta."

Chúng ta có được khả năng này, và cũng phải trả giá để có nó. "Chúng ta lo lắng về rất nhiều thứ mà mình không tác động được vào bao nhiêu, và chúng ta có cảm giác bồn chồn bất an về những thứ rất có thể chẳng bao giờ xảy ra," Suddendorf nói.

Hầu hết chúng ta vượt qua được những lo lắng này. Chúng ta có hệ thống tối ưu hoá mang tính thiên kiến ở trong đầu, giúp ta thường có cái nhìn lạc quan hơn về tương lai. Tuy nhiên, nhưng những người bị trầm cảm thì không như vậy; họ thường nhìn tương lai với con mắt rất ảm đạm.

image

Những người mắc chứng trầm cảm hoàn toàn đánh giá được thực tế, theo Ajit Varki từ Đại học Califonia, San Diego, Hoa Kỳ, người đã viết các nghiên cứu chuyên sâu về sự độc đáo của con người và khả năng của chúng ta trong việc khước từ cái chết.

"Một trong những thực tế là bạn rồi sẽ chết." Những người còn sống có khả năng tuyệt vời trong việc phớt lờ đi kết cục cuối cùng này.

"Chúng ta cần sự chối bỏ đó," Varki nó. "Nếu không, chúng ta có thể sẽ cuộn tròn vào nằm mà không làm gì." Thay vào đó, một số người trong chúng ta tham gia vào các hoạt động mang nhiều rủi ro như leo núi, lái xe hơi cực nhanh hay dùng ma tuý gây ảo giác.

Vakri do đó đưa ra nhận xét rằng trong mọi trường hợp động vật có vẻ như tự sát, thì hành vi đó có thể được diễn giải bằng những cách khác.

Động vật cũng biết để tang cái chết của đồng loại và lo sợ trước những xác chết. Nhưng chúng không sợ cái chết "như một điều chắc chắn sẽ xảy ra".

"Đó là nỗi sợ những tình huống nguy hiểm có thể dẫn đến cái chết," Vakri nói.

image
Các con vật trong đời sống tự nhiên biết cảm thấy sợ hãi trước những kẻ ăn thịt mình

Nghĩ theo cách đó nghe hợp lý hơn. Nếu động vật biết khước từ các rủi ro chết mất mạng, giống như con người, thì ngựa vằn có thể cố tình chạy đến gần sư tử, cá bơi cạnh cá sấu, và chuột cho thế nhìn thẳng vào mắt rắn, để tìm đến cái chết khi chúng muốn tự vẫn.

Nếu động vật tự nhận thức được mọi thứ xung quanh như con người, thì chúng cũng có thể ngưng bảo vệ phần lãnh thổ hoặc nguồn thức ăn của mình. Chúng có một hệ phản ứng có sẵn trong não bộ hoàn toàn vì lý do thích hợp: để giúp chúng tồn tại được.

Con người chúng ta là loài động vật duy nhất có khả năng hiểu và thích nghi được với cái chết của mình, Varki nói, đặc biệt là bởi chúng ta là những sinh vật lạc quan, có khả năng tự nhận thức rất tinh tế.

"Tự vẫn là gì?" Varki đặt câu hỏi. "Đó là việc gây ra cái chết cho chính mình, nhưng làm sao bạn có thể gây ra nó nếu như bạn không biết rằng rồi bạn sẽ chết? Do vậy, có thể nói một cách logic rằng hành vi tự vẫn là hành vi chỉ có ở con người."




Melissa Hogenboom

image

Cần bỏ biên chế như sổ gạo thời xưa
Về Việt Nam không nên xài số điện thoại ở Mỹ
Tranh luận về “PARIS AGREEMENT”
Trẻ béo phì ở Trung Cộng: nhiều nhất thế giới
Điều trần FBI: Bạch hóa TT Trump?
Nhận thức di sản văn học miền Nam
Hải sâm, vú nàng, máu và nước mắt
Cùng một sự việc: phản ứng khác nhau trong xã hội
TT Ngô Đình Diệm dưới cái nhìn của các lãnh tụ
Vì sao người Tây Ban Nha ăn tối vào 10 giờ đêm?
Khách Tây rỉ tai nhau trước khi tới Việt Nam
Người Việt 'ganh tị' vì Campuchia có bầu cử đa đản...
Trump sa thải tôi để làm suy yếu cuộc điều tra về ...
Bạn có thể mua được quốc tịch những nước nào?
Rửa tay và làm khô tay sai cách ?
Ông Ricky Best, "vị tử đạo" thời nay
Cây bị chặt ra sao trên thế giới?
Những việc sẽ đến trong tương lai g​ần...
Những điều về Qatar có thể bạn chưa biết
Mekong: dòng sông của 60 triệu người

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.