Tuesday, June 6, 2017

Cây bị chặt ra sao trên thế giới?

image

Nhân tin về kế hoạch chặt cây để xây đường tại Hà Nội, mời các bạn tìm hiểu các lý do khác nhau khiến hàng triệu cây xanh bị đốn hạ trên thế giới.

Scotland:

image
Chính phủ địa phương ở Scotland bị phê phán đã cho chặt nhiều cây để dựng các trạm phong điện mà không bắt các công ty năng lượng trồng đủ để bù lại

Theo báo Telegraph, tính từ 2007 đến 2014, hàng triệu cây bị đốn hạ để xây các trạm điện gió ở vùng nông thôn Scotland. Ủy ban Lâm nghiệp công bố số liệu nói 2510 hectare cây xanh ở Scotland bị chặt.
Con số cây trồng bù lại mới chỉ đạt diện tích ¼ số bị chặt.

image

Tính ra, 3,4 triệu cây bị chặt và không được trồng đủ để bù lại dù chính phủ Scotland từng hứa sẽ buộc các công ty xây trạm điện gió phải có biện pháp trồng thế vào số bị mất.

Madagascar- Trung Cộng:

image

The Guardian năm 2015 viết rằng tại Madagascar có nạn chặt gỗ hồng (rosewood) để cung cấp cho thị trường Trung Cộng.

Nạn chặt cây phá rừng lan cả vào đô thị và các rặng cây hồng trong phố ở Antanandavehely cũng bị đốn để chuyển thẳng về thị trấn mới xây là Xianyou, có một triệu dân, ở tỉnh Phúc Kiến.

image

Chỉ trong năm 2012, Trung Cộng chính thức nhập về 757 nghìn mét khối gỗ hồng, đa số từ châu Phi.

Sức ép quốc tế khiến quốc gia này ra lệnh giảm nhập khẩu nhưng vào thời điểm các nhà báo của tờ The Guardian từ Anh tới Madagascar thì họ vẫn chứng kiến chỉ trong một điểm có 400 khối gỗ nằm chờ xuất khẩu.

image

Phải cần 40 năm cây mới to đủ cỡ như các khối gỗ bị đốn hạ.

Một tàu mang cờ Singapore cũng bị cáo buộc vận tải 420 tấn gỗ hồng rời hòn đảo.

Con tàu rời Zanzibar trên đường đi Hong Kong đã bị Interpol báo động cho hải quan ở Mombassa chặn lại và thu được số gỗ trị giá 13 triệu USD.

image

Được biết lãnh đạo Madagascar sau đó đã nêu cao cam kết chống lâm tặc chặt gỗ hồng để xuất khẩu lậu.

Hong Kong:

Tạp chí TIME năm 2016 có phóng sự về nạn chặt gỗ trộm nhắm vào cây gỗ hương để bán.

image

Năm 2013, chính quyền Hong Kong ghi nhận 96 vụ đốn trộm, phá hoại 168 cây. Họ cũng thu về 133 kg gỗ hương và bắt 41 người.

Các vùng rừng giáp đường biên với Quảng Đông bị lâm tặc và xã hội đen chuyên buôn gỗ quý tấn công mạnh. Họ bán một kilogram gỗ hương (agarwood) với giá 13 nghìn đô la Hong Hong.

Ba Lan:

image
Cây bị đốn trên đường gần Gdansk, Ba Lan

Một luật mới của chính phủ Ba Lan nới lỏng chính sách bảo vệ cây đã dẫn đến tình trạng đốn gỗ vô tội vạ, theo trang Fakt24.pl.

Bị những người phản đối đặt tên là Luật Szyszko - theo họ của Bộ trưởng Jan Szyszko - quy định này cho phép chủ đất đốn bất cứ cây nào trên đất của họ, kể cả cây có 2000 tuổi, vốn trước đó được chính quyền bảo vệ.

image

Phong trào bảo vệ cây 'Mẹ Ba Lan bị chặt phá' (Matka Polka na wyrębie) đã sang tận Rome để đề nghị Đức Giáo hoàng Francis lên tiếng bảo vệ cây ở Ba Lan.

Luật này có một lỗ hổng lớn khiến cách đốn gỗ trở nên dễ dàng: luật cấm các doanh nghiệp không được phá rừng nhưng lại cho phép chủ tư nhân muốn làm gì với cây xanh trên đất của mình cũng được.

image
Phản đối chặt cây ở Ba Lan: các bà mẹ ngồi trên nền rừng cho con bú để nêu ra thông điệp vì tương lai của môi trường xanh

Theo các báo Anh, cách làm ăn của người Ba Lan là sau khi mua một khoảng rừng có nhiều cây trên đó, công ty xây dựng bán trên giấy cả miếng đất cho một cá nhân, với giá rẻ bất ngờ.

Người chủ dùng quyền chủ sở hữu tư nhân để chặt cây và bán lại gỗ cho công ty.

Sau đó người đó "bán lại" cả mảnh đất đã không còn cây cho công ty xây dựng để dựng nhà một cách hợp pháp.

Theo các nhà vận động, từ khi luật Szyszko có hiệu lực từ 1/01/2017, tính đến tháng 6/2017, chừng hai triệu cây to đã bị đốn ở Ba Lan.

image

Báo chí châu Âu gọi đây là các vụ 'thảm sát cây xanh' và một phong trào 'Cây ở đâu?' (Gdzie jest Drzewo?) đã ra đời để vận động sửa đổi luật này.

Việt Nam:

Trang The Diplomat hồi 2015 viết về kế hoạch chặt cây của thành phố Hà Nội, gây phản đối của dân cư đô thị này.

Tác giả Helen Clark viết:

image

"Người Hà Nội yêu quý di sản của họ. Và không phải chỉ có họ mà những ai đến thăm thành phố đều nói nó thật đáng yêu. Các con phố cổ xưa, có hàng cây hai bên, những hồ nước, chùa chiền, nhà cửa từ thời thuộc địa đảm bảo đẳng cấp cao nhất thu hút du khách liên miên đến thành phố như các trang web và tạp chí lữ hành phải viết ra."

image
Cưa cây đổ sau bão ở Hà Nội: chính quyền thường nêu lý do chặt cây đang xanh tươi là để tránh cây lâu năm bị đổ vì thời tiết

"Vào thời đại nhiều thành phố châu Á có vẻ như chạy theo tốc độ phát triển chóng mặt và mọi thứ đều cứ cố như là Bangkok...Hà Nội với nét đẹp cổ quả là thành phố châu Á "cuối cùng" còn đứng đó."

"Vì thế, kế hoạch chặt 6700 cây trên tổng số 29 nghìn 600 (theo chính quyền) đã nhanh chóng bị phê phán và tạo ra các đợt phản đối..."

***

Nắng nóng kỷ lục tại Hà Nội

image
Nắng nóng được cho là đảo lộn sinh hoạt của người dân.

Nhiều nơi ở miền bắc Việt Nam, nhất là Hà Nội, đang trải qua một đợt nắng nóng kỷ lục, gây xáo trộn sinh hoạt thường ngày của người dân.

Theo Trung tâm Dự báo Khí thượng Thủy văn Trung ương, nhiệt độ ở thủ đô của Việt Nam hôm 4/6 là khoảng 41 độ C, cao nhất trong hơn 40 năm qua.

Cơ quan này cho biết rằng đợt nắng nóng sẽ tiếp tục ngày 5/6 ở Hà Nội với “nhiệt độ cao nhất trong ngày từ 38 - 40 độ C”.

“Từ ngày 06/06 nắng nóng sẽ kết thúc ở Bắc Bộ và dịu dần ở các tỉnh miền Trung”, trung tâm trên thông báo.

image

Hà Nội có kế hoạch “chặt hạ 1.300 cây xanh, phần lớn là xà cừ lâu năm trong 3 tháng tới” để mở rộng đường ở thủ đô, gây ra nhiều chỉ trích trên mạng xã hội.

​Tân Hoa Xã dẫn lời cơ quan dự báo thời tiết này nói rằng tình trạng nắng nóng xảy ra do “gió Lào hoạt động mạnh”, “tình trạng biến đổi khí hậu” và “mùa mưa đến muộn”.

Báo điện tử VnExpress dẫn lời các chuyên gia nói rằng “Hà Nội nóng hơn vì hiệu ứng bê tông với hàng loạt chung cư cao tầng, mật độ xe cộ nhiều và ít cây xanh”.

Theo báo chí trong nước, số người nhập viện, nhất là trẻ em và người già, gia tăng do nắng nóng trong mấy ngày qua.

Tình trạng nắng nóng xảy ra trong khi Hà Nội có kế hoạch “chặt hạ 1.300 cây xanh, phần lớn là xà cừ lâu năm trong 3 tháng tới”, để mở rộng đường ở thủ đô, gây ra nhiều chỉ trích trên mạng xã hội.

image

Những việc sẽ đến trong tương lai g​ần...
Những điều về Qatar có thể bạn chưa biết
Mekong: dòng sông của 60 triệu người
Những bệnh… vô duyên
Hâm nóng địa cầu và thay đổi thời tiết
Lúc về già
Vì sao quân đội Mỹ lại mang cờ ngược trên áo?
Phân cực chính trị trong giới truyền thông Ho...
Đảng và dân, ai tớ, ai thầy?
Chất độc chết người trong thức ăn hàng ngày
Người Việt gốc Mỹ
Cơn khát TC và 'địa ngục' Bao Đầu
Thế giới phản ứng Trump rút khỏi Hiệp định Paris
Cuộc đấu tranh này là của người Việt Nam!
Nuôi con bằng sữa mẹ là tốt nhất?
Tarutao, từng là tù giam tội ác ở Thái Lan
Vì sao TT Trump chống biến đổi khí hậu?
Mỹ rút chân khỏi Hiệp ước Parris
Thuốc phiện
Lý do khiến nhiều người ít quan hệ tình dục

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.