Friday, April 24, 2020

New York Post kêu gọi ‘tắt máy thở’ _ Trung Hoa đang hấp hối

BM
Hiện Trung cộng đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, chiếm 16% GDP toàn cầu và 30% sản xuất công nghiệp thế giới, đứng sau Mỹ.

Từ lâu, Trung cộng đã có ước mơ thống trị hành tinh, nhưng chỉ tới khi Chủ tịch Tập Cận Bình công bố ‘Giấc mơ Trung Hoa’, thì thế giới mới bừng tỉnh bởi trong giấc mộng đó cả thế giới đều trở thành người bị hại gồm cả phần đa người dân Trung cộng. Đại dịch đảo ngược tất cả, tờ New York Post cho rằng nền kinh tế này đang hấp hối và kêu gọi thế giới hãy “tắt máy thở”.

Với giấc mơ trở thành cường quốc thống trị hành tinh, cho đến gần đây, Trung cộng dường như cũng đang trên đường thành công, với con tem “Made in China” đang xuất hiện trên gần một phần ba hàng hóa được sản xuất của thế giới.

BM
  
Đại dịch đã đảo ngược tình thế. Hôm thứ Sáu (17/4), các quan chức Trung cộng cho biết nền kinh tế của nước này đã giảm 6,8% từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2020, so với một năm trước đó.

Tờ New York Post khẳng định mạnh mẽ: “Giấc mộng Trung Hoa của nhà độc tài Tập Cận Bình hiện đang hấp hối, có nguy cơ bị khuất phục trước con virus corona Vũ Hán mà ông và những người đồng chí cộng sản của mình đã tung ra trên thế giới.” Và đặc biệt kêu gọi “đã đến lúc chúng ta cần tắt máy thở.” 

Đã đến lúc chúng ta cần tắt máy thở cho Trung cộng

BM
  
Sự phẫn nộ trước thái độ thiếu trách nhiệm của Trung cộng trước đại dịch, tranh thủ đại dịch kiếm lời trên sinh mệnh của người dân toàn cầu đã thức tỉnh các chính phủ, người dân toàn thế giới về sự thật đằng sau “giấc mộng Trung Hoa”. Đây là cách làm giàu bất chính của một nền kinh tế kền kền vốn không chỉ là tội đồ của hàng giả, hàng nhái, ô nhiễm môi trường mà còn kiếm tiền trên sinh mạng của người dân Trung cộng và thế giới trong nhiều thập kỷ.

Sự phẫn nộ này dường như thậm chí còn lan truyền nhanh hơn cả căn bệnh. Một cuộc thăm dò của Harris được công bố vào ngày 6/4 cho thấy 77% dân số Mỹ tin rằng Trung cộng đáng bị lên án vì đại dịch. Trước khi dịch bệnh phát triển và kết thúc một cách tự nhiên, hầu hết 7 tỷ người trên thế giới có lẽ cũng sẽ đồng ý với quan điểm này.

BM
  
Chỉ ba năm trước, ông Tập đã thực hiện một cuộc khải hoàn tiến vào Davos, được tôn vinh là nhà vô địch mới về thương mại tự do bởi những người châu Âu muốn tránh xa các chính sách America First (nước Mỹ trước tiên) của Tổng thống Trump.
  
Ngày nay, thật khó để tưởng tượng nhà độc tài Trung cộng sẽ nhận được lời mời đến Davos - hay bất cứ đâu, khi mà chiến dịch giữ im lặng và đe dọa những người ‘thổi còi y tế” (cảnh báo nguy cơ y tế) của chính quyền Bắc Kinh đã cho phép con virus phát triển mạnh mẽ và cuối cùng lan rộng ra khắp thế giới.

BM
  
Thủ tướng Anh, ông Boris Johnson, được cho là rất tức giận với Trung cộng khi ông hồi phục từ virus corona, gần như đã giết chết ông hồi đầu tháng này. Ông không chỉ có thể sẽ ngăn chặn công ty điện tử do nhà nước Trung cộng kiểm soát, Huawei, khỏi mạng 5G của Anh mãi mãi, ông còn hứa rằng sẽ có những hậu quả khác đối với sự thất bại của Trung cộng trong việc chia sẻ dữ liệu chính xác và kịp thời về con virus chết người này.

New York Post đặt ra câu hỏi: “Bạn nghĩ các nhà lãnh đạo của Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Hà Lan, Úc và Cộng hòa Séc sẽ đối xử với Trung cộng như thế nào?” Tất cả các quốc gia này đều nhận được những bộ dụng cụ thử nghiệm và PPE (thiết bị bảo hộ cá nhân) cùng các vật tư y tế bị lỗi của Trung cộng - khiến cho việc ngăn chặn virus thất bại. Một số dụng cụ thử nghiệm thậm chí đã nhiễm virus corona - dù vô tình hay cố ý - việc này làm trầm trọng thêm sự bùng phát của dịch bệnh toàn cầu.

Ngay cả một quan chức ở Iran, đồng minh thân cận nhất của Trung cộng ở Trung Đông, cũng đã phàn nàn một cách cay đắng về những lời dối trá của Trung cộng khiến cho Iran đã phải trả giá bằng mạng sống của hàng ngàn đồng bào của mình.

BM
  
Dịch bệnh cũng đã tiết lộ sự phụ thuộc nguy hiểm của Mỹ và phương Tây vào Trung cộng đối với nhiều loại thuốc và vật tư y tế phổ biến nhất. Chúng ta không thể tưởng tượng rằng có quốc gia nào đó có thể đe dọa sẽ giữ lại các loại thuốc cứu mạng giữa đại dịch toàn cầu. Thế nhưng, ngạc nhiên chưa, Trung cộng đã làm vậy. Lúc này Mỹ và phương Tây không có lựa chọn nào khác ngoài việc thêm những thứ như penicillin và PPE vào danh sách các sản phẩm, như thép và chip silicon, mà họ cần phải sản xuất trong nước.

Các doanh nghiệp của Mỹ có sẵn sàng rời khỏi Trung cộng vì lợi ích quốc gia?

BM
  
Câu hỏi lớn là liệu các công ty lớn của Mỹ, ví dụ như Apple, có ý định sẽ bắt đầu chuyển sản xuất ra khỏi Trung cộng sau đại dịch này hay không. Điều đó có nghĩa là họ sẽ cần phải hy sinh lợi nhuận của mình cho những thứ vô hình như an ninh quốc gia và độc lập kinh tế của Hoa Kỳ.

BM
  
Cố vấn kinh tế của Nhà Trắng, ông Larry Kudlow, đưa ra gợi ý rằng chính quyền có thể lôi kéo các công ty Mỹ rời khỏi Trung cộng và quay trở lại Mỹ bằng cách chi trả toàn bộ chi phí vốn liên quan đến việc di dời. Các chính phủ cần can thiệp để đảm bảo các công ty của họ hành động vì lợi ích quốc gia. Chính phủ Nhật Bản tuyên bố rằng họ sẽ bắt đầu trả tiền cho các công ty của mình để di dời khỏi Trung cộng. Các quốc gia khác, bao gồm cả Mỹ, chắc chắn cũng sẽ theo sau. Sau đó, thuế quan của Trump sẽ quay trở lại nếu Trung cộng không giữ lời hứa mua 250 tỷ đô la các sản phẩm do Mỹ sản xuất trước thời điểm cuối năm 2021.

Trong năm tới, nền kinh tế Trung cộng sẽ phải chịu đựng hàng loạt nhát cắt: chiến tranh thương mại với Trump, chuỗi cung ứng tại Trung cộng bị phá vỡ và chuyển dịch đến các nước khác, các nhà máy chuyển sang các quốc gia tự do hơn, người tiêu dùng trên khắp thế giới từ chối hàng hóa Trung cộng.

BM
  
Trang New York Post nhận định mạnh mẽ: “Một nhát cắt không thể dẫn đến tử vong. Nhưng với nhiều nhát cắt cùng lúc, chúng sẽ làm khô máu nền kinh tế Trung cộng. Hy vọng rằng chúng có thể làm lung lay nền tảng thâm căn cố đế của ĐCSTC - một thể chế cực kỳ tham nhũng và bất tài.” 

Vì lợi ích kinh tế và an ninh quốc gia, Mỹ từ lâu đã cần thoát Trung. New York Post cũng kêu gọi, việc chấm dứt sự phụ thuộc lẫn nhau này đòi hỏi sự hy sinh kinh tế đáng kể từ phía doanh nghiệp và người dân Mỹ, nhưng có nhiều thứ cần cân nhắc hơn so với “hàng giá rẻ Trung cộng”. Nhân tố gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đô la cho nền kinh tế toàn cầu chính là đại dịch “Made in China”, và cái giá phải trả là quá lớn.



Thanh Hương


BM

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.