Bạn thân,
Hẳn là chúng ta còn
mù mờ về khái niệm “đạo văn,” vì chúng ta chỉ nghĩ đơn giản đó là copy.
Tuy nhiên, trong giới
học giả, khái niệm naỳ phức tạp hơn những gì chúng ta nghĩ tới, vì có lẽ là có
liên hệ tới cả uy tín các đaị học, hay liên hệ tới kinh doanh bạc tỷ đô la --
thí dụ như trường hợp công ty Apple kiện tụng về bản quyền với công ty Samsung.
Nghĩa là chúng ta không hiểu hết về khái niệm “đạo văn” và cả “trộm bản quyền.”
Báo Sinh Viên Việt
Nam hôm 15/6/2012 đã phỏng vấn Giáo Sư Nguyễn Văn Tuấn, ĐH New South Wales (Úc)
về đề tài nhiều người quan tâm: một Giảng viên Đạị Học, Thạc Sĩ Lê Đức Thông bị
báo quốc tế gỡ bỏ 7 bài báo đã đăng vì “đạo văn là một vi phạm đạo đức khoa học
nghiêm trọng. Đáng tiếc là vì sự việc và những lùm xùm xung quanh sự việc ảnh
hưởng rất tiêu cực đến sự nghiệp của anh Lê Đức Thông và nhóm tác giả. Xin nói
thêm rằng, các tạp chí không tố cáo; họ chứng minh rằng, nhóm tác giả đã đạo
văn.”
Nhưng định nghĩa thế
nào là đạo văn?
Giáo Sư Nguyễn Văn
Tuấn giảỉ thích trên tờ Sinh Viên VN theo quan điểm từ giới đại học như sau:
“Ông có thể nói rõ
hơn, hành động như thế nào thì bị coi là "đạo văn"?
Đạo văn được định
nghĩa là sử dụng ý tưởng hay câu văn của người khác mà không ghi rõ nguồn gốc. Ở
đây, "ý tưởng và từ ngữ của người khác" có nghĩa là: Sử dụng công
trình hay tác phẩm của người khác, lấy ý tưởng của người khác, sao chép nguyên
bản từ ngữ của người khác mà không ghi nguồn, sử dụng cấu trúc và cách lý giải
của người khác mà không ghi nhận họ và lấy những thông tin chuyên ngành mà
không đề rõ nguồn gốc.
Chiếu theo định
nghĩa chuẩn trên, có rất nhiều hình thức đạo văn. Những hình thức chính là: Lấy
ý tưởng hay nhiều câu chữ của người khác mà không ghi nguồn; lấy ý tưởng của
người khác nhưng viết lại câu văn mà không ghi nguồn; nhờ người khác viết dùm
và lấy đó làm tác phẩm của mình; mua luận văn/luận án từ chợ luận văn/luận án
trên Internet; mượn bài làm của đồng môn làm bài làm của mình... Tất cả những
hình thức này đều xem là đạo văn. Dĩ nhiên, những gì thuộc về kiến thức phổ
quát thì không cần trích dẫn nguồn và không bị xem là đạo văn.”
Như thế, câu hỏi đời
thường nơi đây là (chỉ riêng nói chuyện kỹ thuật khoa học): làm sao các ngành
công nghiệp Việt Nam mình có thể tiến được mà không gặp trở ngại về bản quyền?
Bởi vì, tới một mức nào đó, kỹ thuật Samsung sẽ gặp kỹ thuật của Apple, và rồi
ra tòa kiện nhau.
Việt Nam cũng thế, nếu
sáng tạo hết mọi chuyện thì không còn thì giờ nữa, vấn đề là chúng ta nên học
theo người tới đâu, và bản quyền trí tuệ sẽ có hạn chế tới mức nào?
Nan đề còn là, không phải
mình muốn trộm kỹ thuật của người ta là được, vì chiếc xe ôtô để ngay trươc mắt,
mà hình như công nghiệp VN vẫn chưa có thể sản xuất kiểu hàng nhái nổi. Rượu giả,
rượu nhái thì dễ, nhưng ôtô nhái thì chưa nổi. Dù là có muốn trộm bản quyền kỹ
thuật.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.