Pages

Sunday, September 29, 2013

Bỏ quốc tịch Mỹ

image
Con số người Mỹ từ bỏ quốc tịch tăng mạnh trong năm nay, một phần được cho là bởi luật thuế mới khiến nhiều người Mỹ đang sống ở nước ngoài không hài lòng.

Chào nhé, hộ chiếu Mỹ.
Đây không phải là điều người Mỹ coi nhẹ. Nhưng là điều mà nhiều người trong số họ đang cân nhắc, và đang có hành động.
Số những người đang sống ở nước ngoài tuyên bố từ bỏ quốc tịch Mỹ tăng vọt trong quý hai của năm 2013 so với cùng kỳ năm ngoái, 1.131 vụ so với 189 trong năm 2012.
Tuy đây chỉ là số nhỏ so với chừng sáu triệu người Mỹ ở hải ngoại, nhưng rõ ràng là một sự gia tăng đáng kể.
Danh sách này do Phòng đăng ký Liên bang tổng hợp. Tuy không có lý do nào được đưa ra, nhưng người ta tin rằng yếu tố lớn ảnh hưởng tới quyết định này chính là vấn đề thuế.

image
Luật mới, Đạo luật Tuân thủ Quy định Thuế nước ngoài (Fatca), từ 1/7 năm sau sẽ đòi tất cả các tổ chức tài chính trên thế giới phải báo cáo trực tiếp tới Cơ quan Thuế vụ Quốc nội Hoa Kỳ (IRS) về toàn bộ tài sản và thu nhập của bất kỳ công dân Mỹ nào có 50 ngàn đô la trở lên tại tổ chức tài chính đó.
Mỹ có thể sẽ khấu trừ 30% cổ tức và tiền lãi đối với các ngân hàng nào không tuân theo quy định này.

Đây là nỗ lực của giới chức Hoa Kỳ, nhằm thu hồi ước tính 100 nghìn tỷ đô la mỗi năm các khoản thuế lẽ ra phải trả, tính trên tài sản của công dân Mỹ ở nước ngoài.
Khác với công dân của nhiều nước khác, người Mỹ bị đánh thuế bất kể sinh sống ở đâu, trong hay ngoài nước Mỹ.

image
Đột nhiên, một số người đang sống ở nước ngoài thấy toát lạnh sống lưng.
Họ luôn phải điền hồ sơ khai thuế và tiết lộ về các tài khoản ở nước ngoài theo mẫu hồ sơ có tên gọi FBAR, tuy trên thực thế nhiều người không làm.

Nay Fatca buộc họ phải làm nếu không muốn bị phạt nặng, và giới chức Mỹ sẽ biết nhiều thông tin hơn nhiều so với trước.

Nhiều người nói IRS chỉ tìm cách lấy lại những gì đang còn bị nợ, nhưng những nhà chỉ trích thì nói trong khi giới chức tìm cách phát hiện ra những kẻ trốn thuế thì người dân thường cũng bị kéo vào cơn ác mộng phải điền đơn, tốn kém và mất thời gian.

image
Mà với một số người, thì như thế là quá mức chịu đựng.
Briget, người đề nghị BBC không dùng tên thật, đã từ bỏ quốc tịch Mỹ hồi 2011, sau 32 năm sống ở vùng Scandinavia.
"Chả liên quan gì tới chuyện trốn thuế cả. Tôi chưa bao giờ phải trả thuế ở Mỹ, bởi ở đây tôi trả nhiều hơn. Vấn đề đối với tôi là ngày càng khó tuân theo các quy định về thuế. Bây giờ đã là khó rồi, nhưng khi tôi biết về Fatca thì tôi nghĩ thế này, 'Tôi có muốn trải qua những thứ đó nữa không?'"
Bà cảm thấy bị đe dọa, ngay cả khi đã làm mọi thứ để hoàn thành trách nhiệm của mình, bà nói.
Một tẩm thẻ thành viên đơn giản ở một cửa hàng thực phẩm địa phương cũng khiến bà lo lắng khi bà nhận thấy nó có liên hệ tới tài khoản ngân hàng mà bà không hề biết là bà đã có.

'Phiền toái và tốn kém'

image
Vấn đề trở nên phức tạp khi bà phải nhờ chuyên gia làm hồ sơ khai thuế, với chi phí hàng năm tới gần 2.000 đô la, mà khoản này có khả năng Fatca khiến tăng lên 5.000 đô la.
Mà ngày càng ít luật sư thuế nhận làm cho khách hàng Mỹ, bà nói, và một số ngân hàng thậm chí còn không nhận tiền gửi của người Mỹ.
"Rốt cuộc thì tôi giờ ngủ ngon hơn vì biết là mình không còn phải lo lắng về các quy định của Mỹ nữa. Tôi sẽ không bao giờ có thể sống hoặc sở hữu tài sản tại Mỹ, nhưng vẫn có thể tới thăm, và thế với tôi là đủ rồi."

Bridget, người đang điều hành một công ty biên tập và dịch thuật, nói tình cảm gắn bó mạnh mẽ của bà với Hoa Kỳ đã bị làm cho sứt mẻ.
"Tôi luôn hãnh diện là người Mỹ tuy từ khi còn trẻ đã không còn sống ở đó. Tôi mang bản sắc Mỹ, cho nên cảm thấy tức giận khi mình rơi vào thế không thể giữ quốc tịch của mình được nữa."

"Tôi từng luôn tự giới thiệu mình là người Mỹ, nhưng nay thì thôi, tuy tôi trong tim vẫn là người Mỹ, dẫu không còn tấm hộ chiếu nữa. Tôi sẽ vẫn ăn mừng Lễ Tạ ơn và ngày Độc lập 4/7."

Bà nói thuế chính là chủ đề lớn nhất được những người đồng hương mà bà biết trao đổi. Và các luật sư chuyên về thuế tại Mỹ chuyên hỗ trợ những người sống ở nước ngoài nói thuế đã trở thành một vấn đề to lớn.

"Tôi hoàn toàn tán thành việc mọi người phải trả phần thuế của mình, nhưng tuân thủ quy định pháp luật là điều rất tốn kém," David Kuenzi, thành viên sáng lập của tổ chức tư vấn tài chính chuyên hỗ trợ người Mỹ hải ngoại về thuế, Thun Financial Advisors nói.
"Một số người chi 4.000-5.000 đô la mỗi năm để khai hồ sơ thuế, để rồi kết quả là họ chả nợ gì nước Mỹ cả."

image
Các ngân hàng nước ngoài cũng không vui vẻ gì.
Nhưng Bộ Ngân khố cương quyết hậu thuẫn luật mới. Trên trang web của mình, Bộ này viết: "Các quy định của Fatca không đưa ra bất kỳ nghĩa vụ nào mới cho các công dân Hoa Kỳ sống ở nước ngoài... Người dân đóng thuế Mỹ, gồm cả các công dân sống ở nước ngoài, được yêu cầu phải tuân theo luật thuế của Mỹ."
Những người đã từ bỏ quốc tịch Mỹ hoặc đang tính làm vậy, thì nói vấn đề không phải là chuyện trốn thuế.
Victoria Ferauge, 47 tuổi, lấy chồng người Pháp và đã sống ở nước ngoài gần 20 năm, chủ yếu tại Pháp.
Bà không đi làm và đang điều trị ung thư vú, cho nên không có thu nhập.
Bà đã phải trả gần 1.000 đô la cho các văn phòng kế toán trong năm nay nhưng sẽ phải chi nhiều hơn cho năm tới.

image
Với mối quan hệ chặt chẽ với vùng Tây Bắc Thái Bình Dương, bố mẹ đang sống ở đó, người phụ nữ sinh ra từ Seatle không muốn từ bỏ quốc tịch.
Một số người khác cũng nói bất kể chuyện thuế khóa khó khăn đến đâu họ cũng không bao giờ đổi quốc tịch.



Tom Geoghegan

image

Bảo vệ trái tim quý bà
Phim "Cho Đi" Làm hằng triệu người chảy nước mắt (...
Video chế giễu Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến thăm n...
Chuyện hai người quét rác
Du khách Trung Quốc đang là "sự bực bội" ở nhiều q...
Hình ảnh về mậu-dịch thời bao-cấp
Internet và cách mạng
Lấy vợ Mỹ
Mật ong
Pedophile priests:Ấu dâm không phải tội riêng Công...
Tạm biệt, Philipp Roesler
Syria: Đối đầu Mỹ Nga
Mì ăn liền
Tỉa hành tây thành hoa
Hiểu sai về hạn định thời gian
Ý nghĩa của Diễn đàn Xã hội Dân sự
Một vụ án Y khoa
Hai mẹ con Mùi và Phả
Bầu cử Đức: bà Merkel chiến thắng
Để giết một người Mỹ!
Bà Trần Thị Hài mãn hạn tù
Phụ nữ miền Tây kiếm tiền
Học sinh cắt cổ thầy giáo & Vụ “giết người vì danh...
Du thuyền năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới
Dân oan thành kẻ sát nhân
Truyền thông và cách mạng
Thiếu Lâm thua đau đớn trên đất Mỹ
TNS John McCain: Người Nga đáng có được một tổng t...
Đảng 'bịt miệng' chủ tịch nước
Nói lái trong ngôn ngữ và văn học Việt Nam
Độc tài: Mạnh hay yếu?
Obama đã quên Việt Nam?
Viện dưỡng lão
Một nửa người đàn ông
Tân nhạc Việt Nam dưới thời XHCN
Chuyến bay Delta 15
What happens to your body while you're asleep
Bánh canh quê em quê anh
Lời nói dối về thịt bò "cô bê phở"
Cô nhi viện và Viện dưỡng lão
12 địa điểm ngắm hoàng hôn tuyệt vời nhất
Nước Mỹ số một
Nhiều ca sĩ VN không được đào tạo về âm nhạc
Italia nỗ lực trục vớt tàu du lịch Costa Concordia...
Loài chó thông minh
Lời nguyền "Armageddon” khiến Mỹ bỏ cuộc tại Syria...
Giọt nước mắt muộn cho Budapest
Dân chủ và tự do thông tin
VN có nhượng bộ TQ về biên giới không?
30 năm cuộc chiến Việt - Trung
Vé giả vào thăm bảo tàng Louvre & Táo Trung Quốc
Nhiễm độc thủy ngân
Vợ chồng khắc khẩu
Cái giá của độc đảng
Nước ngầm ở Hà Nội ‘nhiễm thạch tín’
Tức nước vỡ bờ
Dây điện Hà Nội thành nơi treo lồng chim, phơi áo
Chăn vịt chạy đồng
Bà Cẩm Lợi
Chuyện tếu_Joke
Ba ngày ở Sapa
Người Việt bị FBI lật tẩy tội mưu sát
Tại sao một số phụ nữ sẩy thai nhiều?
Bảy Viễn : Cuộc đời ngang dọc
Syria: Số phận nghiệt ngã và đề xuất ngớ ngẩn của ...
Nỗi niềm của những người 'phụ nữ thừa'
Đồng hồ của các cụ chỉ mấy giờ
Obama xỉ vả Putin tại G20
Doanh nhân Nhật nhặt rác Hồ Gươm
Một thời câu cá
Blogger Mẹ Nấm nói về cuộc gặp với EU
Những ngày xa xưa trên quê hương đâu rồi?
Những trào lưu của gái Nhật
Hoàng gia Nhật dạy con như thế nào?
Văn hoá 'cởi giày'
Phật giáo Việt Nam và hai giáo hội
Vũ khí hóa học giết người hàng loạt
Giọt nước mắt... vì niềm kiêu hãnh
Đạo trong võ học
Sợ Vợ

1 comment:

Note: Only a member of this blog may post a comment.