Trong
quan hệ giữa người và người, khi phải gặp kẻ có địa vị cao sang hơn, người ta
thường khó giữ được tư thế đàng hoàng, sự thua thiệt về “đẳng cấp” rất khó mà
che dấu đi được.
Nhưng
trong quan hệ giữa các quốc gia thì lại là chuyện khác. Cho dù có là “tý hon”
đi chăng nữa, khi đã là đại diện của quốc gia, anh không có quyền làm hạ thấp
hình ảnh của đất nước.
Có
lẽ không quốc gia nào mà giới lãnh đạo thể hiện rõ thái độ trong những cái bắt
tay hay những cử chỉ trong giao tiếp như lãnh đạo Việt Nam .
Ở
trong nước, không ai dám bắt tay lãnh đạo mà bắt bằng một tay dù chả ở đâu quy
định. Người dân sợ lãnh đạo đã đành (nỗi sợ rất thực tế), lãnh đạo cũng không
biết tỏ thái độ sao cho phải phép với những người đáng kính.
Quan
chức có thể ở địa vị cao hơn, nhưng nhiều khi vẫn phải gặp những người lớn tuổi
hơn mình. Khi đó, nếu biết khiêm tốn, các vị lãnh đạo phải hiểu rằng địa vị lúc
đó đã được cân bằng bởi tuổi tác.
Không
biết khi về nhà, các vị này có nghĩ rằng giờ mình đã “cao” hơn các bậc cha chú
không?
Ngày
hôm qua 26/8, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp mặt Đại biểu Hội cựu Thanh niên
xung phong, những người được đích thân Chủ tịch HCM sáng lập và rèn
luyện.
Trong
hội có những đồng chí đã rất cao tuổi như anh hùng Cao Xuân Thọ, sinh năm 1926,
nguyên đội trưởng đội phá bom, đội 40 thanh niên xung phong Điện Biên Phủ.
Những anh hùng không lo đến tính mạng của bản thân đấu tranh cho nền độc lập
của đất nước nay vô cùng cảm động khi được người đứng đầu Đảng tiếp đón, nhưng
lại bằng những cái bắt tay rất hờ hững.
Nguyên
tắc ngoại giao
Phó
Thủ tướng Hoàng Trung Hải gặp Thủ tướng Ôn Gia Bảo.
Thật
ra hình ảnh những cái bắt tay trịch thượng của những “người đầy tớ của dân” với
những “người làm chủ đất nước” hoàn toàn không xa lạ. Thật trái ngược với những
nước “tư bản bóc lột” khác, khi thổ dân Úc trực tiếp đến gặp Thủ tướng hay Tổng
thống Mỹ uống bia với một dân thường.
Nếu
ở Việt Nam
có bầu cử trực tiếp – khi người dân quyết định vận mệnh của lãnh đạo, các quan
chức chắc sẽ thân thiện hơn nhiều.
Trong
nước như vậy, ra nước ngoài giới chóp bu Việt Nam hành xử ra sao?
Với
những nước bé, như Lào hay Campuchia chẳng hạn, quan chức Việt Nam cũng có
thái độ y như với dân trong nước. Nếu chỉ nhìn vào đó, nhiều người sẽ vội cho
rằng: làm lãnh đạo cần phải có uy thì ra nước ngoài mới đấu trí được. Nhưng
điều đó hoàn toàn sai lầm.
Thật
dễ hiểu khi chỉ cần gặp những nước nước lớn, lãnh đạo của ta lập tức co ro cúm
rúm.
Phó
thủ tướng Hoàng Trung Hải có một tấm ảnh bắt cả hai tay với Thủ tướng Trung
Cộng khi đó là Ôn Gia Bảo. Không biết ông Hoàng Trung Hải có biết các nguyên
tắc ngoại giao không.
Khi
Bill Clinton đến thăm Việt Nam lần đầu vào tháng 11 năm 2000, các sinh viên Đại
học Quốc gia Hà Nội đã được căn dặn không được bắt hai tay, không cúi đầu trước
Tổng thống Hoa Kỳ. Có lẽ ông Hoàng Trung Hải là Phó Thủ tướng nên không ai dám
nhắc.
Ông
Lê Hồng Anh dường như có chuẩn bị những gì cần nói trên giấy (bên tay trái)
Một
chuyến thăm đang rất được chú ý là của ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị,
Thường trực Ban Bí thư thăm Trung Quốc.
Nếu
để ý kỹ, ông Lê Hồng Anh trong khi gặp Tổng bí thư Tập Cận Bình của Trung Quốc
có một tập giấy để sẵn bên tay ghế bên trái để nói những gì mình chuẩn bị và có
thể là những gì được nói.
Hội
đàm có cầm "đáp án" cũng đã từng xảy ra với Thủ tướng Phan Văn Khải
khi gặp Tổng thống Bush và Chủ tịch Trần Đức Lương khi gặp Nữ Hoàng Anh
Elizabeth Đệ nhị.
Ngày
nay cũng có ánh sáng lẻ loi, như Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tỏ thái
độ thực sự khi gặp Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc.
Nhưng
có lẽ chính vì thế mà ông không được thăm Mỹ (không thể quá nhiệt tình) và
không được làm đặc phái viên sang Trung Quốc lần này mặc dù để gỡ rối ngoại
giao, không ai có thể phù hợp hơn người đứng đầu Bộ chuyên trách vấn đề này.
Văn
Nam
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.