Pages

Thursday, September 26, 2013

Internet và cách mạng

image
Hầu hết những biến động chính trị lớn - trong đó có những biến động lớn đến độ được xem là cách mạng - trên thế giới trong mấy năm vừa qua đều ít nhiều liên quan đến internet. Vai trò của internet quan trọng đến độ nhiều người gọi cái gọi là Mùa Xuân Ả Rập (Arab Spring) từ cuối năm 2010 đến đầu năm 2011 là cuộc “cách mạng internet” hoặc “cách mạng facebook” hoặc “cách mạng truyền thông xã hội” (social media revolution).

Hiện tượng độc tài ở các nước Ả Rập vốn đã có từ lâu và cũng đã được mọi người biết đến từ lâu. Sự bất mãn và phản kháng của người dân dưới các chế độ độc tài ấy cũng đã có từ lâu và cũng đã được nhiều người biết đến từ lâu. Thế nhưng, bất chấp những sự bất mãn và phản kháng ấy, các chế độ độc tài vẫn tiếp tục thống trị, hơn nữa, thống trị một cách mạnh mẽ, ngỡ như bất khả xâm phạm cả hàng mấy chục năm.

image 
Vài tuần, thậm chí, vài ngày trước khi các chế độ độc tài quân phiệt sụp đổ ở Tunisia, Ai Cập và Yemen, hầu như không ai tin là sự sụp đổ ấy có thể xảy ra. Khi nhà độc tài Zine El Abidin Ben Ali bị truất phế ở Tunisia, Stephen M Walt, một giáo sư về quan hệ quốc tế nổi tiếng tại đại học Harvard, cho đó chỉ là một ngoại lệ và nó chỉ diễn ra ở Tunisia mà thôi. Khi mầm mống phản kháng từ Tunisia tràn sang Ai Cập, Ngoại trưởng Mỹ, bà Hillary Clinton vẫn cho tình hình ở Ai Cập khác với Tunisia: Nó vẫn ổn định.

Những gì dồn dập xảy ra ngay sau đó chứng minh cả hai đều sai.

Giới truyền thông chính mạch ở các nước Tây phương lại càng sai. Thoạt đầu, khi cả hàng ngàn người dân xuống đường biểu tình ở Tunisia, và sau đó, Ai Cập và Yemen cũng như một số quốc gia Ả Rập khác, giới truyền thông ở các nước ấy rất dửng dưng, hầu như không hề loan tin; giới truyền thông quốc tế (kể cả BBC) cũng chỉ đưa tin một cách ơ hờ. Hầu như không ai nghĩ đó là khởi đầu của cách mạng.


image
Cái công việc đáng lẽ thuộc về giới truyền thông chính mạch ấy lại thuộc về các mạng lưới xã hội. Tin tức và hình ảnh về cái chết bi thảm dưới tay cảnh sát của anh thanh niên bán dạo 26 tuổi Mohamed Bouazizi được loan truyền chủ yếu trên facebook, sau đó, mới trên các đài truyền hình. Thời gian ấy, ở Tunisia khoảng một phần ba dân số đã sử dụng internet và khoảng một phần tư có facebook.

Ở Ai Cập cũng vậy. Trước đó, cảnh sát tha hồ tác oai tác quái, hết đánh đập người này đến bắt tù người kia, nhiều người bị giết chết một cách oan ức và thảm khốc trong các nhà tù, mọi người dân vẫn im thin thít, hoặc nếu khóc lóc hay gào thét thì cũng không có ai nghe tiếng. Năm 2010 thì khác. Hình ảnh anh thanh niên Khaled Said bị cảnh sát lôi từ tiệm internet cà phê và sau đó giết chết tức khắc được đưa lên internet. Một trang facebook mang tên “Tất cả chúng ta đều là Khaled Said” (We are all Khaled Said) được lập, và trong vòng vài tuần, thu hút đến trên 130.000 thành viên, sau đó, con số này nhảy lên đến 473.000 người, tức gần nửa triệu. Những câu khẩu hiệu kiểu “Hôm nay họ giết Khaled. Nếu tôi không vì anh mà hành động, ngày mai họ sẽ giết tôi” được lan truyền với một tốc độ nhanh đến chóng mặt.


image
Những hình ảnh, tin tức và khẩu hiệu kiểu như vậy lan càng nhanh, lực lượng biểu tình càng dễ dàng lan rộng: Thoạt đầu vài trăm người, sau, vài ngàn người, vài chục ngàn người, rồi đến vài trăm ngàn người, và cuối cùng, cả triệu người. Lúc ấy, quân đội và cảnh sát của chính phủ độc tài, dù mù quáng hay tàn bạo đến mấy, cũng đành bó tay. Hậu quả: chế độ độc tài của Hosni Mubarak sụp đổ.

Xin lưu ý là khi cách mạng bùng nổ ở Tunisia vào tháng 12 năm 2010, ở cả hơn 20 nước Ả Rập khác, giới truyền thông chính mạch đều im lặng. Các chế độ độc tài đều giống nhau: kiểm soát chặt chẽ giới truyền thông. Trong quá khứ, việc kiểm soát ấy thường dễ dàng và rất hiệu quả. Nhưng trong thời đại internet thì khác. Bằng các mạng lưới truyền thông xã hội, tin tức nhanh chóng vượt qua hàng rào kiểm duyệt của chính phủ để lan đi khắp nơi. Asmaa Mahfouz, một thanh niên 26 tuổi người Ai Cập phát biểu:

 “Khi người Ai Cập thấy những gì xảy ra ở Tunisia, họ nhận ra có một nước Ả Rập đã phản kháng và giành lại quyền cho họ […] Đi theo các biến cố này, chúng tôi bắt đầu nói với mọi người là chúng ta phải hành động, chúng ta phải phản kháng và đòi lại các quyền của chúng ta.”

Theo cái đà ấy, những gì xảy ra ở Tunisia nhanh chóng lan sang Ai Cập rồi Libya và Yemen, Bahrain, Syria, và với mức độ nhỏ hơn, ở Algeria, Iraq, Jordan, Kuwait, Morocco, Sudan, Mauritania, Oman, Saudi Arabia, Djibouti, Western Sahara, v.v.. Chỉ ở mấy nước đầu, hành động phản kháng của dân chúng thành công, dẫn đến việc sụp đổ của các chế độ độc tài. Ở các nước sau, sau vài bất ổn, với những mức độ khác nhau, tình hình vẫn trở lại như cũ. Giới nghiên cứu nhận ra một điểm chung: Các quốc gia độc tài theo lối quân phiệt dễ bị đánh sập hơn các chế độ độc tài theo lối quân chủ. Lý do, các nước độc tài quân chủ (như Saudi Arabia, chẳng hạn) có chỗ dựa vững chắc trong lịch sử, truyền thống, và đặc biệt tôn giáo, nhờ thế chúng dễ được dân chúng chấp nhận hơn.
image
Gần đây, những gì xảy ra ở Tunisia, đặc biệt, ở Ai Cập và Syria, làm người ta thấy ngần ngại khi dùng chữ “Mùa Xuân Ả Rập” hoặc “Cách mạng Ả Rập”. Lý do là: người dân có vẻ như thành công trong việc đánh đổ độc tài nhưng dường như họ chưa thành công, thậm chí, chưa có hy vọng thành công trong việc dân chủ hóa. Thật ra, đánh giá một sự kiện lịch sử lớn lao như vậy không phải dễ. Vào thập niên 1970, khi được hỏi là Cách mạng Pháp năm 1789 có thành công hay không, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai có nói một câu nổi tiếng: Còn quá sớm để biết được điều đó.

Hai trăm năm: Vẫn còn quá sớm!

Tuy nhiên, có một điều không cần quá lâu để biết: vai trò của internet trong các biến động chính trị tại các nước Ả Rập trong năm 2011. Có thể tóm tắt các vai trò ấy vào mấy điểm chính:


image
Thứ nhất, nó truyền bá tin tức và hình ảnh một cách nhanh chóng: Hoặc nó thay thế truyền thông chính mạch hoặc nó bổ sung cho truyền thông chính mạch. Nó dễ dàng vượt qua các hàng rào kiểm duyệt của nhà cầm quyền. Đặc biệt, nó không bị giới hạn trong không gian. Các hệ thống truyền thông cũ, từ truyền thanh đến truyền hình, đều có tính địa phương. Internet, qua các mạng xã hội, từ twitter đến facebook, blog, email… không bị giới hạn bởi các biên giới quốc gia: Nó liên thông giữa địa phương và thế giới. Bằng sự liên thông ấy, những ngọn lửa được nhóm lên ở Tunisia đã nhanh chóng bốc cháy ở Ai Cập và nhiều nước khác sau đó.

Thứ hai, nó tập hợp lực lượng một cách dễ dàng. Tất cả các cuộc xuống đường biểu tình ở các nước Ả Rập vào đầu năm 2011 đều có một đặc điểm giống nhau: không có lãnh tụ và không có đảng phái nào đứng sau cả. Tất cả đều tự phát. Người ta rủ rê và hẹn hò nhau xuống đường bằng internet (chủ yếu là qua điện thoại cầm tay). Nếu không có internet, một hành động tự phát như vậy không thể thu hút đến cả hàng triệu người.


image
Thứ ba, với hai tác dụng kể trên, internet còn ngăn chận được bàn tay tàn bạo của các tên độc tài. Không có tên độc tài nào sợ máu. Chúng không hề sợ việc ra lệnh cho quân đội và cảnh sát xả súng vào đám đông. Trong quá khứ, chúng từng làm thế. Chúng giết cả hàng ngàn, thậm chí, hàng chục ngàn, hàng triệu (như trường hợp của Hitler và Pol Pot), và hơn nữa, hàng chục triệu người (như trường hợp của Stalin và Mao Trạch Đông). Điều duy nhất khiến các tên độc tài sợ là hình ảnh. Người chết, bất kể con số là bao nhiêu, cũng không đáng sợ. Đáng sợ là hình ảnh, dù của một người bị giết chết, được lan đi khắp nơi trên thế giới khiến cả thế giới phẫn nộ và lên án.

Thứ tư, qua các mạng lưới truyền thông xã hội, người ta nhen nhóm ý thức phản kháng cho nhau. Hầu như mọi người đều biết internet, dưới những hình thức như twitter, facebook, blog hay email, tự nó, không thể làm nên cách mạng. Internet chỉ là công cụ. Nguyên nhân thực sự của cách mạng bao giờ cũng nằm những chỗ khác: về kinh tế, sự cùng quẫn; về xã hội, sự bế tắc; và về chính trị, sự bất mãn. Nhưng những sự cùng quẫn, bế tắc và bất mãn ấy, tự chúng, cũng không đủ để dẫn đến cách mạng. Người ta vẫn có thể chịu đựng. Như họ đã từng chịu đựng cả hàng ngàn năm dưới chế độ độc tài phong kiến và hàng chục năm dưới các chế độ độc tài hiện đại.


image
Sự cùng quẫn, bế tắc và bất mãn chỉ có thể dẫn đến cách mạng khi nó gắn liền với ý thức về nguyên nhân và đặc biệt, về quyền (rights): Người ta nhận thức tất cả những sự cùng quẫn và bế tắc của mình đều xuất phát từ họa độc tài và người ta cũng ý thức là họ có quyền thoát khỏi những sự cùng quẫn, bế tắc và bất mãn ấy để góp phần xây dựng một chế độ công bình và tốt đẹp hơn.

Không có internet, cách mạng vẫn có thể xảy ra. Nhưng có internet, cách mạng có thể xảy ra nhanh chóng, và đặc biệt, bất ngờ hơn.

***

Chú thích:

Tất cả các con số và trích dẫn ở trên đều lấy từ cuốn Digital Revolutions: Activism in the Internet Age của Symon Hill do World Changing xuất bản tại Oxford năm 2013.





Nguyễn Hưng Quốc

Jul 11, 2013
Hãng bảo mật Cyber Defender (Mỹ) vừa đưa ra danh sách 10 điều nguy hiểm nhất mà người dùng có thể gặp phải khi làm việc trên mạng. Dưới đây là những điều nguy hiểm và các biện pháp phòng tránh do trang công ...

Mar 12, 2013
Phúc trình của RSF viết: "31 người sử dụng internet hiện đang bị cầm tù và các cà phê internet bị kiểm soát chặt chẽ, người dùng (theo quy định) phải xuất trình giấy tờ trước khi vào mạng". Theo dõi chặt. image. RSF nhận xét ...

Apr 01, 2013
Từ ngày thế giới bước vào thế kỷ Internet chưa bao giờ con người cảm thấy gần nhau hơn bao giờ hết. Một tin tức nóng hổi hay một biến cố vừa xảy ra vài phút sau cả thế giới đều biết. Vòng tay lớn của con người ngày một ...

Mar 12, 2012
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) lại xếp Việt Nam vào nhóm các quốc gia là "kẻ thù" của Internet từ góc độ tự do ngôn luận trên mạng trong danh sách mới công bố. Việt Nam lần này đứng thứ hai, sau Trung Quốc, ...

Apr 16, 2011
Cám ơn quý vị và xin chào. Thật là thú vị, hôm nay một lần nữa tôi có dịp trở lại khuôn viên của Trường đại học George Washington, nơi mà cách nay hơn 20 năm tôi đã có mặt để làm một số công việc khác nhau. Đặc biệt tôi ...

Aug 13, 2013
Nghị định 72 về quản lý và cung cấp sử dụng dịch vụ Internet không chỉ gây tranh cãi tại Việt Nam mà còn thu hút sự chú ý của báo giới nước ngoài. BBC Việt Ngữ điểm một vài bài báo nước ngoài bình luận về Nghị định này.

Mar 11, 2013
Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp (nhóm 72 nhân sĩ trí thức) đã lan tràn nhanh chóng trên các blog trong một quốc gia có hơn một phần ba của 87 triệu người sử dụng internet trực tuyến, làm khấy động thêm cho cuộc tranh ...

Sep 04, 2013
Nhưng ngay cả trong số khoảng 10-15 triệu thành viên Facebook ở Việt Nam cũng có sự khác biệt về cách sử dụng mạng và điều này cũng đúng khi nhìn rộng ra trên mạng internet. Chỉ có một số nhỏ người dùng Facebook, ...

Sep 22, 2013
Với internet, người ta có thể xây dựng được một thứ quyền lực từ dưới lên (power from below), hay nói theo chữ của Vaclav Havel, “quyền lực của những kẻ vốn không có quyền lực” (the power of the powerless). image.

Sep 20, 2013
Xin ngài Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chia sẻ về vấn đề nhân quyền và xung quanh ý kiến cho rằng có hạn chế internet ở Việt Nam ? image. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trả lời: Tôi xin cảm ơn câu hỏi của vị phóng ...

image

Lấy vợ Mỹ
Mật ong
Pedophile priests:Ấu dâm không phải tội riêng Công...
Tạm biệt, Philipp Roesler
Syria: Đối đầu Mỹ Nga
Mì ăn liền
Tỉa hành tây thành hoa
Hiểu sai về hạn định thời gian
Ý nghĩa của Diễn đàn Xã hội Dân sự
Một vụ án Y khoa
Hai mẹ con Mùi và Phả
Bầu cử Đức: bà Merkel chiến thắng
Để giết một người Mỹ!
Bà Trần Thị Hài mãn hạn tù
Phụ nữ miền Tây kiếm tiền
Học sinh cắt cổ thầy giáo & Vụ “giết người vì danh...
Du thuyền năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới
Dân oan thành kẻ sát nhân
Truyền thông và cách mạng
Thiếu Lâm thua đau đớn trên đất Mỹ
John McCain: Người Nga đáng có được một tổng thống...
Đảng 'bịt miệng' chủ tịch nước
Nói lái trong ngôn ngữ và văn học Việt Nam
Độc tài: Mạnh hay yếu?
Obama đã quên Việt Nam?
Viện dưỡng lão
Một nửa người đàn ông
Tân nhạc Việt Nam dưới thời XHCN
Chuyến bay Delta 15
What happens to your body while you're asleep
Bánh canh quê em quê anh
Lời nói dối về thịt bò "cô bê phở"
Cô nhi viện và Viện dưỡng lão
12 địa điểm ngắm hoàng hôn tuyệt vời nhất
Nước Mỹ số một
Nhiều ca sĩ VN không được đào tạo về âm nhạc
Italia nỗ lực trục vớt tàu du lịch Costa Concordia...
Loài chó thông minh
Lời nguyền "Armageddon” khiến Mỹ bỏ cuộc tại Syria...
Giọt nước mắt muộn cho Budapest
Dân chủ và tự do thông tin
VN có nhượng bộ TQ về biên giới không?
30 năm cuộc chiến Việt - Trung
Vé giả vào thăm bảo tàng Louvre & Táo Trung Quốc
Nhiễm độc thủy ngân
Vợ chồng khắc khẩu
Cái giá của độc đảng

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.