Friday, March 4, 2011

Reinventing the bicycle & 1 Đầu Bếp Việt Được Mời Mở Tiệm Khắp Mỹ

image
 
 
 
Re-inventing the Wheel - Wheel-less Bicycle
image
 
 
 
Tàu Cargill Nhờ Diều Kéo, Giảm 35% Lượng Dầu
image
 
Tàu Cargill Nhờ Diều Kéo, Giảm 35% Lượng Dầu
Công ty vận chuyển đường biển Cargill thực hiện kế hoạch cứu môi sinh bằng cách loan báo hợp tác với hãng SkySails, bản doanh ở Hamburg. SkySails đã taạ ra chiếc diều khổng lồ có diện tích 230 mét vuông. Cargill sẽ dùng diều SkySail trên tàu biển chở nặng từ 25,000 tấn cho tới 30,000 tấn. Diều SkySails bay nối dây ở độ cao từ 100 mét tới 400 mét, có hệ thống tự động điều chỉnh đường bay của diều, và có một màn hình ghi các thông tin về sức gió, hướng diều bay và hướng đi của tàu. Diều sẽ giúp taù biển giảm lượng dầu tiêu thụ tới 35%.(Photo SkySails)
 
1 Đầu Bếp Việt Được Mời Mở Tiệm Khắp Mỹ
03/03/2011

image
Chef Mai Pham presents her newest

1 Đầu Bếp Việt Được Mời Mở Tiệm Khắp Mỹ; Sodexo mời bà Mai Phạm mở tiệm tại các phòng ăn đạị học và doanh nghiệp khắp Hoa Kỳ...

SACRAMENTO, Calif.(VB) -- Công ty thực phẩm khổng lồ Sodexo Inc. hôm Thứ Tư 2-3-2011 nói là vừa mới ký hợp đồng với người đầu bếp nổi tiếng tên là Mai Phạm, hiện cư ngụ ở Sacramento, để sẽ mở rộng hệ thống tiệm ăn Star Ginger Asian Grill & Noodle Bar sao các tiệm ăn trong các đaị học và các công ty lớn trên khắp Hoa Kỳ.
Bà Mai Phạm mới tháng trước vừøa mở thêm một tiệm Star Ginger trên đường Folsom và Alhambra tại thành phố Sacramento.
Hệ thống tiệm ăn Star Ginger của bà Mai Phạm chuyên về các thức ăn đường phố kiểu Châu Á, trong đó có cháo, súp, mì, phở, thịt nướng kiểu Hàn Quốc cho tới bánh pancake kiểu Ấn Độ.
Phần lớn trong thực đơn của các tiệm này là súp, cháo, phở và mì kiểu Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc và Nhật Bản.
Bà Mai Phạm là tác giả sách dạy nấu ăn nổi tiếng, và cũng là chủ của các tiệm Lemon Grass Restaurant và Lemon Grass Asian Grill tại Sacramento.
Bà cũng đã dạy nấu ăn kiểu Đông Nam Á từ 20 năm qua, theo bản tin của báo Sacramento Business.
Công ty Sodexo sẽ bắt đầu đưa các tiệm ăn  Star Ginger mùa thu này vào hệ thống cung cấp thực phẩm do hãng Sodexo quản trị tại các đaạ học và các văn phòng doanh nghiệp.
Bà Mai Phạm tuyên bố rằng bà vinh dự được làm việc với Sodexo để chia sẻ các hương vị thức ăn tuyệt vời với thực khách toàn quốc Hoa Kỳ.
Bên ngoaì các tiệm bà đã mở tại Sacramento, còn có các tiệm Star Ginger đã moỏ tại các đaị học Stanford University, UC Berkeley và University of Massachusetts tại Amherst.

image
Sacramento chef Mai Pham's Star Ginger concept is going national
By Darrell Smith
Star Ginger is going national. Sacramento celebrity chef Mai Pham has inked a 10-year deal with food services conglomerate Sodexo to bring her fast-casual Southeast Asian dining concept to Sodexo's collegiate and corporate dining sites nationwide starting this fall.
"This is pretty big news. We worked quite a long time" on the deal, Pham said.
Financial terms of the deal were not disclosed Wednesday, but the licensing agreement grants Sodexo the right to open and operate the Star Ginger concept at its locations for the next 10 years.

image
"Bringing the flavors of Star Ginger and Southeast Asia to our clients fills an important role in our brand portfolio," said John Nappier, a Sodexo vice president, in a statement.
Pham recently opened Star Ginger Asian Grill & Noodle Bar at Folsom and Alhambra boulevards in Sacramento and also has Star Ginger locations at Stanford University, University of California, Berkeley and University of Massachusetts at Amherst.
Pham is also an acclaimed cookbook author and owner of Lemon Grass Restaurant in Sacramento.


7 cuộc khủng hoảng giá dầu trong lịch sử

Dù tăng hay giảm giá, mỗi cuộc khủng hoảng dầu lửa trong 40 năm qua đều gắn liền với xung đột chính trị và suy thoái kinh tế, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình tài chính toàn cầu.

1. Khủng hoảng dầu lửa Trung Đông 1973 - 1975

image
Khủng hoảng dầu lửa 1973-1975 khiến giá tăng vụt và người mua phải xếp hàng dài.

Khủng hoảng dầu mỏ bắt đầu diễn ra từ ngày 17/10/1973 khi các nước thuộc Tổ chức Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) quyết định ngừng cung cấp nhiên liệu sang Mỹ, Nhật và Tây Âu, nhằm trừng phạt cho sự ủng hộ của nhóm này đối với Israel trong cuộc xung đột giữa Israel và liên quân Ai Cập - Syria. Lượng dầu bị cắt giảm tương đương với 7% sản lượng của cả thế giới thời kỳ đó. Sự kiện này đã khiến giá dầu thế giới tăng cao đột ngột và gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế 1973-1975 trên quy mô toàn cầu. Ngày 16/10/1973, giá dầu mỏ từ 3,01 USD nhảy lên 5,11USD một thùng, và tăng đến gần 12 USD vào giữa 1974.
Đây được xem là cơn khủng hoảng đáng nhớ nhất trong thời kỳ những năm 1970. Những ai từng trải qua "cơn khủng hoảng dầu Trung Đông" sẽ không thể nào quên cảnh hàng người dài dằng dặc chờ đợi trước các cây xăng bởi nguồn cung ứng thiếu hụt nghiêm trọng và giá cả tăng cao. Trong thời gian khủng hoảng, tại nhiều bang ở Mỹ mỗi người dân chỉ được phép mua một lượng nhiên liệu nhất định, giá đã tăng trung bình 86% chỉ trong vòng một năm từ 1973 đến 1974.
Thêm vào đó, một biến cố lớn nữa xảy đến với thị trường chứng khứng toàn cầu vào năm 1973 - 1974. Chỉ số FT30 của Sở giao dịch chứng khoán London bốc hơi 73% giá trị, khiến đôla Mỹ mất giá và làm cuộc khủng hoảng dầu lửa thêm tồi tệ. Thị trường chứng khoán Mỹ bốc hơi 97 tỷ đôla, số tiền khổng lồ thời điểm đó, chỉ sau một tháng rưỡi. Trong suốt cuộc khủng hoảng, tại Mỹ, GDP giảm 3,2%, tỷ lệ thất nghiệp chạm mức 9%. Suy thoái và lạm phát lan rộng gây ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu cho tới tận thập niên 1980.

2. Cách mạng Iran và biến động thị trường dầu lửa năm 1979

image
Cách mạng Iran đã gây ra cuộc khủng hoảng dầu lửa lớn thứ hai thế giới.

Cách mạng Hồi giáo Iran được mệnh danh cuộc cách mạng lớn thứ 3 trong lịch sử nhân loại, sau Cách mạng Pháp, Tháng Mười Nga, và đã gây ra cuộc khủng hoảng dầu lửa lớn thứ hai thế giới.
Vào đầu 1978, Iran xuất khẩu 5,4 triệu thùng dầu mỗi ngày, chiếm 17% tổng sản lượng của OPEC. Nhưng khi cách mạng Iran lật đổ chính quyền quân chủ của Shah, ngành công nghiệp vàng đen của nước này dưới chế độ mới đã giảm mạnh bởi sự tàn phá của các lực lượng đối lập. Trong nỗ lực kìm giá dầu, Ảrâp Xêút và các nước thuộc OPEC khác đã nhất loạt tăng sản lượng. Kết quả là lượng khai thác chỉ giảm 4% so với trước Cách mạng Hồi giáo Iran.
Tuy nhiên, giá dầu vẫn bốc lên ngất ngưởng do nỗi sợ hãi của thị trường, cộng thêm việc việc Tổng thống Mỹ Jimmy Carter ra lệnh ngừng nhập khẩu dầu từ Iran. Chỉ trong vòng 12 tháng, mỗi thùng dầu nhảy vọt từ 15,85 USD lên 39,5 USD.
Đây chính là tiền đề cho cuộc khủng hoảng kéo dài 30 tháng tại Mỹ. Giá năng lượng đi lên kéo theo lạm phát gia tăng, đạt đỉnh 13,5% trong năm 1980, buộc Cục Dự trữ Liên bang (FED) phải thực hiện hàng loạt chính sách thắt chặt tiền tệ.
Không chỉ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng một cách đáng lo ngại với từ mức 5,6% của tháng 5/1979 lên 7,5% một năm sau đó. Dù kinh tế bắt đầu hồi phục trong năm 1981, tỷ lệ thất nghiệp vẫn được duy trì ở mức cao 7,5% và đạt kỷ lục 10,8% vào 1982.
Hậu quả của suy thoái tồi tệ đến nỗi các ngành công nghiệp xe hơi, nhà đất, và sản xuất thép đều liên tục sụt giảm trong 10 năm sau, cho tới tận khi cuộc khủng hoảng giá dầu tiếp theo kết thúc.

3. Giá dầu tụt thê thảm vào những năm 1980

image
Kinh tế thế giới èo uột khiến giá dầu tụt thê thảm năm 1980.

Từ 1981 đến 1986, do tăng trưởng kinh tế chậm tại các nước công nghiệp (hậu quả của các cuộc khủng hoảng năm 1973 và 1979), nhu cầu tiêu thụ dầu trên toàn thế giới chậm lại. Ở các nước tiêu thụ dầu lớn như Mỹ, Nhật và châu Âu, nhu cầu nhiên liệu giảm 13% từ năm 1979 đến 1981. Hệ quả là giá dầu giảm mạnh từ 35 USD hồi 1981 xuống dưới 10 USD một thùng năm 1986.
Giá giảm đã làm lợi cho rất nhiều nước tiêu thụ lớn như Mỹ, Nhật, châu Âu và thế giới thứ 3, nhưng lại gây tổn thất nghiêm trọng cho các nước xuất khẩu dầu ở Bắc Âu, Liên Xô và khối OPEC. Nhiều công ty nhiên liệu của Mexico, Nigeria và Venezuela đến bên bờ vực phá sản. Dầu mất giá còn khiến khối OPEC mất đi sự đoàn kết.

4. Cơn sốt giá dầu năm 1990

image
Những giếng dầu bốc cháy trong cuộc chiến vùng Vịnh thời kỳ 1990, vốn là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng giá nhiên liệu thời kỳ đó. Ảnh: openlearn.open.ac.uk

Giá dầu thế giới một lần nữa tăng vọt 13% vào tháng 8/1990 vì cuộc chiến tranh vùng Vịnh giữa Iraq và liên quân hơn 30 quốc gia do Mỹ lãnh đạo để giải phóng Kuwait.
Sau cuộc chiến, Liên Hợp Quốc áp dụng lệnh cấm xuất khẩu dầu toàn phần đối với Iraq và Kuwait. Chính lệnh cấm vận này đã lấy đi của thị trường dầu mỏ thế giới gần 5 triệu thùng mỗi ngày, khiến giá tăng cao.
Cơn sốt lần này kéo dài trong 9 tháng và giá không vượt đỉnh các cuộc khủng hoảng trước (hồi 1973 và 1979 - 1980). Tại thời điểm đó, mỗi thùng dầu đắt gấp đôi chỉ trong vòng 2 tháng, từ 17 USD lên 36 USD mỗi thùng. Chỉ khi lực lượng Liên quân do Mỹ lãnh đạo đưa quân vào giải phóng Kuwait, tình trạng thiếu nguồn cung mới chấm dứt và giá bắt đầu hạ.
Khủng hoảng này phần nào là nguyên nhân dẫn tới cuộc suy thoái kinh tế ở Mỹ với sự sụp đổ của thị trường tín dụng. Một loạt cường quốc chịu nhiều ảnh hưởng gián tiếp như Canada, Australia, Nhật, hay Anh cũng bị cuốn vào vòng xoáy suy thoái.

5. Giá dầu xuống dốc năm 2001

Sau năm 2000, kinh tế toàn cầu giảm sút, đặc biệt là từ sau sự kiện khủng bố 11/9 tại Mỹ, giá dầu thế giới càng giảm mạnh hơn. Năm 2001 mỗi thùng dầu chỉ còn 20 USD một thùng, giảm 35% so với trước. Nhu cầu nhiên liệu giảm mạnh cũng góp phần vào sự giảm giá dầu.

6. Đợt khủng hoảng giá dầu nghiêm trọng năm 2007 - 2008

image
Khủng hoảng giá dầu năm 2007-2008 trước khi thế giới rơi vào cuộc suy thoái toàn cầu.

Năm 2007, giá dầu leo thang tiến gần 100 USD. Trong bối cảnh đồng USD mất giá nghiêm trọng, nhiều nước có dự trữ đôla Mỹ lớn và khối OPEC đã phải tính đến khả năng chuyển dần sang sử dụng loại ngoại tệ mạnh khác để tính giá dầu. Dầu đắt đỏ và nguy cơ cạn kiệt nguồn cung đã làm bùng lên cuộc tranh chấp giữa các cường quốc về chủ quyền đối với những giếng dầu lớn và đáy biển ở Bắc cực cũng như Nam cực.
Bong bóng nhà ở cùng với sự giám sát tài chính thiếu hoàn thiện của Mỹ đã dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính bùng phát vào giữa năm 2007. Sự đổ vỡ lên đến cực điểm vào tháng 10/2008, lan rộng và đẩy nền kinh thế giới vào cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng nhất kể từ cuộc Đại suy thoái 1929 - 1933. Tại thời điểm này, có lúc giá dầu lên đến mức kỷ lục 145 USD mỗi thùng.

7. Cú sốc dầu lửa 2011

image
Bạo loạn tại Libya, thành viên lớn thứ 9 trong khối OPEC khiến thị trường nhiên liệu đang trải qua đợt khủng hoảng giá mới. Ảnh: AFP

Bạo loạn tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi nói chung cùng những cuộc biểu tình ở Libya thời gian gần đây đang gây sóng gió trên thị trường nhiên liệu, với giá dầu lên mức trên 100 USD một thùng. Hiện tại, các nước châu Âu (ví dụ Italy, Iceland và Áo) phụ thuộc khá nhiều vào dầu mỏ đến từ Libya.
Giá dầu mỏ tăng cao đã và đang ảnh hưởng kinh doanh chứng khoán và vận tải. Giới phân tích tính toán nếu những cuộc bạo loạn hiện nay khiến cho giá dầu tăng thêm 40 đến 50 USD, và tình trạng này kéo dài 1 năm, thì tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ mất khoảng 2%.
Tuyến Nguyễn
 

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.