Hôm
nay, Chúa nhật sau lễ Giáng Sinh, Hội Thánh mừng lễ Thánh Gia, mừng Con Thiên
Chúa làm người, sinh ra và lớn lên trong một gia đình, gia đình Đức Mẹ Ma-ri-a
và Thánh Giu-se.
Bài
Tin Mừng ngày 1 tháng Giêng ghi lại biến cố xảy ra 8 ngày sau lễ Giáng
Sinh, đó là việc Hài Nhi chịu phép cắt bì theo đúng luật Mô-sê để đích thực trở
thành một con dân Ít-ra-en, mang tên Giê-su.
Còn
bài Tin Mừng hôm nay thì ghi lại một biến cố xảy ra khi Đức Giê-su lên 12 tuổi,
cùng với cha mẹ trẩy hội đền Giê-ru-sa-lem mừng lễ Vượt Qua. Sau đó gia đình
trở về Na-da-rét là nơi Đức Giê-su sinh sống cho đến lúc ra hành đạo. Sau này
khi nói về Đức Giê-su người ta thường thêm “người Na-da-rét”, hẳn là để phân
biệt với những người khác cùng tên.
Mừng
lễ Thánh Gia, chúng ta suy gẫm về mầu nhiệm Con Thiên Chúa đến chia sẻ phận
người với chúng ta khi chấp nhận sinh ra và lớn lên trong một gia đình, từ đó
ta mới tìm hiểu xem hôm nay đến lượt chúng ta, chúng ta phải sống thế nào cho
xứng danh Ki-tô hữu.
Gia
đình nhỏ bé của mỗi chúng ta không thể tồn tại nếu không có những đơn vị lớn
hơn chở che bao bọc, đó là khu phố hay thôn làng, là quận huyện, cuối cùng là
quốc gia gồm những con người, cùng nòi giống, cùng ngôn ngữ, cùng truyền thống,
sống với nhau trên một lãnh thổ. Quốc gia là một gia đình, dân tộc là một gia
đình.
Vì
đây là thánh lễ cầu nguyện cho Công Lý và Hoà Bình nên tôi xin phép làm
một chuyện ngoại lệ, đó là vượt ra khỏi cái gia đình nhỏ bé của mỗi chúng ta để
nói đến một gia đình rộng lớn hơn, đó là quê hương, là đất nước, là tổ quốc, là
dân tộc.
Bắt
đầu từ những chuyện xa
Trước
khi trực tiếp đề cập đến “chuyện nhà”, chuyện đất nước, chuyện dân tộc chúng
ta, ta hãy bắt đầu từ mấy câu “chuyện người ta”.
Chẳng
hạn nếu theo dõi tin tức thế giới trong thời gian qua, ta thấy nước Anh là một
nước dân chủ, tự do, thế nhưng khi mừng nữ hoàng Ê-li-sa-bét được 60 năm trị
vì, mọi người đều tích cực tham gia, ta thấy người dân Anh không phân biệt tuổi
tác, nghề nghiệp, chính kiến, ở bất cứ vị trí nào trong xã hội, tất cả đều một
lòng quý mến nữ hoàng, vì nữ hoàng là biểu tượng của quốc gia, của dân tộc. Một
ví dụ khác : Trong suốt thời gian tranh cử tổng thống tại Pháp, rồi tại Mỹ vừa
qua, các đảng phái không tiếc lời chỉ trích nhau, có khi thậm tệ, nhưng khi kết
quả ngã ngũ rồi thì mọi người chấp nhận. Một đảng viên cộng hoà tại Mỹ khi được
hỏi thì nói : “Tôi đâu có bàu cho ông Obama, nhưng nay thì ông ấy là tổng thống
của chúng tôi”. Là vì cuối cùng thì quyền lợi đảng phái phải nhường chỗ cho quyền
lợi thiêng liêng, quyền lợi tối thượng của quốc gia, của dân tộc.
Xin
thêm một ví dụ nữa không xa chúng ta, đó là Miến Điện (cũng gọi là Myanmar). Từ
nửa thế kỷ nay, chế độ cai trị tại Miến Điện là chế độ độc tài quân phiệt.
Nhưng cái phúc lớn của Miến Điện là đã không theo chế độ cộng sản. Khi những
người cai trị Miến Điện thức tỉnh và khám phá ra cho dù mình nắm quyền sinh sát
trong tay, nhưng giữa thời toàn cầu hoá mà đất nước bị cô lập, ngày càng tụt
hậu, càng nghèo đói, dân tình bất mãn, khổ sở vì một chế độ hà khắc, nghiệt
ngã, thì họ đã mạnh dạn thay đổi. Và động thái đầu tiên của họ là không tiếp
tục xây con đập Myitsone khổng lồ trước đó đã ký hợp đồng với Trung Cộng. Động
thái này vừa giúp họ bảo vệ môi trường thiên nhiên, tôn trọng nhiều ngàn dân sống
trong vùng ảnh hưởng, vừa giúp họ dần dần thoát ra khỏi nanh vuốt của anh hàng
xóm khổng lồ Trung Cộng. Tiếp theo sau là việc chấp nhận đối thoại với các đảng
phái đối lập mà nhân vật hàng đầu là một người đã được giải Nobel hoà bình, bà
Aung San Suu Kyi. Dĩ nhiên là sau nhiều thập niên trì trệ, nay để nhân dân được
hạnh phúc, đất nước có điều kiện phát triển, Miến Điện còn nhiều việc phải làm.
Nhưng những cánh cửa đang từ tử mở ra. Và các nước dân chủ như Mỹ, Nhật, và
nhiều nước trong cộng đồng Châu Âu đã chụp ngay lấy cơ hội để giúp Miến Điện
hoà nhập vào cộng đồng thế giới tự do. Được vậy là nhờ lãnh đạo Miến Điện đã
biết đặt quyền lợi quốc gia, quyền lợi dân tộc trên tất cả.
Nay
đến chuyện nhà
Sau
khi nói mấy “chuyện người ta”, bây giờ ta hãy nói “chuyện nhà”, chuyện Việt Nam.
Là
người Việt Nam,
chúng ta cùng chung một quê hương, một tiếng nói, một lịch sử, một nền văn hoá.
Tất cả những giá trị đó liên kết chúng ta lại với nhau bằng một sợi dây thiêng
liêng vô hình mang nhiều tên khác nhau như tình đồng bào, lòng yêu nước, yêu
quê hương, yêu tổ quốc. Tình cảm này là điều hết sức tự nhiên, chúng ta mang
trong tim từ khi lọt lòng mẹ như ta có thể thấy trong một bài hát của Phạm Duy
:
Việt
Nam
! Việt Nam
nghe tự vào đời,
Việt
Nam
hai câu nói bên vành nôi…
Việt
Nam
! Việt Nam
tên gọi là người,
Việt
Nam
hai tiếng nói sau cùng khi lìa đời…
Một
khi đã trưởng thành, ta hiểu ra rằng yêu nước, giữ nước, là một bổn phận. Thế
kỷ 11 tướng Lý Thường Kiệt đã để lại áng văn bất hủ là bài hịch chúng ta học
thuộc lòng hồi còn nhỏ, bài đó mở đầu với câu “Nam Quốc sơn hà Nam đế cư”… để
khẳng định chủ quyền trên lãnh thổ : đất nước Nam thì vua Nam ở. Đến thế kỷ 13
thì vua Trần Nhân Tông ra lệnh cho thần dân : “Các người chớ quên, chính nước
lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một
đường làm một nẻo. Cho nên cái hoạ lâu đời của ta là hoạ nước Tàu. Chớ coi
thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải. Các việc trên, khiến ta nghĩ tới
chuyện khác lớn hơn. Tức là họ không tôn trọng biên giới quy ước. Cứ luôn luôn
đặt ra những cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm ta. Họ
gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng
thành cái tổ chim chích. Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn : ‘Một tấc đất
của Tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác’. Ta cũng để lời
nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu.”
Giá
hôm nay, trong vụ tranh chấp ở Biển Đông chẳng hạn, lãnh đạo chúng ta thay vì
cứ ngâm nga bài ca “bốn tốt” và mân mê mười sáu cái chữ vàng mà khỏi cần biết
đó là vàng thật hay vàng giả, giá mà lãnh đạo chúng ta có được lòng yêu nước,
có được khí phách của Trần Nhân Tông hay Lý Thường Kiệt, biết đặt quyền
lợi dân tộc trên tất cả, liên kết với các quốc gia lân bang đồng cảnh ngộ,
và trên hết mọi sự, dựa vào sức mạnh của nhân dân, thì ta không có gì phải sợ.
Nỗi
lòng những người yêu nước
Và
vì chẳng có chính quyền nào thay thế được nhân dân, nên trách nhiệm của mỗi
người dân là phải bảo toàn và phát huy cái di sản chúng ta thừa hưởng được của
tổ tiên. Di sản đó là gì ?
Trước
hết về mặt địa lý, đó là một lãnh thổ, một dải đất, dải đất hình chữ S như
người ta thường nói, chỉ trong thế kỷ trước đã trải qua 30 năm chiến tranh
khiến linh mục thi sĩ Xuân Ly Băng đã phải thốt lên :
Đất
nước tôi là một cỗ quan tài vĩ đại
Dài
từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau
(trong
“Kinh sầu trên Quê Hương”)
Còn Trịnh
Công Sơn nhìn lại lịch sử thì ngậm ngùi :
Một
ngàn năm nô lệ giặc Tàu,
Một
trăm năm đô hộ giặc Tây
Hai
mươi năm nội chiến từng ngày
Gia
tài của mẹ để lại cho con
Gia
tài của mẹ là nước Việt buồn.
Một
thi sĩ khác là Trần Trung Đạo từ một chân trời tự do, nhìn về thì
thấy :
Dải
đất Việt Nam
Nằm
co ro như một kẻ ăn mày
Đang
thoi thóp cuộc đời trên góc phố,
Như
giọt lệ chảy dài nhưng chưa nhỏ,
Như
chiếc lưng khòm Mẹ gánh cả trời thương.
(trích
“Thưa Mẹ, chúng con đi”)
Người
ta có những ý kiến, những tâm trạng khác nhau, từ những góc nhìn, những hoàn
cảnh, những thời điểm khác nhau, nhưng lòng yêu nước đòi người dân phải chấp
nhận hy sinh để bảo toàn lãnh thổ, hy sinh cả tính mạng vì tổ quốc nếu cần. Hồi
còn học trung học, có một bài thơ đã gây cho tôi nhiều cảm xúc, đó là bài “Đêm
liên hoan” của Hoàng Cầm, viết tháng 10 năm 1947, thời chiến tranh chống Pháp
để giành lại độc lập. Tôi xin trích mấy câu sau đây, ghi lại mẩu đối thoại giữa
hai người lính trẻ :
“-
Anh từ đâu tới đó ?
-
Tôi đi giết giặc Tây
Hôm
nay gặp bạn ta cùng hẹn
Lấy
máu thù kia rửa nhục này.
-
Gia đình anh ở đâu ?
-
Mẹ hiền tôi đã khuất
Nhưng
trước khi nhắm mắt
Mẹ
mừng cho đàn sau
Máu
tôi mai sẽ chảy
Trôi
phăng kiếp ngựa trâu.
Xương
tôi tôi bắc nhịp cầu
Cho
đàn em bước lên lầu Tự Do.
-
Trong tiểu đội của anh,
Những
ai còn ai mất ?
-
Không, không ai còn, ai mất
Ai
cũng chết mà thôi !
Người
sau kẻ trước lao vào giặc
Giữ
vững nghìn thu một giống nòi.
Dù
ta thịt nát xương phơi
Cái
còn vĩnh viễn là người Việt Nam…”
Qua
mấy câu thơ này ta thấy được tình yêu quê hương mãnh liệt, thấy được chí can
trường của người chiến sĩ sẵn sàng bỏ mình vì tổ quốc. Đó là thời “một trăm năm
đô hộ giặc Tây.”
Khóc
cho tổ quốc hôm nay
Còn
hôm nay trước những hành động xâm lăng, trước thái độ ngang ngược, hung hãn của
giặc Tàu thì Việt Khang nghẹn ngào :
“Giờ
đây, Việt Nam
còn hay đã mất
Mà
giặc Tàu ngang tàng trên quê hương ta
Hoàng
Trường Sa đã bao người dân vô tội
Chết
ngậm ngùi vì tay súng giặc Tàu…”
Cùng
một hoàn cảnh, một tâm trạng như Việt Khang, từ Hải Phòng nhà văn Nguyễn Xuân
Nghĩa đã không kềm giữ nổi lòng uất hận :
Tổ
quốc tôi như miếng da lừa
Một
lần ước, mất đi một góc.
Ước
phồn vinh: rừng mất cây, biển mất cá
Ước
vẹn toàn: mất hải đảo, mất Cao Nguyên.
Tôi
đứng ôn hòa, biểu ngữ chống Bắc Kinh
Người
đến đầu tiên là cảnh sát
Họ
nhìn tôi như nhìn loài chó ghẻ
Tôi
ngã rồi họ dựng chúng tôi lên
Những
nắm đấm thôi miên vào mặt.
Họ
là người Việt Nam
như tôi
Ở
chung với tôi trên mảnh đất cỗi cằn sỏi đá
Ở
chung với tôi trên mảnh đất ngàn năm vật vã
Lo
sinh nhai, lo giữ chốn sinh tồn.
Tôi
nằm lăn ra đất
Nước
mắt nuốt vào lòng
Lịch
sử 4 ngàn năm triều đại nào như thế ?
Còn
Trần Mạnh Hảo thì phẫn uất đến độ dám gọi vong hồn các anh hùng dân tộc lên để
đặt câu hỏi :
Có
nơi đâu trên thế giới này
Như
Việt Nam
hôm nay
Yêu
nước là tội ác
Biểu
tình chống ngoại xâm bị Nhà Nước bắt ?
Các
anh hùng dân tộc ơi !
Ngô
Quyền, Trần Hưng Đạo ơi !
Nếu
sống lại, các ngài sẽ bị bắt !
Ai
cho phép các ngài đánh giặc phương Bắc ?
Sau
những cuộc xuống đường chống Trung Cộng xâm lược, mới đây nhất nhà thơ Đỗ Trung
Quân như muốn dùng lưỡi dao của bác sĩ để mổ xẻ một khối u khi phân tích nỗi
đau của những người công dân yêu nước đi biểu tình bị lực lượng cảnh sát đối xử
vô cùng thô bạo. Ông đã diễn giải như sau :
Các
anh bẻ quặt tay tôi
Dẫu
gì cũng không đau lắm.
Các
anh thúc cùi chỏ vào hàm tôi
Thú
thật, cũng không đau lắm.
Các
anh đạp vào mặt tôi, dẫu gì
Cũng
không ê ẩm lắm.
Các
anh dúi chúng tôi vào xe,
Thú
thật cũng chỉ ngồi chật một tí.
Các
anh kẹp cổ, lên gối tôi
Dẫu
gì cũng chỉ bầm dập chút.
Cái
chúng tôi đau, rất đau…
Cái
chúng tôi bầm dập,
Cái
chúng tôi ê ẩm chính là
Các
anh thay mặt kẻ cướp nước
Bọn
cướp biển
Bẻ
tay, đánh đập, bắt bớ, đàn áp
CHÍNH-ĐỒNG-BÀO-MÌNH.
Quê
hương như là một huyền nhiệm khiến nhà thơ Đỗ Trung Quân đặt vào miệng em bé
câu hỏi thơ ngây :
Quê
hương là gì hở mẹ
Ai
đi xa cũng nhớ nhiều.
Còn
Trần Trung Đạo thì từ xa hướng về quê mẹ mà khắc khoải :
Chúng
con đã bao lần suy niệm
Bốn
ngàn năm lịch sử của ông cha :
Thuở
Hùng Vương đi chân đất dựng sơn hà
Bao
nhiêu máu đã âm thầm đổ xuống !
Khi
Trưng Trắc trầm mình trên sông Hát
Chỉ
mong giữ tròn trinh tiết với giang san.
Trần
Bình Trọng chịu bêu đầu để làm quỉ nước Nam
Cũng
chỉ vì tấm lòng tha thiết.
Mẹ
ơi, trăng còn có khi tròn, khi khuyết
Nhưng
tình yêu quê hương chẳng khuyết bao giờ.
(trích
: “Thưa Mẹ, chúng con đi.”)
Sở
dĩ tôi trích khá nhiều các nhạc sĩ, thi sĩ vì nếu nói đến lòng yêu nước, yêu
quê hương, có thể người dân thường như chúng ta không thua kém gì họ. Nhưng họ
khác ta, hơn ta ở độ nhạy bén của cảm xúc cũng như ở khả năng dùng giai điệu
hay hình ảnh, màu sắc để diễn tả tâm tình và ý tưởng của mình theo phong cách
nghệ thuật, và nhờ đó dễ gây xúc động nơi người đọc, người nghe. Hy vọng những
tâm tình của các văn nhân nghệ sĩ tôi vừa nêu tạm đủ để khơi gợi nơi mỗi chúng
ta tình yêu quê hương, yêu tổ quốc, nhất là trong hoàn cảnh dầu soi lửa bỏng
hôm nay.
Những
người đang trả giá
Chúng
ta hẳn biết chuyện bạn trẻ Nguyễn Chí Đức đi biểu tình chống Trung Cộng xâm
lăng thì bị đạp vào mặt, một số người khác kẻ bị đánh tàn nhẫn, người bị nhốt
vào tù khiến Trần Mạnh Hảo đã phải thốt lên :
Tôi
yêu tổ quốc tôi mà tôi bị bắt !
Tổ
quốc ! Yêu Người phải lấy máu mà yêu.
Đúng
vậy, bất chấp mọi phiền toái, mọi hiểm nguy đã có 11 cuộc biểu tình diễn ra
trong năm 2011, gần đây là vào tháng 07 và tháng 08. Gần hơn nữa là ngày Chúa
nhật 9 tháng 12 này. Trong những năm qua, những người đấu tranh cho tự do, dân
chủ, cho toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc đã lần lượt vào tù như Lê Chí Quang,
Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Khắc Toàn… Sau đó thì đến Lê Thị Công
Nhân, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Bắc Truyển, Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải,
Hồ Thị Bích Khương, Tạ Phong Tần, Phạm Thanh Nghiên, Lê Công Định, Trần Huỳnh
Duy Thức… Điều đáng ngạc nhiên và đáng mừng là sau đó có một thế hệ trẻ hơn đã
xuất hiện, đó là những Nguyễn Tiến Trung, Nguyễn Thị Minh Hạnh, Việt Khang,
Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Hoàng Vy, Trịnh Kim Tiến, 15 bạn sinh viên Công Giáo gốc
Vinh… và mới đây nhất là cô bé Phương Uyên, cũng là một sinh viên vừa tròn 20
tuổi. Những người đang tuổi trung niên chấp nhận hy sinh sự nghiệp, hy sinh
hạnh phúc gia đình, những bạn trẻ đang tràn trề sức sống, hy sinh tương lai, hy
sinh tất cả để tranh đấu cho tự do dân chủ, cho nền độc lập quốc gia, cho toàn
vẹn lãnh thổ, đó chính là niềm hy vọng của dân tộc, của tổ quốc trong hoàn cảnh
bi đát hôm nay.
Hai
khuôn mặt yêu nước trong hàng giám mục
Sau
khi đưa ra một số gương mặt yêu nước, đặc biệt trong giới văn nhân nghệ sĩ, tôi
thấy trong hàng giám mục Việt Nam
có hai khuôn mặt đáng chúng ta nể phục và noi gương về lòng yêu nước trong thời
đại chúng ta hoặc chưa xa xôi gì cho lắm. Cả hai không có tên trong số những vị
đã ký vào thư chung năm 1980 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam mà tiêu chí có thể
tóm gọn trong mấy chữ “Đồng hành với dân tộc” để rồi cuối cùng cũng chỉ dừng
lại nơi nguyên tắc trừu tượng đó, nhưng cả hai giám mục tôi muốn nói đã có
những việc làm rất cụ thể cho thấy các ngài gắn bó với quê hương, tha thiết với
vận mệnh đất nước, với tiền đồ dân tộc tới mức nào.
Người
đầu tiên là đức cố hồng y Nguyễn Văn Thuận. Bị bắt ít lâu sau biến cố
30-04-1975, ngồi tù 13 năm, rồi bị quản thúc, cuối cùng phải sống lưu vong,
ngài ít có cơ hội cho ta thấy lòng yêu nước của ngài. Nhưng có một câu chuyện
do chính ngài kể lại và ai nghe cũng phải nể phục óc sáng tạo, tài thuyết phục,
và trên hết mọi sự là lòng yêu nước, đó là chuyện xảy ra khi ngài ở trong trại
tù Vĩnh Quang trên núi Vĩnh Phú, và công việc của ngài là cưa gỗ. Ngài biết gỗ
đó lấy từ núi Vĩnh Phú là nơi có đền thờ các vua Hùng nên được xem như điểm
xuất phát của dân tộc Việt Nam.
Ngài muốn có dụng cụ cần thiết để làm một tượng thánh giá bằng chính thứ gỗ đó.
Thật ra ước muốn có một tượng thánh giá để đeo không phải là chuyện khác
thường, nhất là đối với một giám mục. Nhưng trong hoàn cảnh của ngài mà thuyết
phục được cán bộ trại giam để cuối cùng đạt được ý nguyện thì quả là chuyện phi
thường. Nhưng muốn hiểu được ý nghĩa sâu xa của việc làm đó thì ta phải nghe
chính ngài giải thích : Ngài nói : “Gỗ thánh giá ấy lấy từ núi Vĩnh Phú, nơi có
đền Hùng thờ các vua Hùng, tổ tiên chúng ta đã có công dựng nước. Đi đâu tôi
cũng mang thánh giá ấy, mang trên mình Chúa Giê-su và quê hương Việt Nam”. (“Năm
chiếc bánh và hai con cá” trang 40). Qua lời nói đơn sơ mộc mạc đó, ta thấy
được niềm vui của một Ki-tô hữu muốn diễn tả đức tin, thấy được lòng tự hào của
một người gắn bó với dân tộc, thấy được lòng yêu nước tha thiết đến độ nào.
Ví
dụ thứ hai là đức cha Vinh-sơn Nguyễn Văn Long, giám mục phụ tá giáo phận Melbourne ở Úc. Ngay từ
khi mới được bổ nhiệm làm giám mục, với tấm huy hiệu trên đó nổi lên hình lá cờ
vàng ba sọc đỏ dưới dạng những đợt sóng gợi lại chuyện vượt biên, với việc công
khai căn cước tỵ nạn cộng sản, ta đã thấy con người đó gắn bó với quê hương,
hãnh diện về nguồn gốc của mình như thế nào. Sau đó là các bài giảng tại những
nơi có người Việt, bất luận là ở Úc hay Hoa Kỳ, đức cha Nguyễn Văn Long đều bày
tỏ ước mơ sớm thấy đất nước có tự do dân chủ, công lý được thực hiện, nhân
quyền được tôn trọng.
Và
ví dụ gần đây nhất là bài giảng của ngài ngày lễ các thánh 2012 và cũng là ngày
giỗ thứ 49 của cố tổng thống Ngô Đình Diệm. Đức cha Long đã nói về cố tổng
thống Diệm như sau : “Ở một góc cạnh nào đó, cụ là một con người thật bất hạnh.
Cụ chết trong sự phản bội, trong gian ác, trong tủi hờn, trong cô đơn,
trong đớn đau ngút ngàn. Đã gần 50 năm từ ngày định mệnh phũ phàng, nhưng cụ và
bào huynh còn chưa có một nơi an nghỉ xứng đáng, tên tuổi cụ bị chìm trong quên
lãng và danh dự của cụ chưa đựơc phục hồi… Phải chăng tấm gương vị quốc
vong thân, phải chăng ước mơ xây dựng một triều đại chính trực trên quê hương
của cụ sẽ mãi mãi làm ngọn đuốc soi đường cho thế hệ mai sau?” Sau khi
nhắc lại cái chết bi thảm của người đã khai sáng nền Đệ Nhất Công Hoà tại Miền
Nam Việt Nam, đức cha Long chia sẻ suy tư của ngài : “Có lẽ đây cũng là một vấn
nạn cho những ai đang tìm kiếm và tranh đấu cho tự do, nhân quyền và công lý,
nhất là trên quê hương Việt Nam: Khi kẻ chính nhân thì bị hãm hại, ngược đãi
hay quên lãng, trong khi kẻ gian tà thì được tôn vinh… Nhưng Lời Chúa nhắc
nhở chúng ta là phần thưởng của kẻ chính nhân không phải là ở đời này mà ở đời
sau.”
Đến
lượt chúng ta
Cuộc
sống mỗi ngày của chúng ta xem ra khá êm ả, tưởng chừng như chẳng có gì phải lo
lắng, nhất là theo truyền thông nhà nước và các báo lề phải. Nhưng bất cứ ai
quan tâm theo dõi thời cuộc qua các diễn đàn mạng thì sự thật không hề đơn
giản. Việt Nam
đang đối mặt với sự xâm lăng trắng trợn và ngày càng hung hãn của Trung Cộng
bất chấp những lời lẽ hoa mỹ không lường gạt được ai. Chỉ trong tháng này thôi,
ta có thể ghi nhận một chuỗi những hành động gây hấn : phát hành hộ chiếu in
hình bản đồ chủ quyền trên đó có hình lưỡi bò, cắt cáp (lần thứ hai) tàu thăm
dò dầu khí Bình Minh 2, cho bộ đội biên phòng Hải Nam quyền ngăn chặn, kiểm
soát, trục xuất tàu nước ngoài xâm phạm cái gọi là chủ quyền hình lưỡi bò, thực
chất là nhằm vào tàu cá của ngư dân Việt Nam.
Mà
chẳng phải trên Biển Đông mới có vấn đề. Không kể những người Hoa từ bao đời
lập nghiệp ở nước ta, những năm gần đây, từ nam chí bắc, đi đâu cũng thấy người
Hoa, có hàng chục hay hàng trăm ngàn người qua Việt Nam với hộ chiếu du lịch
hay lao động đi khai thác bô-xít hay trồng rừng, có khi lập thành những làng
mạc hay thị trấn nội bất xuất, ngoại bất nhập, có khi dành công ăn việc làm với
người Việt Nam dù họ chỉ là những lao động phổ thông. Đi vào các tiệm buôn hay
siêu thị, hàng hoá phần lớn là của Trung Cộng, phim ảnh Việt Nam làm ra không ai muốn xem. Không
sao cả. Chỗ trống đó đã có phim ảnh Trung Cộng điền vào. Môn sử lẽ ra phải làm
cho con em say mê khi tìm hiểu nguồn gốc tổ tiên thì đã bị biến thành món ăn
nuốt không nổi làm cho người học ngán ngẫm đến chán ghét. Trong khi đó thì cách
đây không lâu bộ Giáo dục Đào tạo đã đề ra ý kiến dạy tiếng Hoa ngay từ cấp
tiểu học. Thế thì thử hỏi cái thế của dân tộc Việt Nam hôm nay có phải là cái thế của
một dân tộc đang đối mặt với thù trong giặc ngoài hay không ? Thử hỏi : mất
nước mà không đau, mất nước mà không nhục, thì chúng ta có còn xứng đáng là
người Việt Nam
nữa hay không ?
Chuyện
động trời đang xảy ra hôm nay là chúng ta đang mất nước. Nhưng sở dĩ xã hội cứ
bình chân như vại, một phần vì thiếu thông tin, phần khác vì sợ hãi. Là vì mọi
chế độ độc tài đều làm cho người dân ra hèn nhát và mê muội. Dân tộc muốn tự
cứu mình, chỉ còn cách thoát ra khỏi sợ hãi mà thôi. Đâu phải tình cờ mà vào
cuối triều đại cộng sản tại Liên Xô và các nước Đông Âu, chính xác là vào năm
1978, ngay sau khi đắc cử Giáo Hoàng, lần đầu tiên xuất hiện trước quảng trường
Thánh Phê-rô, lời đầu tiên của Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II là “Anh chị em đừng sợ
!”. Thật
ra thì ngài chẳng làm gì khác hơn là lặp lại lời Chúa Ki-tô nói với môn đệ sau
khi Phục Sinh : “Chính Thầy đây, đừng sợ !”.
Tôi
biết trong thâm tâm nhiều anh chị em đang tự hỏi : “Nhưng làm gì được bây giờ
?” Dĩ nhiên là không ai trả lời thay cho ai được. Nhưng để gợi ý, tôi đề nghị
anh chị em nhớ lại vị giám mục sống ở nước ngoài, cách xa quê hương nhiều ngàn
cây số, nhưng chỉ vì nặng lòng với đồng bào, với quê cha đất tổ, vẫn tìm ra
cách diễn tả tình yêu của mình. Thậm chí một người tù mất hết tự do có khác gì
con chim gãy cánh hay con thú bị nhốt trong chuồng. Nhưng tù nhân Nguyễn Văn
Thuận vẫn để lại cho ta tấm gương xán lạn của một người đầy óc sáng tạo, chỉ vì
yêu tổ quốc Việt Nam
với một tình yêu nồng nàn tha thiết.
Kết
luận
Và
để kết luận, tôi xin mượn lời của Đức Cố Hồng Y Phan-xi-cô Xa-vi-ê Nguyễn Văn
Thuận qua bài thơ chính ngài sáng tác như một lời nhắn gửi mỗi anh chị em chúng
ta. Bài thơ mang tựa đề “Con có một Tổ Quốc” :
Tiếng
chuông ngân trầm, Việt Nam
cầu nguyện.
Tiếng
chuông não nùng, Việt Nam
buồn thảm.
Tiếng
chuông vang lừng, Việt Nam
khởi hoàn.
Tiếng
chuông thanh thoát, Việt Nam
hy vọng.
Con
có một tổ quốc :
Việt
Nam,
quê hương yêu quý ngàn đời.
Con
hãnh diện, con vui sướng.
Con
yêu non sông gấm vóc, con yêu lịch sử vẻ vang.
Con
yêu đồng bào cần mẫn, con yêu chiến sĩ hào hùng.
Sông
cuồn cuộn, máu chảy cuộn hơn.
Núi
cao cao, xương chất cao hơn.
Đất
tuy hẹp, nhưng chí lớn.
Nước
tuy nhỏ, nhưng danh vang.
Con
phục vụ hết tâm hồn,
Con
trung thành hết nhiệt huyết.
Con
bảo vệ bằng xương máu,
Con
xây dựng bằng tim óc.
Vui
niềm vui đồng bào,
Buồn
nỗi buồn của dân tộc.
Một
nước Việt Nam.
Một
dân tộc Việt Nam,
Một
tâm hồn Việt Nam.
Một
văn hoá Việt Nam.
Một
truyền thống Việt Nam.
Là
người Công Giáo Việt Nam,
Con
phải yêu Tổ quốc gấp bội.
Chúa
dạy con, Hội Thánh bảo con,
Cha
mong giòng máu ái quốc,
Sôi
trào trong huyết quản con.
Nhà
thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn,
Thánh
lễ 20 giờ, ngày 30 tháng 12 năm 2012
Pascal
Nguyễn Ngọc Tỉnh ofm
http://www.youtube.com/watch?v=BlIYXeA5HMY
Bài hát: Bản
Đồ Việt Nam.
Nhạc Sĩ Quốc Lân Sao Mai
Giáo Sư: Sử Địa trường trung học Thánh Giuse Vũng Tàu
Tôi
yêu mến cõi bờ Việt Nam
Một
non sông từ Nam
chí Bắc
Bốn
ngàn năm dãi đầy liệt oanh
Sử
xanh còn ghi
Tây
giáp đất Ai-Lao và biên thùy Cao Miên
Bắc
giáp đất giặc Tàu
Tức
là nước Trung Hoa
Đông
giáp biển Đại Nam
Gần
bên Thái Bình Dương
Nam thì liền với biển
Gần
bên vịnh Thái Lan
Dân
số chín chục triệu
Muôn
đời dựng núi sông
Trên
bản đồ Việt Nam
Hình
như chữ S