Pages

Tuesday, September 10, 2013

Vũ khí hóa học giết người hàng loạt

image
Sự phát tán của loại vũ khí chiến tranh này có thể là dấu chấm hết cho sự tồn tại của loài người…

Trong thời gian gần đây, quan hệ quốc tế đang trở nên căng thẳng vì tình hình chính trị ở Syria. Sau những nghi ngờ của một số nước phương Tây về việc Syria có sử dụng vũ khí hóa học đối với thường dân, Mỹ và các quốc gia đồng minh đe dọa sẽ sử dụng những biện pháp can thiệp quân sự vào mảnh đất ở khu vực Trung Đông này. 

image
Mới đây nhất, chính quyền Mỹ đã cho công bố những báo cáo, bao gồm một loạt bằng chứng về sự tồn tại của một cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học ở ngoại ô Damascus ngày 21/8 vừa qua. 

image
Thi thể nạn nhân nằm la liệt trên đường phố.

image
Theo đó, cuộc tấn công này đã làm 1.429 người thiệt mạng, bao gồm 426 trẻ em. Vậy vũ khí hóa học là gì, chúng có ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống con người và điều gì sẽ xảy ra nếu loại vũ khí này phát tán, bùng nổ trên toàn thế giới?

Vũ khí hóa học là gì?
image
Vũ khí hóa học là một dạng vũ khí quân sự thường được sử dụng trong chiến tranh, có khả năng hủy diệt và sát thương hàng loạt, giống như vũ khí sinh học, vũ khí hạt nhân… Nói đơn giản, đây là tập hợp các thiết bị quân sự có sử dụng hóa chất (ở cả 3 thể rắn, lỏng, khí) khi được phát tán sẽ gây ra tổn thương trực tiếp trên cơ thể người hoặc tử vong.

image
Một xưởng sản xuất vũ khí hóa học.
Tùy theo hóa chất được sử dụng, người ta chia vũ khí hóa học thành 3 loại chính: loại sử dụng chất độc thần kinh, sử dụng hơi cay và sử dụng chất độc hô hấp.

Sức mạnh hủy diệt của vũ khí hóa học?
image
Trên thực tế, con người biết sử dụng loại vũ khí tàn bạo này từ rất sớm. Những phiên bản đầu tiên chính là các mũi tên tẩm độc của thổ dân da đỏ. Thời đó, người ta đã biết tới việc bỏ độc vào nguồn nước để tiêu diệt quân địch.

image
Trước Công nguyên, người Ấn Độ đã từng vận dụng khói hơi ngạt trong các trận chiến của mình. Ở phương Tây, các chiến binh Spartan cũng đốt gỗ trộn với mù tạt và lưu huỳnh để tạo ra hơi cay của riêng mình dùng trong chiến tranh.

image
Thời kỳ hoàng kim của loại vũ khí này là trong hai cuộc chiến tranh thế giới và hình ảnh tàn bạo của phát xít Đức thảm sát hàng triệu người vô tội bằng khí độc sẽ còn ám ảnh chúng ta mãi về sau. Một số loại chất độc chính từng được sử dụng là VX, Sarin, clo, phosgene,…

image
Vũ khí hóa học được sử dụng rất nhiều trong Thế chiến I.
Trong đó, Sarin là một chất độc thần kinh, độc tính mạnh gấp 500 lần cyanide (Hydro xyanua) và có thể giết chết một người trưởng thành trong vòng 1 phút. VX lại sở hữu khả năng hủy diệt lớn, giết chết 75% những ai bị chất này dính lên người trong vòng 7-8 giờ đồng hồ. Phosgene có mùi cỏ mới, sẽ gây phù phổi nếu vô tình hít phải và giết chết người bị nhiễm trong vòng 1-2 ngày.

image
Cho tới ngày nay, trên thế giới có không ít quốc gia trên thế giới tuyên bố sở hữu kho vũ khí hóa học. Có thể kể tới như Mỹ, Ấn Độ, Iraq, Nhật Bản. Gần đây, cả thế giới đang nín thở theo dõi tình hình ở Syria khi báo chí và chính quyền phương Tây nghi ngờ nước này sử dụng vũ khí hóa học với dân thường.

image
Dù điều đó có đúng hay không thì với khả năng hủy diệt hàng loạt của mình, sẽ không sai khi cho rằng, nếu vũ khí hóa học bùng nổ trên thế giới, đó cũng sẽ là dấu chấm hết cho lịch sử loài người.

Phương pháp sống sót trước thảm họa vũ khí hóa học

image
Không chỉ có con người mới là nạn nhân của vũ khí hóa học mà rất nhiều loài động vật cũng phải nhận kết cục tương tự.

image
Cả nhân loại đều hiểu được sự nguy hiểm mà vũ khí hóa học đem lại. Do đó, một tổ chức giải trừ vũ khí hóa học (OPCW) quy tụ 189 quốc gia đã được thành lập năm 1997 nhằm thực hiện những nỗ lực không mệt mỏi, ngăn chặn sự phát triển cũng như giải trừ, tiến tới xóa bỏ vũ khí hóa học trên thế giới.

image
Hàng trăm ngàn người bị giết trong Thế chiến II bởi vũ khí hóa học của phát xít Đức.
Với những nỗ lực này, nhiều khả năng, một thảm kịch vũ khí hóa học trên quy mô toàn cầu có lẽ sẽ chỉ có trên lý thuyết. Song, không ai có thể chắc chắn 100% điều gì.

image
Thế giới còn biết bao nhiêu kho vũ khí hóa học như thế này.
Bởi vậy, giống như thảm họa hạt nhân, sự bùng nổ trên quy mô toàn cầu của vũ khí hóa học cũng như Ngày Tận thế đang treo lơ lửng trên đầu chúng ta. Để sống sót qua “cái chết không báo trước” này, hãy làm theo những hướng dẫn sau:

Cố gắng nhận biết một cuộc tấn công hóa học càng nhanh càng tốt. Bạn có thể làm điều này bằng cách nghe thông tin từ truyền hình, radio. Đa phần các chất độc hóa học được sử dụng có thể không màu nhưng có mùi đặc trưng như mùi hắc của khí clo, mùi mù tạt… Khi tiếp xúc với những loại khí như vậy, cơ thể bạn gần như phản ứng tức thì: da tấy đỏ, ngứa, khó thở, mù tạm thời…

image
Nếu biết mình đang nằm trong vùng tấn công hóa học, hãy tìm những vùng đất cao nhất và tới đó. Phần lớn chất độc hóa học nặng hơn không khí, do đó việc làm trên giúp bạn hạn chế đáng kể khả năng bị dính chất độc. 

Sau đó, mau chóng thay hết toàn bộ quần áo đang mặc, bọc vào túi nhựa và vứt đi vì chắc chắn hóa chất đã dính lên chúng. Bạn cần nhanh chóng tắm rửa bằng xà phòng cẩn thận, rửa mắt với nước 10-15 phút để loại bỏ những mầm mống hóa chất có thể sót lại trên da.

image
Cuối cùng, hãy giữ bình tĩnh để điều hòa nhịp thở. Sự hoảng loạn khiến bạn thở nhanh hơn, hít nhiều khí hơn bình thường và làm tăng nguy cơ hít phải khí độc. Để bảo vệ phổi, hãy sử dụng mặt nạ phòng độc hoặc bịt mũi bằng bông tẩm nước tiểu. 

Nước tiểu có khả năng trung hòa một số chất độc hóa học đang được sử dụng hiện nay. Trong Thế chiến thứ I, quân đội Canada đã sống sót nhờ xử dụng phương pháp này.

Tạm kết: Sự bùng nổ vũ khí hóa học xảy ra chính xác khi nào là điều không ai dám chắc. Nhưng chuẩn bị trước là chuyện hoàn toàn nên làm. Thường xuyên cập nhật tin tức, tìm hiểu chính xác những phương pháp phòng thân là điều sẽ giúp bạn sống sót qua “cái chết không báo trước” này.

* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Discovery, Business Insider, Global Post, Wikihow, Wikipedia...

image

Giọt nước mắt... vì niềm kiêu hãnh
Đạo trong võ học
Sợ Vợ
Liệu sẽ có 'cách mạng cơm-bún' ở VN?
Việt kiều về thăm quê
Khuôn mặt lấp ló giữa đống lửa đang cháy
So sánh GDP đầu người của Việt Nam với vài nước Á ...
Dalai Lama: Học làm người
Cộng Cà Phê và Quán thịt chó "Đảng Chồn Lùi"
Hủ tiếu
Rainbow Mountains In China
Một góc nhìn về cơm 2000 đồng
Tại sao thuyền nhân liều mạng tới Úc?
Công an 'xô xát' với giáo dân ở Nghệ An
Số người tị nạn Syria vượt mức 2 triệu
Những thứ cần phải quên
Nghi Phạm khủng bố Al-Qaeda gốc Việt là ai?
Tin "Vịt"
Thế giới kỳ lạ bên trong cơ thể con người
Quốc khánh
Nữ nghệ sĩ Việt với cuộc hành trình đưa nhạc dân t...
Facebook ở VN: Đồng sàng dị 'mạng'
Hoa Kỳ có lịch sử lâu đời về hoạt động quân sự ở n...
Hũ hài cốt là con tin trong chùa
Chuyện cờ bịch ngày xưa ở VN
Cho phép thì lo, không cho thì lạc hậu
Điệp viên cs Phạm Xuân Ẩn: Xin đừng chôn tôi gần c...
Thế giới ăn gì vào bữa sáng?
Hòa thượng Thích Quảng Độ từ nhiệm
Chị “Sui” hấp dẫn!!
Chủ nợ Việt dùng cảnh sát Việt hăm dọa con nợ
Những chuyện về ăn uống
Nhân Quyền, Dân Chủ VN: Tình Hình Tháng 8 Năm 2013...
Hai cậu bé: bán thuốc lá dạo và đạp xích lô ở VN
Bán tất cả, trừ huyền thoại
25 món bún
Madison, Wisconsin: 30-8 Ngày John 'Vietnam' Nguye...
Những bí ẩn bên trong xác ướp HCM?
Bà Clinton 'nhiều quà' hơn cả ông Obama
Thế giới tập trung vào Syria
Cơn "mưa tiền" trút xuống cảng du lịch ở Mỹ
Chuyện Lừa
Anh xử nghi phạm al-Qaeda gốc Việt
Hậu trường ngoại giao Mỹ - Việt
Bao nhiêu người sẽ không được cấp bằng lái xe?
Điều bạn có thể chưa biết về Việt Nam
Vũ khí khủng bố mới khiến cả thế giới lo sợ
Hồ Chí Minh đứng hạng 3 sau Pol Pot
Bệnh vô cảm và bệnh sợ hãi
Tâm tư Bác-Sĩ Xã Hội Chủ Nghĩa VN
Hai câu chuyện này có liên hệ gì với nhau?
Vỡ nợ vì vào nhà thương?
Nails Việt toàn nước Anh đang lo lắng
Lần đầu tiên có bằng cử nhân Việt Ngữ tại Hoa Kỳ
Nguyễn Tất Nhiên: Gã cuồng yểu mệnh
Marissa Mayer: Nữ CEO xinh đẹp của Yahoo
Phim 'Vành đai Thái Bình Dương'
Art: Những khu rừng nước Anh
Diệu Hương: Tiếng hát của hoa Lan
Nhan sắc của một cô gái Việt
Người giữ hồn cho nhạc dân tộc
Nhạc sĩ Vân Ánh đem tiếng đàn tranh đến đất Mỹ
Tại sao Ai Cập quan trọng & Vũ khí hóa học tại Syr...
Đồ lót giúp “quan hệ từ xa”
Ca sĩ 13 tuổi gốc Việt hát nhạc của nhạc sĩ Việt K...
Ý nghĩa bản án của Phương Uyên-Nguyên Kha
Tình yêu của một phóng viên cho một dân tộc nhiều ...
Tôi không phải dân Bắc!!!

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.