GẶP GỠ ĐIÊU KHẮC GIA PHẠM THÔNG: NHỮNG MẪU CHUYỆN CHUNG QUANH CÁC BỨC TƯỢNG ĐỂ ĐỜI
ĐIÊU KHẮC GIA PHẠM THÔNG
Nhắc đến điêu khắc gia Phạm Thông, ai cũng nghĩ ngay đến bức tượng Trần Hưng Đạo để đời nằm ở công trường Mê Linh, cuối đường Hai Bà Trưng, sát bờ sông Sài Gòn. Ít người để ý một chi tiết rằng tượng đài các anh hùng dân tộc ở Việt Nam khá nhiều: Quang Trung, Lê Lợi, Hai Bà Trưng…, nhưng ở những tỉnh thành khác nhau thì lại có hình tượng khác nhau của vị các anh hùng đó. Chỉ riêng có tượng Trần Hưng Đạo thì ở ba thành phố lớn là Sài Gòn, Vũng Tàu và Qui Nhơn đều dùng chung một mẫu tượng của Phạm Thông. Hơn thế nữa, hình như mọi người Việt từ Nam chí Bắc đều mặc định rằng đó là hình tượng tiêu biểu của một trong những chiến binh lỗi lạc nhất của dân tộc, đã hơn một lần đại phá quân Mông Cổ hùng mạnh vào đời Trần.
Trong thập niên 80, khi cả nước tìm đường đào thoát, thì chắc ai cũng nhớ câu chuyện tiếu lâm về một người Sài GÒn khổ quá đi hỏi ý kiến Phật, Chúa, rồi ra tượng Đức Thánh Trần hỏi phải làm gì, thì ngài chỉ xuống sông, có ý rằng… phải vượt biên thôi!
Ngày nay, những người yêu nước trong và ngoài Việt Nam hiện đang sục sôi trước việc Trung Quốc chiếm đọat Hòang Sa, Trường Sa, dành chủ quyền biển Đông. Hẳn có nhiều người ngậm ngùi nghĩ đến anh linh của Đức Thánh Trần. Hình ảnh của Ngài uy nghi chỉ tay xuống dòng sông Bạch Đằng- thề rằng nếu không phá xong giặc thì quyết không về trên dòng sông này nữa- liệu có cứu được đất nước khỏi đại họa bắc phương?
Trong thời điểm như vậy, nghĩ cũng thú vị khi được nghe điêu khắc gia Phạm Thông từ Houston kể lại câu chuyện dựng tượng Đức Thánh Trần từ hơn 40 năm trước…
Anh Phạm Thông tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật Sài Gòn vào năm 1965. Thời đi học anh thiên về hội họa nhiều hơn là điêu khắc. Anh cho biết tượng Trần Hưng Đạo là tác phẩm đầu tay của mình sau khi ra trường, năm đó anh mới 24 tuổi. Vào năm 1967, binh chủng Hải Quân và Hội Đưc Thánh Trần tổ chức cuộc thi tạc tượng Trần Hưng Đạo – Thánh Tổ Hải Quân Việt Nam- để đặt vào vị trí công trường Mê Linh thay cho tượng Hai Bà Trưng. Có 13 đồ án đã được nộp để dự thi, và anh Phạm Thông là người thắng giải. Lúc đầu, đồ án của anh là tượng ngồi nghiên cứu binh thư yếu lược chứ không phải đứng. Nhưng khi bắt tay vào việc, ý tưởng Ngài chỉ xuống sông Sài GÒn ngay vị trí Bến Bạch Đằng có vẻ sống động và phù hợp hơn, nên anh đã quyết định chuyển thiết kế thành mẫu tượng như hiện nay.Bức tượng xi măng cao gần 6 mét, đứng trên một bục lăng trụ tam giác cao 10 mét. Việc phải đặt tượng trên một lăng trụ tam giác khá hẹp này là vì anh phải tận dụng lại vị trí kiềng ba chân đã đặt tượng Hai Bà Trưng ngày trước. Trong cái khó ló cái… hay, vì tam giác cũng là hình dạng của mũi thuyền, nên tượng Ngài như đang đứng chỉ huy trước mũi thuyền vậy.
Anh Phạm Thông kể lại rằng Đại Tá Trần Văn Chơn là người chủ trì dự án đã cho thực hiện mọi việc hết sức nghiêm túc. Ngày động thổ, ông đã yêu cầu anh ba giờ sáng phải có mặt để cùng ông cúng bái. Các tàu hải quân phải treo cờ của Đức Thánh Trần vào ngày này. Nhưng chàng nghệ sĩ trẻ Phạm Thông thì lại còn ham vui lắm. Đồ án lý ra chỉ thực hiện trong vài tháng, nhưng rốt cuộc kéo dài một năm. Anh còn nhớ trong ngày khánh thành, 8 giờ sáng là bắt đầu mà 5 giờ sáng anh còn trèo trên tượng, đục đẽo, sửa chữa. Có một vài chỗ sửa không kịp, phải dùng giấy carton sơn màu đắp vá tạm!
Rồi bức tượng Đức Thánh Trần nhanh chóng được người dân Miền Nam chấp nhận, kính yêu. Một niềm tự hào mà tác giả chưa chắc đã hình dung ra đầy đủ. Khi được hỏi anh đã thực hiện tiếp hai phiên bản ở Vũng Tàu và Qui Nhơn vào lúc nào, anh Phạm Thông cho biết là binh chủng hải quân đã làm chứ không phải anh. Lúc đó anh cũng đã là lính của Cục Tâm Lý Chiến. Anh không thích vị trí đặt tượng ở Vũng Tàu lắm, vì Đức Thánh Trần chỉ… ra đường chứ không phải ra biển! Anh còn chưa có dịp ngắm phiên bản bức tượng đặt ở Qui Nhơn nữa. Cũng ít có người biết anh còn làm một bức tượng anh hùng dân tộc khác nữa, đó là tượng Quang Trung đặt ngay tại Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung Hóc Môn.
Sang đến Mỹ, định cư tại Houston, cái nghiệp đã đưa đẩy anh Phạm Thông thực hiện thêm một bức tượng cũng nổi tiếng không kém. Đó là bức tượng Chiến Sĩ Việt Mỹ, đặt ở khu Universal Shoping Center của người Việt trên đường Bellaire. Bức tượng này được khánh thành vào năm 2005. So với bức tượng cùng chủ đề ở Little Saigon Quận Cam, bức tượng ở Houston có nhiều điểm khác biệt. Người Chiến Sĩ Cộng Hòa của anh Phạm Thông vẫn còn đang ở tư thế tiến công. Theo anh, hình ảnh của Người Lính Cộng Hòa trong tim người dân Miền Nam Việt Nam vẫn luôn là vậy, cho dù bây giờ nước đã mất, người Việt Tự Do đang sống lưu vong ở khắp nơi trên thế giới.
Câu chuyện thực hiện tượng đài Chiến Sĩ Việt Mỹ của anh Phạm Thông còn có phần ly kỳ hơn tượng Đức Thánh Trần. Lúc cộng đồng người Việt Houston kêu gọi cuộc thi để chọn mẫu tượng, cũng có tất cả 13 đồ án. Đồ án của anh nộp sau cùng, bởi vì lúc đầu anh không có y định tham gia dự thi. Anh nghĩ là những công trình này nên để cho lớp trẻ thực hiện. Nhưng có một vài người bạn trong cộng đồng nải nỉ quá, anh nhận lời dự thi. Rồi cuộc thi do chính cộng đồng Houston bình bầu đã chọn đồ án của anh để thực hiện.
Vị trí đặt tượng là một vấn đề nan giải. Lúc đầu định đặt ở công viên, nhưng sau mọi người thấy rằng nên đặt ở một khu shopping thì người dân mình qua lại chiêm ngưỡng nhiều hơn. Nhưng làm sao có tiền để mà mua chỗ? Trong lúc ăn tối với nhau ở một nhà hàng nằm trong khu Universal Shopping Center của anh Hubbert Võ ( lúc đó chưa là dân biểu), ủy ban tổ chức là Thiếu Tá Lê Văn Sanh, anh Phạm Thông và một vài thân hữu nữa bàn chuyện này với nhau có mặt anh Hubbert Võ. Anh Hubbert không nói gì cho đến cuối buổi, khi tàn tiệc mới nói nhỏ với Thiếu Tá Sanh rằng “ …Ngày mai tới gặp cháu để bàn về địa điểm, cháu có ý định hiến tặng một vị trí cho tượng đài ở ngay trong shopping này…”. Niềm vui kéo dài không lâu, vì sau đó anh Hubbert Võ lại nói rằng ông thầy địa lý của anh phán không nên để tượng này ở khu vực shopping, vì âm khí có thể làm dương suy, ảnh hưởng đến việc kinh doanh. Anh Phạm Thông và ủy ban lại tiếp tục tìm cách xin gặp ông thầy địa lý này để nhờ ông giúp. Thiệt là tình cờ, trong ngày hẹn gặp, ông thầy đang xem Báo Con Ong và biết ra anh Phạm Thông là chủ tờ báo. Thế là trong suốt nửa giờ, ông ta chỉ ngồi khen lập trường tờ Con Ong, và nói chuyện báo chí. Đến gần lúc chia tay, ông chỉ nói vắn tắt: “ …Âm thịnh dương suy thì cũng có cách giải. Tôi có thể bày cách cho Hubbert Võ, và thuyết phục anh ta cứ cho để tượng ở đó…”. Mọi người mới thở phào nhẹ nhõm!
Anh Phạm Thông kể bức tượng người lính sĩ Cộng Hòa linh thiêng và “có hồn” thực sự. Ngày cuối cùng khi anh tạc xong bức tượng, khỏang 05 giờ sáng, con chó nhà anh ra sân đứng trước bức tượng sủa dữ dội và liên tục như thấy có người lạ vào nhà. Anh phải ra xem có gì xảy ra, nhưng không hề thấy có ai cả. Anh rùng mình, đứng trước bức tượng khấn rằng các linh hồn tử sỉ có về đây thì xin phù hộ cho anh thực hiện dự án này tốt đẹp. Anh cũng là một người lính, dù chưa bao giờ ra trận, nhưng cũng muốn đóng góp xương máu của mình để vinh danh những đồng đội đã khuất. Con chó sau đó hết sủa ngay! Rồi khi đem bức tượng đặt lên bệ ở vị trí shopping, anh đang dùng cưa tay để cắt cụt một đoạn sắt dư, thì lơ đễng để tự cưa đứt mất một đốt ngón tay đeo nhẫn! Anh nghiệm lại rằng chắc tại do lời khấn của mình “…muốn đóng góp xương máu…”. Ngày bức tượng người lính Việt đặt lên vị trí ( tượng người lính Mỹ lên vị trí sau đó), mọi người có mặt đều không cầm được nước mắt, vì có một cái gì đó thiêng liêng không thể diễn tả được. Khu shopping này của Hubbert Võ sau đó làm ăn còn có phần phát đạt hơn. Nhiều người còn tin rằng Hubbert Võ sau đó thắng cử được chức dân biểu tiểu bang trong một cuộc bầu cử không cân sức với đối thủ Mỹ trắng kỳ cựu, chắc cũng phải nhờ đến anh linh của các chiến sĩ Cộng Hòa phù hộ…
Hiện nay, anh Phạm Thông khá bận rộn với công việc kinh doanh của gia đình ở tiệm Gold & Watch trong khu Willowbrook Mall. Anh vẫn tiếp tục duy trì tờ báo Con Ong một tháng có một kỳ. Thỉnh thỏang anh cũng đi tạc tượng cho một số nhà thờ ở Houston. Trong tương lai, rất có thể anh sẽ dựng thêm một tượng đài chiến sĩ nữa tại thành phố Dallas.
Khi được hỏi về nguy cơ Bắc thuộc đã gần kề đối với dân tộc Việt Nam, anh Phạm Thông có cái nhìn lạc quan hơn. Đã từ mấy ngàn năm trước, người Tàu đã muốn đồng hóa người Việt và đều thất bại. Bây giờ cũng sẽ vậy thôi. Anh tin là con cháu của Đức Thánh Trần sẽ tìm ra cách thoát khỏi tham vọng bành trướng của Tàu.
Anh còn mong rằng nếu mà đất nước thay đổi thật sự, anh sẽ có dịp về lại quê hương, sửa lại một vài điểm ở pho tượng mà trước đây anh chưa ưng ý lắm. Hẳn là Đức Thánh Trần cũng sẽ vui nếu có dịp gặp lại anh Phạm Thông ở chốn cũ, sau gần nửa thế kỷ xa cách…
Đòan Hưng
ĐIÊU KHẮC GIA PHẠM THÔNG
Nhắc đến điêu khắc gia Phạm Thông, ai cũng nghĩ ngay đến bức tượng Trần Hưng Đạo để đời nằm ở công trường Mê Linh, cuối đường Hai Bà Trưng, sát bờ sông Sài Gòn. Ít người để ý một chi tiết rằng tượng đài các anh hùng dân tộc ở Việt Nam khá nhiều: Quang Trung, Lê Lợi, Hai Bà Trưng…, nhưng ở những tỉnh thành khác nhau thì lại có hình tượng khác nhau của vị các anh hùng đó. Chỉ riêng có tượng Trần Hưng Đạo thì ở ba thành phố lớn là Sài Gòn, Vũng Tàu và Qui Nhơn đều dùng chung một mẫu tượng của Phạm Thông. Hơn thế nữa, hình như mọi người Việt từ Nam chí Bắc đều mặc định rằng đó là hình tượng tiêu biểu của một trong những chiến binh lỗi lạc nhất của dân tộc, đã hơn một lần đại phá quân Mông Cổ hùng mạnh vào đời Trần.
Trong thập niên 80, khi cả nước tìm đường đào thoát, thì chắc ai cũng nhớ câu chuyện tiếu lâm về một người Sài GÒn khổ quá đi hỏi ý kiến Phật, Chúa, rồi ra tượng Đức Thánh Trần hỏi phải làm gì, thì ngài chỉ xuống sông, có ý rằng… phải vượt biên thôi!
Ngày nay, những người yêu nước trong và ngoài Việt Nam hiện đang sục sôi trước việc Trung Quốc chiếm đọat Hòang Sa, Trường Sa, dành chủ quyền biển Đông. Hẳn có nhiều người ngậm ngùi nghĩ đến anh linh của Đức Thánh Trần. Hình ảnh của Ngài uy nghi chỉ tay xuống dòng sông Bạch Đằng- thề rằng nếu không phá xong giặc thì quyết không về trên dòng sông này nữa- liệu có cứu được đất nước khỏi đại họa bắc phương?
Trong thời điểm như vậy, nghĩ cũng thú vị khi được nghe điêu khắc gia Phạm Thông từ Houston kể lại câu chuyện dựng tượng Đức Thánh Trần từ hơn 40 năm trước…
Anh Phạm Thông tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật Sài Gòn vào năm 1965. Thời đi học anh thiên về hội họa nhiều hơn là điêu khắc. Anh cho biết tượng Trần Hưng Đạo là tác phẩm đầu tay của mình sau khi ra trường, năm đó anh mới 24 tuổi. Vào năm 1967, binh chủng Hải Quân và Hội Đưc Thánh Trần tổ chức cuộc thi tạc tượng Trần Hưng Đạo – Thánh Tổ Hải Quân Việt Nam- để đặt vào vị trí công trường Mê Linh thay cho tượng Hai Bà Trưng. Có 13 đồ án đã được nộp để dự thi, và anh Phạm Thông là người thắng giải. Lúc đầu, đồ án của anh là tượng ngồi nghiên cứu binh thư yếu lược chứ không phải đứng. Nhưng khi bắt tay vào việc, ý tưởng Ngài chỉ xuống sông Sài GÒn ngay vị trí Bến Bạch Đằng có vẻ sống động và phù hợp hơn, nên anh đã quyết định chuyển thiết kế thành mẫu tượng như hiện nay.Bức tượng xi măng cao gần 6 mét, đứng trên một bục lăng trụ tam giác cao 10 mét. Việc phải đặt tượng trên một lăng trụ tam giác khá hẹp này là vì anh phải tận dụng lại vị trí kiềng ba chân đã đặt tượng Hai Bà Trưng ngày trước. Trong cái khó ló cái… hay, vì tam giác cũng là hình dạng của mũi thuyền, nên tượng Ngài như đang đứng chỉ huy trước mũi thuyền vậy.
Anh Phạm Thông kể lại rằng Đại Tá Trần Văn Chơn là người chủ trì dự án đã cho thực hiện mọi việc hết sức nghiêm túc. Ngày động thổ, ông đã yêu cầu anh ba giờ sáng phải có mặt để cùng ông cúng bái. Các tàu hải quân phải treo cờ của Đức Thánh Trần vào ngày này. Nhưng chàng nghệ sĩ trẻ Phạm Thông thì lại còn ham vui lắm. Đồ án lý ra chỉ thực hiện trong vài tháng, nhưng rốt cuộc kéo dài một năm. Anh còn nhớ trong ngày khánh thành, 8 giờ sáng là bắt đầu mà 5 giờ sáng anh còn trèo trên tượng, đục đẽo, sửa chữa. Có một vài chỗ sửa không kịp, phải dùng giấy carton sơn màu đắp vá tạm!
Rồi bức tượng Đức Thánh Trần nhanh chóng được người dân Miền Nam chấp nhận, kính yêu. Một niềm tự hào mà tác giả chưa chắc đã hình dung ra đầy đủ. Khi được hỏi anh đã thực hiện tiếp hai phiên bản ở Vũng Tàu và Qui Nhơn vào lúc nào, anh Phạm Thông cho biết là binh chủng hải quân đã làm chứ không phải anh. Lúc đó anh cũng đã là lính của Cục Tâm Lý Chiến. Anh không thích vị trí đặt tượng ở Vũng Tàu lắm, vì Đức Thánh Trần chỉ… ra đường chứ không phải ra biển! Anh còn chưa có dịp ngắm phiên bản bức tượng đặt ở Qui Nhơn nữa. Cũng ít có người biết anh còn làm một bức tượng anh hùng dân tộc khác nữa, đó là tượng Quang Trung đặt ngay tại Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung Hóc Môn.
Sang đến Mỹ, định cư tại Houston, cái nghiệp đã đưa đẩy anh Phạm Thông thực hiện thêm một bức tượng cũng nổi tiếng không kém. Đó là bức tượng Chiến Sĩ Việt Mỹ, đặt ở khu Universal Shoping Center của người Việt trên đường Bellaire. Bức tượng này được khánh thành vào năm 2005. So với bức tượng cùng chủ đề ở Little Saigon Quận Cam, bức tượng ở Houston có nhiều điểm khác biệt. Người Chiến Sĩ Cộng Hòa của anh Phạm Thông vẫn còn đang ở tư thế tiến công. Theo anh, hình ảnh của Người Lính Cộng Hòa trong tim người dân Miền Nam Việt Nam vẫn luôn là vậy, cho dù bây giờ nước đã mất, người Việt Tự Do đang sống lưu vong ở khắp nơi trên thế giới.
Câu chuyện thực hiện tượng đài Chiến Sĩ Việt Mỹ của anh Phạm Thông còn có phần ly kỳ hơn tượng Đức Thánh Trần. Lúc cộng đồng người Việt Houston kêu gọi cuộc thi để chọn mẫu tượng, cũng có tất cả 13 đồ án. Đồ án của anh nộp sau cùng, bởi vì lúc đầu anh không có y định tham gia dự thi. Anh nghĩ là những công trình này nên để cho lớp trẻ thực hiện. Nhưng có một vài người bạn trong cộng đồng nải nỉ quá, anh nhận lời dự thi. Rồi cuộc thi do chính cộng đồng Houston bình bầu đã chọn đồ án của anh để thực hiện.
Vị trí đặt tượng là một vấn đề nan giải. Lúc đầu định đặt ở công viên, nhưng sau mọi người thấy rằng nên đặt ở một khu shopping thì người dân mình qua lại chiêm ngưỡng nhiều hơn. Nhưng làm sao có tiền để mà mua chỗ? Trong lúc ăn tối với nhau ở một nhà hàng nằm trong khu Universal Shopping Center của anh Hubbert Võ ( lúc đó chưa là dân biểu), ủy ban tổ chức là Thiếu Tá Lê Văn Sanh, anh Phạm Thông và một vài thân hữu nữa bàn chuyện này với nhau có mặt anh Hubbert Võ. Anh Hubbert không nói gì cho đến cuối buổi, khi tàn tiệc mới nói nhỏ với Thiếu Tá Sanh rằng “ …Ngày mai tới gặp cháu để bàn về địa điểm, cháu có ý định hiến tặng một vị trí cho tượng đài ở ngay trong shopping này…”. Niềm vui kéo dài không lâu, vì sau đó anh Hubbert Võ lại nói rằng ông thầy địa lý của anh phán không nên để tượng này ở khu vực shopping, vì âm khí có thể làm dương suy, ảnh hưởng đến việc kinh doanh. Anh Phạm Thông và ủy ban lại tiếp tục tìm cách xin gặp ông thầy địa lý này để nhờ ông giúp. Thiệt là tình cờ, trong ngày hẹn gặp, ông thầy đang xem Báo Con Ong và biết ra anh Phạm Thông là chủ tờ báo. Thế là trong suốt nửa giờ, ông ta chỉ ngồi khen lập trường tờ Con Ong, và nói chuyện báo chí. Đến gần lúc chia tay, ông chỉ nói vắn tắt: “ …Âm thịnh dương suy thì cũng có cách giải. Tôi có thể bày cách cho Hubbert Võ, và thuyết phục anh ta cứ cho để tượng ở đó…”. Mọi người mới thở phào nhẹ nhõm!
Anh Phạm Thông kể bức tượng người lính sĩ Cộng Hòa linh thiêng và “có hồn” thực sự. Ngày cuối cùng khi anh tạc xong bức tượng, khỏang 05 giờ sáng, con chó nhà anh ra sân đứng trước bức tượng sủa dữ dội và liên tục như thấy có người lạ vào nhà. Anh phải ra xem có gì xảy ra, nhưng không hề thấy có ai cả. Anh rùng mình, đứng trước bức tượng khấn rằng các linh hồn tử sỉ có về đây thì xin phù hộ cho anh thực hiện dự án này tốt đẹp. Anh cũng là một người lính, dù chưa bao giờ ra trận, nhưng cũng muốn đóng góp xương máu của mình để vinh danh những đồng đội đã khuất. Con chó sau đó hết sủa ngay! Rồi khi đem bức tượng đặt lên bệ ở vị trí shopping, anh đang dùng cưa tay để cắt cụt một đoạn sắt dư, thì lơ đễng để tự cưa đứt mất một đốt ngón tay đeo nhẫn! Anh nghiệm lại rằng chắc tại do lời khấn của mình “…muốn đóng góp xương máu…”. Ngày bức tượng người lính Việt đặt lên vị trí ( tượng người lính Mỹ lên vị trí sau đó), mọi người có mặt đều không cầm được nước mắt, vì có một cái gì đó thiêng liêng không thể diễn tả được. Khu shopping này của Hubbert Võ sau đó làm ăn còn có phần phát đạt hơn. Nhiều người còn tin rằng Hubbert Võ sau đó thắng cử được chức dân biểu tiểu bang trong một cuộc bầu cử không cân sức với đối thủ Mỹ trắng kỳ cựu, chắc cũng phải nhờ đến anh linh của các chiến sĩ Cộng Hòa phù hộ…
Hiện nay, anh Phạm Thông khá bận rộn với công việc kinh doanh của gia đình ở tiệm Gold & Watch trong khu Willowbrook Mall. Anh vẫn tiếp tục duy trì tờ báo Con Ong một tháng có một kỳ. Thỉnh thỏang anh cũng đi tạc tượng cho một số nhà thờ ở Houston. Trong tương lai, rất có thể anh sẽ dựng thêm một tượng đài chiến sĩ nữa tại thành phố Dallas.
Khi được hỏi về nguy cơ Bắc thuộc đã gần kề đối với dân tộc Việt Nam, anh Phạm Thông có cái nhìn lạc quan hơn. Đã từ mấy ngàn năm trước, người Tàu đã muốn đồng hóa người Việt và đều thất bại. Bây giờ cũng sẽ vậy thôi. Anh tin là con cháu của Đức Thánh Trần sẽ tìm ra cách thoát khỏi tham vọng bành trướng của Tàu.
Anh còn mong rằng nếu mà đất nước thay đổi thật sự, anh sẽ có dịp về lại quê hương, sửa lại một vài điểm ở pho tượng mà trước đây anh chưa ưng ý lắm. Hẳn là Đức Thánh Trần cũng sẽ vui nếu có dịp gặp lại anh Phạm Thông ở chốn cũ, sau gần nửa thế kỷ xa cách…
Đòan Hưng
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.