Một số đàn ông chưa vợ mong nhờ đến các ông Tơ bà Nguyệt quốc tế kiếm cho họ một cô vợ nước ngoài, nhưng mối lái kiểu này cũng lắm rủi ro.
Vào ngày Lễ Tình Nhân vừa qua làm gì chẳng có một số người mừng lễ với một ai đó mà họ gặp gỡ, hẹn hò qua trang mối lái của Internet. Nhưng những trang web để cho mọi người hẹn hò không phải là những nơi duy nhất để người ta tìm kiếm người bạn trai hay bạn gái. Điều mà tác giả bài viết muốn nói đến ở đây là các văn phòng xe duyên quốc tế giúp đàn ông Mỹ kiếm vợ nước ngoài.
Internet là trung tâm điểm của dịch vụ mối lái kiếm vợ nước ngoài thời hiện đại, nhưng dịch vụ này đã có một lịch sử khá dài. Ở nước Mỹ, chuyện nam giới cưới vợ nước ngoài đã bắt đầu từ thế kỷ thứ 19 từ vùng miền tây xưa cũ.
Trong cuộc tây tiến thời ấy đã xảy ra tình trạng trai thừa gái thiếu ở vùng biên địa. Trong số những người đàn ông này có cả những anh chàng được mệnh danh là "forty niners", những người đổ xô đến California để tìm vàng vào năm 1849. Nhưng chẳng có mấy khách hồng nhan nào lại muốn đi theo các đấng mày râu khai phá vùng đất mới, cho dù là đi đào hay đãi vàng chăng nữa vì cuộc sống quá gian nan, lầm than, cực khổ.
Kết quả là nhu cầu tìm vợ nước ngoài tăng lên vùn vụt. Những cô dâu nước ngoài này được gọi là "cô dâu trong ảnh", mà ngày nay được gọi là "cô dâu đặt hàng qua bưu điện."
Ngày nay những phụ nữ quảng cáo tìm chồng trên Internet đôi khi được gọi là "cô dâu đặt hàng qua e-mail". Nhưng một số người cho tên gọi đó có ý sỉ nhục, vì nó đồng hóa phụ nữ với những món hàng mà người ta có thể mua bán.
Những cô dâu này nói rằng tìm được một tấm chồng Mỹ có thể giúp họ thoát khỏi cảnh bần hàn, hay cảnh hiểm nguy hoặc tình trạng lẻ loi, cô độc. Không ai trách cứ mọi người đi tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhưng những người phê bình cho rằng loại dịch vụ mối lái này đôi khi chỉ là một hình thức khác của dịch vụ buôn người.
Một cuộc nghiên cứu của các công ty môi giới phụ nữ tìm chồng cho thấy mỗi năm có chừng 10 ngàn cuộc hôn nhân "qua đơn đặt hàng". trong số này có đến 4 ngàn chàng rể sống ở nước Mỹ.
Các chàng rể khác cưới vợ qua đơn đặt hàng là người Canada, Úc, châu Âu và Nhật. Hầu hết các cô dâu này là người Philippines, người Nga, mặc dù là hầu như phụ nữ nước nào cũng có tên trên danh sách tuyển phu.
Cựu sỹ quan không quân Mỹ David Knabel đã gặp người vợ Nga của ông qua màn mối lái của ông Tơ bà Nguyệt quốc tế. Ông cho biết ông rất hạnh phúc đến nỗi sau đó ông mua lại luôn công ty xe duyên quốc tế này. Công ty có tên là A Volga Girl, trụ sở ở Louisville, bang Kentucky. Ông Knabel chuyên xe duyên các phụ nữ Nga cho các rể Mỹ.
Ông nói: "Chỉ có ít phụ nữ Nga muốn kiếm chồng nước ngoài vì họ đã sợ đàn ông tại Nga rồi. Có không biết bao nhiêu ông chồng Nga nghiện rượu và trai gái tùm lum. Nhiều phụ nữ Nga đã qua cảnh đó nên không muốn có chồng như thế nữa."
Dịch vụ xe duyên của ông Knabel đã sống được 11 năm rồi. Ông cho biết chỉ có 5% những cuộc hôn nhân là kết thúc trong ly dị. (Dĩ nhiên cũng khó mà xác nhận được lời tuyên bố của ông có đúng hay không.)
Ông nêu lên rằng Cơ Quan Điều Tra Liên Bang FBI phải điều tra thân thế của chú rể rồi chàng mới có thể đem một cô dâu vào nước Mỹ. Ông cho biết thêm: "Điều bảo vệ cho cô dâu là khi FBI điều tra mà thấy chú rể từng có tiền án thì anh ta không được phép mang một cô dâu vào nước này."
Những đòi hỏi khác liên quan đến cơ quan có tên là ICE, thực thi công lực về di trú và thuế quan. Lấy ví dụ, các cặp được mối lái như vậy phải gặp nhau ít nhất 1 lần trong vòng 2 năm qua.
Giấy nhập cảnh cấp cho vị hôn thê cho phép cô được sang Mỹ. Tuy nhiên một khi đến đây các cặp này phải ký giấy hôn thú trong vòng 90 ngày, bằng không ý trung nhân bị buộc phải trở về nguyên quán.
Trung Tâm Công Lý Tahirih là một đoàn thể bất vụ lợi trong vùng thủ đô Washington, chuyên giúp đỡ những phụ nữ di dân bị chồng Mỹ hành hạ. Bà Heather Heiman là một luật sư cho tổ chức này.
Bà nói: "Nói chung, chúng tôi không có ý bôi xấu ngành mối lái quốc tế. Chúng tôi hiểu rằng cũng có những cuộc hôn nhân tốt đẹp. Nhưng điều không may là chúng tôi gặp nhiều cuộc hôn nhân không hạnh phúc qua dịch vụ mối lái như vậy. Và điều thật không may là khi tình trạng hành hạ phụ nữ xảy ra, nó có thể lên tới mức độ rất ghê gớm. "
Luật sư Heiman nói rằng những người vợ nước ngoài thường không biết là có những luật lệ để bảo vệ họ, cho dù họ không phải là công dân.
Bà cho biết: "Theo kinh nghiệm của chúng tôi, các cô dâu nước ngoài thường dễ bị hành hạ. Ví dụ như họ phải lệ thuộc vào người chồng để được hợp pháp sống ở dây. Khi đến đây họ có thể bị cô lập khỏi mạng lưới giúp đỡ của gia đình và bạn bè. Có thể Anh ngữ của họ rất hạn chế. Và thường thì chúng tôi thấy là họ không hề biết là bạo động trong gia đình là một tội hình ở xứ sở này, và không hề biết có cơ quan nào giúp họ nếu họ bị đánh đập, hành hạ."
Một số cuộc nghiên cứu cho thấy các bà, các cô ở nước ngoài dùng các công ty môi giới quốc tế để kiếm chồng Mỹ, một số khác thì dùng các trang web hẹn hò trên mạng. 60% những phụ nữ này trong hạn tuổi 25 hoặc trẻ hơn. Một nửa các chú rể kiếm vợ ngoại trên 37 tuổi.
Đối với những người đàn ông tìm vợ nước ngoài, các nhà khảo cứu cho rằng họ có khuynh hướng coi quyền lực và nắm quyền kiểm soát là điều quan trọng hơn tình yêu. Điều này có thể đúng, nhất là đối với những phụ nữ tự quảng cáo là họ "theo truyền thống" chịu phục tòng. Những chú rể Mỹ tìm vợ ngoại thường phàn nàn rằng phụ nữ Mỹ chỉ muốn có một nghề chuyên môn và không hài lòng khi "chỉ là một người vợ và một người mẹ."
Một cuộc nghiên cứu cho thấy hầu hết những chú rể cưới vợ ngoại này là những người da trắng, có trình độ đại học, và thuộc giới trung lưu. Đa số những chàng rể này là những người có quan điểm bảo thủ về chính trị và xã hội, và hầu hết đều muốn có con.
Theo người môi giới hôn nhân David Knabel thì công ty của ông quảng cáo những phụ nữ có trình độ đại học và có một công việc làm chuyên nghiệp. Nhưng ông đồng ý là không phải tất cả mọi công ty môi giới hôn nhân đều làm như ông.
Theo luật sư Heather Heiman thì bà chỉ thấy mặt trái của các cuộc hôn nhân kiểu này, vì bà làm việc với những phụ nữ đã bị chồng hành hạ. Bà đồng ý rằng có một số các cuộc hôn nhân qua tay các ông Tơ bà Nguyệt quốc tế đi đến kết thúc tốt đẹp, nhưng bà cho biết đôi khi các công ty môi giới quốc tế đã tạo cho những khách hàng tìm vợ ngoại của họ một hy vọng thiếu thực tế.
Bà nói: "Lấy ví dụ, họ quảng cáo các phụ nữ kiếm chồng trên trang web của họ rằng đây là những phụ nữ theo truyền thống, rất phục tòng chồng, hay còn quảng cáo các phụ nữ này là những đầu tư đáng tiền nữa."
Bà cho biết theo kinh nghiệm của bà, loại đàn ông sử dụng đến một tay mối lái hôn nhân quốc tế có thể là họ đang đi tìm kiếm một mẫu phụ nữ bây giờ không còn hiện hữu ở Hoa Kỳ nữa.
Bà cho biết tiếp: "Một điều không may mà tôi phải nói ra là một số những người phải nhờ cậy đến tay các ông Tơ bà Nguyệt quốc tế là những người cưỡng chống lại sự tiến bộ của nữ giới. Tôi có cảm tưởng là họ đang đi tìm kiếm một mẫu phụ nữ của thời 1940, 1950 ở thế kỷ trước, và có lẽ không giống như mẫu phụ nữ điển hình mà người ta có thể tìm thấy ngày hôm nay. Một lần nữa nó là dấu hiệu báo động cho chúng ta vì nó là nguyên nhân làm chúng ta lo ngại. Những cuộc hôn nhân mà sự trông đợi của đôi bên không giống nhau như thế có thể đưa tới những vấn đề khó khăn."
Internet là trung tâm điểm của dịch vụ mối lái kiếm vợ nước ngoài thời hiện đại, nhưng dịch vụ này đã có một lịch sử khá dài. Ở nước Mỹ, chuyện nam giới cưới vợ nước ngoài đã bắt đầu từ thế kỷ thứ 19 từ vùng miền tây xưa cũ.
Trong cuộc tây tiến thời ấy đã xảy ra tình trạng trai thừa gái thiếu ở vùng biên địa. Trong số những người đàn ông này có cả những anh chàng được mệnh danh là "forty niners", những người đổ xô đến California để tìm vàng vào năm 1849. Nhưng chẳng có mấy khách hồng nhan nào lại muốn đi theo các đấng mày râu khai phá vùng đất mới, cho dù là đi đào hay đãi vàng chăng nữa vì cuộc sống quá gian nan, lầm than, cực khổ.
Kết quả là nhu cầu tìm vợ nước ngoài tăng lên vùn vụt. Những cô dâu nước ngoài này được gọi là "cô dâu trong ảnh", mà ngày nay được gọi là "cô dâu đặt hàng qua bưu điện."
Ngày nay những phụ nữ quảng cáo tìm chồng trên Internet đôi khi được gọi là "cô dâu đặt hàng qua e-mail". Nhưng một số người cho tên gọi đó có ý sỉ nhục, vì nó đồng hóa phụ nữ với những món hàng mà người ta có thể mua bán.
Những cô dâu này nói rằng tìm được một tấm chồng Mỹ có thể giúp họ thoát khỏi cảnh bần hàn, hay cảnh hiểm nguy hoặc tình trạng lẻ loi, cô độc. Không ai trách cứ mọi người đi tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhưng những người phê bình cho rằng loại dịch vụ mối lái này đôi khi chỉ là một hình thức khác của dịch vụ buôn người.
Một cuộc nghiên cứu của các công ty môi giới phụ nữ tìm chồng cho thấy mỗi năm có chừng 10 ngàn cuộc hôn nhân "qua đơn đặt hàng". trong số này có đến 4 ngàn chàng rể sống ở nước Mỹ.
Các chàng rể khác cưới vợ qua đơn đặt hàng là người Canada, Úc, châu Âu và Nhật. Hầu hết các cô dâu này là người Philippines, người Nga, mặc dù là hầu như phụ nữ nước nào cũng có tên trên danh sách tuyển phu.
Cựu sỹ quan không quân Mỹ David Knabel đã gặp người vợ Nga của ông qua màn mối lái của ông Tơ bà Nguyệt quốc tế. Ông cho biết ông rất hạnh phúc đến nỗi sau đó ông mua lại luôn công ty xe duyên quốc tế này. Công ty có tên là A Volga Girl, trụ sở ở Louisville, bang Kentucky. Ông Knabel chuyên xe duyên các phụ nữ Nga cho các rể Mỹ.
Ông nói: "Chỉ có ít phụ nữ Nga muốn kiếm chồng nước ngoài vì họ đã sợ đàn ông tại Nga rồi. Có không biết bao nhiêu ông chồng Nga nghiện rượu và trai gái tùm lum. Nhiều phụ nữ Nga đã qua cảnh đó nên không muốn có chồng như thế nữa."
Dịch vụ xe duyên của ông Knabel đã sống được 11 năm rồi. Ông cho biết chỉ có 5% những cuộc hôn nhân là kết thúc trong ly dị. (Dĩ nhiên cũng khó mà xác nhận được lời tuyên bố của ông có đúng hay không.)
Ông nêu lên rằng Cơ Quan Điều Tra Liên Bang FBI phải điều tra thân thế của chú rể rồi chàng mới có thể đem một cô dâu vào nước Mỹ. Ông cho biết thêm: "Điều bảo vệ cho cô dâu là khi FBI điều tra mà thấy chú rể từng có tiền án thì anh ta không được phép mang một cô dâu vào nước này."
Những đòi hỏi khác liên quan đến cơ quan có tên là ICE, thực thi công lực về di trú và thuế quan. Lấy ví dụ, các cặp được mối lái như vậy phải gặp nhau ít nhất 1 lần trong vòng 2 năm qua.
Giấy nhập cảnh cấp cho vị hôn thê cho phép cô được sang Mỹ. Tuy nhiên một khi đến đây các cặp này phải ký giấy hôn thú trong vòng 90 ngày, bằng không ý trung nhân bị buộc phải trở về nguyên quán.
Trung Tâm Công Lý Tahirih là một đoàn thể bất vụ lợi trong vùng thủ đô Washington, chuyên giúp đỡ những phụ nữ di dân bị chồng Mỹ hành hạ. Bà Heather Heiman là một luật sư cho tổ chức này.
Bà nói: "Nói chung, chúng tôi không có ý bôi xấu ngành mối lái quốc tế. Chúng tôi hiểu rằng cũng có những cuộc hôn nhân tốt đẹp. Nhưng điều không may là chúng tôi gặp nhiều cuộc hôn nhân không hạnh phúc qua dịch vụ mối lái như vậy. Và điều thật không may là khi tình trạng hành hạ phụ nữ xảy ra, nó có thể lên tới mức độ rất ghê gớm. "
Luật sư Heiman nói rằng những người vợ nước ngoài thường không biết là có những luật lệ để bảo vệ họ, cho dù họ không phải là công dân.
Bà cho biết: "Theo kinh nghiệm của chúng tôi, các cô dâu nước ngoài thường dễ bị hành hạ. Ví dụ như họ phải lệ thuộc vào người chồng để được hợp pháp sống ở dây. Khi đến đây họ có thể bị cô lập khỏi mạng lưới giúp đỡ của gia đình và bạn bè. Có thể Anh ngữ của họ rất hạn chế. Và thường thì chúng tôi thấy là họ không hề biết là bạo động trong gia đình là một tội hình ở xứ sở này, và không hề biết có cơ quan nào giúp họ nếu họ bị đánh đập, hành hạ."
Một số cuộc nghiên cứu cho thấy các bà, các cô ở nước ngoài dùng các công ty môi giới quốc tế để kiếm chồng Mỹ, một số khác thì dùng các trang web hẹn hò trên mạng. 60% những phụ nữ này trong hạn tuổi 25 hoặc trẻ hơn. Một nửa các chú rể kiếm vợ ngoại trên 37 tuổi.
Đối với những người đàn ông tìm vợ nước ngoài, các nhà khảo cứu cho rằng họ có khuynh hướng coi quyền lực và nắm quyền kiểm soát là điều quan trọng hơn tình yêu. Điều này có thể đúng, nhất là đối với những phụ nữ tự quảng cáo là họ "theo truyền thống" chịu phục tòng. Những chú rể Mỹ tìm vợ ngoại thường phàn nàn rằng phụ nữ Mỹ chỉ muốn có một nghề chuyên môn và không hài lòng khi "chỉ là một người vợ và một người mẹ."
Một cuộc nghiên cứu cho thấy hầu hết những chú rể cưới vợ ngoại này là những người da trắng, có trình độ đại học, và thuộc giới trung lưu. Đa số những chàng rể này là những người có quan điểm bảo thủ về chính trị và xã hội, và hầu hết đều muốn có con.
Theo người môi giới hôn nhân David Knabel thì công ty của ông quảng cáo những phụ nữ có trình độ đại học và có một công việc làm chuyên nghiệp. Nhưng ông đồng ý là không phải tất cả mọi công ty môi giới hôn nhân đều làm như ông.
Theo luật sư Heather Heiman thì bà chỉ thấy mặt trái của các cuộc hôn nhân kiểu này, vì bà làm việc với những phụ nữ đã bị chồng hành hạ. Bà đồng ý rằng có một số các cuộc hôn nhân qua tay các ông Tơ bà Nguyệt quốc tế đi đến kết thúc tốt đẹp, nhưng bà cho biết đôi khi các công ty môi giới quốc tế đã tạo cho những khách hàng tìm vợ ngoại của họ một hy vọng thiếu thực tế.
Bà nói: "Lấy ví dụ, họ quảng cáo các phụ nữ kiếm chồng trên trang web của họ rằng đây là những phụ nữ theo truyền thống, rất phục tòng chồng, hay còn quảng cáo các phụ nữ này là những đầu tư đáng tiền nữa."
Bà cho biết theo kinh nghiệm của bà, loại đàn ông sử dụng đến một tay mối lái hôn nhân quốc tế có thể là họ đang đi tìm kiếm một mẫu phụ nữ bây giờ không còn hiện hữu ở Hoa Kỳ nữa.
Bà cho biết tiếp: "Một điều không may mà tôi phải nói ra là một số những người phải nhờ cậy đến tay các ông Tơ bà Nguyệt quốc tế là những người cưỡng chống lại sự tiến bộ của nữ giới. Tôi có cảm tưởng là họ đang đi tìm kiếm một mẫu phụ nữ của thời 1940, 1950 ở thế kỷ trước, và có lẽ không giống như mẫu phụ nữ điển hình mà người ta có thể tìm thấy ngày hôm nay. Một lần nữa nó là dấu hiệu báo động cho chúng ta vì nó là nguyên nhân làm chúng ta lo ngại. Những cuộc hôn nhân mà sự trông đợi của đôi bên không giống nhau như thế có thể đưa tới những vấn đề khó khăn."
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.