Ông Robertson
gửi lời chia buồn tới gia quyến và những người liên quan.
Khi biết tin
thân mẫu bà Tạ Phong Tần tự thiêu, tổ chức theo dõi nhân quyền từng
trao giải thưởng cho bà Tần nói đây là 'tấn bi kịch' và gửi lời chia buồn.
Nghe thông
báo tin bà Đặng Thị Kim Liêng qua đời vì tự thiêu, ông Phil Robertson, Giám
đốc phụ trách châu Á của Human Rights Watch, tổ chức đã trao giải nhân quyền
cho bà Tần trong năm 2011 nói: "Đó là điều bi thảm khi bà thấy phải có
hành động như vậy.
"Tôi xin
gửi lời chia buồn tới gia quyến và những người có liên quan.
"Điều
chính là bà Tạ Phong Tần đáng ra không phải ra tòa.
"Bà không
làm gì trái với những tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế mà Việt Nam đã phê
chuẩn.
"Viết
blog, thực hiện quyền tự do biểu đạt, nói ra quan điểm của mình... - tất cả
những điều này phải được bảo vệ thay vì trấn áp."
"Ở đây
chúng ta thấy sự thiếu dung tha của chính quyền Việt Nam đối với những quan điểm trái
với cái nhìn của chính quyền."
Dự kiến phiên
xử bà Tần cùng hai thành phiên khác của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do sẽ diễn ra
vào ngày 7/8.
Gia đình bà
Liêng nói bà muốn gặp bà Tần trước phiên xử nhưng chính quyền không cho phép và
cũng có cáo buộc bà bị chính quyền dọa nạt.
'Dũng cảm và
kiên định'
Ít ngày sau
khi bị bắt hồi tháng Chín năm 2011, bà Tần cùng bảy nhà hoạt động nhân quyền
khác đã được Human Rights Watch trao giải thưởng Hellman Hammett.
Human Rights
Watch nói giải thưởng "ghi nhận lòng dũng cảm và kiên định trước sức ép
đàn áp chính trị."
"Đây
không phải là cách đi lên của một đất nước đang phát triển nhanh."
Phil
Robertson, Phó Giám đốc Châu Á của Human Rights Watch
Ông Robertson
nói Human Rights Watch nhận thấy sự thắt chặt kiểm soát của chính quyền và Đảng
Cộng sản đối với người dân kể từ sau Đại hội Đảng XI hồi đầu năm 2011.
Theo Human
Rights Watch, ngày càng có nhiều người bị xét xử và bỏ tù bởi những cáo buộc vô
lối của chính quyền.
Ông Robertson
nói:
"Đây
không phải là cách đi lên của một đất nước đang phát triển nhanh.
"Nó tạo
ra tình trạng trong đó tham nhũng và những hành vi sai trái của chính quyền bị
che đậy vì người ta sợ bị trừng phạt khi công khai những gì mình biết."
'Nêu ra lo
ngại'
Trong phỏng
vấn với BBC hôm 30/7, ông Robertson cũng kêu gọi các nước chú ý hơn tới vấn đề
nhân quyền ở Việt Nam
như Hoa Kỳ đã và đang làm.
Ông nói Ngoại trưởng Hillary Clinton mới đây đã nêu ra vụ trấn áp các
nhà báo của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do trong đó có bà Tạ Phong Tần với chính
quyền Hà Nội.
Bà Tạ Phong
Tần (trong trang phục cảnh sát) được giải thưởng nhân quyền của Human Rights
Watch
Ông nói:
"Có nhiều điều khác mà các nước khác có thể làm và đó là điều rất quan
trọng.
"Các nhà
tài trợ không nên chấp nhận tình trạng nhân quyền hiện nay như chuyện đã rồi.
"Họ cần
chú ý tới việc công khai nêu ra lo ngại về chuyện chính quyền Việt Nam hạn chế
quyền tự do lập hội, bày tỏ chính kiến và tự do hội họp.
Human Rights
Watch nói các nước tài trợ cho Việt Nam đã không tuân thủ các nguyên tắc nhân
quyền của chính họ khi để mặc chính phủ Việt Nam hạn chế quyền tự do của người
dân.
Tổ chức này
cũng nói các nước cũng không giúp gì cho chính người dân Việt Nam khi họ im lặng vì "sự quản trị tốt ở
Việt Nam
suy cho cùng vẫn phụ thuộc và chính người dân nói ra và hành động dựa trên
những kiến thức họ có."
Tang lễ bà Liêng bị ‘giám sát
chặt chẽ’
Chưa rõ
nguyên nhân dẫn đến việc bà Kim Liêng tự thiêu
Chính quyền
thành phố Bạc Liêu nói đang “lo cho tang lễ” của bà Đặng Thị Kim Liêng, thân
mẫu blogger Tạ Phong Tần, trong khi gia đình cáo buộc họ bị ‘giám sát chặt
chẽ’.
Các blog và
trang tin phi chính thức nói bà Liêng đã châm lửa vào mình ngay trước
trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu vào sáng thứ Hai ngày 30/7. Do
vết thương quá nặng, bà đã tạ thế vào buổi chiều cùng ngày khi đang
trên đường chuyển viện, hưởng dương 64 tuổi.
Bà Liêng qua
đời trong khi con bà là Tạ Phong Tần chỉ còn vài ngày nữa là ra tòa
về tội tuyên truyền chống Nhà nước.
Hiện nguyên
nhân khiến bà Liêng có hành động này vẫn chưa được rõ vì người thân
trong gia đình không ai hay biết ý định của bà Liêng.
‘Khung cảnh
đau thương’
Khi được BBC
liên lạc chiều nay, ông Nguyễn Thanh Chinh, chủ tịch thành phố Bạc Liêu, nói
chính quyền 'đang lo cho tang lễ' của bà.
Ông nói hiện
giới chức chưa có tuyên bố chính thức và phải chờ sau tang lễ.
Tang lễ bà
Liêng ở nhà riêng tại thành phố Bạc Liêu đã diễn ra trong lặng lẽ
với sự giám sát chặt chẽ của công an địa phương, người thân và bạn
bè bà Tần cho biết.
Một người
bạn của Tạ Phong Tần là bà Lã Thị Thu Trang là nằm trong nhóm những
người đầu tiên từ thành phố Hồ Chí Minh về Bạc Liêu chia buồn với
gia đình và giúp đỡ chuẩn bị hậu sự cho bà Liêng.
Bà Trang nói
với BBC rằng bà đến nơi đúng lúc thi thể của bà Liêng cũng vừa mới
về đến nhà vào khoảng 10 giờ tối ngày 30/7.
Khi đó thì
bà Trang đã ‘phát hiện rất nhiều an ninh xung quanh nhà’. Bà mô tả là
‘tất cả các ngã đường vào nhà đều bị bao vây’.
Bà mô tả
khung cảnh lúc đó ‘rất là đau thương’ mà ‘không thể nào diễn tả được
nỗi đau’.
“Cô Phụng
(con gái bà Liêng) gào khóc không còn thiết gì đến bản thân,” bà kể,
“Mấy đứa bé đòi bà nội bà ngoại rất thương tâm.”
Theo lời bà
kể thi thể bà Liêng khi chuyển về nhà đã được ‘bó hết phần dưới
chỉ chừa phần mặt’ và bà suy đoán rằng nhà thương đã xử lý thi thể
‘bằng hóa chất và đánh phấn lên những phần da cháy dộp’ trong khi
tóc thì ‘bị cháy hết’.
Bà Trang
cũng thuật lại lời các con bà Liêng cho biết là chính quyền địa
phương đã sắp xếp hết mọi việc hậu sự từ khi thi thể bà về đến
Bạc Liêu, từ áo quan, nơi an táng cho đến thỉnh chư tăng tụng kinh cầu
siêu cho bà (bà Liêng là Phật tử).
Mặt khác,
chính quyền yêu cầu gia đình ký cam kết là ‘bà Liêng tự sát do uất
ức’ và gia đình sẽ không khiếu nại.
Gia đình bà
Liêng cũng đành chấp nhận yêu cầu của chính quyền ‘vì sức yếu thế
cô’ và vì ‘trong lúc bối rối không thể đối phó được’, bà Trang thuật
lại.
‘Sách nhiễu
khách viếng’
Lã Thị Thu
Trang, khách viếng tang
Riêng đoàn đi
viếng tang của bà Trang cũng bị công an Bạc Liêu 'sách nhiễu', bà cáo
buộc.
“Đoàn chúng
tôi 8 người mà có cả mấy chục người theo,” bà nói, “Họ ở khách sạn
suốt đêm để bám sát chúng tôi.”
Bà kể lại
công an đã yêu cầu chủ khách sạn thu giữ đủ giấy tờ của cả 8 người
và phải làm giấy cam kết với trường hợp quên chứng minh thư.
“Họ ngắt
điện trong phòng, wifi bị chặn, tiện nghi bị hạn chế,” bà nói.
“Sáng đến
phụ giúp gia đình (tang quyến) thì họ dùng điện thoại di động chụp
thẳng ngay mặt chúng tôi,” bà nói thêm.
Một số bà
con lối xóm đến phụ giúp việc tang cũng ‘dè chừng’ vì bị ‘an ninh ở
ngoài chụp hình hết’, bà cho biết.
Vào lúc BBC
gọi đến vào chiều ngày 31/7, bà Trang cũng cho biết một nhóm khác
cũng từ thành phố HCM về Bạc Liêu về viếng tang hiện bị
công an giao thông chặn lại ở Tiền Giang.
Trong nhóm
này có bà Bùi Thị Minh Hằng, nhân vật biểu tình chống Trung Quốc từng
bị chính quyền đưa vào trại xã hội, bà Trang nói.
Trước đó
cũng đã có một đoàn các ‘dân oan’ ở Tiền Giang đến viếng và một
đoàn các blogger trẻ khác cũng đang trên đường đến Bạc Liêu, bà cho
biết.
Con cháu bà
Liêng rất đau thương
Trong khi đó,
bà Tạ Khởi Phụng, một trong các con gái của bà Liêng, cho biết tang
lễ diễn ra bình thường và đã thỉnh quý thầy đến tụng kinh vào sáng
31/7. Lễ an táng sẽ diễn ra vào ngày rằm tới (2/8).
Bà Phụng
nói rằng ‘nhìn cũng biết’ là có công an mặc thường phục canh chừng
sáng đêm.
Theo lời bà
Phụng thì sau khi đưa thi thể bà Liêng về đến Bạc Liêu thì giữa bà
và tài xế xe cứu thương đã xảy ra xô xát.
“Kêu đưa về
nhà mà không cho về mà đưa vô bệnh viện lại còn rầy lộn nữa. Mệt
mỏi lắm,” bà nói và cho biết bà đã cãi nhau và ‘vật qua vật lại’
với tài xế bên tay lái và hai người nữa cùng đi trên xe để bắt phải
chở thi thể bà Liêng về nhà.
“Ở trong (xe
cứu thương) mình la hét làm um sùm nhưng nó cứ chạy ùn ùn vô tới
bệnh viện,” bà nói.
Sau mấy
tiếng ‘cù cưa’ với chính quyền thì gia đình bà đã ký vào giấy cam
kết không khiếu nại để mang thi thể mẹ về, bà nói thêm, vì ‘làm quá
thì cũng phải ký chứ làm sao bây giờ’.
Theo bà
Phụng thì chính quyền cũng yêu cầu khám nghiệm tử thi nhưng anh trai
bà không cho vì ‘mẹ đã như vậy rồi mà mổ tùm lum tùm la thì đau
lòng quá’.
Tạ Khởi
Phụng, con gái bà Liêng
Bà nói khi
bà nhận được tin vào đến nhà thương Bạc Liêu thì mẹ bà đã cháy ‘đen
hết rồi’ làm bà ‘rất nóng ruột’.
“Mẹ nói thì
thào...,” bà Phụng nghẹ ngào kể đứt quãng, “...Mẹ nói mẹ gần chết
rồi... Con ở lại nuôi con.”
Cả gia đình
không ai hay biết gì về ý định tự thiêu của bà Liêng và bà vẫn sinh
hoạt bình thường mọi ngày, bà Phụng nói.
Tranh chấp
đất đai
Tuy nhiên, bà
Phụng kể gần đây mẹ bà có làm đưa thưa gia đình hàng xóm vì ‘chiếm
đất nhà bà’ nhưng ‘đi thưa hoài mà hổng có ai xử’.
Theo bà thì
người hàng xóm đó ‘mượn đất hai mươi mấy năm rồi mà hổng trả’ mà
‘bây giờ Nhà nước cho làm sổ đỏ’.
“Mẹ em qua
nói chuyện với nó... Nó nói nó hổng có mượn đất và đất của nó
nhà nước làm sổ đỏ rồi. Mẹ em tức quá nên mới đi thưa,” bà nói.
Khi được hỏi
làm sao để báo cho Tạ Phong Tần tin mẹ mất, bà Phụng trả lời ‘Không
biết sao!’.
Về phiên tòa
sắp tới, bà nói là gia đình ‘không biết gì hết’ vì ‘không có ai
thông báo hết’.
“Mọi người
thành phố xuống (viếng tang) nói mới biết. Nhà em nghèo lắm đâu có
mua mạng (Internet) gì ấy đâu nên không biết cái gì hết,” bà nói.
BBC
Liệu chị Tạ Phong Tần có được
về đưa tang Mẹ?
VRNs (31.07.2012) -
Sài Gòn Trong vòng chưa đầy 24 tiếng, đã có các hãng thông tấn lớn quốc tế AFP,
RSF, BBC, RFA đồng loạt đưa tin về cái chết tự thiêu của Bà Đặng Thị Kim Liêng,
thân mẫu nhà báo tự do Tạ Phong Tần.
AFP với bài: Vietnam
blogger’s mother ‘dies in self-immolation – Mẹ blogger của Việt Nam chết trong
vụ tự thiêu. RSF có bài Harsher crackdown on dissidents prompts act of despair
– Gay gắt đàn áp bất đồng chính kiến tạo ra hành động tuyệt vọng. BBC có bài Có
tin mẹ bà Tạ Phong Tần ‘tự thiêu’. RFA có bài Những chi tiết liên quan đến vụ tự
thiêu của Mẹ blogger Tạ Phong Tần. Các hãng tin Việt ngữ hải ngoại và độc lập
trong nước cũng đưa tin: Radio Đáp lới sông núi, hãng truyền hình SBTN, báo
Calitoday, VRNs, Danlambao …
Chính vì sự kiện khủng
bố, đàn áp đẩy người dân đến tự thiêu đã làm cho các hãng tin không còn nhìn việc
đưa tin về dân oan, về bất công xã hội, về tự do tôn giáo và tự do thông tin
như là sự kiện thời sự thuần tuý, mà chính là sự kiện có tính cách mốc lịch sử
của sự phản kháng của người dân đối với nhà cầm quyền cộng sản sau 37 năm im lặng
chịu đựng. Khởi đầu từ vụ tự tạo thuốc nổ chống lại cưỡng chế bất công của gia
đình ông Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng, đến vụ dân phản kháng chiếm đất xây dựng
thành phố Ecopark ở Văn Giang, rồi đến vụ hai mẹ con bà Lài ở Cần Thơ phải khoả
thân giữ đất. Bây giờ là vụ tự thiêu để bảo vệ chính nghĩa cho con mình, phản đối
sự bất công về phân xử tranh chấp đất đai và lên án sự khủng bố, đe doạ lâu
ngày tháng.
Khi nhận được tin Bà
Liêng qua đời, cha Phan Văn Lợi ở Huế viết: “Tưởng nhớ thân mẫu chị Maria Tạ
Phong Tần. Nguyện cầu cho hương linh bà cụ sớm được giải oan và siêu thoát. Chỉ
trong chế độ Cộng sản, mới có thảm nạn nhân dân chết oan ức hàng loạt (xin nhớ
lại vụ Cải cách ruộng đất, Thảm sát Mậu Thân và dân oan tự vẫn sau 1975) vì bị
chà đạp nhân quyền bởi một chế độ bất công, một đảng phái bất chính và một bộ
máy cai trị bất nhân bất nghĩa. Chúng ta không thể để cho cái chết oan ức của
thân mẫu chị Tạ Phong Tần và cảnh tù đày bất công của Chị ấy ra vô ích”.
“Khi được hỏi về vụ
tự thiêu này, ông Phil Robertson, giám đốc bộ phận Á châu của tổ chức Human
Rights Watch nói với VOA rằng đây là một bi kịch nhưng vấn đề lớn hơn nữa là nguyên
do dẫn tới việc này. Ông cho rằng chính quyền Việt Nam đang đưa dân chúng vào
tình trạng tuyệt vọng qua việc gia tăng đàn áp nhân quyền. Ông nói thêm rằng
đây không phải là một bi kịch cho một gia đình mà là bi kịch của cả một nước”.
Từ Bạc Liêu, phóng
viên VRNs cho biết: “Nhà cầm quyền thông báo sẽ bỏ ra mọi chi phí cho tang lễ,
ngay việc mua đất nghĩa trang cũng do tỉnh Bạc Liêu trực tiếp chi trả”.
Một thông tin cần
xác định lại cho chính xác là Bà Đặng Thị Kim Liêng không phải tự thiêu ở khu
hành chánh tỉnh Bạc Liêu, mà là tự thiêu ngay sau trụ sở Tỉnh Uỷ của đảng bộ tỉnh
Bạc Liêu, cách hẻm vào nhà bà Liêng khoảng trên dưới 300 mét.
Như vậy sau một năm,
17 thanh niên Công giáo bị bắt, đã có hai bà mẹ của những người bị giam giữ này
từ trần. Người đầu tiên là bà Đỗ Thị Tân, mẹ của blogger Paulus Lê Sơn (Thanh
Hoá), còn hôm qua là bà Đặng Thị Kim Liêng, mẹ của nhà báo tự do Tạ Phong Tần.
Trước đây khi Mẹ của
Paulus Lê Sơn qua đời, công an đã không cho phép anh về chịu tang Mẹ. Đây là việc
làm tuỳ tiện cướp quyền công dân của anh Lê Sơn. Nay không biết công an có tiếp
tục cướp quyền công dân của chị Tạ Phong Tần, không cho chị về chịu tang Mẹ
không?
Từ vài năm nay, hình
ảnh công an trong mắt người dân đã xấu đi rất nhiều với bạo lực chết người, bắt
người tuỳ tiện, sắm vai côn đồ hành hung công dân ngay giữa đường … Liệu có
nhân cơ hội này, cho chị Tạ Phong Tần về chịu tang Mẹ, để hình ảnh của ngành
công an được cải thiện phần nào?
Luật sư của chị Tạ
Phong Tần cho biết đã nộp đơn yêu cầu Toà án ra lệnh cho trại giam đưa chị Tạ
Phong Tần về nhà chịu tang Mẹ. Chúng ta đợi xem.
Được biết, tang lễ của bà Đặng
Thị Kim Liêng sẽ được cử hành tại tư gia số 38/9 đường Hậu Hoà Bình, khóm 8,
phường 1, thành phố Bạc Liêu, lúc 7:00, ngày 02.08.2012, nhằm 15 tháng 6 Âm Lịch.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.