Pages

Thursday, September 12, 2013

Nỗi niềm của những người 'phụ nữ thừa'

image
Note: Tất cả những hình trong bài này là hình minh họa
Chính sách một con của Trung Quốc đã và đang tạo ra tỉ lệ mất cân bằng giới tính bởi vì nhiều gia đình thích có con trai hơn và do đó, đã chọn phá thai dựa theo giới tính. Theo số liệu của Cục Thống kê Quốc gia, vào năm 2020, số đàn ông Trung Quốc trong độ tuổi từ 20 đến 44 sẽ nhiều hơn phụ nữ tới 24 triệu người.

image
Nhưng, càng ngày càng có thêm phụ nữ Trung Quốc có công việc ổn định nói rằng họ không thể tìm thấy một người đàn ông thành công như họ. Những người khác nói rằng, sau nhiều năm học hành, họ muốn được tận hưởng cuộc sống tự do sau tuổi 27, cái tuổi mà nhiều người coi là độ tuổi chín muồi để lập gia đình.

Bị gắn mác là ‘shengnu’ trong tiếng Trung hay ‘leftover women’ trong tiếng Anh, có nghĩa là ‘phụ nữ thừa,’ rất nhiều phụ nữ học vấn cao, độc thân, sống tại thành phố, đang phải chịu áp lực kết hôn. Các bậc cha mẹ lo sợ rằng con gái của họ sẽ không có con cái và chịu cảnh cô độc.

image
Một buổi triển lãm đám cưới ở trung tâm Thượng Hải, 6/2013
Và không chỉ có những bà mẹ ông bố muốn con gái đã trưởng thành của họ tìm lấy được một bến đỗ. Các cơ quan chính phủ, học viện giáo dục, và thậm chí những đơn vị kinh doanh coi những người phụ nữ thừa là những người tạo ra những vấn đề xã hội nghiêm trọng có thể trong tương lai. Họ cảnh báo rằng nếu tầng lớp những người phụ nữ như vậy tiếp tục mở rộng thì sẽ làm việc mất cân bằng dân số trở nên trầm trọng thêm, có thêm đàn ông ngoại tình, và làm doanh số buôn bán trong lĩnh vực bất động sản trở nên tồi tệ.

image
Trong suốt hai năm trước, cô Karen Xie, 32 tuổi, kiếm được một công việc lương cao ở một công ty truyền thông, đã gặp gỡ rất nhiều đối tượng kết hôn trung bình một người một tháng. Nhưng không may, họ đều không phải là người cô đang tìm kiếm.
Đối với những phụ nữ độc thân như cô Xie, chuyện hàng ngày ra ngoài bị nhắc nhở chuyện kết hôn đã xảy ra như cơm bữa. Nếu không phải là cuộc gọi từ bố mẹ, thì cũng là một tờ bướm, email quảng cáo cho cuộc triển lãm hôn nhân hay các sự kiện mai mối khác.
image
Trên tivi xuất hiện hàng loạt các chương trình truyền hình như ‘The Price of Being a Shengnu’ (tạm dịch là cái giá của một phụ nữ thừa); hoặc ‘Go, Go, Shengnu’ (Cố lên phụ nữ thừa), hay như ‘Even Shengnu Get Crazy’ (Ngay cả phụ nữ thừa cũng phải phát điên.) Tất cả đều xoay quanh chuyện những phụ nữ thông minh, xinh đẹp, thành công cố gắng mọi cách để kiếm tìm cho mình một người đàn ông.

image
Một sự kiện mai mối ở Thượng Hải
Không chỉ dừng tại đó, ngay cả chuyện đi mua sắm cũng thử thách tinh thần của những người ‘phụ nữ thừa,’ ví dụ như một quảng cáo gần đây cho PC House, một cửa hàng bán đồ gia dụng, đã quảng cáo 12 sản phẩm để giúp những người ‘phụ nữ thừa’ quên đi nỗi cô đơn.

Không chỉ ở Trung Quốc mới có chuyện những người phụ nữ đến tuổi lập gia đình những vẫn chưa kết hôn phải chịu mang tiếng xấu như vậy. ‘Left-over women,’ ‘sheng nu,’ hay ‘phụ nữ thừa’ là cụm từ phổ biến ở Đài Loan ngày nay để mô tả những người phụ nữ độc thân, vì một lý do nào đó mà chọn việc không lập gia đình. Sabrina, một phụ nữ gốc Đài Loan 39 tuổi chưa kết hôn, đã phủ nhận những lời đồn xoay quanh chuyện ‘phụ nữ thừa.’ Cô nói rằng có rất nhiều người phụ nữ học vấn cao hiện nay vẫn còn độc thân bởi vì ngày càng có nhiều đàn ông Đài Loan học vấn thấp chọn kết hôn với người nước ngoài. Cô còn chia sẻ:


image
“Phụ nữ thừa, tôi không thích từ này bởi vì chúng tôi không phải là người thừa. Chúng tôi vẫn hẹn hò, vẫn ra ngoài tận hưởng cuộc sống. Chúng tôi có khả năng nuôi sống bản thân. Chúng tôi có công việc đàng hoàng, ổn định. Từ ‘leftover’ trong tiếng Trung mang nghĩa rất tiêu cực. Tôi vốn là người Đài Loan nhưng tôi nghĩ hiện nay từ ‘leftover’ được sử dụng cả ở Trung Quốc lẫn Đài Loan. Lý do chỉ vì càng ngày càng có nhiều phụ nữ có học thức coi trọng sự nghiệp và đặt chúng làm ưu tiên trước khi lập gia đình. Vì thế mà chúng tôi trì hoãn thời gian kết hôn hoặc thậm chí không kết hôn. Mọi người thường chỉ nghĩ đơn giản là chúng tôi không thể kết hôn, không thể tìm được người đàn ông thích hợp. Tôi nghĩ là nó hoàn toàn không đúng.”

image
Khi được hỏi rằng cô đã bao giờ cảm thấy bị coi là phụ nữ thừa khi cô trở về thăm Đài Loan hay chưa, cô Sabrina nói:

“Tôi thực sự chưa nói chuyện với những người như thế bao giờ. Nhưng nếu tôi tiết lộ tuổi của mình thì đúng, mọi người sẽ tự động coi tôi là phụ nữ thừa vì có thể không tìm được chồng, không kiếm được ai để hẹn hò.”

Là một cư dân sống ở trung tâm thành phố San Francisco, Mỹ, cô Sabrina chia sẻ rằng cuộc sống của cô ở Mỹ dễ thở hơn nhiều khi không phải chịu áp lực chuyện lập gia đình như ở Đài Loan:


image
“Và có một điều tôi nhận thấy là khi sống ở Mỹ, tôi cảm thấy có ít áp lực hơn rất nhiều bởi vì hẹn hò rất phổ biến ở đây, đặc biệt là ở khu vực trung tâm thành phố San Francisco này. Tôi rất thích ra ngoài, giao lưu, kết bạn, vì thế mà hẹn hò không phải là điều mà tôi cảm thấy khó khăn thực hiện. Bởi vì ở Đài Loan và Trung Quốc, có thể sẽ khó khăn hơn cho phụ nữ trong việc đi ra ngoài và gặp gỡ mọi người, nói chung là có ít cơ hội hơn.”
Cô Sabrina nói rằng thực ra ở Đài Loan, rất nhiều đàn ông cũng gặp khó khăn trong việc tìm vợ:

image
“Có rất nhiều đàn ông cũng không thể tìm được bạn đời cho mình. Họ không tìm được một cô vợ người Đài Loan vì thế mà cuối cùng họ phải tới Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Philippines hay còn cả Trung Quốc để tìm vợ qua các dịch vụ mai mối. Nhưng có một điều về những người đàn ông này là họ hoàn toàn trái ngược với phụ nữ. Nghĩa là họ không có tình trạng kinh tế ổn định, không có sự nghiệp vững chắc, cũng không có được nền tảng giáo dục tốt, so với những người phụ nữ có học thức cao. Và đây là một hiện tượng ở Đài Loan đã bắt đầu từ khoảng 20 năm trước đổ lại đây. Đàn ông tới Việt Nam, Trung Quốc để tìm vợ, có thể họ cũng chẳng cần tới tình yêu thật sự. Họ cưới vợ, sinh con ngay lập tức, và sinh sống ở Đài Loan. Cho nên đây là một điều rất thú vị bởi vì những người phụ nữ có học vấn cao như chúng tôi thì chúng tôi sẽ không muốn lấy một người đàn ông mà không có trình độ tương đương với chúng tôi. Tôi không biết chuyện này ở Trung Quốc ra sao, nhưng đây là chuyện đã diễn ra ở Đài Loan nhiều năm rồi.”

image
Những quan niệm truyền thống đòi hỏi người đàn ông phải kiếm nhiều tiền hơn phụ nữ, và điều này có nghĩa là vì hiện nay, nhiều phụ nữ kiếm nhiều hơn đàn ông, do đó họ đã và đang trở nên cao giá hơn nhiều. Và để đáp lại việc bị coi là những phụ nữ thừa mà nhiều người cảm thấy bị tổn thương một cách tệ hại, một biến tấu đã ra đời. Những phụ nữ này nói rằng, đúng, chúng tôi là những ‘shengnu’ nhưng từ ‘sheng’ này có nghĩa là thành trong thành đạt, thành công, chứ không có nghĩa là thừa.

image


LAtimes

image

Jun 03, 2012
Hoàn cầu Thời báo mô tả hiện tượng 'mua vợ Việt Nam' nảy nở ở Trung Quốc vì các lỗ hổng pháp lý tạo ra một thị trường phi pháp 'mua sỉ' các cô gái Việt. Trang tiếng Anh của báo tức Global Times hôm 29/5/2012 nói đến ...

Mar 06, 2013
Hai nhà báo công ty truyền thông CAPA, Patricia Wong và Gaël Caron, đã bỏ mấy tháng trời theo dõi một chàng trai người Trung Hoa đi mua vợ ở tận vùng gần Sài Gòn, Việt Nam , cách xa làng anh ta 3,500 cây số. Tên anh ...

Feb 22, 2013
Tôi không thích dân Việt Nam , một cái dân gì mà cứ mang con gái họ bán hết cho nước này nước khác làm vợ. Người Hàn tử tế coi thường người Việt ở chỗ đó. Anh tôi nổi xùng. Thế cái thằng đi mua vợ rẻ có đáng khinh ...

Jul 02, 2012
... đã vội vàng chạy theo chân các thanh thiếu niên về Việt-Nam cưới vợ, có Quý vị phải tốn khá nhiều tiền để mua đủ các loại thuốc, dược thảo về ngâm rượu uống hoặc dùng những loại dược thảo đã được chế biến thành ...

Jan 09, 2013
Những cô “vợ tạm”, được gọi với cái tên “trân châu đen”, sẽ nấu cơm, giặt giũ, làm tròn bổn phận làm vợ hàng ngày cho khách du lịch, đổi lại các cô sẽ nhận được tiền thù lao hậu hĩnh. Thời gian thuê có thể từ một tuần đến vài tháng. Có khách thích thú với việc này và .....

Đồng hồ của các cụ chỉ mấy giờ
Obama xỉ vả Putin tại G20
Doanh nhân Nhật nhặt rác Hồ Gươm
Một thời câu cá
Blogger Mẹ Nấm nói về cuộc gặp với EU
Những ngày xa xưa trên quê hương đâu rồi?
Những trào lưu của gái Nhật
Hoàng gia Nhật dạy con như thế nào?
Văn hoá 'cởi giày'
Phật giáo Việt Nam và hai giáo hội
Vũ khí hóa học giết người hàng loạt
Giọt nước mắt... vì niềm kiêu hãnh
Đạo trong võ học
Sợ Vợ
Liệu sẽ có 'cách mạng cơm-bún' ở VN?
Việt kiều về thăm quê
Khuôn mặt lấp ló giữa đống lửa đang cháy
So sánh GDP đầu người của Việt Nam với vài nước Á ...
Dalai Lama: Học làm người
Cộng Cà Phê và Quán thịt chó "Đảng Chồn Lùi"
Hủ tiếu
Rainbow Mountains In China
Một góc nhìn về cơm 2000 đồng
Tại sao thuyền nhân liều mạng tới Úc?
Công an 'xô xát' với giáo dân ở Nghệ An
Số người tị nạn Syria vượt mức 2 triệu
Những thứ cần phải quên
Nghi Phạm khủng bố Al-Qaeda gốc Việt là ai?
Tin "Vịt"
Thế giới kỳ lạ bên trong cơ thể con người
Quốc khánh
Nữ nghệ sĩ Việt với cuộc hành trình đưa nhạc dân t...
Facebook ở VN: Đồng sàng dị 'mạng'
Hoa Kỳ có lịch sử lâu đời về hoạt động quân sự ở n...
Hũ hài cốt là con tin trong chùa
Chuyện cờ bịch ngày xưa ở VN
Cho phép thì lo, không cho thì lạc hậu
Điệp viên cs Phạm Xuân Ẩn: Xin đừng chôn tôi gần c...
Thế giới ăn gì vào bữa sáng?
Hòa thượng Thích Quảng Độ từ nhiệm
Chị “Sui” hấp dẫn!!
Chủ nợ Việt dùng cảnh sát Việt hăm dọa con nợ
Những chuyện về ăn uống
Nhân Quyền, Dân Chủ VN: Tình Hình Tháng 8 Năm 2013...
Hai cậu bé: bán thuốc lá dạo và đạp xích lô ở VN
Bán tất cả, trừ huyền thoại
25 món bún
Madison, Wisconsin: 30-8 Ngày John 'Vietnam' Nguye...
Những bí ẩn bên trong xác ướp HCM?
Bà Clinton 'nhiều quà' hơn cả ông Obama
Thế giới tập trung vào Syria
Cơn "mưa tiền" trút xuống cảng du lịch ở Mỹ
Chuyện Lừa
Anh xử nghi phạm al-Qaeda gốc Việt
Hậu trường ngoại giao Mỹ - Việt
Bao nhiêu người sẽ không được cấp bằng lái xe?
Điều bạn có thể chưa biết về Việt Nam
Vũ khí khủng bố mới khiến cả thế giới lo sợ
Hồ Chí Minh đứng hạng 3 sau Pol Pot
Bệnh vô cảm và bệnh sợ hãi
Tâm tư Bác-Sĩ Xã Hội Chủ Nghĩa VN
Hai câu chuyện này có liên hệ gì với nhau?
Vỡ nợ vì vào nhà thương?
Nails Việt toàn nước Anh đang lo lắng
Lần đầu tiên có bằng cử nhân Việt Ngữ tại Hoa Kỳ
Nguyễn Tất Nhiên: Gã cuồng yểu mệnh
Marissa Mayer: Nữ CEO xinh đẹp của Yahoo
Phim 'Vành đai Thái Bình Dương'
Art: Những khu rừng nước Anh
Diệu Hương: Tiếng hát của hoa Lan
Nhan sắc của một cô gái Việt
Người giữ hồn cho nhạc dân tộc
Nhạc sĩ Vân Ánh đem tiếng đàn tranh đến đất Mỹ
Tại sao Ai Cập quan trọng & Vũ khí hóa học tại Syr...
Đồ lót giúp “quan hệ từ xa”
Ca sĩ 13 tuổi gốc Việt hát nhạc của nhạc sĩ Việt K...
Ý nghĩa bản án của Phương Uyên-Nguyên Kha
Tình yêu của một phóng viên cho một dân tộc nhiều ...
Tôi không phải dân Bắc!!!

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.