Những chàng trai chân đất cần cù đã nén bỏ những khát khao thầm kín, nhân bản, để trở thành những con người thép, rực lửa căm thù, quăng mình vào lửa đạn. Chiến tranh kết thúc, vòng nguyệt quế cho người chiến thắng là chiếc khung xe đạp trên vai, chiếc đồng hồ ba cửa sổ trên tay về quê lấy vợ sinh con. Những đứa con sơ sinh được quấn trong mớ tã lót còn vương mùi thuốc súng, được nghe tiếng ru của cha là những bài ca của người chiến thắng.
Tuổi tới trường, chúng lại được nhuộm đỏ thêm lần nữa bởi nền giáo dục đã được chính trị hóa đến từng nét chữ.
Tất cả gia đình, nhà trường, và xã hội như một giàn giao hưởng hùng vĩ để dệt lên những công dân “sùng bái”. Thế hệ cha anh sùng bái đến cuồng tín sẵn sàng nhẩy vào vạc dầu để được ơn của đảng. Thế hệ con em sùng bái đến cả tin. Tin vào những điều mà mình chưa hiểu.
Tôi sẽ buồn, nếu con trai tôi chọn thần tượng là một thiên tài quân sự, bởi chiến tranh là những cuộc chinh phạt tha nhân.
KHÓC VÕ NGUYÊN GIÁP & KHÓC
KIM JONG IL
Có người còn sùng bái đến mức phải kiến nghị với đảng để tấn phong Nguyên soái, phong Anh hùng dân tộc, hiển thánh, lập miếu thờ để Ông được ngang tầm với Trần Hưng Đạo. Tại sao chúng ta không chấp nhận một sự thực rằng có đến hơn nửa công dân nước Việt coi đội quân của Ông là đạo quân xâm lược, và những cuộc chiến tranh mà Ông phát động là cuộc áp đặt chủ nghĩa cộng sản và giành độc quyền lãnh đạo quốc gia.
Chiến thắng không luôn có nghĩa là “Đúng”. Chiến bại không luôn đồng nghĩa với “Sai”.
Trần
Hồng Tâm
- Cựu trung úy QĐND
Ai
chết mặc ai
Ông
ta đã thực sự rời bỏ cuộc chơi, đã từ giã cõi nhân sinh điên đảo này. Không ai
biết ông sẽ đi về đâu nhưng ông đã để lại di sản đầy đau đớn và nhiễu nhương,
để lại cho tất cả chúng ta một Việt Nam với tiếng ai oán khắp nơi. Thôi
thì cũng cầu chúc ông ra đi trong thanh thản, dù ông đã lặng thinh một cách vô
cảm trước biết bao người đã ra đi một cách bi thương khác.
Là
người đã có công khai sinh ra một Việt Nam cộng sản, thiết nghĩ không cần bàn
đến chuyện ông có lý tưởng hay không lý tưởng và sự cần thiết hay không của
những cuộc chiến tranh vô nghĩa mà ông đã đóng vai trò lãnh đạo quân sự tối
cao, ông phải chịu trách nhiệm trước lịch sử về sự im lặng của mình trước những
trang lịch sử bất công, gian trá và đau thương mà người Việt Nam đã trải qua.
Không
ít người ca ngợi ông là một trí thức lớn, là nhà văn hoá. Tôi không muốn bàn
những chuyện ấy nữa vì đã có nhiều tài liệu lịch sử có sẵn cho việc tìm hiểu,
nghiên cứu về ông Giáp. Chỉ xin hỏi: Ông đã làm gì khi luật sư Nguyễn Mạnh
Tường kêu gọi dân chủ pháp trị để rồi sau đó bị thất sủng? Nếu là một trí thức
lớn thực sự, lẽ ra ông phải biết dân chủ pháp trị cần cho một quốc gia như thế
nào trước cả cụ Tường bởi thực tế cho thấy chủ nghĩa cộng sản đã tàn phá quốc
gia như thế nào? Nếu không nhận ra khiếm khuyết của một chế độ độc tài cộng
sản, ông có xứng đáng với danh xưng một đại trí thức? Và cứ cho là ông không
biết gì về độc tài- dân chủ nhưng khi luật sư Tường lên tiếng về xã hội dân
chủ, ông không có động tĩnh gì, đó có phải là biểu hiện của một nhân cách lớn?
Lại
nữa, ông đã ở đâu, đã làm gì khi những Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Hữu Loan bị
đấu tố, bị đọa đày? Ông có chút tủi nhục, cảm thương hay phẫn nộ nào không khi
hàng triệu người miền Nam
bỏ nước ra đi trong tức tưởi khi Việt Nam Cộng Hoà bị cưỡng chiếm để rồi hàng
trăm nghìn người trong số họ đã vùi thân ngoài biển cả? Ông nghĩ gì khi tướng
Trần Độ đã dũng cảm lên tiếng rồi bị đàn áp? Ông đã làm gì khi cụ Hoàng Minh
Chính đã tỏ thái độ đối kháng để rồi bị bỏ tù? Ông đã đứng bên lề bao biến cố
đau thương của đất nước. Đó có phải là vị trí xứng đáng của một trí thức hay
không?
Dù
họ là ai, một người vừa mới qua đời nên được cầu nguyện cho sự ra đi bình an.
Tôi đã rất phân vân khi viết những dòng này. Có nên viết những lời cay đắng cho
một người chết không? Có nên kể tội họ khi họ đã mãi mãi không còn khả năng
biện bạch? Nhưng quả tình, tôi không viết những dòng này nhắm vào tướng Giáp,
tôi viết cho những người còn sống, cho những người còn bị ám thị bởi cái ảo ảnh
hào quang mà những người cộng sản đã tạo ra. Đa số thanh niên Việt Nam hiện nay
sống trong sự lừa gạt đó mà không biết, và cũng không có ý chí vượt thoát ra.
Ông
Giáp, vị “đại tướng quân” trong mắt nhiều thanh niên Việt Nam , là người
góp công to lớn để tạo dựng và bảo vệ chế độ độc tài tàn bạo này. Ông đã sống
quá xa cái tuổi “cổ lai hy” và ra đi trong tình thương yêu của gia tộc, trong
sự ngưỡng vọng của nhiều người.
Nhưng
ông có biết đâu, một người có công gây dựng nên một tập đoàn tội ác như ông lại
ra đi thanh thản và vinh quang, trong khi chính những nạn nhân vô tội của chế
độ thì lại hứng chịu thảm trạng bi đát của gia đình để rồi phải ra đi trong uất
ức, tủi nhục.
Đó
chính là một Đặng Ngọc Viết hiền lành, siêng năng bị chính quyền cướp đất, phẫn
uất cùng cực đến mức phải ra tay giết chết một quan chức tỉnh Thái Bình rồi tự
sát bằng một viên đạn vào tim. Đó là một Thomas Nguyễn Tự Thành-một thuyền nhân
bị cưỡng bách hồi hương về Việt Nam từ Thái Lan, bị sách nhiễu và phong toả
kinh tế liên tục bởi chính quyền cộng sản đến nỗi uất ức quá phải tự vẫn bằng
cách thắt cổ vào ngày 3 tháng 10, trước ngày ông Giáp chết một ngày. Tại sao
ông lại được vinh danh khi chính ông là một phần nguyên nhân của những cái chết
đau đớn ấy?
Tất
nhiên, ông Giáp không còn là lãnh đạo đất nước từ lâu, các chính sách, hành
động của chính quyền này ông không tham gia. Nhưng chính cái quá khứ “oai hùng”
và cái hiện tại vô trách nhiệm của ông tạo nên tính chính đáng cho chế độ tàn
ác này. Chế độ này vẫn lấy ông ra làm cái bệ đỡ để biện minh cho những hành
động bán nước hại dân của họ. Ông là cái phao cứu sinh khi những người lãnh đạo
cộng sản đối diện với sự căm phẫn của người dân vì sự tham quyền cố vị của họ.
Vậy mà, không hiểu vì tuổi già làm tiêu hao ý chí, vì sự sợ hãi làm xói mòn
lương tâm, hay vì danh lợi của con cháu làm tiêu tan tinh thần trách nhiệm mà
cho đến những năm cuối đời ông Giáp vẫn lặng thinh trước hiện tình đất nước vật
vã dưới chế độ độc tài, vẫn để cho nhà cầm quyền tiếp tục lợi dụng ông cho chế
độ bất nhân của họ. (Chỉ có một lần ông lên tiếng yếu ớt cho vấn đề Boxite Tây
nguyên)
Giá
như ông lên tiếng cổ vũ cho Nhân quyền Tự do thì tiếng nói của ông đã tác động
mạnh mẽ đến lương tâm tuổi trẻ và có thể xoay chuyển ý thức của biết bao người
dân đang bị ám thị. Một ông Giáp đại tướng quân chắc chắn có khả năng thức tỉnh
quần chúng, làm rúng động đảng cộng sản hơn hẳn một Lê Công Định, Phạm Hồng
Sơn, Huỳnh Ngọc Tuấn, Phạm Thanh Nghiên hay Phương Uyên chứ? Thế nhưng, ông đã
chọn cách sống trong sự co rút và chết trong cờ xí, kèn trống của chế độ cộng
sản, hơn là cách sống trong sự phản tỉnh và chết như một chiến sĩ dân chủ. Đáng
lẽ tuổi già phải là giới hạn cuối cùng của sự sợ hãi nhưng ông đã để nó đi cùng
ông sang tận thế giới bên kia.
Có
người nói: chúng ta không ở vị trí của ông nên không thể hiểu hết những gì ông
phải đối mặt. Đúng. Chúng ta không hiểu hoàn cảnh và vị trí của ông.
Nhưng
chúng ta có thể hiểu được hoàn cảnh của những bạn sinh viên vì biểu tình yêu
nước mà bị nhà trường đuổi học và mất cả tương lai không? Chúng ta có từng đặt
mình vào vị trí Phương Uyên, cô bé sinh viên phải chịu biết bao nhiêu sợ hãi,
tổn thương tinh thần khi bị bắt và giam giữ chỉ vì cô bé biểu thị lòng yêu
nước? Hay như hoàn cảnh gia đình tôi, ba tôi ở tù khi chị em chúng tôi còn thơ
dại và mồ côi mẹ; mười mấy năm trời gia đình tôi sống trong cảnh bần hàn, thất
học và sự khủng bố của chính quyền. Hoàn cảnh của ông Giáp có ngặt nghèo hơn
hoàn cảnh của những người kể trên hay không? Hay để dễ hình dung hơn, tình
huống của ông có khó khăn hơn tình huống của tướng Trần Độ, của cụ Hoàng Minh
Chính hay không? Tôi cho rằng, vấn đề là ở lương tâm và bản lĩnh!
Ông
đã ra đi để lại tất cả, một chế độ độc tài dai dẳng, những mảnh đời oan khuất,
những cuộc đàn áp tiếp diễn, những cái chết oan khiên...
Nhưng
những dòng này không phải để kể tội ông. Quả thật, thế giới này tồn tại trong
trạng thái tương đối của mọi giá trị. Nhưng vẫn có cách để phân biệt những trí
tuệ và nhân cách lớn CHÂN THẬT với sự tô vẽ KHÔNG THẬT. Cầu cho ông ra đi được
bình an và xin gởi tới ông sự cảm thương cho một kiếp người đa đoan trong thế
giới vô minh này, nhưng sự tôn kính thì tôi xin giữ lại cho những con người
sống với lương tâm, trách nhiệm và ý chí và chết với nỗ lực lên tiếng cho sự
thật. Việt Nam
còn rất nhiều người để chúng ta thành tâm ca ngợi và kính ngưỡng, nhưng đó
không phải là ông.
Huỳnh
Thục Vy
Sài Gòn ngày 6 tháng 10 năm 2013
Sài Gòn ngày 6 tháng 10 năm 2013
Oct
07, 2013
Tôi
từng gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp – người vừa mới mất hôm thứ Sáu – hai lần.
Lần đầu tiên diễn ra trong một bệnh viện quân đội của Việt Nam , nơi tôi
được đưa đến không lâu sau khi bị bắt năm 1967. Bố tôi là tư ...
Oct
09, 2013
Nhưng
hầu hết họ hoặc không nhớ hoặc không biết rằng Võ Nguyên Giáp cũng là một trong
những tội đồ của dân tộc Việt Nam
, cũng cần phải được lên án như những tên cộng sản tội đồ dân tộc khác. Điều
thứ nhất, bản ...
Oct
19, 2013
Tôi
nói đó là một “thứ đảng phái” vì lúc ấy đảng Cộng Sản theo ý thức hệ Mác-Lê,
vận dụng chủ thuyết mác-lê làm cách mạng võ trang cướp chánh quyền thực dân. ..... John
McCain: “Võ Nguyên Giáp đánh bại chúng tôi tr.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.