
Nhiều giờ đàm phán tại
Ả Rập Xê Út vào hôm 11/3 đã hạ màn bằng một tuyên bố chung giữa Mỹ và
Ukraine ủng hộ đề xuất của Hoa Kỳ về việc ngừng bắn cuộc chiến ở Ukraine
trong vòng 30 ngày.
Các quan chức chính
quyền Mỹ coi đây là một bước đột phá quan trọng nhằm đạt được các mục tiêu đối
ngoại của mà ông Trump lúc tranh cử đã cam kết chấm dứt cuộc chiến này.
Đối với Ukraine,
tuyên bố chung đó là một sự tạm hoãn cần thiết cho Tổng thống Volodymyr
Zelensky sau khi bị ông Trump và Phó Tổng thống JD Vance tấn công ê chề hai
tuần trước tại Phòng Bầu dục.
Đối với Nga, kế hoạch
này chuyển áp lực lên vai họ, trong bối cảnh cuộc chiến tiếp tục leo thang.
Nhưng đến nay, chỉ
mới có một bên đồng ý - là bên phụ thuộc vào Mỹ.
Chưa hết, đề xuất
này có độ dài chỉ tám đoạn, với rất ít thông tin chi tiết ngoài mong muốn thúc
đẩy tiến hành nhanh chóng.
·
Vậy liệu kế hoạch này có thể biến thành một lệnh ngừng bắn khả tín?
·
Và nếu có, sau ba năm Nga xâm lược toàn diện Ukraine, liệu thỏa thuận này
có thể chấm dứt chiến tranh một cách công bằng và lâu dài, đồng thời đảm bảo an ninh cho khu vực và thế giới hay không?
Tuyên bố: "Ukraine
bày tỏ sự sẵn sàng chấp nhận đề xuất của Mỹ về việc thực thi ngay lập tức một
lệnh ngừng bắn tạm thời kéo dài 30 ngày, có thể gia hạn theo sự đồng thuận của
các bên, và tùy thuộc vào sự chấp nhận cũng như thực thi đồng thời của Liên
bang Nga. Mỹ sẽ truyền đạt với Nga rằng hành động đáp lại của Nga là chìa khóa
để đạt được hòa bình."
Phân tích: Từ
khóa quan trọng ở đây là "ngay lập tức", cho thấy việc ông Trump muốn
ngưng tiếng súng ngay lập tức. Tuy nhiên, cảm giác khẩn trương của ông Trump
thường khiến châu Âu lo ngại.
Nhiều người cho rằng
việc vội vàng tiến tới kết quả mong muốn mà không làm rõ các điều khoản trước
sẽ làm giảm áp lực quân sự đối với Moscow - bên đang xâm lược - và có thể
lạm dụng lệnh ngừng bắn.
Họ lập luận rằng điều đó sẽ trao thêm lợi thế cho Nga
Quá trình thương lượng
điều khoản trước khi ngừng bắn trong các cuộc xung đột thường đóng vai trò quan
trọng để các bên chuyển hóa các mối đe dọa quân sự hiện hữu thành những lợi
thế chiến lược thực chất.
Ông Zelensky trước
đây đã cố gắng thuyết phục phía Mỹ rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin không
đáng tin cậy, viện dẫn việc ông Putin đã phá vỡ các thỏa thuận Minsk do châu
Âu bảo trợ sau khi chiếm lãnh thổ Ukraine vào năm 2014.
Ông Trump đã bác bỏ
những lo ngại này, tuyên bố Ukraine sẽ được đảm bảo an ninh nhưng không nói rõ
bằng cách nào. Ông nói rằng ông Putin sẽ bị răn đe và ở trong một thế khó
mà "không có lựa chọn nào khác" ngoài việc chấp nhận thỏa thuận vì
những lý do mà "chỉ mình tôi biết".
Vào hôm 11/3,
Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio thông báo rằng phái đoàn Mỹ đã có các cuộc thảo
luận thực chất với phía Ukraine về một giải pháp chấm dứt chiến tranh lâu dài,
bao gồm cả "các phương thức bảo đảm nào sẽ được đưa ra để đảm bảo an ninh
và thịnh vượng lâu dài cho họ Ukraine", nhưng ông không nói chi tiết.
Mỹ ngưng viện trợ, Ukraine sẽ ra sao?
Phân tích: Đây
là một thắng lợi lớn cho ông Zelensky trong thỏa thuận này, khi việc Mỹ cung
cấp vũ khí – với mức độ khoảng 2 tỷ USD mỗi tháng – được nối lại.
Quan trọng hơn, điều
này cũng có nghĩa là Washington sẽ tiếp tục chia sẻ dữ liệu tình báo và hình ảnh
vệ tinh với Kyiv, giúp Ukraine nhắm vào các vị trí của Nga.
Nhà Trắng cho biết họ
đã hỗ trợ Ukraine vì cho rằng Zelensky không "cam kết" với kế hoạch
hòa bình của ông Trump.
Tổng thống Ukraine
trước đó đã cố gắng bày tỏ lo ngại của mình dựa vào những lý do trên khi ông bị
buộc phải ra khỏi Phòng Bầu dục. Tuy nhiên, có vẻ như ông Zelensky buộc phải gạt
bỏ những lo ngại đó khi chào đón thỏa thuận kiểu này - một cái giá cần
thiết để Ukraine khôi phục nguồn hỗ trợ quân sự của Mỹ.
Tuyên bố: "Cả
hai đoàn đàm phán đều đồng ý chỉ định đội ngũ thương lượng của mình và ngay lập
tức bắt đầu thương thuyết hướng tới một nền hòa bình bền vững đảm bảo được an
ninh lâu dài cho Ukraine. Mỹ cam kết thảo luận những đề xuất cụ thể này với đại
diện của Nga. Phái đoàn Ukraine nhắc lại rằng các đối tác châu Âu phải được
tham gia vào tiến trình hòa bình."
Phân tích: Đoạn
này gây nhầm lẫn do không nói rõ là đang đề cập đến các cuộc đàm phán giữa
Ukraine và Mỹ về việc thiết lập các đảm bảo an ninh cho Ukraine hay đang nói về
các cuộc đàm phán giữa Ukraine và Nga nhằm chấm dứt chiến tranh vĩnh viễn sau
khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực.
Nếu là trường hợp đầu
tiên, điều đó có nghĩa là Washington và Kyiv sẽ thống nhất về cách thức bảo vệ
an ninh cho Ukraine và răn đe nếu Nga có bất kỳ hành vi vi phạm thỏa thuận ngừng
bắn, sau đó Mỹ sẽ thảo luận các vấn đề này với Nga.
Tuy nhiên, điều này
vẫn còn khác xa kiểu bảo đảm an ninh mà ông Zelensky mong muốn – đó là tư
cách thành viên NATO, điều mà ông Trump từng tuyên bố sẽ không xảy ra. Lời
tuyên bố đó của ông Trump là một sự nhượng bộ lớn và dài hạn trước yêu cầu
của Moscow.
Ngoài ra, đoạn tuyên
bố trên cũng chứa một đề cập mơ hồ và hời hợt về ý tưởng triển khai lực lượng
gìn giữ hòa bình châu Âu, điều mà Anh và Pháp đã đề xuất, nhưng ý tưởng này chỉ
được gán cho phía phái đoàn Ukraine.
Việc Mỹ không
đứng tên trong phần này là yếu tố đáng chú ý, sau khi Nga kịch liệt
bác bỏ ý tưởng về lực lượng gìn giữ hòa bình nói trên.
Tuyên bố: "…tổng
thống của cả hai nước đã nhất trí sớm ký kết một thỏa thuận toàn diện nhằm phát
triển các nguồn tài nguyên khoáng sản thiết yếu của Ukraine, qua đó tăng cường
nền kinh tế Ukraine và đảm bảo sự thịnh vượng và an ninh lâu dài của
Ukraine."
Phân tích: Đây
là thỏa thuận đã không được ký kết sau khi ông Zelensky bị yêu cầu rời khỏi Nhà
Trắng trong cuộc họp tháng trước.
Theo thỏa thuận này, Mỹ sẽ có quyền lợi đối với một số mỏ khoáng sản do chính quyền Ukraine sở hữu, cũng như doanh thu Ukraine có được từ dầu khí.
Tuy nhiên, những người
chỉ trích cho rằng điều đó không có ý nghĩa gì vì sự hiện diện kinh tế
của Mỹ tại Ukraine trước đây cũng đã không ngăn được ông Putin vào năm 2014
hay năm 2022.
Tuyên bố: "Phái
đoàn Ukraine một lần nữa bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của người dân Ukraine đối
với Tổng thống Trump…"
Phân tích: Đây
là một đoạn quan trọng, có thể giúp lý giải việc ông Zelensky dần lấy lại vị
thế trong mắt các lãnh đạo tại Nhà Trắng.
Ông Vance từng chỉ
trích ông Zelensky trong Phòng Bầu dục vì không cảm ơn ông Trump, dù tổng
thống Ukraine đã nhiều lần bày tỏ lòng biết ơn đối với Mỹ vì sự hỗ trợ quân sự.
Giờ đây, ông Trump
đã có một lời cảm ơn chính thức từ Ukraine, được ghi trên một văn bản nhằm xây
dựng hòa bình.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.