Và giờ đây, Tổng thống
Mỹ Donald Trump đã đưa ra "tình trạng khẩn cấp về năng lượng quốc
gia", ủng hộ nhiên liệu hóa thạch và từ bỏ các chính sách năng lượng sạch
- điều này cũng đã bắt đầu ảnh hưởng đến một số quốc gia và công ty năng lượng.
Trước lời hiệu triệu "khoan, khoan nữa" của ông Trump và thông báo rút khỏi Hiệp định Paris của Mỹ, thì Indonesia, chẳng hạn, đã hé lộ khả năng làm theo Mỹ.
'Nếu Mỹ không làm thì tại sao chúng tôi phải làm?'
Indonesia đã nằm trong
danh sách 10 quốc gia phát thải carbon hàng đầu trong nhiều năm qua.
"Indonesia phát
thải ba tấn carbon [đầu người mỗi năm], trong khi Mỹ phát thải 13 tấn,"
ông nói tại Diễn đàn Bền vững ESG 2025 ở Jakarta vào ngày 31/1.
"Vậy mà chúng tôi
lại là những người bị yêu cầu đóng cửa các nhà máy điện... Công lý ở đâu?"
Bà Nithi Nesadurai,
giám đốc Mạng lưới Hành động Khí hậu Đông Nam Á, nhận định những tín hiệu từ
khu vực của bà đang gây lo ngại.
Bà nói rằng việc
"quốc gia giàu nhất và nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới" tăng sản
lượng tạo ra "lý do dễ dàng" cho các quốc gia khác tăng sản lượng của
họ - điều mà họ đã và đang làm:
"Nhiều quốc gia ở
châu Á như Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, những nước có thặng dư thương mại
với Mỹ, đang chịu áp lực phải mua thêm nhiên liệu hóa thạch từ Mỹ để tránh bị
áp thuế. Họ hy vọng rằng việc này sẽ giúp ích cho các cuộc đàm phán về thuế
quan của họ.
Nhật Bản thậm chí đang
xem xét hỗ trợ cho dự án đường ống dẫn khí đốt trị giá 44 tỷ đô la, dài 800 dặm
từ Alaska đến châu Á.
Đối với Mỹ, điều này đồng
nghĩa với việc vượt xa kế hoạch tăng gấp đôi xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng
vào năm 2030, điều sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho việc giảm thiểu biến đổi
khí hậu trên toàn thế giới."
Mỹ vốn đã là nhà sản xuất dầu và khí ga lớn nhất thế giới
Cũng theo bà
Nesadurai, tại Đông Nam Á, các nước Việt Nam, Campuchia, Indonesia, Lào,
Malaysia, Philippines và Thái Lan đều có thặng dư thương mại với Mỹ tính đến
năm 2022.
Tất cả các quốc gia
này, ngoại trừ Philippines, đã đặt mục tiêu phát thải ròng bằng không (NZE).
Campuchia, Lào, Malaysia và Việt Nam đã đặt mục tiêu NZE vào năm 2050.
''Mặc dù mỗi quốc gia
đang áp dụng một chiến lược khác nhau trong các cuộc đàm phán dự kiến về việc
tăng thuế do Mỹ đề xuất, bao gồm cả việc yêu cầu hợp tác kinh tế song phương, họ
không nên bị ép buộc mua thêm nhiên liệu hóa thạch của Mỹ, điều này sẽ ảnh hưởng
đến chủ quyền năng lượng và mục tiêu NZE của họ," bà Nesadurai nói thêm.
Tại Nam Phi, nền kinh
tế lớn nhất châu Phi và một quốc gia phát thải carbon lớn, một dự án chuyển đổi
từ ngành than trị giá 8,5 tỷ đô la với sự hỗ trợ từ nước ngoài đã tiến triển rất
chậm, và giờ đây có những lo ngại rằng nó có thể bị đình trệ hơn nữa.
Ông Wikus Kruger, giám
đốc Phòng thí nghiệm Tương lai Năng lượng tại Đại học Cape Town, cho hay có
"khả năng" việc ngừng hoạt động của các nhà máy điện than cũ sẽ bị
"trì hoãn thêm".
Tuy nhiên, ông nói rằng mặc dù có một số "bước lùi" khỏi quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, vẫn có sự tăng trưởng trong lĩnh vực năng lượng sạch và dự kiến sẽ tiếp tục.
"Chúng tôi hiện kỳ vọng sản lượng dầu khí của mình sẽ tăng lên," ông Enrique Viale, chủ tịch Hiệp hội Luật sư Môi trường Argentina, nói.
"Tổng thống Milei đã bóng gió rằng ông ấy có ý định rút khỏi Hiệp định Paris và nói rằng chủ nghĩa môi trường là một phần của chương trình nghị sự 'thức tỉnh' (woke agenda)." Cụm từ này ý chỉ những người quan tâm đến những vấn đề xã hội, đặc biệt là về công lý xã hội và phân biệt chủng tộc.
Trong khi đó, tập đoàn năng lượng khổng lồ Equinor vừa thông báo sẽ giảm một nửa đầu tư vào năng lượng tái tạo trong hai năm tới, đồng thời tăng sản lượng dầu khí. Một tập đoàn dầu khí lớn khác, BP, dự kiến cũng sẽ đưa ra thông báo tương tự trong thời gian tới.
'Năng lượng Mỹ trên toàn cầu'
Các khách hàng tiềm
năng ở nước ngoài đã bắt đầu xếp hàng.
Ấn Độ và Mỹ đã nhất
trí tăng đáng kể nguồn cung dầu khí Mỹ cho thị trường Ấn Độ. Vào cuối chuyến
thăm Mỹ của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 14/2, hai nước đã ra tuyên bố
chung "tái khẳng định" Mỹ sẽ là "nhà cung cấp hàng đầu về dầu
thô và các sản phẩm dầu mỏ, cũng như khí đốt tự nhiên hóa lỏng cho Ấn Độ".
Vài ngày sau khi ông
Trump nhậm chức, Hàn Quốc, nước nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn
thứ ba thế giới, đã thể hiện ý định mua thêm dầu khí Mỹ nhằm giảm thặng dư thương
mại với Mỹ và cải thiện an ninh năng lượng, truyền thông quốc tế đưa tin từ
Seoul.
Các quan chức của
JERA, nhà sản xuất điện lớn nhất Nhật Bản, đã nói với Reuters rằng họ
cũng muốn tăng mua LNG từ Mỹ để đa dạng hóa nguồn cung vì hiện tại họ nhập khẩu
một nửa từ khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
"Chắc chắn có một
mối đe dọa rằng nếu Mỹ tìm cách tràn ngập thị trường bằng nhiên liệu hóa thạch
giá rẻ, hoặc ép buộc các quốc gia mua thêm nhiên liệu hóa thạch của mình, hoặc
cả hai, quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu có thể bị chậm lại," ông
Lorne Stockman, giám đốc nghiên cứu của Oil Change International - một tổ chức
nghiên cứu và vận động cho quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch, nhận định.
"Kinh tế học về
nguồn cung năng lượng là yếu tố then chốt thúc đẩy quá trình khử carbon,"
ông David Brown, giám đốc mảng chuyển đổi năng lượng tại Wood Mackenzie, một tổ
chức tư vấn năng lượng toàn cầu, nhận định.
"Nguồn tài nguyên
năng lượng dồi dào của Mỹ hỗ trợ vai trò của sản xuất khí đốt tự nhiên và chất
lỏng. Ngược lại, các nền kinh tế phụ thuộc vào nhập khẩu như Trung cộng, Ấn Độ
và các nước Đông Nam Á có động lực kinh tế mạnh mẽ để phát triển năng lượng tái
tạo."
Đầu tư chuyển đổi năng
lượng toàn cầu đã vượt quá hai ngàn tỷ đô la lần đầu tiên vào năm ngoái, nhưng
các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng của quá trình chuyển đổi
năng lượng sạch đã chậm lại đáng kể trong những năm gần đây, trong khi nhiều
ngân hàng lớn vẫn tiếp tục tài trợ cho nhiên liệu hóa thạch.
Navin
Singh Khadka
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.