Sun Group hy vọng sẽ
trả lại khoản tiền này trong vòng 15 năm, theo các tài liệu mà hãng tin Reuters tiếp
cận được và dẫn lại hôm 18/3.
Khoản tiền gần 657
ngàn tỷ đồng đã được bơm cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB), kể từ
khi người dân rút tiền ồ ạt năm 2022 sau khi bà Trương Mỹ Lan, người nắm
quyền kiểm soát SCB trên thực tế, bị bắt giữ.
Sự việc này cho thấy
Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn trong việc giám sát các ngân hàng và ngăn chặn
những rủi ro tiềm ẩn trong toàn ngành.
Trong bối cảnh nền
kinh tế định hướng xuất khẩu của Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ chiến tranh
thương mại toàn cầu do Tổng thống Donald Trump áp thuế quan lên các đối
tác thương mại của Mỹ, quốc gia Đông Nam Á này cũng đang phải vật lộn với
những vấn đề nội tại.
Theo lộ trình 'giải
cứu' được Sun Group chuẩn bị - nhà phát triển được Ngân hàng Nhà nước giao nhiệm
vụ hỗ trợ SCB từ tháng 11/2023, SCB vẫn "hoàn toàn phụ thuộc vào các khoản
vay đặc biệt" từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để chi trả cho các giao dịch
rút tiền gửi.
Khoản cho vay của
NHNN dự kiến sẽ đạt 657 ngàn tỷ đồng trong năm đầu tiên tái cơ cấu.
SCB, dưới quyền sở hữu
của Sun Group, sẽ bắt đầu trả nợ NHNN vào năm thứ 14 của kế hoạch giải cứu, tùy
thuộc vào tình hình thị trường, theo kịch bản cơ bản của kế hoạch dài 222 trang
chưa từng được công bố trước đây.
Trước đó, báo chí
trong nước không nêu tên Sun Group là bên sẽ tham gia cơ cấu SCB. Khoảng một giờ
sau khi Reuters đăng thông tin về kế hoạch của Sun Group, trang VN
Business dẫn lại thông tin của Reuters trong một bài viết với
nhan đề ''Ai sẽ 'giải cứu' SCB: Kế hoạch 15 năm và khoản vay 657 nghìn tỷ đồng''.
Bài viết dẫn lại
thông tin về kế hoạch của ''một tập đoàn tư nhân lớn'' nhưng không nêu tên chủ
thể này. Dù vậy, từ khóa ''Sun Group'' vẫn hiện lên ở cuối bài.
Reuters không
thể xác định liệu kế hoạch của Sun Group có nhận được sự ủng hộ của chính phủ
và Đảng Cộng sản Việt Nam hay không, hoặc liệu nó có được phê duyệt theo đúng
thời gian biểu mà công ty này đề ra hay không.
Sun Group, SCB, Ngân
hàng Nhà nước và Bộ Tài chính đều không phản hồi các yêu cầu bình luận qua
email và điện thoại từ phía Reuters.
Tiền gửi bốc hơi, lỗ
chồng chất
Viện kiểm sát cáo buộc bà Lan đã xây dựng một đế chế bất động sản được nuôi sống trong suốt một thập kỷ bằng 44 tỷ đô la Mỹ tiền vay từ SCB.
Việc bà Lan - người
đã sử dụng các cá nhân đứng tên hộ để kiểm soát một trong những ngân hàng
thương mại lớn nhất Việt Nam về lượng tiền gửi - bị bắt đã gây ra làn sóng hoảng
loạn trong những người gửi tiền.
Điều này buộc NHNN
phải bơm 4 tỷ đô la Mỹ chỉ trong ba tuần sau vụ bắt giữ, và hàng tỷ đô la khác
sau đó để ngăn chặn nguy cơ sụp đổ của ngân hàng, theo một tài liệu mà Reuters tiếp
cận được.
Vào tháng 12/2024, tòa án đã giữ nguyên án tử hình đối với bà Lan, bác bỏ đơn kháng cáo của bà đối với các tội danh tham ô và đưa hối lộ.
Báo cáo của Sun
Group cho thấy tình trạng vốn đã rất tồi tệ của SCB vào thời điểm xảy ra vụ rút
tiền hàng loạt chỉ đang trở nên tiêu cực hơn, đòi hỏi phải có một kế hoạch tái
cơ cấu kéo dài nhiều năm như đề xuất.
Theo tài liệu, lượng
tiền gửi đã giảm mạnh xuống còn 19,2 ngàn tỷ đồng vào cuối năm ngoái, từ mức
669 ngàn tỷ đồng vào đầu tháng 10 /2022.
Việt Nam quy định
các ngân hàng có công ty con, như SCB, phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối
thiểu bằng 9% tổng tài sản có rủi ro điều chỉnh để đảm bảo cho các khoản lỗ tiềm
ẩn.
Tỷ lệ an toàn vốn của
SCB ngay trước khi xảy ra vụ rút tiền đã âm 100%, và tiếp tục tụt xuống âm 176%
vào cuối năm 2024 khi các khoản lỗ tăng lên, báo cáo của Sun Group trích dẫn dữ
liệu kiểm toán mới chưa từng được công bố trước đây.
Làm sao để sinh lời?
Năm đó, ngân hàng đã
báo cáo tỷ lệ dương khoảng 10% và công ty kiểm toán của họ, Deloitte, không đưa
ra bất kỳ cảnh báo nào trong báo cáo thường niên.
Deloitte đã không trả
lời yêu cầu bình luận của Reuters.
Theo một tài liệu nội
bộ của SCB do Reuters đọc được, cung cấp thông tin cập nhật hàng ngày
về các khoản bơm tiền mặt, NHNN đã cho SCB vay 652,7 ngàn tỷ đồng tính đến ngày
18/2.
Kế hoạch của Sun
Group nhằm mục đích đưa SCB sinh lời trở lại, viện dẫn kinh nghiệm của tập đoàn
này trong lĩnh vực ngân hàng với tư cách là cổ đông lớn từ năm 2021 tại một
ngân hàng nhỏ hơn - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Dân (NCB).
Họ đề xuất đầu tư ít
nhất 3 ngàn tỷ đồng vào vốn điều lệ của SCB - khoản tiền do chủ sở hữu bơm vào
để tăng cường vùng đệm vốn.
Tài liệu dự báo SCB sẽ tạo ra thu nhập từ nhiều nguồn, bao gồm đầu tư vào trái phiếu chính phủ và các dự án cơ sở hạ tầng được tài trợ bằng nguồn vốn thu hồi từ các khoản vay.
Lộ trình cho thấy
ngân hàng sẽ trả khoảng một nửa khoản vay của NHNN bằng cách bán các tài sản có
khả năng thu hồi, quyền sử dụng đất và tài sản được dùng làm tài sản thế chấp
cho các khoản vay của SCB. Phần còn lại sẽ đến từ lợi nhuận của các khoản đầu
tư mới.
Tuy nhiên, theo kế
hoạch của Sun Group, những tài sản có thể thu hồi được (tức là những tài sản có
giá trị thực tế và có thể bán đi để lấy lại tiền) chỉ chiếm một phần rất nhỏ so
với tổng số tài sản mà ngân hàng SCB đang ghi trên sổ sách.
Lý do là vì phần lớn
các khoản vay mà SCB đã cấp trước đây là cho các công ty 'ma' - tức các công ty
được thành lập nhưng thực chất không hoạt động - thuộc sở hữu của bà Lan và rằng
những khoản vay này được đảm bảo bằng các tài sản thế chấp có giá trị đã bị thổi
phồng lên rất nhiều.
Cuộc giải cứu 'chưa
từng có tiền lệ'
Vào tháng 4/2024,
khi có thông tin về việc NHNN bơm tiền cứu SCB, Reuters gọi đây là cuộc
giải cứu "chưa có tiền lệ".
"Nếu không cho
vay, SCB sẽ sụp đổ. Nếu tiếp tục cho vay, kho bạc quốc gia sẽ dần cạn kiệt,"
nguồn tin giấu tên nói với Reuters vào thời điểm đó.
Tình huống này đang
được đánh giá là "chưa có tiền lệ" tại Việt Nam, xét trên ba yếu
tố: lượng tiền mặt khổng lồ đã và đang được bơm vào SCB, sự phức tạp trong các
hoạt động giải cứu và tái cơ cấu, cũng như quy mô thiệt hại hiện tại và những rủi
ro tiềm ẩn rất lớn đối với toàn bộ hệ thống tài chính của quốc gia.
Theo tài liệu
mà Reuters tiếp cận được, tính đến đầu tháng 4/2024, NHNN đã cấp cho
SCB tổng cộng 24 tỷ đô la Mỹ dưới dạng "các khoản vay đặc biệt".
Tài liệu này, cung cấp thông tin cập nhật hàng ngày về số tiền NHNN bơm vào SCB kể từ ngày 29/3, cho thấy rằng mặc dù tốc độ bơm tiền có giảm nhẹ, nhưng trung bình mỗi tháng trong năm tháng trước đó, NHNN đã bơm vào SCB hơn 900 triệu đô la Mỹ.
Bình luận vào tháng 4/2024, Tiến sĩ Giang Phùng, nhà nghiên cứu và
giảng viên tại Trường Kinh doanh ISC Paris (Pháp), nói rằng vì Reuters ghi
số liệu mà họ có được là "từ nguồn tin không được tiết lộ công khai do
tính nhạy cảm" nên NHNN cũng có thể phủ nhận sự chính xác của con số.
"Tuy nhiên,
theo những con số công khai và cả lời của Viện Kiểm sát trước tòa thì NHNN đang
rất chật vật với việc xử lý các nghĩa vụ nợ của SCB. Theo lịch sử gần đây,
trong xử lý các ngân hàng yếu kém thì NHNN sẽ không muốn để SCB phá sản hoàn
toàn," TS Giang Phùng bình luận.
Cũng vào khoảng
tháng 4/2024, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu chuyên về tài chính, ngân hàng đánh giá về
việc bơm tiền này.
Theo ông Hiếu, trường
hợp ngân sách cạn kiệt hoặc vì lý do nào đó nhà nước phải ngừng bơm tiền cho
SCB, thì sẽ có ba kịch bản chính:
Một là nhà nước có
thể in thêm tiền để tiếp tục bơm cho SCB. Trong trường hợp này, dòng tiền đi
vào lưu thông sẽ gây lạm phát, nợ công cao.
Kịch bản thứ ba, nếu SCB không đệ đơn phá sản, NHNN có thể chuyển giao SCB cho ngân hàng khác sau khi hết kiểm soát đặc biệt, Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) có hiệu lực từ 1/7/2024). Tuy nhiên, do nợ lớn và nợ xấu kỷ lục của SCB, việc tìm được ngân hàng nhận chuyển giao là rất khó khăn, có thể gây bất ổn cho cả hai bên.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.