Tuesday, October 29, 2024

Căn cứ Quân Sự của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương

BM

Như chúng ta đã nhận ra rằng để giữ an ninh cho vùng biển Á châu-Thái Bình Dương, Hoa Kỳ đã dàn quân và đặt căn cứ quân sự ở nhiều quốc gia xung quanh phía Đông của Trung Cộng (TC). Nơi đây, chúng ta thử điểm qua những căn cứ quân sự quan trọng đó.

 

Căn cứ Quân Sự của Hoa Kỳ ở Guam


BM

Căn cứ Không Quân Andersen là căn cứ của Phi Đoàn 36 thuộc Sư Đoàn 11 Không Quân đặc trách không phận Thái Bình Dương. Đây là căn cứ KQ quan trọng nhất ở phía Tây Hawaii, và là một trong bốn Địa điểm Hoạt động của Oanh tạc cơ Tiền phương của KQ và là căn cứ duy nhất ở Tây Thái Bình Dương có cơ sở bảo trì và bãi đáp cho các oanh tạc cơ chiến lược hạng nặng của Hoa Kỳ, bao gồm B-1B, B-2 , và Pháo đài bay B-52.

 

Ngày 1 tháng 4 năm 2023, căn cứ này được tăng cường thêm một Pháo đài bay B-52 đến từ căn cứ KQ ở Louisiana.


BM

Căn cứ Hải quân Guam là một căn cứ hải quân chiến lược của Hoa Kỳ kết hợp với Căn cứ Không quân Andersen để thành lập căn cứ chung Marianas, do Hải quân điều hành.

 

Căn cứ Hải quân Guam là nơi đóng quân của Chỉ huy Hải đội Tàu ngầm 15, Khu vực Bảo vệ Bờ biển Guam và Đơn vị Chiến tranh Đặc biệt Hải quân 1, đồng thời yểm trợ 28 bộ chỉ huy của các đơn vị khác. Đây là căn cứ của hàng chục Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, Hạm đội Thái Bình Dương, Hạm đội 7 và các đơn vị Seabee (Công Binh HQ).


BM

USS Frank Cable đậu bến tại Guam để hướng dẫn các tàu ngầm của Hạm đội 7, và USS Emory S. Land được chuyển từ Căn cứ Yểm trợ Hải quân Diego Garcia đến Căn cứ Hải quân Guam để thực hiện vai trò tương tự.

 

Các tàu của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Guam bao gồm USCGC Sequoia và bao gồm USCGC Myrtle Hazard, USCGC Oliver Henry, USCGC Frederick Hatch và USCGC Washington.

 

Căn cứ Quân Sự của Hoa Kỳ ở Singapore


BM

Singapore: Căn cứ quân sự chính của Hoa Kỳ tại Singapore là Căn cứ Hải quân Changi, được Hải quân Hoa Kỳ sử dụng cho mục đích hậu cần và bảo trì. Hoa Kỳ cũng có quyền sử dụng các căn cứ quân sự khác của Singapore, chẳng hạn như Căn cứ Không quân Paya Lebar và Hải cảng Sembawang, để tiếp nhiên liệu và hỗ trợ hoạt động khác.

 

Căn cứ Quân Sự của Hoa Kỳ ở Úc và New Zealand


BM

Australia: Hoa Kỳ hiện nay chỉ có một căn cứ HQ ở Úc:

 

Trạm Liên lạc Hải quân Harold E. Holt ở Exmouth, Tây Úc. Một căn cứ phòng thủ chung Pine Gap ở Alice Springs, trung tâm Lãnh thổ phía Bắc, và Lực lượng luân chuyển hàng hải-Darwin.

 

New Zealand: Hoa Kỳ có sự hiện diện quân sự nhỏ hơn, bao gồm:


BM

·        Chương trình Nam Cc ca Hoa K: Hoa K điu hành mt s căn c  Nam Cc t Trm McMurdo, nm trên Đảo Ross.

·        Căn c H tr Hi quân Diego Garcia: Hoa K duy trì mt căn c ym tr hi quân trên đo Diego Garcia trong Lãnh th Độ Dương thuc Anh, là lãnh th hi ngoi ca Anh nhưng cũng là mt phn trong vùng đc quyn kinh tế ca New Zealand.

 

Căn cứ Quân Sự của Hoa Kỳ ở Thái Lan


BM

Thailand: Hiện tại Hoa Kỳ không có căn cứ quân nào mà chỉ được quyền sử dụng một vài căn cứ quân sự của Thái Lan và phi trường quốc tế UTapao, được sử dụng làm trung tâm hậu cần cho các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ trong khu vực.


Căn cứ Quân Sự của Hoa Kỳ ở Philippines


BM

Sau Thế chiến Thứ hai, Hoa Kỳ có đặt nhiều căn cứ quân sự ở Philippines, thế nhưng đã triệt thoái toàn bộ sau những biến động phản đối của các nhóm chủ nghĩa dân tộc (nationalist). Hai căn cứ lớn nhất của Hoa Kỳ ở Subic (HQ) và Clark (KQ) đóng cửa vào năm 1992. Mãi cho đến năm 2000 thì hai phía Hoa Kỳ và Philippines mới có liên hệ trở lại với các cuộc tập trện trên biển.

 

Trước sự bành trướng và đàn áp của TC, hôm thứ Hai, ngày 1 tháng 5 năm 2023, chính phủ Philippines đã xác định thêm bốn căn cứ quân sự của họ mà Hoa Kỳ sẽ sử dụng, gần gấp đôi số lượng được đưa vào một thỏa thuận quốc phòng nhằm thúc đẩy một liên minh đã tồn tại nhiều thập niên giữa hai quốc gia:


BM

·        Căn c HQ Camilo Osias  Sta Ana, thuc tnh Cagayan (phía Bc)

·        Phi trường Lal-lo, cũng thuc tnh Cagayan (phía Bc)

·        Căn c Melchor Dela Cruz  Gamu, tnh Isabela (phía Bc)

·        Đảo Balabac ngoài khơi Palawan (trong khu vc qun đo Trường Sa)

·        Hoa K vn điu hành 5 căn c quân s  Philippines trên tiêu chun luân phiên, nghĩa là không th đóng quân  đó lâu dài. Nhng căn c đó nm gn th đô Manila và  phía nam và phía đông ca Philippines – nhưng không có căn c nào  tnh Luzon phía bc, nơi có v trí chiến lược quan trng hơn.

 

Hoa Kỳ đã cam kết xây dựng hạ tầng cơ sở trị giá hơn 80 triệu đô la tại năm căn cứ Không Quân hiện có:

 

·        Căn c KQ Antonio Bautista  Palawan

·        Căn c KQ Basa  Pampanga

·        Căn c KQ Magsaysay  Nueva Ecija

·        Căn c KQ Benito Ebuen  Cebu

·        Căn c KQ Lumbia  Mindanao

 

Căn cứ Quân Sự của Hoa Kỳ ở Nhật


BM

Về địa dư và tình hình an ninh ở khu vực Thái Bình Dương, Nhật Bản là quốc gia có nhiều căn cứ quân sự Hoa Kỳ nhất, gồm 23 căn cứ của cả ba quân chủng Hải, Lục và Không Quân.

 

Hiện nay thì các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ ở Nhật Bản gần như là không cần thiết, nên chính phủ Hoa Kỳ đang từ từ chuyển giao các căn cứ quân sự cho chính phủ Nhật Bản. Thế cho nên Lực lượng Bảo vệ Lãnh thổ Nhật Bản đều có quyền sử dụng các căn cứ này. Nhiều căn cứ còn được điều khiển hỗn hợp Mỹ-Nhật hoặc chuyển thành cộng đồng dân sự.

 

KHÔNG QUÂN


BM

Căn cứ KQ Kadena ở Okinawa: Là căn cứ của Không Đoàn 18, lực lượng không quân chiến đấu lớn nhất của Hoa Kỳ. Đây cũng là nơi trú quân của một số tiểu đoàn Bộ Binh, Hải Quân, Thuỷ Quân Lục Chiến (TQLC) cùng với một số đơn vị liên hệ khác. Hiện tại, Căn cứ Không quân Kadena là nơi đồn trú của hơn 7,500 binh sĩ thuộc KQ, HQ, Bộ Binh và TQLC. Nếu kể cả các thành viên gia đình quân nhân, nhà thầu của Bộ Quốc phòng và nhân viên dân sự Nhật Bản thì dân số của căn cứ lên tới hơn 20,000 người. Căn cứ không quân Kadena có hai phi đạo gần như giống hệt nhau dài 12,100 foot, cho phép Kadena tiếp nhận bất kỳ loại máy bay nào của Hoa Kỳ hoặc Nhật Bản.


BM

Căn cứ KQ Misawa ở Misawa: Căn cứ không quân Misawa nằm ở đảo Honshu của Nhật Bản, chỉ cách Thái Bình Dương 5 km. Đây cũng là căn cứ quân sự phối hợp duy nhất của Mỹ-Nhật ở Thái Bình Dương, được điều hành bởi Hoa Kỳ theo quy định của chính phủ Nhật. Dân số Mỹ tại chỗ khoảng 5,500 người. Mục tiêu chính của căn cứ là điều hành các trạm thông tin liên lạc với vệ tinh giám sát không gian. 


BM

Căn cứ KQ Yokota ở Fussa: Căn cứ không quân Yokota là  cứ của Phi đoàn vận tải 347, với nhiệm vụ yểm trợ, y tế và bảo trì.

 

LỤC QUÂN


BM

Trại Zama ở Zama: Sau thế chiến thứ hai, trại Zama được điều hành bởi Hoa Kỳ, nhưng theo quy luật của chính phủ Nhật. Trại ở cách Tokyo khoảng 40 km (25 dặm) về phía tây nam. Đây là nơi đóng quân và điều hành phối hợp Mỹ-Nhật, gồm Quân đoàn I (Hoa Kỳ), Phi đoàn "Ninjas" Mỹ-Nhật, Tiểu đoàn Tình báo Quân sự 311, Sư đoàn Công binh Hoa Kỳ, Tiểu đoàn Tín hiệu 78 và Văn phòng Điều hành Song phương Mỹ-Nhật và Nhóm Công binh số 4 của Lực lượng Phòng vệ Lãnh thổ Nhật Bản.


BM

Căn cứ Torii Station ở Okinawa: Đây là căn cứ của Quân đội Hoa Kỳ tại Okinawa, Nhóm yểm trợ số 10, cùng với Tiểu đoàn 1, Nhóm Lực lượng Đặc biệt số 1 (Dù), 247 Quân cảnh Viễn chinh và Đại đội Tín hiệu 349 (78 SIG BN) yểm trợ cho tất cả các lực lượng khác của Hoa Kỳ. Tháng Ba năm 2014 căn cứ này được đổi tên thành Căn cứ Quân sự Garrison Okinawa.


BM

Căn cứ Buckner ở Okinawa: Đây là một căn cứ quân sự nhỏ và không đáng kể của Hoa Kỳ ở Okinawa. Căn cứ này chỉ chứa hai tiểu đoàn là Tiểu đoàn Tín hiệu 53 và Tiểu đoàn Tín hiệu 58. Tiểu đoàn tín hiệu 58 chịu trách nhiệm với DII (Defense Information Infrastructure - Cơ sở hạ tầng thông tin quốc phòng) ở Okinawa, chưa kể đến hệ thống liên lạc. Nó đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phối hợp và hoạt động ở Thái Bình Dương. Tiểu đoàn Tín hiệu 53 chịu trách nhiệm yểm trợ đầy đủ cho các hoạt động tương tự ở Thái Bình Dương.

 

THỦY QUÂN LỤC CHIẾN


BM

Trại Courtney ở Uruma: Được thành lập vào năm 2005 bởi sự sáp nhập nhiều đơn vị nhỏ hơn, và là một phần của Căn cứ Thủy quân lục chiến lớn hơn, Trại Smedley D. Butler, nơi đóng quân của Lực lượng Viễn chinh Thủy quân lục chiến III, Sư đoàn 3 Thủy quân lục chiến và Bộ chỉ huy MEB 3d.


BM

Trại Foster ở Ginowan: Trại được điều hành chung bởi TQLC Hoa Kỳ và chính phủ Nhật theo các quy định và luật pháp của chính phủ Nhật. Đây là một căn cứ rất lớn, trải rộng trên bốn cộng đồng dân sự khác nhau – Kitanakagusuku, Okinawa, Ginowan và Chatan; hầu hết thuộc về Ginowan, và cũng là một phần của trại Smedley D. Butler.


BM

Trại Fuji ở Shizuoka: Là một phần của căn cứ quân sự lớn hơn, Trại Butler. Trại Fuji trải rộng trên 300 mẫu Anh vuông, với 30 trong số đó được dùng làm sân tập bắn. Hầu hết TQLC Hoa Kỳ ở khu vực Thái Bình Dương đã từng trải qua các cuộc huấn luyện tại đây. Mặc dù là một căn cứ quân sự của TQLC Hoa Kỳ, một khu vực nhỏ của căn cứ, đặc biệt là các sân bay trực thăng, hiện được mở cho Hoa Kỳ và Nhật Bản kết hợp sử dụng.


BM

Trại Hansen ở Okinawa: Đây cũng là một phần của căn cứ quân sự lớn hơn, Trại Butler, và là một khu kết hợp bao gồm mười căn cứ khác nhau. Trại Hansen hiện là trung tâm huấn luyện quan trọng và hoạt động mạnh mẽ nhất ở Okinawa. Đây là một trong số ít nơi ở Nhật Bản có các sân tập bắn lớn luôn luôn mở cửa hoạt động. Ngoài T QLC Hoa Kỳ, căn cứ cũng mở cửa cho các lực lượng vũ trang khác, bao gồm cả quân đội Nhật Bản - Lực lượng Phòng vệ Lãnh thổ.


BM

Trại Kinser ở Okinawa: Đây cũng là một phần của căn cứ quân sự lớn hơn, Trại Butler, và là căn cứ yểm trợ mọi hoạt động của TQLC Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương.


BM

Trại Lester ở Chatan Town: nằm ở thị trấn Chatan, Okinawa. Trại nằm trên bờ biển Hoa Đông (East China Sea). Nơi đây có một bệnh viện lớn nhất của HQ Hoa Kỳ. Đây là một trung tâm chăm sóc sức khỏe tuyệt vời và không chỉ dành cho quân nhân đồn trú ở Thái Bình Dương, mà còn cho gia đình họ, nhân viên dân sự hoặc nhà thầu. Nhiều thành phần quân sự đã được chuyển qua các trại khác, để nơi đây gần như là một khu dân sự với đầy đủ tiện nghi như nhà ở, trường học, khu giải trí ...


BM

Trại SD Butler ở Okinawa: Trại S. D. Butler là một trong nhiều căn cứ quân sự thuộc thẩm quyền của  Hoa Kỳ, nhưng được điều hành bởi các quy định và luật pháp của Nhật Bản. Căn cứ được đặt tại Okinawa và được điều hành bởi TQLC Hoa Kỳ. Như đã được nhắc đến nhiều lần ở trên, Trại S. D. Butler không chỉ là một căn cứ đơn giản. Trên thực tế, nó là căn cứ mẹ cho nhiều căn cứ khác trên đảo Okinawa.


BM

Trại Schwab ở Okinawa: Căn cứ nằm ở phía bắc của Okinawa. Trại Schwab là căn cứ của khoảng 30,000 binh sĩ thuộc Trung đoàn 4 TQLC Hoa Kỳ, với nhiệm vụ yểm cho các đơn vị TQLC khác. Tuy không chính thức, nhưng hiện nay, trại nằm trong danh sách dự phòng (ngưng hoạt động), vì trong những năm qua đã sảy ra nhiều va chạm với người bản xứ có khuynh hướng chống lại sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ trong khu vực.


BM

Căn cứ Không Quân Futenma của TQLC ở Ginowan: hiện đang hoạt động, và là một thành phần của Trại SD Butler. Do các hành động quân sự thấp ở Nhật Bản, chỉ còn ba đơn vị quan trọng nhất gồm có Phi Đoàn 18, Phi Đoàn 36 và bộ chỉ huy, cùng với gia đình binh sĩ và nhân viên cũng như nhà thầu dân sự.


BM

Căn cứ Không Quân Iwakuni ở Nishiki: là một trạm không quân TQLC Hoa Kỳ nằm ở đồng bằng sông Nishiki, 2.4 km (1.5 dặm) về phía đông nam của Ga Iwakuni ở thành phố Iwakuni, tỉnh Yamaguchi, Nhật Bản. Ngày 18 tháng 1 năm 2017 trạm này tiếp nhận chiếc phản lực cơ chiến đấu của Phi đội 121 "Green Knights" (VMFA-121). Đây là phi đội F-35B Lightning II được đưa ra tiền phương đầu tiên của TQLC Hoa Kỳ, nhắm mục tiêu vào Bắc Hàn.


BM

Trại Gonsalves ở phía Bắc Okinawa: là một trong những căn cứ quân sự rộng nhất của Hoa Kỳ ở Nhật Bản, hoạt động theo luật của chính phủ Nhật Bản. Căn cứ trải rộng trên hai ngôi làng ở Okinawa – Higashi và Kunigami. Bao gồm hơn 70 km vuông. Có ít nhất 22 bãi đáp cho máy bay trực thăng, địa điểm huấn luyện, căn cứ hỏa lực và hoả tiễn.


BM

Trại Mctureous ở Kawasaki Village: là một căn cứ yểm trợ, với trang bị tối tân và trực thuộc trại SD Butler. Trại không có nhiều hoạt động, do hoạt động quân sự thấp ở Nhật, nhưng lúc nào cũng sẵn sàng để yểm trợ các đơn vị TQLC khác, khi cần.


BM

Phi trường Yontan ở Okinawa: Ngày nay, phi trường Yontan không còn là một căn cứ quân sự. Ngay sau khi trao lại cho người Nhật, nơi này đã bị bỏ hoang hoàn toàn. Không có đơn vị hay quân đội nào đóng ở đó, các phi đạo đã biến thành đường bộ. Nơi này được mở cửa và được sử dụng bởi thường dân.

 

HẢI QUÂN

 

Căn cứ hoạt động của hạm đội Okinawa ở Okinawa: Đây là nơi đồn trú của cả đơn vị thường trực và tạm thời hoặc phụ thuộc Hạm đội Okinawa. Trong số các đơn vị thường trực phổ biến nhất, được kể đến là Lực lượng Đặc nhiệm 76, tiểu đoàn Xây dựng Cơ động, Bộ phận Liên lạc, Bộ chỉ huy Quân đội Sealift hoặc Đơn vị Sửa chữa Không quân Thái Bình Dương. Cũng giống như các căn cứ khác của Mỹ tại Nhật Bản, căn cứ này cũng được điều hành theo luật pháp và quy định của Nhật Bản. Mặc dù ở vị trí dự phòng không chính thức nhưng nó luôn sẵn sàng xông vào bất cứ khi nào, tình huống bất ngờ nào xảy ra trong khu vực.


BM

Căn cứ hoạt động của hạm đội Sasebo ở Sasebo: Hoạt động Hạm đội Sasebo là một trong số ít căn cứ quân sự được mô tả là có mối quan hệ chính trị hòa bình và phát triển giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ. Tàu của cả hai bên chia sẻ hải cảng và cùng hợp tác để bảo trì hải cảng. Căn cứ quân sự được điều hành bởi Hải quân Hoa Kỳ. Nằm ở Sasebo, trên đảo Kyushu phía nam Nhật Bản, với nhiệm vụ chính là yểm trợ cũng như là hậu cứ ở khu vực Thái Bình Dương.


BM

Căn cứ hoạt động của hạm đội Yokosuka ở Yokosuka: Nằm ở Vịnh Tokyo, ngay gần thủ đô Nhật Bản, Hạm đội Hoạt động Yokosuka được cho là căn cứ quân sự quan trọng nhất của Hoa Kỳ ở Nhật Bản, xét từ quan điểm địa lý và chiến lược. Đây cũng là căn cứ rộng nhất trong khu vực Thái Bình Dương. Nó bao gồm khoảng dưới 600 mẫu Anh. Đây là một căn cứ đồng điều hành bởi Mỹ-Nhật, theo luật pháp Nhật Bản. Nhiệm vụ chính của Hoạt động Hạm đội Yokosuka là yểm trợ tất cả các đơn vị trong khu vực Thái Bình Dương, miễn là chúng thuộc về Hoa Kỳ hoặc các quốc gia đồng minh. Lực lượng Hải quân Nhật Bản cũng đóng một vai trò quan trọng. Đây là một lực lượng cực kỳ quan trọng và chiếm ưu thế trong khu vực. Một lực lượng lớn khác xung quanh là Hạm đội 7, chịu trách nhiệm điều hành COMLOG WESTPAC (Commander, Logistics Group Western Pacific - Bộ Chỉ huy, Hậu cứ ở Tây Thái Bình Dương).


BM

Căn cứ không quân Atsugi ở Kanagawa: Mặc dù có tên như vậy, nhưng căn cứ này cách thành phố Atsugi 4 hải lý (7,4 km; 4,6 mi) về phía đông bắc và không tiếp giáp với thành phố. Đây là một căn cứ không quân của hải quân chung Mỹ-Nhật. Đây là căn cứ không quân lớn nhất của Hải quân Hoa Kỳ (USN) ở Thái Bình Dương và từng là nơi đóng quân của các phi đội thuộc Hàng không Mầu hạm 5 (CVW-5), điều động cùng với HKMH USS Ronald Reagan. Trong năm 2017 và 2018, các phản lực cơ chiến đấu CVW-5 đã chuyển đến Trạm Không quân TQLC Iwakuni ở miền tây Nhật Bản.


BM

Căn cứ không quân Misawa: được thành lập vào năm 1972 và nằm trên hòn đảo lớn nhất của Nhật Bản gần mũi phía bắc của Honshu. Nhiệm vụ của căn cứ này là hậu cứ của lực lượng HQ và TQLC ở miền Bắc Nhật Bản.

 

Căn Cứ Quân Sự Của Hoa Kỳ Ở Nam Hàn


BM

Nam Hàn là quốc gia có nhiều căn cứ quân sự cua Hoa Kỳ, 15 căn cứ, chỉ sau Nhật Bản. 

 

KHÔNG QUÂN

 

Mặc dù trước đây có nhiều căn cứ KQ ở Nam Hàn, nhưng vì lý do tình hình quân sự lắng đọng nên hầu hết đã đóng cửa, chỉ còn lại hai căn cứ Kunsan và Osan.

 

Căn cứ Không quân Kunsan ở Gunsan: nằm trên bờ biển Hoàng Hải ở phía tây Nam Hàn và nằm dưới sự chỉ huy của Không quân Hoa Kỳ. Đây là một trong hai căn cứ duy nhất của Lực lượng Không quân Hoa Kỳ ở bán đảo này, căn cứ còn lại ở Osan, cách đó gần 6 giờ.

 

Căn cứ Không quân Osan ở Songtan: là căn cứ không quân thứ nhì ở Nam Hàn, chỉ cách thủ đô Seoul 64 km. Cả hai căn cứ KQ Kunsan và Osan đều nằm ở phía Bắc, gần Bắc Hàn, với mục tiêu chính là bảo vệ Nam Hàn từ mọi phía, và được điều hành bởi Hoa Kỳ theo luật pháp và quy định của địa phương.

 

LỤC QUÂN


BM

Trại Carroll ở Daegu: là một trại quân sự nhỏ của Hoa Kỳ nằm ở Waegwan ở phía đông nam của Nam Hàn, rộng 546 mẫu Anh, với tổng dân số khoảng 2,700 người. Trong số này, 1,200 là quân nhân của Sư đoàn 8. Những cư dân khác bao gồm nhân viên dân sự của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ và nhân viên quân đội Nam Hàn tăng phái cho Quân đội Hoa Kỳ (KATUSA - Korean Augmentation to the United States Army). 

 

Trại Castle ở Daegu: là một trong số ít căn cứ quân sự vẫn còn hoạt động ở Nam Hàn, có diện tích gần 50 mẫu Anh và nằm ở Dongducheon. Một trại nhỏ hơn và không quan trọng là Trại Casey ở gần bên, cùng nhau hoạt động để duy trì hòa bình trong khu vực. Trại có khoảng 630 nhân viên. Gần 500 người trong số đó là quân đội Hoa Kỳ. Phần còn lại là nhân viên của các nhà thầu dân sự.

 

Trại Humphreys ở Anjung Ri: là một trong những căn cứ nhỏ của Hoa Kỳ ở Nam Hàn, cách thủ đô Seoul khoảng 90 km và gần với Anjeong-ri. Mặc dù có diện tích nhỏ, nhưng tầm quan trọng lại không nhỏ, trong những năm qua, doanh trại có tốc độ phát triển nhanh nhất trong số các căn cứ quân sự. Nó cũng có sân bay Desiderio, một trong những sân bay hoạt động mạnh nhất trong khu vực, với hơn 50,000 chuyến bay mỗi năm. Mặc dù căn cứ được điều hành bởi Lục quân Hoa Kỳ, nhưng nó cũng có các đơn vị từ Lực lượng Không quân. Bên cạnh đó, nó được kiểm soát bởi chính quyền và các quy định từ Nam Hàn. Căn cứ có gần 10,000 nhân viên quân sự, hơn 500 gia đình và nhiều thường dân cùng nhân viên của những nhà thầu khác.

 

Trại Market ở Bupyeong: là một cơ sở nhỏ trong USAG Yongsan Installation lớn hơn. Căn cứ này là nơi đặt Văn phòng Tiếp thị, Tái sử dụng Quốc phòng và các dịch vụ Trao đổi Lực lượng Lục quân và Không quân. Nhiệm vụ chính của Trại Market là cung cấp tất cả bánh mì, bánh ngọt và các loại bánh nướng nói chung cho các căn cứ còn lại của Mỹ ở Nam Hàn. Hay chúng ta có thể gọi đây là một "lò bánh mì vĩ đại" của Hoa Kỳ ở Nam Hàn. Ngoài ra còn là một "nhà kho vĩ đại" gồm khoảng 34 đơn vị nhà kho bao trùm một diện tích khoảng chín trăm nghìn feet vuông. Trại có đội ngũ nhân viên thường trực khoảng 600 nhân viên, hầu hết là công dân Nam Hàn.

 

Trại Red Cloud ở Uijeongbu: nằm ở Uijeongbu, phía bắc Seoul và tương đối gần Khu Phi Quân Sự. Có diện tích trải rộng trên 164 mẫu Anh. Tuy là một căn cứ nhỏ nhưng cũng quan trọng như bất kỳ căn cứ nào khác nằm ngoài Hoa Kỳ. Trại không liên quan đến nhiều hoạt động. nhưng vẫn là nơi yểm trợ cho nhiều đơn vị và những nhiệm vụ quân sự khác.

 

Trại Stanley ở Uijeongbu: là phần lớn nhất của căn cứ Red Cloud, gần khu Phi Quân Sự nhằm mục đích bảo đảm hòa bình trong khu vực. Nguồn gốc của trại bắt nguồn từ năm 1955, khi một thành phố lều được thành lập để yểm trợ các hoạt động quân sự xung quanh, cùng với những chiếc trực thăng và đơn vị đầu tiên trú đóng tại căn cứ, Sư Đoàn 2 Bộ Binh, vẫn ở đó cho đến năm 2005, được điều động đi nơi khác. Trại Stanley hiện là nơi trú đóng của 10 đơn vị khác nhau. Một số trong những đơn vị quan trọng nhất bao gồm Lữ đoàn Duy trì 501, Tiểu đoàn Tín hiệu 304, Đại đội Vận tải 46 và Đại đội Bảo trì 61. Một số đơn vị khác bao gồm các dịch vụ y tế địa phương và Quân cảnh.

 

Trại Hovey ở Thành phố Seoul: không phải là một căn cứ quân sự độc lập, mà chỉ là trại bổ sung cho Trại Casey. Cả hai căn cứ được kết nối thông qua một con đường được xây dựng gần đây. Trại trải rộng trên 4,000 mẫu Anh và gần Tongduchon, cách Seoul 66 km. Mục tiêu ban đầu của nơi này - như Quân đội Hoa Kỳ mô tả - là để ngăn chặn sự thù địch, căng thẳng và gây hấn bởi Bắc Hàn. Dân số của trại có khoảng 2,500 quân nhân Hoa Kỳ và vài trăm thường dân.

 

Trại Casey ở Thành phố Daegu: Đây là căn cứ quân sự của Sư Đoàn 2 Bộ Binh Hoa Kỳ, trong đó có đơn vị kết hợp Mỹ-Hàn. Đến nay vẫn có khoảng 1,100 quân nhân Nam Hàn biệt phái làm việc trực tiếp với Sư Đoàn 2 Bộ Binh Hoa Kỳ. Tọa lạc tại Tongduchon, cách Seoul khoảng 40 dặm về phía Bắc, trại nằm trong một khu đất rộng khoảng 3,500 mẫu Anh trong một thung lũng. Hiện là nơi sinh sống của khoảng 8,800 người, 6,300 trong số đó là quân nhân. Tính đến năm 2001, các căn cứ quân sự ở phía bắc Seoul của Nam Hàn, và Trại Casey là một trong những vị trí được xem là quan trọng và đủ điều kiện để thực hiện những nhiệm vụ khó khăn nhất,

 

Căn cứ không quân K 16 ở Seongnam: Căn cứ này hiện nay gần như không còn là một căn cứ quân sự nữa, mà hoạt động giống như một khu giải trí. Chính phủ Nam Hàn đã đầu tư hơn 12 triệu đô la để thành lập một trung tâm cộng đồng mới với nhiều khu giải trí cho du khách. 

 

Căn cứ Yongsan ở Yongsan: là căn cứ quan trọng nhất của Hoa Kỳ nằm ở thủ đô Seoul của Nam Hàn. Đây là nơi đồn trú của USFK – Lực lượng Hoa Kỳ tại Hàn Quốc. Căn cứ có diện tích hơn 600 mẫu Anh, được đặt tại một trong những quận của Seoul, Yongsan-gu, và được tổ chức như một cộng đồng nhỏ của Hoa Kỳ được xây dựng một cách chiến lược ở trung tâm Nam Hàn.

 

Căn cứ Daegu ở Daegu: đây là căn cứ quân sự quan trọng nhất của Hoa Kỳ tại Nam Hàn. Căn cứ không chỉ là một trong những căn cứ lớn nhất, mà còn chịu trách nhiệm điều hành bốn căn cứ trực thuộc: Carroll, Walker, George và Henry. Trại Henry là lớn nhất, nằm gần Taegu, thành phố đông dân thứ ba của Nam Hàn. Đây là nơi sinh sống của khoảng 5,000 người, tính cả cư dân của bốn căn cứ trực thuộc. Khu vực lớn nhất bao gồm quân đội Hoa Kỳ, với gần 1,500 lính Mỹ. Phần còn lại của dân số bao gồm các thành viên gia đình, nhân viên dân sự, nhà thầu địa phương hoặc nhân viên quốc gia. Bốn đơn vị quan trọng nhất là Tiểu đoàn Pháp lệnh 72, Tiểu đoàn Tín hiệu 36, TSC 19 và Nhóm Hỗ trợ 20. Ngoài ra còn có nhiều đơn vị liên hệ khác trong đó có cả Hội Hồng Thập Tự.

 

HẢI QUÂN


BM

Căn cứ hoạt động hải quân Chinhae ở Busan: là một trong số ít căn cứ quân sự đặt tại Nam Hàn được điều hành bởi Hải quân Hoa Kỳ. Căn cứ ở gần Busan, thành phố lớn thứ hai ở Nam Hàn, sau Seoul, ở phía đông nam của quốc gia. Vì lý do gần như không có hoạt động quân sự, nên căn cứ Chinhae đã biến thành một căn cứ vận chuyển. 

 

Tin Mới Nhất

 

Như chúng ta đã biết, trước sự bành trướng của TC, một số quốc gia hùng mạnh của châu Âu như Anh, Pháp, Đức và Hoà Lan đã chuyển tầm nhìn và đưa ra chính sách hướng về châu Á, chống TC. Pháp tuy đã quay về châu Á nhưng quay về để bắt tay với TC, phản bội đồng minh, có lẽ muốn khôi phục lại cương vị thực dân đô hộ xưa cũ hay chăng? Người Mỹ gọi đây là trường hợp "Deal with the Devil" và ông bà ta gọi đó là "Bán linh hồn cho quỷ". Quả là một dân tộc tính vô nhân đạo và vô lương tâm của Pháp. Khốn nạn thật!

 

Hôm thứ Tư, ngày 3 tháng 5 năm 2023 vừa qua, tờ Nikkei Asia đăng tin, trích dẫn từ những nhân viên của chính phủ Nhật và NATO rằng NATO sẽ mở văn phòng liên lạc đầu tiên ở châu Á, đặt tại Nhật Bản, để tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đối thoại an ninh với các quốc gia đối tác như Nam Hàn, Úc và New Zealand, hiển nhiên là mang ý nghĩa thách thức địa dư chính trị của TC và Nga. Việc này cùng với tin Hoa Kỳ trở lại Philippines đã khiến phát ngôn viên của chính phủ TC là Mao Ning trong buổi họp báo thường xuyên đã đưa ra lời tuyên bố: "Biển Đông là nơi sinh sống của tất cả các quốc gia trong khu vực và không nên là nơi săn lùng (hunting ground) của các thế lực bên ngoài.” Xem ra lời tuyên bố lần này của TC có vẻ nhã nhặn với ngôn ngữ ngoại giao chứ không phải loại tuyên bố nẩy lửa, đầy cường điệu như những lần trước.

 

oOo

 

 

Với chiến thuật dàn quân hùng hậu để thực hiện chiến lược bao vây TC, xem ra có thể khiến TC phải suy nghĩ nhiều hơn trước khi muốn khởi động chiến tranh ở khu vực biển Ấn Độ-Thái Bình Dương.

 

 Nếu tổng thống hèn, tuyên bố đầu hàng thì quân đội có hùng mạnh gấp trăm lần đối phương cũng phải buông súng đầu hàng.

 

Tuy nhiên, như chúng tôi đã nói đến trong những bài trước đây là quân sự chỉ là một trong những yếu tố để chiến thắng trong chiến tranh, các yếu tố khác như chính trị, ngoại giao, cũng quan trọng không kém. Quan trọng nhất là yếu tố chỉ huy, đặc biệt là tinh thần của vị Tổng tư lệnh Quân Đội, nói thẳng ra là của nguyên thủ quốc gia, hay Tổng Thống. Nếu tổng thống hèn, tuyên bố đầu hàng thì quân đội có hùng mạnh gấp trăm lần đối phương cũng phải buông súng đầu hàng. Tổng thống của một quốc gia tự do dân chủ muốn bắt tay với cộng sản thì dân và quân của quốc gia đó cũng phải cúi đầu tuân theo. Một khi quân đội đã buông súng thì người dân làm gì? Đó là quân kỷ (kỷ luật của quân đội), không một cấp chỉ huy quân đội nào dám trái lại lệnh của tổng thống. Bởi vì nếu làm trái lại, thì dù có mang lại chiến thắng vẫn bị xem là người có tội; nếu không bị tù đày thì cũng bị tước bỏ binh quyền cùng chức vị, hoặc cả hai. Bởi thế đã có những vị tướng thà tuẫn tiết để giữ thanh danh chứ không đầu hàng, hoặc chống lại lệnh của tổng thống. Khâm phục thay những vị "Sinh vi tướng, tử vi thần" ngàn đời danh tiếng vẫn không hề phai.

 

Chúng ta đã được chứng kiến hai lần, lần thứ nhất là chiến tranh Việt Nam và, gần đây, lần thứ nhì ở Afghanistan cho chúng ta thấy rõ lý do thất bại của quân đội là do sự hèn yếu của tổng thống. Cả hai lần đều có tên của Joe Biden đi kèm. Khốn nạn thật! Let's Go Brandon!

 

Không hiểu lần thứ ba sẽ xảy ra ở đâu và vào thời điểm nào? Thế nhưng trong giây phút này thì "Mặt trận miền Đông vẫn yên tĩnh."

 

 

 

Bùi Phạm Thành


No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.