'Tôi
là người tỵ nạn Việt Nam '
của đạo diễn Sally Trần kể lại câu chuyện có thật về cuộc đời của Mitchell
Phạm, một người New Zealand
gốc Việt. (www.nzonscreen.com/title/eat-your-cake-im-a-vietnamese-refugee-2010)
Chúng
ta đã được nghe nhiều về sự thành công của những người tỵ nạn Việt Nam sau khi
định cư tại quê hương thứ hai, nhưng ít có câu chuyện nào được thuật lại qua
một bộ phim tài liệu vừa là một phim hoạt họa, như câu chuyện có thật về cuộc
đời của ông Mitchell Phạm. Mitchell mới lên 12 tuổi khi trốn khỏi Việt Nam bằng
tàu, và bây giờ là một doanh nhân thành công ở New Zealand. Đạo diễn Sally Trần
thuộc thế hệ thứ hai trong một gia đình tỵ nạn cộng sản Việt Nam ở New Zealand,
cô từng là một nhà thiết kế thời trang trước khi trở thành một nhà làm phim đạt
khá nhiều thành công. Hiện cô Sally Trần chia thời gian vừa cư ngụ tại New York vừa sống tại Việt Nam . Mục Đời sống văn hóa của VOA
do Hoài Hương phụ trách tuần này, xin được dành để nói về bộ phim độc đáo được
đặt tên một cách hóm hỉnh là “Eat Your Cake - I’m a Vietnamese Refugee”.
Được thai nghén và thực hiện công phu, phim ngắn của đạo diễn Sally Trần là một trong nhiều bộ phim New Zealand ra mắt tại Liên Hoan Phim quốc tế năm 2010. Bộ phim ra đời nhờ sự tài trợ của Hội Nghệ Thuật Á Châu NewZealand .
Phim “Eat your cake. I am a Vietnamese Refugee” kể lại câu chuyện có thật về
cuộc đời của Mitchell Phạm, một người New Zealand gốc Việt. Thời còn là
một cậu bé, Mitchell đã từng nếm mùi tù khi bị giam cầm cùng với gia đình sau
một chuyến vượt biên thất bại. Sau khi trốn khỏi Việt Nam trong lần vượt biên thứ 3, Mitchell đã trải
qua một giai đoạn đầy gian nan trong một trại tỵ nạn trước khi được nhận đi
định cư ở New Zealand .
Bây giờ ông là một doanh nhân được nhiều người biết tiếng ở quê hương thứ nhì,
và là người đồng sáng lập một công ty công nghệ.
Ðạo diễn Sally Trần đã lấy nguồn cảm hướng từ nghệ thuật xếp giấy truyền thống của Việt Nam để tái tạo câu chuyện về cuộc đời của Mitchell Phạm. Trả lời câu hỏi của biên tập viên Ray Kouguell của VOA, rằng làm cách nào cô đã nghĩ ra đề tài và dùng kỹ thuật sáng tạo độc đáo trong bộ phim tài liệu “Eat Your Cake”, cô Sally Trần trả lời:
“Tôi gặp ông Mitchell qua một mạng lưới liên lạc của người gốc Á ở thành phố
Auckland, bên New Zealand. Có rất ít người Việt Nam
sinh sống tại thành phố này và điều đó khiến cho tôi chú ý tới bất cứ người
Việt Nam
nào tôi được gặp. Khi ông ấy kể lại cho tôi nghe về cuộc đời ông, tôi thấy đây
thật là một câu chuyện thật hấp dẫn. Ông Phạm giờ là một doanh gia rất thành
công ở New Zealand, thế cho nên tôi nghĩ thật là hay nếu tôi có thể thuật lại
câu chuyện của ông, từ cuộc hành trình đầy hiểm nguy để tới đất New Zealand, và
những thành quả mà ông đã gặt hái được sau một thời gian sinh sống ở nước này.”
Sally Trần thuật lại phản ứng của ông Phạm khi biết cuộc đời ông được dựng thành phim:
“Ông ấy tỏ ra hân hoan về dự án này. Ông cho rằng đây là một điều thú vị, và lấy làm thích thú về chuyện bộ phim một phần là phim hoạt họa, một phần là phim tài liệu.”
Được thai nghén và thực hiện công phu, phim ngắn của đạo diễn Sally Trần là một trong nhiều bộ phim New Zealand ra mắt tại Liên Hoan Phim quốc tế năm 2010. Bộ phim ra đời nhờ sự tài trợ của Hội Nghệ Thuật Á Châu New
Ðạo diễn Sally Trần đã lấy nguồn cảm hướng từ nghệ thuật xếp giấy truyền thống của Việt Nam để tái tạo câu chuyện về cuộc đời của Mitchell Phạm. Trả lời câu hỏi của biên tập viên Ray Kouguell của VOA, rằng làm cách nào cô đã nghĩ ra đề tài và dùng kỹ thuật sáng tạo độc đáo trong bộ phim tài liệu “Eat Your Cake”, cô Sally Trần trả lời:
Sally Trần thuật lại phản ứng của ông Phạm khi biết cuộc đời ông được dựng thành phim:
“Ông ấy tỏ ra hân hoan về dự án này. Ông cho rằng đây là một điều thú vị, và lấy làm thích thú về chuyện bộ phim một phần là phim hoạt họa, một phần là phim tài liệu.”
Ðạo
diễn Sally Tran (www.nzonscreen.com/person/sally-tran)
Cô
Sally nói trong tư cách một người tỵ nạn, trải nghiệm của ông Phạm tương đối
tiêu biểu đối với những người tỵ nạn tới New Zealand định cư, nhưng cũng có một
khía cạnh khác biệt so với những người đồng cảnh ngộ.
“Tôi nghĩ trải nghiệm của ông khá tiêu biểu, nhưng điểm khác biệt so với những trường hợp khác là câu chuyện thành công vượt mọi trở ngại khó khăn của ông, một câu chuyện chờ để được thuật lại, nhưng truyện khá dài dòng, quá dài cho một phim ngắn, mà lại quá ngắn cho một bộ phim bình thường.”
Về thái độ của người dân New Zealand nói chung đối với người tỵ nạn đến từ Việt Nam, cô Sally nói điều may mắn là người dân New Zealand có thái độ rất cởi mở:
“Cộng đồng người Việt ở New Zealand là một cộng đồng nhỏ, ít người, đa số người Việt sinh sống ở phía Nam thành phố Auckland. Tôi nghĩ dânNew Zealand rất cởi mở đối với người tỵ nạn Việt
Nam .
Tôi nghĩ người Việt khá thành công và họ hội nhập tốt đẹp vào xã hội New Zealand .”
Bộ phim Eat Your Cake của Sally Trần độc đáo ở chỗ đây là một phim tài liệu trong đó nhân vât chính trả lời những câu phỏng vấn do chính con trai của ông đặt ra về những gì ông đã trải qua trên con đường tỵ nạn, và cũng độc đáo ở chỗ đạo diễn đã dùng nghệ thuật xếp giấy truyền thống Việt Nam xen lẫn với kỹ thuật hoạt họa để đề câp tới một đề tài nghiêm túc. Sally Trần giải thích:
“Tôi rất thích xếp giấy, và hoạt họa cũng là một trong những điều mà tôi yêu thích, cho nên tôi đã tìm cách thuật lại câu chuyện bằng cách phối hợp môn thủ công này với phim hoạt họa. Ngoài ra, tôi nghĩ phương pháp này thích hợp với câu chuyện vì đây là chuyện về một người tỵ nạn ViệtNam . Xếp giấy của Việt Nam cũng tương
tự như origami của Nhật, nhờ vậy bộ phim dễ thu hút cử tọa gồm những khán giả
trẻ tuổi. ”
Cô Sally Trần cho biết công việc xếp giấy tương đối đơn giản, về cơ bản chỉ cần xếp giấy thành hình tam giác. Sally nói các mẫu giấy xếp đó có nhiều kích thước và đủ mọi màu sắc.
“Chúng tôi có một nhóm gồm khoảng 20 người, cả nhóm tụ tập mỗi Chủ nhật tại
studio của tôi. Chúng tôi uống bia, nghe nhạc và xếp giấy thành hình tam giác.
Chúng tôi có một chuyên viên về origami, chị ấy xếp những mẫu tam giác thành
những hình thể hay cấu trúc. Sau đó chúng tôi phải bỏ ra thêm vài tháng để quay
các đoạn hoạt họa.”
Được hỏi cô nhắm vào cử tọa nào, ngườiNew Zealand
hay người Việt khi thực hiện bộ phim tài liệu về cuộc đời của ông Mitchell
Phạm, cô Sally Trần trả lời:
“Chủ yếu cử tọa của tôi là thành phần trẻ tuổi ngườiNew Zealand trong lứa tuổi từ 8 tới
15 tuổi. Tôi muốn chiếu bộ phim này tại các trường học ở New Zealand .
Tôi nghĩ rằng đây là một câu chuyện có tính cách quốc tế, vượt ra khỏi không
gian của một nơi chốn, hay một nước. ”
Cô Sally giải thích tên của bộ phim “Eat your Cake, I am a Vietnamese refugee”
được chọn để nói lên những sự may mắn trong cuộc đời của Mitchell Phạm, cậu bé
tỵ nạn bị tù tội ngày nào nay đã trở thành một doanh nhân thành công trong tư
cách là người đồng sáng lập ra một công ty công nghệ ở quê hương thứ hai.
Nhà điểm phim của VOA nói phim Eat your Cake không chỉ là một câu chuyện về cuộc đời một người tỵ nạn đã vượt thắng mọi trở ngại và hiểm nguy để sống còn và thành công, mà bộ phim hoạt họa ngắn này, tự nó, là một bộ phim hay.
Muốn xem phim, quý vị có thể truy cập trang web của nhà làm phim Sally Trần sau
đây:
“Tôi nghĩ trải nghiệm của ông khá tiêu biểu, nhưng điểm khác biệt so với những trường hợp khác là câu chuyện thành công vượt mọi trở ngại khó khăn của ông, một câu chuyện chờ để được thuật lại, nhưng truyện khá dài dòng, quá dài cho một phim ngắn, mà lại quá ngắn cho một bộ phim bình thường.”
Về thái độ của người dân New Zealand nói chung đối với người tỵ nạn đến từ Việt Nam, cô Sally nói điều may mắn là người dân New Zealand có thái độ rất cởi mở:
“Cộng đồng người Việt ở New Zealand là một cộng đồng nhỏ, ít người, đa số người Việt sinh sống ở phía Nam thành phố Auckland. Tôi nghĩ dân
Bộ phim Eat Your Cake của Sally Trần độc đáo ở chỗ đây là một phim tài liệu trong đó nhân vât chính trả lời những câu phỏng vấn do chính con trai của ông đặt ra về những gì ông đã trải qua trên con đường tỵ nạn, và cũng độc đáo ở chỗ đạo diễn đã dùng nghệ thuật xếp giấy truyền thống Việt Nam xen lẫn với kỹ thuật hoạt họa để đề câp tới một đề tài nghiêm túc. Sally Trần giải thích:
“Tôi rất thích xếp giấy, và hoạt họa cũng là một trong những điều mà tôi yêu thích, cho nên tôi đã tìm cách thuật lại câu chuyện bằng cách phối hợp môn thủ công này với phim hoạt họa. Ngoài ra, tôi nghĩ phương pháp này thích hợp với câu chuyện vì đây là chuyện về một người tỵ nạn Việt
Cô Sally Trần cho biết công việc xếp giấy tương đối đơn giản, về cơ bản chỉ cần xếp giấy thành hình tam giác. Sally nói các mẫu giấy xếp đó có nhiều kích thước và đủ mọi màu sắc.
Được hỏi cô nhắm vào cử tọa nào, người
“Chủ yếu cử tọa của tôi là thành phần trẻ tuổi người
Nhà điểm phim của VOA nói phim Eat your Cake không chỉ là một câu chuyện về cuộc đời một người tỵ nạn đã vượt thắng mọi trở ngại và hiểm nguy để sống còn và thành công, mà bộ phim hoạt họa ngắn này, tự nó, là một bộ phim hay.
Hoài
Hương-VOA
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.