Trong
buổi làm việc với cán bộ tòa án nhân dân tối cao hôm 15/7, Chủ tịch nước Trương
Tấn Sang đã phát biểu: Tòa án phải mang lại công lý cho mọi người.
Câu
nói này bộc lộ đằng sau đó cả một vấn đề to lớn của hệ thống tư pháp.
Có
một điều ít người biết đó là lâu nay tòa án chưa bao giờ đem ‘công lý’ đến cho
mọi người.
Đây
chỉ là lối nói ẩn dụ muốn gây sự chú ý, và vấn đề cũng đáng phải chú ý thật vì:
Từ ‘công lý’ hoàn toàn vắng bóng trong nền tư pháp Việt Nam .
Có
thật vậy không?
Tìm
hiểu qua gần trăm bản án và quyết định của tòa án thì thấy không có một từ
‘công lý’ nào.
Tìm
hiểu một số bản cáo trạng của viện kiểm sát và bản kết luận điều tra của cơ
quan điều tra thì cũng không thấy từ ‘công lý’.
Xét
một số văn bản luật quan trọng quy định việc xét xử thì thấy: Bộ luật tố tụng
hình sự, bộ luật tố tụng dân sự, luật tố tụng hành chính đều không có từ công
lý.
Bộ
luật hình sự, Bộ luật dân sự hay luật tổ chức tòa án cũng không có từ công lý.
Do
không có điều kiện để khảo soát hết, nhưng hình như từ ‘công lý’ không được sử
dụng trong các văn bản tư pháp, từ kết luận điều tra, cáo trạng đến bản án đều
không dùng từ công lý.
Thực
tế trong 9 năm hành nghề luật sư, đã làm việc tại hàng trăm phiên tòa và không
biết bao nhiêu buổi làm việc với điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán tôi
đều không thấy họ nhắc đến hai từ ‘công lý’.
Nhưng
vì sao từ công lý lại không được nhắc đến trong các văn bản tố tụng và hiếm khi
được nói ra từ miệng các cán bộ tư pháp thì hình như mọi người đều chưa nhận ra
lý do.
Ngoài
xã hội thì sao?
Tòa
án thuộc hệ thống tư pháp 'không được quyền' mạnh hơn bên hành pháp
Xem
xét báo chí thì thấy cũng ít khi sử dụng từ công lý hoặc có bài nhắc đến thì
hóa ra là những sự vụ chẳng lấy gì làm lớn lao hay nghiêm túc.
Những
bài báo viết về các vụ án đa phần chỉ viết một chiều không công tâm khách quan,
lời lẽ thì nặng phần đả kích nên khi từ công lý được nhắc đến thì lại thấy kệch
cỡm sáo rỗng.
Dường
như có một sự mặc cảm tâm lý gượng gạo không được tự nhiên khi sử dụng từ công
lý.
Những
cơ quan ngôn luận lớn như Đài truyền hình, đài tiếng nói đôi khi cũng lớn tiếng
kêu gọi thực thi công lý nhưng là trong các vụ kiện quốc tế khi Việt Nam đòi
bồi thường về chất độc màu da cam hay các vụ kiện về cá basa.
Người
dân khi có việc liên quan tới tòa án thì cũng chẳng bao giờ thấy nói đến công
lý. Trong đời sống thường nhật nếu có ai nhắc đến công lý thì luôn kèm theo sự
cảm thán.
Chẳng
thế mà trong đời sống đã có một câu nói tới nay đã thành quen thuộc đó là: Công
lý chỉ là một diễn viên hài.
Câu
nói đã phản ánh sự thất vọng đối với nền tư pháp vắng bóng công lý song cũng
kết hợp với yếu tố hài để xoa dịp nỗi oán thán vì trong làng nghệ sĩ hài Việt Nam có một
người tên là Công lý.
Vậy
phải chăng nền tư pháp Việt Nam
không có khả năng đem lại công lý?
Điều
đó không hẳn đúng, nhưng rõ ràng có một sự rất bất bình thường khi từ công lý
bị chối bỏ không được sử dụng trong nền tư pháp.
Điều
này có liên quan thế nào với việc hệ thống tòa án lâu nay hoạt động yếu kém
biểu hiện qua các tệ trạng như xử án oan sai, tình trạng chạy án, nhận hối lộ,
nhũng nhiễu đương sự bằng cách kéo dài thời gian giải quyết án.v.v.
Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý,
Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do.
Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do.
Nữ
thần công lý
Tòa
án nước ngoài nhân danh công lý để xét xử nhưng tòa án ở Việt Nam thì không
Chúng
ta biết rằng hệ thống pháp luật Châu Âu với một lịch sử lâu đời đã tạo nên biết
bao thành tựu cho nhân loại, trong đó nhiều khái niệm, hình tượng và chế định
pháp lý giờ đã trở thành phổ quát cho toàn thế giới.
Nhiều
khái niệm và chế định pháp lý của pháp luật Việt Nam là sản phẩm vay mượn từ hệ
thống pháp luật Châu Âu.
Nhưng
có những hình tượng pháp lý mặc dù đã là phổ quát nhưng lại gặp khó khăn khi du
nhập vào Việt Nam ,
ví như hình tượng Nữ thần công lý.
Nữ
thần công lý là hình tượng một người phụ nữ có một dải băng che mắt mang ý
nghĩa tránh sự chi phối ảnh hưởng từ bên ngoài để giữ sự công tâm khách quan, một
tay cầm cán cân để phân định đúng sai phải trái, tay kia cầm thanh gươm biểu
tượng của quyền uy tòa án.
Nữ
thần công lý có nguồn gốc từ thời văn minh La Mã, là hình tượng tín ngưỡng mang
yếu tố tâm linh được tôn vinh và hy vọng đem đến công lý cho con người.
Niềm
tin công lý theo đó xuất phát từ niềm tin tôn giáo, là thuộc tính tâm hồn được
khơi nguồn từ một thực thể mang tính thần thánh, trong khi đó ở Việt Nam chính
thể hiện tại là vô thần.
Đây
là chướng ngại lý giải vì sao hình tượng nữ thần công lý không được phổ biến ở
Việt Nam và từ ‘công lý’ không được nhắc đến trong nền tư pháp.
Nhân
danh gì?
Hệ
thống tòa án được thiết kế trên cơ sở học hỏi hệ thống tòa án Phương Tây, nhưng
một số khái niệm hay hình tượng do không phù hợp nên khó vận dụng vào Việt Nam như hình
tượng nữ thần công lý.
Điều
này dẫn đến là khi bị khuyết thiếu những thành tố để cấu thành nên một hệ thống
hoàn chỉnh thì người ta đã xoay sở để có được thành tố phù hợp đắp vào chỗ còn
thiếu.
Ví
như vấn đề tòa án xét xử nhân danh cái gì?
Tòa
án nước ngoài nhân danh công lý để xét xử nhưng tòa án ở Việt Nam không nhân danh công lý, thay vào đó tòa án
nhân danh nhà nước hay nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam .
Nhưng
sự bù đắp kiểu này lại gây ra những bất cập mà nếu mổ xẻ ra sẽ cho thấy những
điều vô lý.
Nếu
tòa án nhân danh nước cộng hòa thì không ổn, vì đất nước mặc dù cao quý nhưng
không có tinh thần, không có tâm hồn nên đất nước không được cho là thực thể có
khả năng đoán định đúng sai đem lại công lý.
Nếu
nhân danh nhà nước thì cũng không ổn, vì nhà nước chỉ là sản phẩm công cụ của
con người, có thể trở thành một bên đương sự đối trọng với người dân.
Trong
hệ thống pháp luật đã có một luật là Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước,
vậy khi Nhà nước có sai phạm và trở thành một bên đương sự thì làm sao Nhà nước
vừa là người phán quyết đem lại công lý vừa là đương sự được?
Hệ
thống tư pháp là sản phẩm vay mượn từ bên ngoài nhưng các chế định pháp lý đã
bị uốn chỉnh sao cho phù hợp với thực tế trong nước, nhưng vì nhiều nguyên do
khác nhau nó trở thành một hệ thống không hoàn chỉnh.
Bài
toán khó
Nền
tư pháp đã rất kém trong việc đảm bảo công lý và xử lý tội phạm
Nhà
nước đã nhận ra những điều bất cập của hệ thống tư pháp nên đã có chủ trương
sửa đổi cải cách tư pháp và Chủ tịch nước là Trưởng ban chỉ đạo cải cách tư
pháp Trung ương.
Chủ
tịch nước yêu cầu tòa án phải mang lại công lý cho mọi người, đây có thể là một
ẩn ý sâu xa chứa đựng một chủ trương lớn.
Theo
đó trách nhiệm nặng nề được giao cho tòa án làm sao hóa giải các mâu thuẫn để
đưa hình tượng nữ thần công lý vào hệ thống tư pháp vốn không theo tôn giáo nào.
Tức
là nội hóa một triết thuyết pháp lý quan trọng của thế giới.
Nhưng
tòa án có thể biến khó thành dễ bằng việc sử dụng chữ ‘công lý’ trong các bản
án để đem ‘công lý’ đến cho mọi người.
Nếu
muốn tòa án còn làm được gì hơn thế, đem đến công lý thực chất cho mọi người
thì phải nâng cao vị thế chính trị và mở rộng quyền hạn pháp lý cho tòa án.
Nhưng
vấn đề là một khi tòa án lớn quyền thì lại là mối đe dọa đối với các chủ thể
khác.
Lâu
nay quyền tư pháp yếu hơn rất nhiều so với quyền hành pháp.
Chính
phủ đã thụ hưởng sự an toàn từ một nền tư pháp yếu.
Nền
tư pháp đã rất kém trong việc đảm bảo công lý và xử lý tội phạm.
Chủ
trương cải cách tư pháp đã có nhưng việc này khó thể thành công nếu vẫn chối bỏ
‘công lý’ và quyền tư pháp vẫn bị kìm giữ trong tình trạng yếu kém như lâu nay.
Ngô Ngọc Trai
Jul
05, 2013
Phải
chăng đó cũng là một thứ luật thổ phỉ, không khác mấy thứ luật rừng mà người
dân đang dùng để đối phó với đồng loại cùng cảnh ngộ với họ? image. Xã hội Việt
Nam
đang manh nha những thứ luật rừng như vậy, ...
Jan
08, 2013
Cả
nước áp dụng "LUẬT RỪNG" của TT.NTD. Phiên xử 14 người yêu nước tại
Nghệ An. image. Anh Nguyễn Văn Duyệt trước tòa. Ngày đầu tiên của phiên sơ thẩm
đã kết thúc, ngay mai 9/1, vụ án sẽ tiếp tục mang ra xét xử.
Sep
22, 2013
BM:
Luật rừng và đám đông hung hãn ở VN. Jul 05, 2013. Tiên Lãng lại là vùng đất
nơi đã từng xảy ra sự kiện Đoàn Văn Vươn chấn động vào đầu năm 2012, với đồng
tác giả của vụ can thiệp cướp đất chính là những lãnh ...
Oct
26, 2012
Cô
Hoàng Lan nói: “Nhu cầu sửa đổi hiến pháp tại thời điểm này nó là nhu cầu xây
dựng một nhà nước pháp quyền, trong đó không có ai có quyền đứng trên Hiến Pháp
và pháp luật. Nhưng theo Lan thì nhu cầu sửa đổi ...
Oct
19, 2012
Điều
luật trừng trị hành động 'tuyên truyền chống nhà nước' rõ ràng vi phạm điều 19
của Công ước Liên hiệp quốc về quyền chính trị và dân sự của công dân mà Việt
Nam đã ký kết. Hà Nội cố thuyết phục thế giới là họ ...
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.