Thay vì một cuộc chiến
trên mọi mặt trận với cả thế giới, giờ đây nó giống như một cuộc chiến trên chiến
trường quen thuộc kiểu Trump: nước Mỹ đối đầu với Trung cộng.
Dù mức thuế "đối
ứng" cao hơn được tạm dừng trong 90 ngày đối với hàng chục quốc gia, mức
thuế phổ quát 10% vẫn được áp dụng đồng loạt.
Nhưng Trung cộng –
nhà xuất khẩu mọi thứ từ iPhone cho tới đồ chơi trẻ em và chiếm khoảng 14% tổng
kim ngạch nhập khẩu của Mỹ – đã bị nhắm tới với mức thuế nặng nề hơn nhiều:
125%, một con số gây choáng váng.
Ông Trump nói rằng
nguyên nhân của mức tăng này là việc Bắc Kinh sẵn sàng trả đũa bằng mức thuế
84% của riêng họ đối với hàng hóa Mỹ, một động thái mà tổng thống mô tả là thể
hiện "sự thiếu tôn trọng".
Nhưng đối với một
chính trị gia ban đầu đã giành được chiếc ghế của Nhà Trắng nhờ vào thông điệp
chống Trung cộng, thì điều này mang ý nghĩa nhiều hơn là sự trả đũa đơn thuần.
Đối với ông Trump,
đây là về việc hoàn thành những thứ còn dang dở từ nhiệm kỳ đầu tiên.
"Chúng tôi đã
không có thời gian để làm điều đúng đắn, chúng tôi đang làm điều đó bây giờ,"
ông nói với các phóng viên.
Mục tiêu của tổng thống
Mỹ không gì khác ngoài việc làm đảo lộn hệ thống thương mại toàn cầu vốn đã định
hình: Trung cộng là công xưởng của thế giới và quan niệm từng được chấp nhận rộng
rãi rằng gia tăng thương mại là một điều tích cực.
Vào năm 2012, khi
tôi lần đầu tiên đưa tin từ Thượng Hải – trung tâm kinh tế của Trung cộng – hầu
hết mọi người coi việc gia tăng thương mại với Trung cộng là điều hiển nhiên: từ
các lãnh đạo doanh nghiệp toàn cầu, quan chức Trung cộng, phái đoàn chính phủ
nước ngoài, đến các nhà báo quốc tế và giới kinh tế học.
Điều đó thúc đẩy
tăng trưởng toàn cầu, cung cấp nguồn hàng giá rẻ vô tận, làm giàu cho "đội
quân" công nhân nhà máy mới của Trung cộng tham gia ngày càng sâu hơn vào
chuỗi cung ứng toàn cầu và mang lại cơ hội sinh lợi cho các tập đoàn đa quốc
gia bán hàng hóa của họ cho tầng lớp trung lưu mới hình thành.
Vài năm sau khi tôi
tới Trung cộng, quốc gia này đã vượt Mỹ để trở thành thị trường lớn nhất thế giới
cho Rolls Royce, General Motors và Volkswagen.
Đằng sau sự phát triển
ấy còn có một niềm tin khác, sâu sắc hơn.
Quan điểm lúc đó cho
rằng: khi đất nước trở nên giàu có hơn, người dân Trung cộng sẽ bắt đầu đòi hỏi
cải cách chính trị.
Thói quen tiêu dùng
của họ cũng được cho là sẽ khiến nền kinh tế Trung cộng chuyển dịch sang mô
hình xã hội tiêu dùng.
Thế nhưng, kỳ vọng
thứ nhất đã không xảy ra – Đảng Cộng sản Trung cộng thậm chí còn siết chặt kiểm
soát hơn.
Còn kỳ vọng thứ hai
thì tiến triển quá chậm – Trung cộng không những vẫn phụ thuộc vào xuất khẩu,
mà còn công khai đặt mục tiêu thống trị thị trường toàn cầu.
Chính sách nổi tiếng
- "Made in China 2025" công bố năm 2015 - đã vạch ra tham vọng được
nhà nước hậu thuẫn nhằm biến Trung cộng thành lãnh đạo toàn cầu trong một số
lĩnh vực sản xuất chủ chốt, từ hàng không vũ trụ đến đóng tàu và xe điện.
Và rồi, chỉ một năm
sau đó, một nhân tố ngoại lai hoàn toàn xa lạ với chính trường bắt đầu chiến dịch
tranh cử tổng thống Mỹ. Người này liên tục lập luận rằng sự trỗi dậy của Trung
cộng đã đục rỗng nền kinh tế Mỹ, tàn phá các bang công nghiệp truyền thống và
khiến công nhân lao động tay chân mất kế sinh nhai và cả lòng tự trọng.
Cuộc chiến thương mại
trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump đã đập tan khuôn mẫu cũ, khiến sự đồng thuận tồn
tại bấy lâu bị lung lay. Tổng thống kế nhiệm – ông Joe Biden – dù không tiếp tục
gây gắt như ông Trump nhưng cũng giữ lại phần lớn các mức thuế trừng phạt với Trung
cộng.
Thế nhưng, dù chắc chắn đã gây không ít tổn thất cho Trung cộng, các đòn thuế đó vẫn chưa thể làm thay đổi mô hình kinh tế của nước này.
Hiện Trung cộng sản
xuất 60% số xe điện trên thế giới – phần lớn trong số đó do các thương hiệu nội
địa chế tạo – và chiếm tới 80% sản lượng pin cung cấp cho những chiếc xe ấy.
Và giờ đây, ông
Trump quay trở lại với vòng leo thang thuế quan mới – ăn miếng trả miếng.
Nếu không tính đến hàng loạt biện pháp thuế quan "bật ra rồi lại thu vào" mà ông đã tung ra trong những ngày gần đây, thì động thái lần này có thể được xem là cú sốc lớn nhất từng giáng vào hệ thống thương mại toàn cầu vốn đã được thiết lập.
https://www.youtube.com/watch?v=_QJ2YQYA05k
Diễn biến sắp tới phụ thuộc vào câu trả lời cho hai câu hỏi chính.
Đầu tiên, liệu Trung
cộng có chấp nhận lời đề nghị đàm phán đó hay không.
Và thứ hai, giả sử
cuối cùng có đàm phán, liệu Trung cộng có sẵn lòng đưa ra những nhượng bộ lớn
mà Mỹ đang tìm kiếm hay không, bao gồm cả việc cải tổ hoàn toàn mô hình kinh tế
dựa trên xuất khẩu của mình.
Để trả lời được hai
câu hỏi này, điều đầu tiên cần nhắc tới là chúng ta đang ở trong một trận địa mới
toanh chưa từng được khám phá trước đó, vì vậy chúng ta nên thận trọng với bất
kỳ ai nói rằng họ biết Bắc Kinh sẽ phản ứng như thế nào.
Nhưng chắc chắn có
những lý do để thận trọng.
Tầm nhìn của Trung cộng
về sức mạnh kinh tế của mình - một tầm nhìn dựa trên xuất khẩu mạnh mẽ và một
thị trường nội địa được bảo vệ chặt chẽ - giờ đây gắn liền với ý tưởng phục
hưng quốc gia và quyền lực độc đảng tối cao.
Ví dụ, sự kiểm soát
chặt chẽ của Bắc Kinh đối với lĩnh vực thông tin có nghĩa là họ khó có khả năng
dỡ bỏ các rào cản đối với các công ty công nghệ Mỹ.
Nhưng có một câu hỏi
thứ ba, và đó là câu hỏi mà Mỹ phải trả lời.
Liệu Mỹ còn tin vào thương mại tự do? Ông Donald Trump thường cho rằng thuế quan là một điều tốt, không chỉ đơn thuần là một phương tiện để đạt được mục đích, mà tự nó đã tốt.
Ông nói về lợi ích của
hàng rào bảo hộ đối với Mỹ, nhằm kích thích đầu tư trong nước, khuyến khích các
công ty Mỹ đưa chuỗi cung ứng ở nước ngoài trở về nhà và tăng doanh thu thuế.
Và nếu tin rằng đó
thực sự là mục đích chính của thuế quan, Bắc Kinh có thể quyết định rằng chẳng
còn gì để đàm phán.
Thay vì ủng hộ ý tưởng
hợp tác kinh tế, hai siêu cường lớn nhất thế giới có thể đưa mình vào một cuộc
chiến giành quyền lực kinh tế tối cao mà kẻ thắng được tất cả.
Nếu vậy, điều đó thực
sự sẽ đập tan sự đồng thuận hiện hữu và dẫn tới một tương lai rất khác, có lẽ rất
nguy hiểm.
Anthony Zurcher
Đòn thuế của ông
Trump giáng vào nỗ lực tăng trưởng GDP của Việt Nam
·
Đứng đầu danh sách là Việt Nam và Campuchia,
hai trong số những quốc gia bị áp mức thuế suất cao nhất lần lượt là 46% và 49%.
·
Xếp sau đó là Thái Lan
36%, Indonesia 32% và Malaysia 24%. Trong khi đó, Philippines chịu mức thuế 17% và với Singapore là 10%.
Đây là một đòn nặng
nề giáng vào một khu vực phụ thuộc rất lớn vào xuất khẩu.
Sự phát triển kinh tế
đáng ngưỡng mộ của các nước ở khu vực này trong ba thập kỷ qua phần lớn là nhờ
vào thành công từ việc xuất khẩu hàng hóa ra thế giới, đặc biệt là sang thị trường
Mỹ.
Xuất khẩu sang Mỹ
chiếm khoảng 30% GDP của Việt Nam và chiếm 25% vào GDP của Campuchia.
Câu chuyện tăng trưởng
này giờ đây đang bị đe dọa bởi các biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt của
Washington.
Tác động lâu dài của
các mức thuế quan này, giả sử vẫn được duy trì, sẽ khác nhau tùy theo quốc gia,
nhưng chắc chắn sẽ đặt ra những thách thức lớn đối với các nước, đặc biệt là Việt
Nam, Thái Lan và Campuchia.
Chiến dịch "ngoại giao cây tre" của Việt Nam – nỗ lực duy trì hợp tác với tất cả các nước và cân bằng quan hệ giữa Trung cộng và Hoa Kỳ – giờ đây sẽ bị thử thách.
Dưới sự lãnh đạo của tân Tổng Bí thư Tô Lâm, Việt Nam đã bắt tay vào một kế hoạch đầy tham vọng, nhằm xây dựng Việt Nam trở thành một nền kinh tế thu nhập cao, dựa trên tri thức và công nghệ vào năm 2045.
Đó cũng là lý do
chính khiến Việt Nam đồng ý nâng mối quan hệ với Mỹ lên mức cao nhất - Đối tác
chiến lược toàn diện vào năm 2023.
Đảng Cộng sản, vốn không chấp nhận bất đồng chính kiến và không có phe đối lập chính thức, phụ thuộc vào các cam kết kinh tế của mình để có được tính chính danh. Nhiều nhà kinh tế đã coi những cam kết này là quá tham vọng, giờ đây sẽ còn khó thực hiện hơn nữa.
Kinh tế Thái Lan tuy ít phụ thuộc vào xuất khẩu sang Mỹ hơn Việt Nam – chỉ chiếm dưới 10% GDP – nhưng lại đang trong tình trạng tồi tệ hơn, với hiệu suất tăng trưởng trì trệ suốt hơn một thập kỷ qua.
Chính phủ Thái Lan
đang cố gắng tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, gần đây nhất là nỗ lực hợp
pháp hóa cờ bạc dù đã thất bại. Giờ đây, các mức thuế mới từ Mỹ lại trở thành một
đòn giáng kinh tế nữa mà Thái Lan khó lòng chống đỡ.
Còn đối với
Campuchia, thuế quan có lẽ là đòn đe dọa chính trị lớn nhất trong khu vực.
Chính phủ của ông
Hun Manet – người kế nhiệm cha mình, Hun Sen, cách đây hai năm – vẫn giữ nguyên
tính chất độc đoán, nhưng đang ở thế rất dễ bị tổn thương.
Để duy trì quyền lực
cho gia tộc Hun, chính quyền ông Manet đã phải nhượng bộ các phe nhóm đối lập bằng
cách trao đặc quyền kinh tế như độc quyền kinh doanh hay nhượng đất, dẫn đến
tình trạng các dự án bất động sản bị dư thừa, hiện không bán được, cùng với đó
là làn sóng bất mãn vì bị thu hồi đất.
Ngành may mặc - sử dụng
tới 750.000 lao động – từ lâu đã là một van quan trọng cho an sinh xã hội, mang
lại thu nhập ổn định cho những người nghèo nhất ở Campuchia. Hàng ngàn việc làm
trong ngành này có thể sẽ biến mất vì mức thuế mới từ Tổng thống Trump.
Việt Nam đã cử Phó
Thủ tướng Hồ Đức Phớc tới Washington để thỏa thuận về thuế, đồng thời đề nghị
xoá bỏ toàn bộ thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ Mỹ. Thái Lan cũng có kế hoạch
cử Bộ trưởng Tài chính sang Mỹ với lời đề nghị tương tự, sẵn sàng giảm thuế và
mua thêm nhiều mặt hàng của Mỹ như thực phẩm và máy bay.
Thủ tướng Malaysia
Anwar Ibrahim cũng sẽ tới Washington, dù tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ chỉ chiếm
11% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này – thấp hơn một số nước láng giềng nên
mức độ ảnh hưởng cũng nhẹ hơn.
Tuy nhiên, chính quyền
Trump dường như không thực sự muốn thỏa hiệp.
Peter Navarro, cố vấn
cấp cao của Tổng thống Trump về thương mại và sản xuất, đồng thời là một trong
những kiến trúc sư chính sách thuế mới, phát biểu trong các cuộc phỏng vấn hôm
thứ Hai rằng đề xuất xoá bỏ thuế của Việt Nam là "vô nghĩa", vì điều
đó không giải quyết được tình trạng thâm hụt thương mại khi mà Việt Nam bán 15
đô la hàng cho Mỹ thì chỉ mua lại có 1 đô la.
Ông cáo buộc Việt
Nam duy trì nhiều rào cản phi thuế quan đối với hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ và
cho biết một phần ba tổng lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ thực chất
là sản phẩm của Trung cộng và Trung cộng dùng Việt Nam làm điểm trung chuyển để
né thuế.
Tỷ lệ hàng hóa trung
chuyển hoặc sản xuất tại Việt Nam để né thuế Mỹ áp lên Trung cộng thực chất rất
khó đánh giá chính xác, nhưng các nghiên cứu thương mại chi tiết cho thấy con số
này dao động trong khoảng 7% đến 16%, chứ không phải một phần ba như Navarro
tuyên bố.
Phòng Thương mại Mỹ ở
Campuchia đã kêu gọi bỏ mức thuế nhập khẩu 49%, chỉ ra rằng ngành may mặc của
nước này, vốn sử dụng lao động nhiều nhất, sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, tuy nhiên,
không có mức thuế quan nào, dù cao bao nhiêu đi chăng nữa, sẽ giúp đưa khâu sản
xuất áo quần và giày dép trở lại Mỹ.
Có lẽ mức thuế ngược
đời nhất là mức 44% áp lên Myanmar – một quốc gia đang chìm trong nội chiến và
gần như không có khả năng nhập khẩu thêm hàng hóa Mỹ.
Xuất khẩu qua Mỹ chỉ
chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong GDP của Myanmar – chưa đến 1%.
Tuy nhiên, tương tự
Campuchia, xuất khẩu của Myanmar, chủ yếu là may mặc, là một trong số ít ngành
mang lại thu nhập ổn định cho các gia đình nghèo ở các thành phố.
Trớ trêu thay, cho đến
gần đây, ông Trump lại là một gương mặt được yêu mến trong khu vực.
Tại Việt Nam, ông từng được đông đảo người ca ngợi vì cách tiếp cận chính sách đối ngoại cứng rắn và thực dụng.
Ở Campuchia, cựu Thủ
tướng Hun Sen - người vẫn thực sự đang nắm giữ quyền lực - từ lâu đã tìm cách
xây dựng mối quan hệ cá nhân thân cận với vị tổng thống Mỹ này, từng tự hào
khoe ảnh "tự sướng" cùng ông Trump trong lần gặp đầu tiên vào năm
2017.
Chỉ mới tháng trước,
Campuchia còn ca ngợi ông Trump vì đã đóng cửa hai cơ quan truyền thông Mỹ là
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) và Đài Á Châu Tự Do (RFA) – những kênh thường đưa
tin về quan điểm của các nhà bất đồng chính kiến Campuchia.
Vậy mà giờ đây,
Campuchia - cũng như nhiều nước láng giềng - lại trở thành một trong số những
nước đang phải xếp hàng để cầu xin ông Trump nới lỏng gánh nặng thuế quan.
Jonathan Head
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.