Cũng giống như vắng
tiếng hát Thái Thanh, mất thêm tiếng hát Quỳnh Giao, Lệ Thu… và Khánh Ly, không
gian của một nền văn hóa quen thuộc yêu dấu sẽ khép dần cánh cửa đời, mọi thứ từ
đây ắt sẽ vang vọng trên một chiều không gian khác, sâu thẳm và bất diệt trong
lòng người miền Nam.
Từ cuối năm 2012,
khi Khánh Ly chọn về Việt Nam để nối kết với khán giả, sóng gió của đời ca hát
lại nổi lên không biết bao lần. Phía hải ngoại gọi bà là phản bội. Phía quốc nội
thì luôn có những ý kiến tấn công chực chờ, thậm chí là những đòn phép diễn ra,
thù địch khó tưởng. Nhưng một lớp người như Phạm Duy, Du Tử Lê… và Khánh Ly xuất
hiện ở trong nước, xét cho cùng, đó là sự khẳng định thầm lặng: Quê hương và
dân tộc là bất diệt, còn chính trị hay chế độ chỉ là giai đoạn.
Và nói cho cùng, sự
xuất hiện của những con người và dòng văn hóa từng bị xô đuổi này, hóa ra, phía
được hưởng lợi nhiều nhất là khán giả Việt Nam, con người và văn hóa Việt Nam.
Bất chấp có những ý kiến không thích từ phía quyền lực.
Ca sĩ Khánh Ly về nước,
trình diễn, mang một tư thế khác hơn, so với nhiều ca sĩ khác. Bà đón nhận những
cuộc tấn công từ trên báo chí, cho đến hệ thống, mà thường là im lặng. Có người
quen trách bà là sao không phản ứng, có lần bà nói “hơn thua, rồi sau đó là
gì?”. Bà chỉ đặt câu trả lời chung cuộc khi cần thiết.
Tháng Tám 2014, show
diễn lớn của ca sĩ Khánh Ly ở Đà Nẵng bị điều tiếng, bởi nhạc sĩ Phó Đức
Phương, giám đốc Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, đến tận nơi
ngăn cản, nói với báo chí rằng ca sĩ Khánh Ly không xin phép tác quyền các nhạc
phẩm Trịnh Công Sơn. Chuyện ồn ào nhiều ngày, nhưng ai cũng biết đứng sau sự việc
này là bà Trịnh Vĩnh Trinh, em ông Trịnh Công Sơn. Dĩ nhiên, chuyện không phải
vì ít đồng tác quyền, mà là chuyện khác.
Mãi khi mọi chuyện
tưởng chừng bế tắc, bà mới đưa ra bức thư tay của Trịnh Công Sơn viết riêng cho
bà. Mà dường như biết trước chông gai sẽ có, từ những người quen mặt, giấy xác
nhận này cũng được công chứng với luật pháp Mỹ. Vậy là hết chuyện, dù còn vài
ba ý kiến rách việc với tham vọng cản đường yếu ớt. Như trong bức thư có tựa đề
“Chữ ký cuối cùng của một người dành riêng cho một người”, mà bà đã tiên đoán
những vô thường về sau: “Ngày mai ai biết được ngày mai đời mình sẽ ra sao. Một
chớp mắt đã bãi biển nương dâu. Một chớp mắt đã nghìn trùng xa cách. Một chớp mắt
đã thành kỷ niệm. Đã là quá khứ.”
Hồi năm 2014, khi
các buổi diễn của ca sĩ Khánh Ly xuất hiện nhiều hơn, đột nhiên có một quan chức
ở Ủy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh phát biểu là cần hạn chế các buổi diễn của
Khánh Ly, vì nói rằng bà đã từng đội nón lính VNCH, ký tên lên bom thả xuống Hà
Nội.
Một lần phỏng vấn,
tôi có hỏi về chuyện này, ca sĩ Khánh Ly cười ngất. Bà nói “chị biết có người
làm vậy, nhưng không phải chị”. Tôi gặng hỏi, nhưng bà chỉ cười, “thôi, không
nên để họ bị phiền làm gì”.
Về sau tôi mới biết
“họ” là nghệ sĩ cải lương Bạch Tuyết. Trong chuyến đi An Lộc, tình nguyện đến
thị sát mặt trận vào tháng Mười Hai 1972, nghệ sĩ Bạch Tuyết đội nón sắt, trên
có dòng chữ “Muốn hòa bình phải dội bom Bắc Việt”. Về sau có người nhắn tin
trên Youtube hỏi, nghệ sĩ Bạch Tuyết trả lời với đại ý “hồi đó cô còn nhỏ nên bị
dụ”. Nghệ sĩ Bạch Tuyết sinh năm 1945, đến 1972 là 27 tuổi. Năm 26 tuổi bà và
nghệ sĩ Hùng Cường từng mở riêng gánh hát Hùng Cường – Bạch Tuyết, thành danh
vang dội một thời.
Còn phía Sở Văn hóa
– Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng cũng xác nhận bà Khánh Ly hát bài Gia tài của
mẹ – ca khúc không nằm trong danh sách bài hát được cơ quan chức năng duyệt trước
đó. “Qua làm việc, đơn vị tổ chức đêm nhạc thừa nhận có sai sót trong quá trình
tổ chức nên chúng tôi đã lập biên bản để xử lý theo quy định của pháp luật”, một
cán bộ Sở của tỉnh Lâm Đồng cho hay. Tóm lại, ai cũng vô can trước chuyện ca sĩ
Khánh Ly “làm càn”.
Trên các trang, nhóm
ngôn luận cực đoan ùa lên như có pháo lệnh, chửi rủa, hả hê “đáng lắm, đâu phải
là muốn về được Việt Nam là tự tung tự tác”. Đáng nói, mọi tờ báo nhà nước đều
lờ tịt chuyện ngày 14/12/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 144/2020/NĐ-CP bỏ
hẳn quy định về việc cấp phép phổ biến tác phẩm sáng tác trước năm 1975 hoặc
tác phẩm của người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Tức gọi tên bài Gia tài của mẹ
chỉ là cớ, và là cớ nhảm!
Nhưng ít ai tưởng tượng
nổi, là trong danh sách duyệt của chương trình “Dấu chân địa đàng” của ca sĩ
Khánh Ly biểu diễn ở Đà Lạt, mọi bài hát đều được cấp phép, kể cả bài Gia tài của
Mẹ. Còn lý do gì để có đợt “phong sát” kỳ quái như vậy, xin dành cho một dịp
khác, chi tiết với tên người cùng nhiều câu chuyện tương tự.
Tháng Bảy 2022, đêm
nhạc của ca sĩ Khánh Ly diễn ở Nhà Hát Lớn Hà Nội, đã thành công bất ngờ, không
có khán giả nào rời ghế trước khi chương trình đóng màn, và có hẳn một số quan
chức phía Nam, cũng như một số nghệ sĩ đến âm thầm, bày tỏ sự ủng hộ cho sự kiện
“phong sát” bên ngoài ít biết lý do, nhưng trong giới nghệ thuật và tổ chức
chương trình ai cũng hiểu.
Sau lần đó, tôi cũng
thắc mắc vì sao ca sĩ Khánh Ly không đưa ra văn bản duyệt đầy đủ để bảo vệ
mình. Nhưng không có cơ hội vì sau đó bà đã quay lại Mỹ. Nhưng một người quen,
và hiểu tính cách của ca sĩ Khánh Ly thì nói với tôi “rõ là bà không muốn đôi
co với những kẻ chỉ mượn cớ bắt nạt, và hơn nữa, thời gian sẽ nói giùm mọi thứ,
kẻ làm sai sẽ sai hoàn toàn, mà không còn cơ hội nào để biện minh”.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.