Monday, August 3, 2015

Tính chính trị của tin đồn

http://baomai.blogspot.com/
Ở Việt Nam, hầu như lúc nào cũng có tin đồn này nọ. Mới nhất và có lẽ cũng hấp dẫn nhất là các tin đồn liên quan đến đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ quốc phòng Việt Nam. Thoạt đầu, người ta đồn ông Thanh bị ám sát ở Paris; sau đó, đồn ông chết vì bệnh ung thư phổi. Tin đồn lan rộng và lan mạnh đến độ hãng thông tấn DPA của Đức cũng tin là thật khiến đại diện Bộ quốc phòng phải lên tiếng cải chính.


image
Đến lúc ông Thanh bay từ Pháp về Việt Nam, được chụp hình và đăng báo, người ta vẫn không tin: so sánh chiều cao và gò má của người trong bức ảnh với các ảnh cũ của Phùng Quang Thanh, người ta cho đó chỉ là người giả. Rồi Phùng Quang Thanh xuất hiện trong chương trình văn nghệ “Khát vọng đoàn tụ” được phát hình trong cả nước, người ta vẫn khăng khăng cho đó chỉ là người giả. Chưa hết. Sau khi ít nhiều nhìn nhận ông Thanh còn sống, người ta lại tung ra tin đồn khác: ông Thanh bị quản thúc tại trụ sở Bộ quốc phòng! Gắn liền với tin đồn ông Thanh bị quản thúc là tin đồn về các vụ đấu đá trong nội bộ giới lãnh đạo Việt Nam, chủ yếu giữa phe thân Tàu và phe thân Mỹ.

image
Nhớ, cách đây năm bảy tháng, người ta cũng từng đồn đãi rất nhiều về khối lượng tài sản kếch sù của Phùng Quang Thanh và con trai của ông, đại tá Phùng Quang Hải: Cả hai có cả hàng chục biệt thự ở Việt Nam, hơn nữa, còn có cả biệt thự ở Mỹ nữa.

Tất cả những tin đồn ấy có gì xác thực không?

Thật ra, câu hỏi ấy có thể áp dụng cho tất cả các loại tin đồn chứ không chỉ nhất thiết dành cho các tin đồn chung quanh Phùng Quang Thanh. Tin đồn, tự bản chất, là một thứ diễn ngôn (discourse) gắn liền với thông tin nhưng lại không phải là thông tin chính thức. Tin đồn nào cũng dựa trên một số sự kiện cụ thể nhưng nó đưa ra một tự sự (narrative) và một cách diễn dịch khác với các tự sự và diễn dịch chính thống, hay nói theo chữ của Prashant Bordia và Nicholas DiFonzo, trong bài “Problem Solving in Social Interactions on the Internet: Rumor As Social Cognition” (2004), là một “diễn trình giải thích tập thể” (collective explanation process). Bởi vậy, tin đồn chỉ đặc biệt nở rộ khi các tự sự và diễn dịch chính thống không có hoặc không đủ hoặc không đáp ứng được sự tò mò của quần chúng. 

Nhận định này giải thích tại sao, dù tin đồn hiện hữu khắp nơi và mọi lúc, chúng chỉ thực sự phổ biến ở những nơi các nguồn tin chính thức và chính thống hoặc ít ỏi hoặc bị xem là đáng nghi ngờ. Nói cách khác, tin đồn bộc phát mạnh mẽ ở những nơi thiếu tính minh bạch nhất, nghĩa là, ở những nơi thiếu dân chủ nhất.

image
Trong ý nghĩa như thế, ngay cả những tin đồn ấy chỉ là đồn thổi, không bám vào một sự kiện chính xác nào cả, vẫn có thể đúng: Nếu chúng không đúng ở sự kiện thì chúng cũng đúng ở ý nghĩa vì chúng phản ánh được những mơ ước âm thầm của quần chúng. Không phải ngẫu nhiên mà đọc những bài viết liên quan đến các tin đồn về cái chết của Phùng Quang Thanh bao giờ chúng ta cũng bắt gặp có sự hả hê nào đó của những người loan tin hoặc bình luận. Ông Thanh có thể không chết: điều này chứng tỏ tin đồn là sai. Nhưng ngay cả như vậy, có một yếu tố vẫn đúng: rất nhiều người mong ông chết. Sự mong ước này không xuất phát từ những ác ý chung chung mà chủ yếu xuất phát từ điểm: người ta cho là ông thân Trung Cộng, hơn nữa, là tướng mà lại có thái độ sợ hãi và hèn hạ trước Trung Cộng.

image
Tin đồn không những gắn liền với sự thiếu minh bạch mà còn gắn liền với những thời điểm bị khủng hoảng. Thời thái bình an lạc, không ai cần chú ý đến tin đồn làm gì. Thời mọi người chia sẻ với nhau những niềm tin mãnh liệt vào tương lai, người ta cũng không thèm mặn mà với các tin đồn. Chỉ những lúc người ta bị khủng hoảng về niềm tin, không biết chuyện gì sẽ xảy ra, sắp xảy ra, người ta mới bám víu vào các tin đồn. Tin đồn, như thế, có chức năng trám vào những khoảng trống trong lý trí của quần chúng. Điều này giải thích tại sao không phải chỉ có quần chúng bình dân mới bị lôi cuốn bởi các tin đồn. Ngay cả giới trí thức cũng vậy: đối diện với các tin đồn, óc phê phán cố hữu của họ rất dễ bị tê liệt. Họ cũng theo dõi, cũng tiếp tay phát tán, và một cách âm thầm, tận trong vô thức, cũng tin vào các tin đồn ấy.

http://baomai.blogspot.com/
Với hai đặc điểm nêu trên, từ xưa đến nay, tin đồn bao giờ cũng gắn liền với chính trị hoặc có ý nghĩa chính trị. Những người cầm quyền hoặc những người có tham vọng cầm quyền, thường sử dụng tin đồn để tự huyền thoại hoá mình hầu thu phục nhân tâm. Mà không phải chỉ có giới làm cách mạng hay làm chính trị. Ngay cả trong giới văn nghệ sĩ cũng như những người được gọi là nhân vật của cộng đồng (public figures), nhiều người cũng thích dùng tin đồn để tự huyền thoại hoá mình như vậy.

Tất cả những thứ chúng ta gọi là “giai thoại” hiện nay, thoạt kỳ thuỷ, đều là những tin đồn.

Tin đồn không những có chức năng xây dựng, nó còn có chức năng phá hoại, hay, nói chính xác hơn, chức năng giải hoặc (demystification): Nó làm cho người ta tin vào câu chuyện và khi tin vào câu chuyện, không còn tin vào các huyền thoại được những người có quyền lực nuôi dưỡng. Có thể nói nếu tin đồn bùng phát rộng rãi nhất vào những thời điểm có khủng hoảng, chúng không có chức năng giải quyết khủng hoảng, chúng chỉ làm khủng hoảng trầm trọng thêm; và bằng cách đó, chúng có thể dẫn tới những sự thay đổi.

image
Với chức năng giải hoặc, tin đồn là một thứ vũ khí của những người yếu. Yếu thì bao giờ cũng là yếu. Nhưng khi những người bị cho là yếu đó là một đám đông, họ lại trở thành một sức mạnh. Quá trình lan rộng để những người yếu ấy trở thành đám đông tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng ở vào thời điểm hiện nay, có một yếu tố vô cùng thuận lợi: internet.

http://baomai.blogspot.com/
Xưa, phương thức tồn tại chủ yếu của tin đồn là truyền miệng từ người này sang người khác; sau, ngoài truyền miệng, các phương tiện truyền thông đại chúng như báo chí, truyền thanh và truyền hình cũng góp phần quảng bá tin đồn. Hiện nay, phương tiện chính là internet; trên internet, hình thức chính là các trang facebook: ở đó, số lượng người đọc rất đông và mức độ lan truyền cũng rất mau lẹ đến độ một số học giả ví chúng giống như bom (rumor bomb).
Đó là lý do tại sao gần đây các nhà nghiên cứu về chính trị học bắt đầu quan tâm đặc biệt đến ý nghĩa của các tin đồn vốn trước chỉ lôi kéo được sự chú ý của các nhà tâm lý học và xã hội học.



Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc

*****

SỰ THỰC VỀ SỰ BIẾN MẤT CỦA PHÙNG QUANG THANH.

image
Quá nhiều người hỏi tôi về PQT sống hay chết? bị quản thúc? ai quản thúc? tôi đều phải trả lời không biết. Nhưng hình ảnh Trương Tấn Sang, Nguyễn Thiện Nhân, Tòng Thị Phóng và Đỗ Bá Tỵ khá vồn vã với “PQT” giả chứng tỏ cả các thành viên thuộc Bộ Chính Trị và thuộc Bộ Quốc Phòng đều không rõ sự biến mất của PQT thật.

image
Hình dạng, cử chỉ và ánh mắt của “PQT” giả khi xuất hiện trong Chương Trình “Khát vọng đoàn tụ” tổ chức tại Bộ Quốc phòng, ít nhiều đã tạo ra dư luận trong nội bộ đảng Cộng Sản. Vì thế ngay sau Chương Trình ca nhạc phía “PQT” giả phải lên tiếng ngay là Tướng Thanh 'ở lại trụ sở Bộ Quốc phòng'.

image
Vì có sự hiện diện của ông Trùm Nguyễn Tấn Dũng nên “PQT” giả nhìn rất mạnh khỏe trong đêm ca nhạc đã không dám xuất hiện trong kỳ Họp Thường Kỳ Tháng 7 vừa qua.

Điều buồn cười là họ tiếp tục lừa bịp dư luận bằng cách cắt ghép phim đưa lên Tivi nhưng bị phát hiện nên đã xóa bỏ.

image
Nhận xét bên trên cho thấy phân hóa trong nội bộ Bộ Chính Trị và Bộ Quốc Phòng càng ngày càng trở nên trầm trọng và có thể bùng nổ trong những ngày sắp tới.

image
Xin đừng mong sẽ có chuyện có phe cấp tiến hay phe cải cách làm tốt hơn cho nước cho dân vì chuyện tranh giành quyền lực và quyền lợi giữa các phe nhóm trong đảng hiện nay chỉ là chuyện nội bộ của đảng Cộng sản.

image
Chuyện chúng ta cần làm là sáng suốt nhận định và chủ động khai thác tình hình.




Nguyễn Quang Duy

http://baomai.blogspot.com/

Con người có thể cao đến đâu?
Đường hầm giúp trùm ma túy Mexico vượt ngục
Báo chí, truyền thông tự do - 'quyền lực thứ hai'
Bí ẩn của một ông tướng
Virgin Mary in Long Beach & Làng A Di Đà_Texas
Đồng cảm và Hy vọng
10 kiểu xe đạp đầu bảng năm 2015
Người đồng tính 'không ngoại tình'?
Khi chúng ta có thể quen cả với nỗi nhục
Lấy chồng Mỹ
Poster: Tìm người đi lạc
Đồng bằng Nam Bộ đang lâm nguy?
5 nước cờ giúp Mỹ "chiếu bí" Trung Cộng trên Biển ...
Hồ - Phùng thật & Hồ - Phùng giả
Bốn nguyên nhân có thể dẫn đến chiến tranh Việt Na...
Nếu Việt Cộng chọn Hoa Kỳ làm đồng minh ?
Mại dâm: nạn nhân đấu tranh suốt đời
Mỹ: Dùng sơn “bắn ngược nước tiểu” để chống đái bậ...
Facebook - báo Đảng: Cuộc chiến không cân sức?
Mỹ tuyên bố ‘không trung lập’ trong vấn đề biển Đô...
Cạo gió nguy hiểm trong trường hợp nào?
Thảm kịch con 'cưng' giết cha mẹ đẻ
Cô gái Úc gốc Việt thay đổi cả thế giới bằng công ...
Mỹ ‘thức tỉnh’ trước hiểm họa Trung Cộng tại Biển ...
Người Việt xấu xí – Vì sao nên nỗi?
Trường huấn luyện biệt kích thiếu nhi tại Việt Nam...
Rắc rối về 'đường biên giới hiện trạng'
Vụ Phùng Quang Thanh và truyền thông Việt Nam
May mà Trung Cộng tráo trở
Người chết trở về từ Paris ?
Chương trình Ngày Thánh Mẫu 2015
Bàn cờ quân sự Đông Á và cuộc chạy đua
Tướng Thanh vắng mặt tại lễ tưởng niệm
Phụ nữ khoe chồng hay khoe chó?
Máy đào hầm dưới lòng đất London
Mình có ra sao, người ta mới chửi
Những con ma ẩn mình chờ chết
Mỹ 'sẵn sàng phản ứng nhanh' ở Biển Đông
Bộ trưởng quốc phòng PQT 'trốn viện'?
Sự thật về Thầy " VÕ HOÀNG YÊN "

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.