Wednesday, November 7, 2012

Bầu cử Mỹ và ý kiến quốc tế

image
image


Khi bầu cử Mỹ khép lại thì mọi cặp mắt trên thế giới lại hướng về Trung Quốc, với Đại hội Đảng 18 sắp bắt đầu, để đưa ra quyết định chủ chốt về giới lãnh đạo và những chính sách sắp tới của đất nước. Phóng viên Lập Thành của BBC tiếng Trung gửi về bài tường thuật từ Hoa Kỳ.

Vũ Quý Hạo Nhiên, Blogger, Nam California: Tại sao lại bầu theo từng tiểu bang, chứ không bầu trực tiếp? Tại vì nước Mỹ là một nước liên bang. Mỗi tiểu bang có tầm quan trọng của nó chứ không phải chỉ là phần trăm của dân số toàn quốc.
Tổng thống bầu bằng Electoral College (Cử tri Đoàn). Mỗi tiểu bang đưa vào đó số elector = số dân biểu (trong Hạ Viện) + số thượng nghị sĩ. Số dân biểu thì dựa theo % dân số. Bang vắng người như Wyoming chỉ có 1 dân biểu. Số thượng nghị sỹ của mỗi bang luôn luôn là 2 dù bang nhỏ hay lớn. Vậy % ảnh hưởng của bang nhỏ, trong cử tri đoàn, lớn hơn % dân số.
Tưởng tượng nếu chỉ có 2 bang. Bang A lớn gấp 4 bang B. Vậy bang A có 4 dân biểu, 2 thượng nghị sỹ , bang B có 1 dân biểu, 2 thượng nghị sỹ. Vậy trong cử tri đoàn, bang A có 6 phiếu, bang B có 3 phiếu. Ảnh hưởng của bang A chỉ còn gấp đôi bang B. Tức là chế độ cử tri đoàn bảo vệ cho các bang nhỏ không bị bỏ rơi trong hệ thống liên bang.

image
Đức Đạt Lai Lạt Ma: Lãnh tụ tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma gửi lời chúc mừng tới Tổng thống Obama. Ông viết "Khi Ngài được bầu lên năm 2008, Ngài đã là niềm cảm hứng cho thế giới với lời kêu gọi phải có trách nhiệm hơn với các vấn đề mà chúng ta, các công dân toàn cầu, đang đối diện. Kể từ đó Ngài đã nỗ lực không ngừng đã nỗ lực hết mình để mang lại niềm hy vọng và tin tưởng to lớn đó".

Bộ trưởng Ngoại giao Iraq, Hoshiar Zibari: Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ mới có thể gây ra cuộc đối đầu với Iran nhưng Iraq sẽ vẫn tiếp tục làm việc vì quyền lợi quốc gia và giữ mối quan hệ với mọi bên, và nhấn mạnh tới tầm quan trọng của đối thoại. Iraq sẽ duy trì quan điểm rằng cần giải quyết mọi vấn đề qua kênh ngoại giao và bằng biện pháp hòa bình. 

Jonanthan Marcus Phóng viên Ngoại giao BBC: Ông Obama đã bị phe bảo thủ Israel chế nhạo rằng ông không phải là người bạn của Nhà nước Do Thái. Sự không tin cậy nhau này đã khiến cuộc thảo luận về một loạt vấn đề trở nên khó khăn, chẳng hạn như kế hoạch của quân đội Israel muốn bắn hỏa tiễn vào cơ sở nguyên tử của Iran. Rõ ràng là có căng thẳng về chuyện này. Nhưng cũng có một cách nói khác, rằng dù xung khắc, quan hệ giữa giới quân đội và an ninh hai nước Hoa Kỳ dưới thời Obama và Israel phát triển mạnh mẽ và xu thế này sẽ còn tiếp tục. Phân tích quan hệ Israel-Hoa Kỳ.

BBC News: Thủ tướng Anh, David Cameron chúc mừng ông Barack Obama vừa tái đắc cử tổng thống Hoa Kỳ, gọi ông là "Một tổng thống Mỹ tuyệt vời". Còn lãnh đạo đảng Lao Động đối lập ở Anh, Ed Miliband nói thắng lợi của ông Obama có nền tảng là nỗ lực tạo dựng một "nền kinh tế công bằng hơn".

Thai Binh Pham: Chúc mừng tổng thống Obama đã tái đắc cử! Cảm ơn BBC Vietnamese đã cập nhật thông tin liên tục để người dân Việt Nam chúng tôi được theo dõi đầy đủ cuộc bầu cử này!

Theo hãng tin AFP: Bầu cử Mỹ vừa đạt mức kỷ lục 20 triệu bình luận trên mạng xã hội Twitter từ khắp thế giới. Đương kim tổng thống Barack Obama cũng tích cực dùng Twitter, Facebook và Reddit để kêu gọi ủng hộ của dân chúng. .
Chen Lihua gửi về BBC: Lần đầu tôi cảm thấy có cuộc bầu cử! Lần đầu tôi hồi hộp! Lần đầu tôi hào hứng! Obama thắng!Chỉ muốn hỏi khi nào thì nước chúng ta có thể làm như vậy?

Goenawan Mohamad: Trong suốt lịch sử, Obama là tổng thống Mỹ đầu tiên từ thế kỷ 18 có thể phát âm chuẩn từ "Teee..."

image
Mong ông Obama có chính sách cụ thể tác động vào việt nam về vấn đề biển đông cũng như vấn đề dân chủ, nhân quyền. Chúc mừng ông Obama.

Mehrdad, Iran: Thắng lợi của Obama sẽ không tốt đẹp gì cho Iran vì chính sách của ông ta là không chống lại chính phủ Iran. Chính sách ôn hòa của Mỹ với chính quyền Iran chỉ làm khổ người dân Iran và tôi thấy thật chán là Obama tái đắc cử.

Pham Toan: Chính trị là trò chơi của số đông trong trường hợp này. Chính sách của Obama trong 4 năm qua khiến một số lớn người được hưởng lợi. Họ tiếp tục ủng hộ ông ấy. Dĩ nhiên là thế! Còn Romney, ông ấy chưa có cơ hội mang lại lợi ích cho nhiều người như Obama. Được 49% dân Mỹ ủng hộ là một thành công của ông ấy rồi.

Đinh Đức Thiện: Obama thắng sẽ đảm bảo các chính sách Châu Á Thái Bình Dương được tiếp tục. Có lợi cho VN. Cố lên nào!

image

Nói chuyện với Lê Quỳnh của BBC Tiếng Việt ở Washington DC, ông Nguyễn Quốc Hùng, chủ tịch nhóm cử tri gốc Á ủng hộ đảng Dân chủ ở bang Virginia (Democratic Asian Americans of Virginia) nhấn mạnh châu Á – Thái Bình Dương sẽ vẫn là một phần quan trọng trong chính sách ngoại giao của Mỹ.
Trước cáo buộc của không ít người Mỹ gốc Việt rằng chính quyền Obama “bỏ quên” nhân quyền ở Việt Nam, ông Hùng nói:
“Ngay từ đầu khi tranh cử bốn năm trước, ông Obama ủng hộ nhân quyền ở Việt Nam, và ông vẫn làm thế. Mỗi khi đến Việt Nam, Ngoại trưởng Hillary Clinton đều nêu vấn đề nhân quyền."
"Ngoại giao không cần tuyên bố đao to búa lớn. Anh đối xử với họ bằng sự tôn trọng, nhưng vẫn nói thẳng với họ rằng ‘anh không nên làm thế nữa’. Ông Barack Obama đã làm nhiều điều, mà người ta không biết thôi.”

Lã Việt Dũng: Tôi cho rằng nếu ai thắng thì cũng hoàn toàn xứng đáng vì tranh cử, bầu cử ở Mỹ quá dân chủ và minh bạch. Nó giúp người dân tự phân tích và lựa chọn người xứng đáng, cũng như giúp các ứng viên có điều kiện nhìn lại chính mình để điều hành đất nước tốt hơn. Nhưng cái hay nhất, theo tôi, đó là nó tránh cho nhân dân Mỹ phải nghe những lời xin lỗi ngớ ngẩn từ những người lãnh đạo đất nước mình!

image

Đỗ Dzũng, Little Saigon: Cộng đồng người gốc Việt tại Hoa Kỳ dường như quan tâm tới các phiếu bầu cử cấp địa phương như ghế thị trưởng, nghị viên, đặc khu ...nhiều hơn là lá phiếu bầu tổng thống. Thứ nhất là vì lá phiếu của cử tri Việt không đủ nhiều để khuynh đảo tại các tiểu bang chiến địa hay nhiều kịch tính cho lá phiếu bầu chọn tổng thống. Người Việt đa số sống tại California và tiểu bang này từ trước tới nay luôn là bang Đảng Dân Chủ giành phần thắng. Người Việt sống rải rác ở tiểu bang khác có số lượng nhỏ cũng không đóng vai trò làm chênh lệch cán cân nhiều. Hơn nữa ngay chính cộng đông cử tri Việt, trước đây từng bầu nhiều cho Đảng Cộng Hòa, nay cũng đã có những thay đổi theo đó cử tri bầu cho Đảng Dân Chủ.

image
Kinh tế gia Lê Đăng Doanh: Về việc Romney nói sẽ liệt Trung Quốc vào dạng thao túng tiền tệ, tôi nghĩ giả như ông ta thắng, tôi chưa chắc điều này sẽ xảy ra vì chúng ta đã chứng kiến quá nhiều lần sự khác biệt giữa lời nói và hành động của các vị tổng thống sau khi thắng cử. Tôi không nghĩ chính sách của ông Romney sẽ quá khác so với Obama.
Tôi cho rằng một cuộc chiến thương mại lúc này không phải là một điều khôn ngoan.
Chính phủ Mỹ, cũng như các chính phủ khác, mặc dù phải gây thêm sức ép lên Trung Quốc về vấn đề tỷ giá tiền tệ, nhưng họ lẫn Châu Âu cũng nên nhìn nhận lại mình và cần cố gắng nâng cao tính cạnh tranh thay vì chỉ đơn thuần đổ lỗi cho Trung Quốc.

Bài xã luận trên trang South China Morning Post, Hong Kong: Obama ít nhất cũng hiểu được rằng Á châu là nơi nước Mỹ cần tập trung vào. Romney thì đưa ra những tuyên bố trái ngược... Đáng lo ngại nhất là chuyện ông ta quyết tâm sẽ tuyên bố Trung Quốc là kẻ lũng đoạn tiền tệ ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức, một cách rõ rằng nhằm tuyên chiến thương mại với một quốc gia mà Hoa Kỳ cần hơn bất kỳ quốc gia  nào khác. Những kẻ cực đoan không có chỗ trong chính trường.

Lian Qingchuan viết trên trang tin Sina, Trung Quốc: Tôi nghĩ rằng Obama sẽ thắng, nên thắng và phải thắng... Mặc dù Romney hứa hẹn đủ thứ trong khi vận động tranh cử nhưng ông ta không thân thiện gì với Trung Quốc... Ông ta sẽ làm sống lại các học thuyết về chiến lược canh tranh địa chính trị và chọn cách xa lánh, đối đầu một cách hạn chế để Hoa Kỳ vẫn giữ thế cạnh tranh... Với ông Obama thì mọi thứ có thể không tốt đẹp hơn, nhưng chắc chắn sẽ không tệ hơn.
23:57 GMT từ Lian Qingchuan, trang tin Sina, Trung Quốc
Tân Hoa Xã, Trung Quốc: Cuộc bầu cử Mỹ hạ màn cũng là lúc cơn sốt mắng mỏ Trung Quốc có thể hạ nhiệt... Với thương mại song phương nay đạt gần 500 tỷ đô la Mỹ, dùng thuế quan để trả đũa nhau hay một cuộc chiến tranh kinh tế sẽ chỉ là thảm họa cho cả Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Frankie Le từ Facebook: Hy vọng là Romey nhưng trong tình thế này thì rất có thể Obama tái đắc cử. Dân chủ thì có nhiều chính sách tốt cho phúc lợi xã hội nhưng cũng quá ôn hòa gần như nhu nhược trong ngoại giao. Mình nghĩ Cộng Hòa sẽ tốt hơn cho chính sách với TQ và ổn định Đông Nam Á.

image

New York Times tuyên bố ủng hộ Obama tái trúng cử: Chúng tôi nhiệt tình ủng hộ Tổng thống Obama, người xứng đáng có nhiệm kỳ thứ hai; Mitt Romney đưa ra những ý tưởng nguy hiểm mỗi khi ông ta nói được ra điều gì.

Báo Quân Đội Nhân Dân (Việt Nam) khen ngợi ông Obama: Bốn năm qua, người Mỹ chưa bao giờ thấm thía hơn thế với câu “Nước Mỹ thay đổi”. Triệt để thực hiện những gì đã hứa để làm mới diện mạo nước Mỹ, ông Obama quả thật đã làm được nhiều điều. Những bước đi của ông được coi là những cú đẩy để nước Mỹ nhích từng bước một trên con đường hồi phục.

Chau Tran, Facebook: Cái hay của tranh cử Mỹ là hai phe đưa ra những thiếu sót của đối thủ và cái hay cái mới của sách lược mình; Obama thắng lần này, (ông ta sẽ học hỏi từ đối thủ và) ông ta sẽ khắt khe hơn với TQ và sẽ đầu tư dầu khí nội địa (vốn là điểm mạnh làm kinh tế của Romney trong tranh cử lần này), nếu Romney thắng, ông cũng sẽ không thể lơ là đầu tư trong giáo dục (vốn luôn là điểm mạnh của Dân Chủ)

Đời sống chính trị Mỹ khá cởi mở, người dân biết tình hình đất nước và các chánh sách lớn của lãnh đạo ... Dân chủ là sức mạnh!

image
Mitt Romney bỏ phiếu với vợ ở Belmont, Massachusetts.

GS Yoshi Tsurumi viết trên trang Japan Times: Romney khiến các lãnh đạo TQ có cảm tưởng ông ta bị giáo điều của Đảng Cộng hòa cầm tù, nhắm vào phục vụ các ngành dầu khí to lớn chứ không phải các công ty công nghệ cao. Sức cạnh tranh của Hoa Kỳ sẽ giảm nếu ông Romney lãnh đạo. Nhưng dù tỏ ra cứng rắn với TQ, nếu làm Tổng thống, ông Romney sẽ vẫn lại thân thiện với các công ty TQ tìm kiếm công nghệ cao của Mỹ, và sẽ mời những nhà sản xuất đem việc làm của Mỹ ra bên ngoài.

image
Luật sư Lê Quốc Quân: Tôi rất thích ông Obama và những tư tưởng ôn hòa của ông và Đảng Dân chủ.
Thế nhưng thời gian gần đây tôi cũng có ý muốn cho ông Mitt Romney thắng cử vì chính sách kinh tế của Mitt Romney sẽ đem lại lợi ích cho nước Mỹ, từ đó đem lại lợi ích cho kinh tế toàn cầu và ông coi Trung Quốc là một đối thủ tiềm tàng.
Ông Obama cũng quan tâm đến Châu Á nhưng chính sách đối ngoại của Obama có vẻ quá ôn hòa.
Trong khi đó ông Romney, người của Đảng Cộng Hòa lại theo xu hướng bảo thủ, cứng rắn và điều này sẽ khiến ông quyết tâm ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc, nước mà thời gian gần đây liên tục gây hấn với Việt Nam. Tôi cho là điều này có lợi cho Việt Nam,

image
Phó Tổng thống Joe Biden xếp hàng để bỏ phiếu ở Greenville, Delaware

David, Houston, Texas: Tôi bỏ phiếu cho Mitt Romney vì lòng yêu nước chứ không phải vì lợi ích cá nhân của tôi. Tôi hạnh phúc được là công dân của một nước Mỹ “thế tục” mặc dù nền tảng của nó là Kitô giáo. Tôi là người nhập cư và chấp nhận nền tảng này trong sự khác biệt.

Tiến sỹ Nguyễn Phương Mai, dạy Đàm phán Đa văn hóa tại Đại học khoa học ứng dụng Amsterdam, Hà Lan: "Nhiều trẻ em ở Trung Đông ngay từ nhỏ họ đã học một cách nhìn Mỹ như kẻ thù tiềm năng thay vì người bạn tiềm năng"
"Do đó nếu ông Obama hay ông Romney thắng cử thì người dân tại Trung Đông đều đặt một dấu hỏi rất lớn cho người tổng thống mới của Mỹ"
Cuộc bầu cử của năm 2012 này có thể nói là kém hấp dẫn nhất đối với tôi. Nhìn chung, truyền thông đa phần "tinh vi" phỏng đoán tổng thống đương nhiệm sẽ tái cử tạo nên tâm lý buông xuôi cho những người muốn ủng hộ Mitt Romney.
Gần đây, truyền thông Việt Ngữ - quan điểm chủ yếu đến từ California với ưu thế bênh đảng Dân Chủ một cách áp đảo trong việc báo hiệu Obama thắng cử. Do đó nhiều người Mỹ gốc Việt thậm chí không có hứng thú gì mấy về tin tức bầu cử.
Những năm về trước, tôi thường đi bầu vào buổi sáng. Năm nay tôi sẽ đi vào buổi chiều xem như là cách thay đổi theo khẩu "Change" của Obama của bốn năm trước vậy

Trần Đông Đức, Philadelphia, Pennsylvania: Tôi tin ông Obama là sự lựa chọn tốt hơn cho kinh tế và chính trị Mỹ, tôi cũng cho rằng ông ta tốt hơn cho thế giới Ả Rập mặc dầu tôi khá thất vọng với ông ta ở một vài vấn đề.
Mặt khác, Romney là của Đảng Cộng hòa, là người tiếp nối Bush. Ahmed Ema.

Thạch Yên, Maryland, Hoa Kỳ: Tôi lúc nào cũng tin Obama hơn. Dù sao chăng nữa bốn năm ông cũng làm được những điều tốt đẹp cho nước Mỹ. Phải làm sao nhờ Quốc hội giúp cho đất nước Campuchia và Việt Nam hợp lực với nhau có dân chủ nhân quyền, hạnh phúc cho đồng bào.

Gregory Wanderer: Nếu Romney thắng thì chúng ta không thể nào tránh khỏi xung đột. Cũng giống Obama thôi, nhưng ít ra ông ta hiểu rằng phương Tây không thể tồn tại thiếu nước Nga.

GS Jeffrey Winters, Chicago nói với BBC Indonesia: Một trong số điểm va chạm giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là kinh tế. Trung Quốc bán quá nhiều hàng sang Mỹ và một trong số than phiền của phe Cộng hòa, ông Romney và giới kinh doanh là Trung Quốc dùng thủ đoạn biến đổi tỷ giá tiền để bán hàng giá rẻ. Romney coi đây là một vấn đề rất nghiêm trọng, nhưng tôi nghĩ đấy chỉ là cách tạo thế đứng của ông ấy, nói rất cứng rắn. Còn thực tế là, nếu ông Romney thắng thì ông ta sẽ phải giải quyết quan hệ với Trung Quốc bằng cách không gây xung đột. 

Họa sỹ, Đào Anh Khánh: Bầu cử Mỹ có lẽ cũng là sự quan tâm của nhiều công dân trên toàn thế giới chứ không chỉ riêng gì công dân Mỹ, và tôi thì thực tâm ít nhiều cũng muốn quan tâm, nhưng trên thực tế cũng chưa quan tâm được nhiều.
Chính vì tôi chưa theo dõi sát được quá trình để phân tích đánh giá hai người này nên cũng không dám đưa ra một nhận định gì cụ thể, nhưng những gì ông Obama để lại cho nước Mỹ trong quãng đường đã qua thì tôi nghĩ rằng nó cũng chưa phải là một cái gì thật ấn tượng để tạo nên tình cảm lớn đối với các công dân quốc tế như chúng tôi...
… Tôi nghe nói rằng người có thể cạnh tranh với ông Obama là người có khả năng phát triển kinh tế nước Mỹ, và đương nhiên nền kinh tế nước Mỹ phồn thịnh cũng tạo nên được sự ổn định cho nền kinh tế và có thể cho cả những mắt chuỗi khác. Sự thay đổi có thể cũng là một điều tốt.
Sự thay đổi của một cá nhân trong lịch sử có thể đóng góp tới sự phát triển của một đất nước. Nhìn từ nước Mỹ cũng như nhìn từ Việt Nam thì tôi nghĩ rằng, Việt Nam chúng ta cũng cần có những con người đủ mạnh, đủ minh mẫn, đủ sang tạo và đủ phẩm chất để có thể đưa Việt Nam qua những chặng đường khó khan hiện nay.



image



No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.