Không phải chủ xe_Vô đây “làm
việc”
Một trong những vấn đề gây
tranh cãi nhất trong những ngày gần đây là vấn đề đi xe chính chủ. Vấn đề này
nảy sinh từ Nghị định 71 và nó trở thành một tâm điểm “búa rìu dư
luận” đối với Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng.
Nghị định 71 quy định từ 10/11/2012 tăng mức xử phạt một số hành vi vi phạm
giao thông đường bộ, trong đó có hành vi của chủ xe ô tô, xe máy không chuyển
quyền sở hữu phương tiện theo quy định. Theo nghị định này, nếu các bên mua –
bán ô tô hoặc xe máy không làm thủ tục chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy
định (trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng mua bán) sẽ bị phạt ở mức từ
800 nghìn đến 1 triệu 200 nghìn cho trường hợp xe máy và từ 6 triệu tới 10
triệu đồng đối với xe ô tô các loại.
Theo giải thích của Bộ
Giao thông, Nghị định 71không có quy định xử phạt người điều khiển xe không
chính chủ, mà chỉ quy định xử phạt chủ phương tiện có hành vi không chuyển
quyền sở hữu đúng quy định. Bộ này cũng giải thích thêm rằng nghị định 71 đã
quy định rõ về hành vi và mức phạt, còn thủ tục và hình thức xử phạt được áp
dụng theo quy định hiện hành của Bộ Công an.
Mức phạt có thể nói là rất
cao này cùng với việc thiếu rõ ràng trong giải thích đối tượng bị phạt khiến
cho công chúng hoang mang. Vấn đề mọi người quan tâm là khi họ lái xe không
phải xe do mình sở hữu, thí dụ của bạn bè, gia đình, người quen, thì việc giải
trình với công an giao thông sẽ như thế nào. Thiếu tướng Đỗ Đình Nghị, Phó tổng
Cục trưởng,Tổng cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an)
trả lời trên báo chí rằng
“Hiện Tổng cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hộ đã có công điện 141
gửi công an các địa phương nói rõ, trong thời gian mới triển khai quy định về
xử phạt xe không chính chủ, nếu người lái xe khai là xe mượn thì tạm thời không
xử phạt", và “chỉ cần hỏi giấy tờ của người cho mượn, CMTND, số điện thoại
của người cho mượn… là đã có thể biết có mượn hay không”.
Lý do ít người đi xe chính chủ
Nhà nước và xã hội có lợi
ích trong việc biết đích xác một chiếc xe được phép lưu thông trên đường phố là
thuộc về người nào để chống mất cắp, kiểm soát các tiêu chuẩn về an toàn giao
thông và môi trường, xử phạt vi phạm giao thông, điều tra tội phạm…Vì thế nước
nào cũng có quy định về việc đăng ký các loại xe này. Khi các chủ phương tiện
bán xe của mình cho người khác, thì người chủ mới đương nhiên phải đăng ký lại
với cơ quan nhà nước.
Thế nhưng ở Việt Nam
ít người khi mua xe cũ muốn thực hiện chuyển quyền sở hữu phương tiện đúng quy
định.
Một trong những lý do chính là họ phải trả phí trước bạ quá cao. Thí dụ, lệ phí
trước bạ với ô tô dưới 10 chỗ tùy theo từng địa phương dao động từ 10 -
15%. Lưu ý đây là một loại phí chứ không phải thuế. Các khoản
phí được đặt ra nhằm giúp nhà nước có nguồn thu để bù đắp các chi phí liên quan
trực tiếp đến các dịch vụ cung cấp cho xã hội - trong trường hợp này là làm thủ
tục đổi chủ cho phương tiện. Vì thế, mức phí lên tới 10%- 15% là cao một cách
hoàn toàn vô lý. Sự vô lý của chính sách tạo động cơ khuyến khích người dân
không chấp hành.
Một lý do khác nữa là từ trước tới nay chưa bao giờ có chuyện xử lý nghiêm khắc
vấn đề không làm thủ tục chuyển quyền sở hữu với cơ quan nhà nước khi mua bán
xe. Và mức xử phạt, nếu có bị phạt, trước đây cũng rất thấp. Với xe gắn máy,
mức phạt cũ chỉ là từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng và với xe ô tô các loại mức
phạt cũ chỉ là từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.
Gộp chung hai lý do này
lại, trước đây đối với người tiêu dùng, việc làm thủ tục chuyển quyền sở hữu
với cơ quan nhà nước vừa rất tốn kém, vừa không giải quyết được vấn đề gì vì
không làm cũng chẳng sao. Đó là lý do có tới 40% phương tiện giao thông tại Việt Nam là không
chính chủ theo một điều tra xã hội học của Ủy ban An toàn giao thông
Quốc gia.
Luật chơi thế nào thì “fair”?
Nếu như luật chơi cũ bao gồm các thành tố: tiền phạt cực thấp + phí trước bạ
cực cao + lơi lỏng trong việc xử phạt thì luật chơi nay đã khác. Ban đầu, có vẻ
như nó bao gồm các thành tố (hoặc ít ra là dư luận tin rằng nó bao gồm các
thành tố): tiền phạt cao + phí trước bạ cao như cũ + công an vào cuộc kiểm tra
ai không đi xe chính chủ thì đều bị phạt. Và điều này đã gây nên một làn sóng
bất bình lớn.
Một luật chơi fair trong
trường hợp này phải là: tiền phạt rất cao + phí trước bạ thấp + việc kiểm tra
và xử phạt thông qua các kênh hợp lý hơn là truy vấn người điều khiển phương
tiện có chính chủ hay không.
Về mức phí trước bạ, có vẻ như mức phí này sẽ được giảm mạnh trong những ngày
tới, Bộ Công an đã có kiến nghị giảm phí trước bạ của xe ô tô cũ
xuống chỉ còn 1%. Tuy nhiên, Bộ Tài chính còn đang cân nhắc và chưa
quyết có nên giảm hay không và nếu giảm thì lộ trình giảm như thế nào.
Về việc điều tra và xử phạt, thì ngay cả với giải thích của thiếu tướng Đỗ Đình
Nghị ở trên cũng không làm cho người dân bớt lo lắng. Làm thế nào để phân biệt
một người quen cho mượn xe với một người bán xe? Khi người điều khiển phương
tiện mua xe của một cá nhân khác nhưng chưa làm thủ tục, thông thường người
điều khiển phương tiện phải biết vài thông tin cá nhân của người bán, thí dụ
tên tuổi và số điện thoại. Nếu công an giao thông chỉ hỏi tên tuổi thì không
giải quyết được gì. Nếu công an giao thông hỏi các thông tin cá nhân hơn
như số chứng minh nhân dân, ngày sinh, số bằng lái xe, hay sổ hộ khẩu của chủ
xe thì ngay cả khi đi xe mượn của bạn bè (chứ không phải mua) cũng khó lòng trả
lời thích đáng cho công an được.
Điều tệ hại hơn là sự mập mờ này tạo điều kiện cho một dạng sách nhiễu mới.
Công an giao thông, nếu muốn, có thể viện vào cớ đi xe không chính chủ (vốn
không có gì sai, miễn là xe mượn) để gây khó khăn và đòi tiền mãi lộ. Đương
nhiên nói như thế không phải là công an giao thông sẽ gây khó khăn hay đòi tiền
mãi lộ, mà chỉ là họ có thêm một cái cớ để nếu muốn thì có thể làm.
Có lẽ Bộ Công an sẽ phải tìm ra một cách khác để giám sát vấn đề không chuyển
quyền sở hữu đúng quy định thay vì việc kiểm tra phương tiện đang lưu thông. Có
nhiều cách để thực hiện việc này. Thí dụ nếu phương tiện giao thông
nào bị phạt thì đích thân người đứng tên giấy tờ phải lên nộp phạt (điều này sẽ
gây phiền phức cho chủ xe cũ sau khi đã bán xe cho người khác nhưng chưa làm
giấy tờ với nhà nước, vì thế làm tăng mong muốn làm thủ tục cho xong để “nhẹ
nợ”). Việc phạt nguội – tức là phạt dựa vào video quay hình trên đường cũng
vậy. Các chủ phương tiện (trên giấy tờ) sẽ là người phải đi nộp phạt bất kể lái
xe là ai.
Một cơ chế khác rất hiệu quả
nhưng chưa áp dụng ở Việt Nam
đó là việc tính phí bảo hiểm khi người dân đi mua bảo hiểm xe hơi. Dù người
điều khiển phương tiện là ai, khi xe hơi do một cá nhân đứng tên làm chủ gây ra
lỗi và hãng bảo hiểm phải đứng ra đền thì phí bảo hiểm của người chủ phủ phương
tiện trên giấy tờ sẽ lập tức tăng lên. Đây là một cơ chế rất mạnh mẽ khiến cho
các chủ phương tiện sau khi bán xe là ngay lập tức muốn cắt đứt mọi liên hệ với
phương tiện mình đã bán bằng cách làm thủ tục chuyển sở hữu cho bên mua.
Một số nước (kể cả Mỹ) có áp dụng thuế tài sản đánh lên người sở hữu xe hơi trên giấy tờ (ở ViệtNam
không có loại thuế này). Thuế này cũng là một lý do khiến chủ phương tiện sau
khi bán là muốn chuyển ngay sở hữu pháp lý cho bên mua.
Một số nước (kể cả Mỹ) có áp dụng thuế tài sản đánh lên người sở hữu xe hơi trên giấy tờ (ở Việt
Tiến sĩ Trần Vinh Dự
Công
bố 4 ngành tham nhũng nhất Việt Nam
Thanh tra
Chính phủ Việt Nam
và Ngân hàng thế giới mới công bố kết quả khảo sát mang tên “Tham nhũng từ góc
nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức”.
Theo đó, 4 lĩnh vực bị đánh giá tham nhũng nhiều nhất là cảnh sát giao thông, quản lý đất đai, hải quan và xây dựng.
Cuộc khảo sát đã hỏi ý kiến của hơn 5.000 người, trong đó hơn một nửa là người dân, còn lại là doanh nhân và công chức tại 10 tỉnh thành và 5 bộ ngành.
Theo đó, 4 lĩnh vực bị đánh giá tham nhũng nhiều nhất là cảnh sát giao thông, quản lý đất đai, hải quan và xây dựng.
Cuộc khảo sát đã hỏi ý kiến của hơn 5.000 người, trong đó hơn một nửa là người dân, còn lại là doanh nhân và công chức tại 10 tỉnh thành và 5 bộ ngành.
Kết quả cho thấy, tham nhũng là một trong 3 vấn đề được quan tâm nhất của người dân, bên cạnh mối quan tâm về giá cả sinh hoạt, an toàn thực phẩm.
82% người được hỏi cho rằng tham nhũng phổ biến hoặc rất phổ biến ở phạm vi cả nước.
Hơn 75% người được hỏi cho rằng tham nhũng là một vấn đề nghiêm trọng, 45% cán bộ công chức chứng kiến hành vi tham nhũng, 44% doanh nghiệp và 28% người dân trả chi phí không chính thức.
Còn đảng còn mình thì mất nước
Nhà tôi
nghèo lắm có con xe
năm sáu người đi chung giấy tờ
nay luật đảng ra xe chính chủ
Thằng ngu soạn luật chết dân nghèo
lạm phát xăng dầu vật giá leo
thất nghiệp mấy năm thời khủng hoảng
dân mình nay
đã đói tong teo
Tiền ăn chẳng có phải sang tên
vay mượn họ hàng với bạn quen
họ cũng như mình đều đói khổ
cũng lo đổi giấy sang chủ quyền
Phen này chắc phải quyết chơi ngông
chúng thổi là tôi sẽ chạy luôn
nếu bị đuổi theo tôi
chẳng sợ
thằng nào cản trở cứ thẳng tông
Tông cho
chúng chết một vài thằng
để đám công an bớt hung hăng
còn đảng còn mình thì mất nước
còn dân nô lệ tiếp ngàn năm
Cù Huy Hà Bảo
MẮNG CON
Mày láo, dám khuyên bố :
Mai không đi biểu tình.
Chuyện ấy có nhà nước,
Không liên quan đến mình.
Mày nói y như đảng.
Không liên quan thế nào?
Nước là của tất cả,
Của mày và của tao.
Biểu tình chống xâm lược,
Chứ có lật ai đâu.
Không lẽ mày không biết
Cái dã tâm thằng Tàu?
Mày bảo có nhà nước.
Nhà nước hèn thì sao?
Mà ai cho nhà nước
Quyết việc này thay tao?
Xưa đánh quân Mông Cổ,
Vua còn hỏi ý dân.
Sao không thấy nhà nước
Xấu hổ với vua Trần?
Đành rằng thế mình yếu,
Phải thế nọ, thế này.
Nhưng ở đời, con ạ,
Mềm nắn, rắn buông ngay.
Bố biết con thương bố,
Lo cho bố, cảm ơn.
Con “biết sống”, có thể.
Xưa bố còn “biết” hơn.
Chính vì khôn, “biết sống”,
Tức ngậm miệng, vờ ngây,
Mà thế hệ của bố
Để đất nước thế này.
Ừ, bố già, lẩn thẩn,
Nhưng vẫn còn là người.
Mà người thì biết nhục,
Biết xấu hổ với đời.
Mai biểu tình, thế đấy.
Bố không bắt con đi,
Nhưng cũng đừng cản bố.
Cản cũng chẳng ích gì.
Hà Nội, 7. 7. 2012
Mày láo, dám khuyên bố :
Mai không đi biểu tình.
Chuyện ấy có nhà nước,
Không liên quan đến mình.
Mày nói y như đảng.
Không liên quan thế nào?
Nước là của tất cả,
Của mày và của tao.
Biểu tình chống xâm lược,
Chứ có lật ai đâu.
Không lẽ mày không biết
Cái dã tâm thằng Tàu?
Mày bảo có nhà nước.
Nhà nước hèn thì sao?
Mà ai cho nhà nước
Quyết việc này thay tao?
Xưa đánh quân Mông Cổ,
Vua còn hỏi ý dân.
Sao không thấy nhà nước
Xấu hổ với vua Trần?
Đành rằng thế mình yếu,
Phải thế nọ, thế này.
Nhưng ở đời, con ạ,
Mềm nắn, rắn buông ngay.
Bố biết con thương bố,
Lo cho bố, cảm ơn.
Con “biết sống”, có thể.
Xưa bố còn “biết” hơn.
Chính vì khôn, “biết sống”,
Tức ngậm miệng, vờ ngây,
Mà thế hệ của bố
Để đất nước thế này.
Ừ, bố già, lẩn thẩn,
Nhưng vẫn còn là người.
Mà người thì biết nhục,
Biết xấu hổ với đời.
Mai biểu tình, thế đấy.
Bố không bắt con đi,
Nhưng cũng đừng cản bố.
Cản cũng chẳng ích gì.
Hà Nội, 7. 7. 2012
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.