Các hộ
chiếu kiểu mới có in bản đồ với đường 'lưỡi bò' chiếm phần lớn
Biển Đông
Báo trong
nước nói biên phòng Việt Nam đã đóng dấu 'Hủy' vào nhiều hộ chiếu
có in hình đường 'lưỡi bò' của công dân Trung Quốc.
Không rõ đây
có phải là chủ trương của Nhà nước hay chỉ là 'sáng kiến' của một
đơn vị địa phương trong bối cảnh dư luận Việt Nam hết sức bức xúc
trước thông tin loại hộ chiếu điện tử mới của Trung Quốc có in hình
bản đồ đường yêu sách chủ quyền của nước này tại Biển Đông.
Báo Tuổi
Trẻ TP HCM cho hay riêng một ngày thứ Sáu 23/11, biên phòng cửa khẩu
Lào Cai đã "đóng dấu hủy bốn hộ chiếu" có in hình đường
'lưỡi bò', đồ̀ng thời đóng dấu thị thực vào tờ rời cho bốn công dân
Trung Quốc này nhập cảnh Việt Nam.
Con số người
Trung Quốc nhập cảnh trong ngày qua ngả Lào Cai được nói là gần 200,
nhưng số người mang hộ chiếu điện tử kiểu mới với bản đồ gây tranh cãi
hiện còn khá ít.
Tuổi Trẻ
dẫn lời Trung tá Trần Việt Huynh, trưởng đồn biên phòng cửa khẩu Lào Cai, cho
biết tới nay lực lượng chức năng tại cửa khẩu này đã đóng dấu hủy vào 111
hộ chiếu của công dân Trung Quốc.
Dấu 'Hủy'
có nghĩa hộ chiếu không có giá trị ở Việt Nam.
Cũng theo
Tuổi Trẻ, lực lượng biên phòng tại cửa khẩu Móng Cái, Quảng Ninh, cũng
đã áp dụng biện pháp chỉ cấp thị thực trên tờ rời cho công dân Trung Quốc.
Đại diện
đồn biên phòng ở cửa khẩu Móng Cái nói đồn này “đã áp dụng biện pháp
chỉ cấp thị thực rời cho người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam sử dụng cuốn
hộ chiếu phổ thông điện tử có in bản đồ đường lưỡi bò ở một số trang".
"Khi cấp
thị thực rời, các cơ quan chức năng sẽ không phải đóng dấu chứng thực vào hộ
chiếu và qua đó khẳng định không công nhận bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc
dưới bất cứ hình thức nào.”
Vị đại diện
này được dẫn lời bày tỏ hy vọng rằng "về lâu dài người Trung Quốc
sẽ thấy bất tiện khi nhập cảnh bằng thị thực rời và họ sẽ phản ứng với loại hộ
chiếu này để các cơ quan chức năng phía Trung Quốc thay đổi”.
Phản ứng
giận dữ
Quyết định
của Bộ Công an Trung Quốc cấp loại hộ chiếu phổ thông có gắn chip
điện tử mới in hình bản đồ lãnh thổ Trung Quốc đã khiến nhiều nước
xung quanh tức giận.
Ngoài Việt
Nam, Philippines
cũng đã phản đối việc hộ chiếu in bản đồ đường 'lưỡi bò'.
Trung Quốc
đã cấp hàng triệu hộ chiếu mới này.
Trong một
diễn biến liên quan, Ấn Độ phản ứng bằng cách cấp cho người Trung
Quốc thị thực nhập cảnh có hình bản đồ phản ánh yêu sách chủ
quyền của Ấn Độ.
Thị thực
loại này có tất cả các khu vực lãnh thổ đang tranh chấp, mà Delhi nói là thuộc về
Ấn Độ.
Hiện chưa rõ
Trung Quốc phản ứng thế nào trước các động tác 'trả đũa' nói trên.
Không
thể để 'chuyện đã rồi'
Trung Quốc
phát hành sáu triệu hộ chiếu điện tử mới
Qua các phương
tiện truyền thông trong và ngoài nước, tôi được biết nhà cầm quyền Bắc Kinh đã
cấp hộ chiếu phổ thông điện tử cho một số công dân nước họ.
Ngày
22/11/2012 người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị cho biết,
đại diện Bộ Ngoại giao Việt nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc trao
công hàm “yêu cầu Trung Quốc huỷ bỏ bản đồ chín đoạn trong hộ chiếu phổ thông
điện tử “.
Hành động bước
đầu như vậy có thể coi là đúng mức, bởi vì “gửi công hàm” thể hiện mức độ phản
đối cao hơn là “trao đổi, giao thiệp”.
Xin nói thêm
với bạn đọc: theo thoả thuận giữa chính quyền Việt Nam và Trung Quốc, công dân
mỗi nước mang hộ chiếu công vụ và hộ chiếu ngoại giao khi sang nước bên kia
đều được miễn thị thực nên không ngại chuyện này sẽ ảnh hưởng tới nhân viên
hai nước đang công tác tại nước bên kia.
Thế nhưng sau
khi tìm đọc một số tin liên quan do một số mạng của Trung Quốc đăng tải, tôi
thấy cần phải nêu mấy điểm sau:
Theo tờ Daily
Telegrap ngày 22/11/2012, Trung Quốc sẽ cấp khoảng 6 triệu hộ chiếu loại này.
Và điều “nguy hiểm” hơn là công dân nước họ đã bắt đầu sử dụng nó để đi sang
Việt Nam .
Tin cho biết,
nhân viên cửa khẩu Việt Nam (không
nói rõ nơi nào) đã từ chối đóng dấu vào bản thị thực nhập cảnh mà cấp cho đương
sự một giấy nhập cảnh riêng không dính đến hộ chiếu( không rõ tin này có xác
thực hay không).
Tin còn cho
biết, nếu không cấp thị thực cho các hộ chiếu phổ thông loại mới thì Việt Nam
sẽ bị thua thiệt về kinh tế vì mỗi lần cấp thị thực nhập cảnh có giá trị một
lần, Việt Nam đã thu được số tiền tương đương 25USD (và hiện nay là 40-45 USD).
Giả dụ mỗi năm
có khoảng 2 triệu lượt khách Trung Quốc dùng hộ chiếu phổ thông sang du lịch,
buôn bán… tại Việt Nam và giả thiết cứ mỗi lượt khách đó, chúng ta thu được từ
lệ phí thị thực và chi phí đi lại, dịch vụ ăn uống…, trong thời gian lưu lại ở
Việt Nam là 200 USD thì tổng ngoại tệ thu được là khoảng 400 triệu USD.
Đó là một
khoản tiền không nhỏ với một nước còn nghèo như Việt Nam.
Không để sự
đã rồi
Thế nhưng xin
hỏi những vị còn do dự chưa dám có quyết sách dứt khoát không công nhận loại hộ
chiếu vi phạm chủ quyền Việt Nam đó, không cấp thị thực cho bất kỳ ai mang hộ
chiếu loại này rằng, chẳng lẽ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của chúng ta chỉ
đáng giá có ngần ấy đôla thôi ư?
Tôi biết có
người còn biện bạch: không làm ăn buôn bán với Trung Quốc, người bị thua thiệt
hơn sẽ là chúng ta vì nền kinh tế Việt Nam
còn yếu kém, một sô ngành hàng Việt Nam bị lệ thuộc vào thị trường
Trung Quốc…
Thế nhưng xin hãy
nhìn lại những năm 70, 80 của thế kỷ trước, khi không có “bầu vú sữa” chủ yếu
là viện trợ không hoàn lại của Trung Quốc, nhân dân Việt Nam không hề “chết” mà
ngược lại ngày một lớn mạnh thêm, khiến Trung Quốc buộc phải thôi “cấm vận” và
bình thường lại quan hệ hai nước.
Hoàn cảnh hiện
nay khác những năm tháng “không thể nào quên đó” nhiều lắm rồi. Chúng ta có bạn
bè khắp nơi, Việt Nam
đang hội nhập với thế giới. Trung Quốc có thể gây cho chúng ta một số khó khăn,
nhưng nhân dân Việt Nam
“quyết không sợ”.
Chính vì vậy,
trước việc Trung Quốc làm hộ chiếu phổ thông điện tử mới có in hình “đường lưỡi
bò”, bước đầu chúng ta yêu cầu họ hủy bỏ.
Nếu họ ngoan
cố cho công dân nước họ sử dụng hộ chiếu loại này để đi sang Việt Nam , chúng ta
quyết không công nhận, quyết không cấp thị thực dù là “trên một tờ giấy tách
rời với hộ chiếu.”
Nhà cầm quyền
Bắc Kinh đừng hòng làm “chuyện đã rồi”!
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.