Pages

Thursday, August 22, 2013

Quyền lực và chuyển đổi kinh tế

image
Việt Nam đối diện thách thức trong lúc cải tổ kinh tế dường như chậm lại
Các công ty quốc doanh chiếm tới 60% các khoản vay ngân hàng và giữ hơn một nửa các khoản nợ xấu của cả nước.
Sau chừng ba thập niên, nước này vẫn đang chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa", với quyền lực vẫn nằm trong tay Đảng Cộng sản.

Không phải là Trung Quốc, mà là Việt Nam.
Đất nước từng được coi như "Trung Quốc tiếp theo" do sự chuyển tiếp ổn định, nay bắt đầu tạo ra những quan ngại về cuộc khủng hoảng nợ đang dần hiện ra.
Với Việt Nam, sự thống trị của các doanh nghiệp quốc doanh vẫn là vấn đề, tuy đã gần ba thập niên kể từ sau công cuộc "đổi mới" theo định hướng thị trường.

image
Việt Nam có cùng vấn đề như Trung Quốc, đó là các doanh nghiệp quốc doanh lại chính là nguồn cơn của các khoản nợ xấu có thể nhấn chìm hệ thống ngân hàng.
Việt Nam đã thành lập các công ty quản lý tài sản nhằm nhận các khoản nợ xấu từ các ngân hàng quốc doanh chuyển sang hồi đầu năm nay.

Mô hình Trung Quốc

Đây là điều tương tự như những gì Trung Quốc làm hồi 1999, khi nước này thành lập bốn công ty như vậy nhằm dọn dẹp sổ sách của bốn ngân hàng quốc doanh lớn trước khi mở cửa ngành ngân hàng nhằm tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001.
Thế nhưng vấn đề nằm ở chỗ nợ xấu không chỉ là khoản ghi sổ, mà là dòng lưu thông.
Nói cách khác thì các khoản nợ lũy kế cứ kéo dài trong các doanh nghiệp quốc doanh chính là vấn đề.
Trung Quốc hồi giữa thập niên 1990 đã có bước đi lớn nhắm cắt bỏ nhiều công ty nhà nước. Một lượng lớn các công ty nhà nước đã bị dẹp, đưa con số từ khoảng 10 triệu xuống còn chưa tới 300.000 công ty vào cuối thập niên này.

image
Trung Quốc vẫn có mảng quốc doanh lớn, nhưng đã có nỗ lực đáng kể nhằm cắt giảm các khoản nợ xấu bằng cách tăng tính hiệu quả của các công ty được nhà nước hỗ trợ còn lại.
Điều này được thực hiện bằng cách tư hữu hóa từng phần hoặc cổ phần hóa các hãng quốc doanh lớn, kể cả ngân hàng.
Tất nhiên, Trung Quốc đã tạo ra những vấn đề khác cho chính mình khi dùng hệ thống ngân hàng để tài trợ phần lớn cho chính sách thúc đẩy tài chính lớn, qua đó thúc đẩy kinh tế trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hồi 2008.

image
Việt Nam đã cam kết cải tổ các doanh nghiệp quốc doanh, nhưng tiến độ nhanh tới mức nào thì lại là chuyện khác. Chẳng hạn, Ngân hàng Thế giới nói rằng bất chấp mục tiêu bán cổ phần của 93 công ty nhà nước hồi năm ngoái, việc bán thực sự chỉ được thực hiện tại 12 công ty.

Tiến trình chậm trễ
Câu hỏi đặt ra tại sao việc cải tổ lại diễn ra chậm đến vậy.
Như tôi đã đề cập ở trên, Việt Nam được coi là một Trung Quốc tiếp theo, do sự chậm chạp tương tự trong việc xử lý nền kinh tế.

Đây cũng là một quốc gia tương đối lớn, không đông như Trung Quốc 1,3 tỷ người, nhưng cũng có gần 90 triệu dân, đứng thứ 13 trên toàn thế giới.
Và cũng giống như Trung Quốc, Việt Nam đã quyết định không đi theo hướng "liệu pháp sốc". Đó là điều mà Liên bang Xô viết trước đây làm khi chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung hồi giữa thập niên 1990.

image
Thay vào đó, các quốc gia ở Á châu đã từ từ giới thiệu sức mạnh thị trường, như cho phép các công ty không thuộc sở hữu nhà nước hoạt động, để các chính phủ cộng sản có thể từ từ cải tổ mảng quốc doanh.
Nhìn vào thời gian suy thoái kéo dài cả thập niên mà Nga và các nước Đông Âu phải trải qua sau thời kỳ chuyển đối gấp gáp, có lẽ người ta không mấy ngạc nhiên khi Trung Quốc và Việt Nam có vẻ như đang áp dụng những điều khôn khéo.
Tuy nhiên, có một trở ngại quan trọng cho công cuộc cải tổ ở cả hai nước này.
Người ta có thể lập luận rằng để tiến hành quá trình chuyển đổi gấp gáp sang nền kinh tế thị trường thì một quốc gia cần phải loại bỏ bàn tay kém hiệu quả của nhà nước.

Quyền lợi được đảm bảo

image
Hệ thống ngân hàng VN đang phải gánh nhiều nợ xấu của các công ty quốc doanh
Nó cũng bao gồm việc ngăn chặn các nhóm lợi ích và các căn cứ quyền lực của những đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ việc cải tổ. Họ có thể đón trước được những cải tổ tiếp theo.
Tất nhiên, có những vấn đề trong quá trình chuyển đổi ở Nga và các nước khác, trong đó có cả sự trông chờ không thực tế rằng một nền kinh tế tư nhân sẽ nắm thế chủ đạo một khi nền kinh tế quốc doanh bị gỡ bỏ.

Trung Quốc đã thực hiện điều được gọi là cải tổ "từ dễ đến khó". Tức là thực hiện các bước cải tổ đơn giản về mặt chính trị trước, chẳng hạn như ưu đãi cho các mặt hàng nông sản trước, và để các vấn đề khó hơn lại, làm sau.
Và những quyền lực mới đã bắt đầu khiến cho các bước cải tổ tiếp theo càng thêm khó khăn.

image
Với Việt Nam thì việc cải tổ có vẻ như sa lầy do sự bất tài của những người điều hành các công ty nhà nước trong việc tư hữu hóa công ty ít nhất là từng phần, nếu không phải là toàn phần.
Nói cách khác, những người vốn được hưởng lợi từ việc thị trường hóa nền kinh tế nay đang kẹt trong các công ty làm ăn kém hiệu quả của mình, tạo gánh nặng cho hệ thống ngân hàng.
Nợ chính phủ của Việt Nam hiện chiếm khoảng 50% GDP, và đáng nói là có khoảng 37% là nợ nước ngoài.

Rồi khi các khoản nợ của các công ty nhà nước được cộng vào thì tổng nợ tăng gấp đôi, lên mức 100%. Đó là những con số thống kê làm gióng lên những hồi chuông báo động về nguy cơ khủng hoảng.
Để tránh khủng hoảng, Việt Nam cần phải cắt bỏ gánh nặng từ các công ty nhà nước, đồng thời cần đẩy nhanh việc tư hữu hóa.

image
Vit nam có mt ông già
Râu dài, tóc bc tên là Chí Minh
Ông hay ung rượu mt mình
Khi bun li r Trường Chinh ung cùng
Say sưa ông nói lung tung:
ViNam mình s sánh cùng năm châu
Này ông, chuyy còn lâu!!!
Ca dao XHCN
Mà để làm được những điều đó, người ta cần đối phó với những nhóm lợi ích thủ cựu.
Với những nước áp dụng cải tổ, bài học là cải tổ chỉ thành công khi người ta đụng đến không chỉ vấn đề năng suất mà cả quyền lực. Với Việt Nam, đó có lẽ là một bài học khó nhằn.




Linda Yueh

image
Dch heo ni tiếp dch gà
Bao gi dch đng cho bà con vui
Ca dao XHCN

image

Trung tướng Đặng Quốc Bảo vừa nói gì ?
Ông giáo sư dạy Sử
Cướp ngân hàng
Obama nói gì sau khi gặp Chủ tịch Sang?
Tương lai bất định của cầu Long Biên
Cà phê chồn
Body art in vietnam
5 loài chim được chọn làm "Quốc điểu"
Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh
New Inventions
Sự dẫy chết của văn hóa Việt
Chuyện tiếu lâm thời hiện đại
Vật liệu mới có thể làm biến đổi thế giới
Những cái chết lãng xẹt
Lập đảng mới: "Chồn Lùi"
Hàng hiếm
10 tiếng nói trong cuộc biểu tình ở Long An
Ca dao thời sản
Đài báo Việt Nam tự do làm hàng chợ?
Những triết lý về ly cà phê!
Sống ở thành phố thông minh
Nỗi hổ thẹn của báo chí nhà nước
Phương Uyên: Tôi yêu Tổ quốc
Cơ hội cuối cùng
Ni cô 'thay nâu sồng mặc quân phục'
Truy tìm Tên & Tài sản của các lãnh đạo CSVN
Người Việt cư trú bất hợp pháp ở Hoa Kỳ
Xin các Ông đừng dối trá và ngụy biện nữa
Báo chí nước ngoài bình về Nghị định 72 & Wikipedi...
Phép thử của Socrates
Đạo Hồ
Thứ nhất hậu duệ…
Cuộc chiến chia phần thị trường tiêu dùng Việt Nam...
Nhiều tấn tê tê bị tịch thu ở Việt Nam
Đài TQ nói về 'nhập khẩu' phụ nữ Việt
Ông Lý Quang Diệu nói về Trung Quốc
Tướng Cộng sản Trung Quốc dám nói rõ sự thật
Âm mưu diệt người Việt trên đất Việt của Cộng Sản ...
Người Việt ở lậu về ‘trại hè’ ở Moscow
Cộng sản Việt Nam và chiêu đánh đổ niềm tin tôn gi...
Canon, Nikon lao đao vì điện thoại thông minh
Nữ 'thầy bói' Anh chết ở Sài Gòn
Bí ẩn: một linh mục 'xuất hiện rồi biến mất'
Sến già nam
Chuyện “thả rông”
Tam giác quỷ !
Nước mận khô và chứng táo bón
Mục đích thật sự của Nghị định 72?
Tôi khát khao vào đảng
Trung Quốc tung 'đòn Tôn Tử' ở biển Đông
Chuyện của một phụ nữ nghiện đánh bài
Ai là người lập ra 36 phố phường Hà Nội?
The CIA Museum
Chuyên gia thực phẩm tranh luận về tương lai của t...
Vụ di dân Việt: Cảnh sát Nga 'tham nhũng'
Khu ăn chơi của Tây ở thành phố mang tên HCM
Tây bắt đầu thật sự sợ các “chú”
6 nhóm thực phẩm tốt cho người bệnh thấp khớp
Những điều bình thường ở nước Mỹ
Cô đơn và tội lỗi
Nhân Văn Giai Phẩm thứ hai
Khi nào phải đổ xăng cho xe?
Nhiệt độ nóng hơn gây thêm nhiều bệnh tật
Dân khí suy đồi và trách nhiệm con người
Những điều cần biết khi mua dầu olive
Nghị định 72 là 'nghị định tưng tưng'
Hai nhà cuối phố
Tờ 100 đô la mới sẽ lưu hành ngày 08.10.2013
Dự Luật Nhân quyền Việt Nam 2013
Người Mỹ nghĩ gì khi uống “Trà”
Những nhân vật nổi danh Thế Giới khẳng định về Cộn...
Bệnh nhớ nhà
Pháp luật và nghề mại dâm trên thế giới
Người biểu tình Việt Nam và Philippines sát cánh c...
Cấm tổng hợp tin qua mạng xã hội?
Phó Chủ tịch Đà Nẵng nói về mại dâm
Một câu chuyện bi thương làm cho ba triệu con tim ...
Dân chơi mà nhát hít!
Bi kịch từ người chồng nghiện đánh bài
Nữ võ sư Nguyễn Kim Anh đoạt giải Tae Kwon Do thế ...
Khai trương sòng bài Hồ Tràm tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
Cơ quan LHQ nhận tuyên bố 258
Cảnh sát Nga bắt 1200 người Việt
Cải tạo ngược

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.