Saturday, September 27, 2014

Một phụ nữ gốc Việt buôn người vào Mỹ

image
Tiệm phở của bà Trần Tiếu ở tiểu bang Minnesota, Hoa Kỳ
Một phụ nữ Mỹ gốc Việt tại thành phố Mankato, tiểu bang Minnesota, Hoa Kỳ, bị truy tố tội buôn người từ Việt Nam vào Mỹ, buộc  họ làm việc gần như không công trong các cơ sở buôn bán của gia đình bà.

image
bà Trần Tiếu 
Theo bản tin của AP, đăng trên tờ Washington Times số tháng Ba, người đàn bà này tên Trần Tiếu, 59 tuổi, qua Mỹ năm 1991 theo diện con lai. Sau khi có nhà cửa và cơ sở buôn bán, bà Trần Tiếu đã đưa hàng chục người Việt vào Mỹ một cách bất hợp pháp không chỉ bằng đường du lịch từ trong nước sang Mỹ mà còn qua  ngã biên giới Mexico vào đất Mỹ.
Nội vụ bắt đầu từ chuyện Cồn Dầu và tổ chức BPSOS đang giúp đỡ những người từ Cồn Dầu chạy sang Thái Lan vì bị đàn áp khi tranh cãi đất đai. Giám đốc điều hành BPSOS, tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, cho biết:

Trong một chuyến đi sang Thái Lan năm 2010, ngay khi các giáo dân đầu tiên tại Cồn Dầu chạy sang Thái Lan để lánh nạn, thì có một hồ sơ được biết là người chồng ở bên Mỹ. Chúng tôi lập tức liên lạc với người chồng của chị ở Cồn Dầu thì mới khám phá ra người chồng này là  nạn nhân của một vụ buôn người. Thủ phạm đã buôn rất nhiều người chứ không phải một, phần lớn là người trong gia đình trong giòng họ và những bạn bè thân quen.

image
Ngay sau đó, BPSOS trình báo vụ việc lên FBI - Cơ Quan Điều Tra Liên Bang Hoa Kỳ:
Sau một thời gian khá dài FBI đã phỏng vấn, chụp hình, điều tra kỹ lưỡng thì công lực Hoa Kỳ đã truy tố bà Trần Tiếu là thủ phạm buôn người. Bà ta đã nhận tội ít ra trong một vụ buôn người, nhưng thực sự ước lượng khoảng  vài chục người đã bị bà buôn sang Hoa Kỳ.

Theo luật pháp Hoa Kỳ, hành động của bà Trần Tiếu như giữ giấy tờ hộ chiếu của nạn nhân, ép buộc lao động không lương, hăm dọa trả thù nếu bỏ trốn vân vân… là những biểu hiện và những chứng cớ của tội buôn người mà sẽ bị xử phạt rất nặng. Bản tin trên tờ Washington Times cho thấy bà Trần Tiếu đang đối diện bản án 20 năm tù và 250.000 đô la tiền phạt:

image
Tin cuối cùng là bà ta đang chờ  ngày ra tòa để nhận bản án, 250.000 USD đó là tiền  phạt của tòa về tội hình sự, cộng vào đó có thể bà ta phải bồi thường cho nạn nhân nữa. Lấy thí dụ một người trong gia đình bà ta ở Cồn Dầu, được đưa sang và bà ta nói người đó mắc nợ bà ta một trăm nghìn tiền đưa sang Mỹ. Cứ như vậy nạn nhân làm lụng bao lâu để trả nợ cho bà ta, đến ngày  được thoát đi vẫn chưa trả xong nợ thì lấy đâu mà trả tiền nợ ở Việt Nam vì họ phải cầm cố tài sản thì mới có tiền sang Mỹ được. Đáng tiếc đây không phải là hồ sơ độc nhất mà ít ra vài chục hồ sơ khác cũng tương tự như vậy.

image
Lường gạt và bóc lột cả người nhà khi đưa họ sang Mỹ lao động bất hợp pháp. Ông Trần Phương, em ruột bà Trần Tiếu, trước ở Đà Nẵng, đi kinh tế mới ở Dak Lak năm 1981, sang Mỹ năm 2007:

Em là em ruột của chỉ đó, em đi diện du lịch cuối năm 2007 rồi trốn ở lại. Em rất lệ thuộc chỉ, hồi đó đi làm cho chỉ mà em sợ thứ nhất là bả đuổi, mọi chuyện em không dám nói gì  hết. Với lại chị em thì không ai nói được bả, nói ra bả bác liền thành ra em biết mà em không nói chi được. Trong thời gian em qua 2007 thì 2008 em có kết hôn giả với một bà  đó người Kampuchia, em có Work Permit đi làm, sau em cũng khai thiệt với FBI là em kết hôn giả chứ không phải kết hôn thật. Hồi trước em có nói chuyện với anh Nguyễn Đình Thắng thì chỉ chửi quá đi, chỉ đuổi luôn. Giờ  em qua Tennessee em ở đây. Em qua Tennessee năm 2011, hàng năm em có nhờ văn phòng BPSOS xin cho Work Permit để đi làm, năm nào cũng cứ xin rứa đó.

Với sự trợ giúp của FBI, ông Trần Phương đã có giấy phép đi làm việc song chưa được cấp thẻ xanh. Không chỉ mình ông mà vợ ông, bà Nhị, cùng cô con gái 14 tuổi hiện đang sống với ông ở Tennessee, cũng là nạn nhân của bà chị Trần Tiếu.

Em ở 2 năm rồi không biết chị đi qua Mexico chơi chỉ thấy đường dây sao đó cái về chỉ nói với em là “tao có đường dây đưa vợ con mi qua được, hai người tao chỉ lấy 45.000 USD”. Em làm cho chỉ rồi chỉ trừ hàng tháng, như làm được 2.000 thì chị trừ bảy tám trăm có khi một ngàn. Làm được 3.000 chỉ trừ đi 1.500 hay 2.000 USD.
Cái khác ở đây, như ông Trần Phương kể,  là vợ con ông được bà Trần Tiếu đưa sang Hoa Kỳ bằng ngã Mexico.
Cái này em có khai với FBI hết rồi, tính ra là cô Đông với vợ em với con bé là ba, rồi có một cô tên Huỳnh Thị Sang nữa là bốn. Em chỉ biết có 4 người đó thôi.

Từ  San Jose, nơi cư ngụ và làm việc sau khi chạy thoát khỏi tay bà Trần Tiếu, bà Trần Thị Đông mà quí vị vừa nghe ông Trần Phương nhắc tên, cho biết bà cũng là dân Đà Nẵng dọn đi kinh tế mới vào Daklak như bà Trần Tiếu trước kia. Sau này, khi sang Mỹ định cư được nhiều năm thì bà Trần Tiếu tìm cách móc nối và rủ rê để bà Trần Thị Đông qua làm việc trong quán phở của con trai bà ta:
Năm 2008 bả ở bên Mỹ gọi về, nói là để chỉ đường cho qua Mỹ, bả có cái tiệm Phở Sài Gòn qua làm cho bả, mùa đông thì bả trả một tháng 3.000, mùa hè thì một tháng 2.500. Nghe như vậy  tôi mới nghĩ bây giờ 5 đứa con ăn học,  hơn nữa một mình tôi  làm nuôi bọn hắn cũng không có tiền cũng khổ. Tôi đồng ý tôi đi, mấy đứa con nghe vậy thì nó cũng mừng.
Thoạt đầu bà Trần Tiếu bảo bà Đông xin giấy đi du lịch Hoa Kỳ rồi sẽ trốn ở lại như ông Trần Phương em ruột bà, nhưng :
Cuối cùng đi không được, 3 lần đều rớt hết, sau bả mới chỉ đi ra Hà Nội phỏng vấn đi Mexico. Tôi cũng nghe bả cầm cái tài sản cái nhà mình ở rồi bắt đầu làm giấy tờ đi. Bả dặn khi đi phải mang theo cỡ năm hay sáu ngàn (Đô La), tới Mexico rồi bả làm giấy tờ cho qua Mỹ. Nói chung cũng tốn rất nhiều, tính ra qua tới nơi hết trên dưới coi như năm trăm triệu (500.000.000)  tiền Việt Nam.

Năm 2009, bà Đông cùng vợ con ông Trần Phương lên đường tới Mexico:
Bả chỉ đường hết, đến sân bay của Mexico bả kêu là đi kiếm chỗ bán máy bay nội địa đi Tijuana sát ranh với Mỹ đó. Đến sân bay Tijuana khoảng 8 hay 9 giờ tối thì bả có cho 2 người, một người đàn ông và một người đàn bà mà tôi nghĩ là Mỹ tại chú đó cao mà trắng lắm. Chú  đó cầm cái bảng để chữ Đông với Nhị. Chở về hotel thì bả gọi điện qua, biểu là ở yên không được đi đâu hết. Bả cũng dặn mấy người đón mua cho đâu một mớ bánh mì với lại mì tôm.
Nghe lời bà Trần Tiếu, bà Đông, bà Nhị và đứa con gái bà Nhị không dám ra khỏi phòng khách sạn, chỉ ăn độc bánh mì hay mì tôm cầm chừng:
Qua ngày thứ tư hắn đói quá không có gì ăn hết. Hai mẹ con bà đó sợ không dám đi, còn  tôi cũng liều tôi đi dạo dạo xuống dưới, tới cây xăng thấy người ta bán bánh mì với chuối tôi mua về ăn. Mấy ngày ở đó rất là cực. Sự thật ra hồi đó mà bả nói đi theo kiểu như vậy mình cũng không dám đi đâu.

Sau 17 ngày vật vạ trong khách sạn ở Tijuana, bà Đông, bà Nhị và cháu gái gặp những người dẫn đường do bà Trần Tiếu gởi tới:
Bả làm như thể gián điệp, nói người ta tới đưa ra miếng giấy có chữ B chữ C là mấy người đón, nhưng mà người ta nói tiếng gì mình đâu có hiểu. Cái rồi 2 ngày sau là có 2 người khác và 2 ngày sau lại  có 2 người khác, cuối cùng không ai đưa đi hết.
Tới khi đó, đích thân bà Trần Tiếu, con trai bà cùng  em ruột là ông Trần Phương tức chồng bà Nhị đi với bà Đông đến Mexico, từ Minnesota bay sang California rồi mướn xe chạy qua Tijuana. Ba người ở Tijuana được đưa bằng xe qua biên giới Mexico vào Mỹ như thế nào, bà Đông kể tiếp:

Bả mướn xe đưa tôi qua trước xong rồi bả lên máy bay bả về. Đầu tiên là tôi đi theo chiếc xe truck, hai  người đàn ông dỡ cái ghế lên rồi nhét tôi nằm dài dưới băng ghế và chở tôi qua khỏi biên giới. Qua đó là đúng ngày Quốc Khánh của Mỹ, ngày 4 tháng  Bảy 2009. Hai ngày sau hai mẹ con bà Nhị mới qua.

Về tới tiểu bang Minnesota, bà Trần Tiếu xếp đặt cho bà Đông ở chung với vợ chồng ông Trần Phương và bà Nhị. Qua ngày sau, bà Đông bắt đầu cuộc sống của một người ở đợ trong nhà và trong tiệm phở của bà Trần Tiếu:
Bả có tiệm phở nhưng hình như bả lãnh làm vệ sinh cái mall đó thành bả giao cho tôi làm. Buổi sáng 7 giờ tới là phải xách nước tưới hết mấy cái cây hết hai tiếng đồng hồ. Tới 9 giờ nhà hàng mới mở cửa thì vô bắt đầu đi lau cầu tiêu, lau nhà. Xong rồi xuống bếp luộc bún, làm rau chuẩn bị tới giờ bán. Qua giờ trưa là tui phải rửa chén.

Ở cái mall đó có hai nhà vệ sinh chung, bề ngang khoảng 4 mét, bề dài cỡ 30 mét, buổi trưa ăn  cơm xong mà tiệm không có khách thì tui phải lau chùi hai nhà vệ sinh đó.
Hết tháng đầu tiên mà không thấy bà chủ đả động gì đến tiền lương, bà Đông bèn nhắc thì bà Trần Tiếu chỉ đưa ra con số 1.000 thay vì 2.500 hoặc 3.500 đô la như đã hứa:
Bả  nói trả cho mày 1.000 đô nhưng tao trừ 500, còn lại 500. Bả nói bây giờ tôi làm là tôi phải trả cho bả 35.000 là  tính cái tiền đưa từ Mexico qua, thì mỗi tháng bả trừ 500.
Tôi mới nói nếu đưa qua mà bây giờ em có giấy tờ thì chị lấy em ba lăm ngàn, bốn chục ngàn hay năm chục ngàn em cũng làm mướn làm thuê để trả cho chị, nhưng bây giờ chị đưa qua mà em không có giấy tờ em sống bất hợp pháp làm sao chị lấy em 35.000. Qua tháng  thứ nhì tôi hỏi lương thì bả nói tháng trước tao đưa cho  mày 1.000 rồi tháng  này mày còn hỏi gì nữa.
Do nóng ruột vì không có tiền gởi về cho mấy đứa con ở bên nhà, phần không có tiền trả món nợ cầm nhà trước khi đi, bà Trần Thị Đông nhiều lần lời qua tiếng lại với bà Trần Tiếu,  dẫn đến chuyện bị bà Trần Tiếu đánh đập:
Đến mức độ tôi quị lụy tôi khóc lóc mà bả không chịu, bả chửi bả nói hỗn ghê lắm rồi bả đánh. Cứ mỗi lần cãi nhau là bả chụp đầu bả đánh, bả đánh 3 lần như vậy. Lần thứ ba là tôi bức quá rồi, tháng thứ ba cũng không có tiền nữa. Bả còn bắt ông Mười Phương là đuổi tôi ra khỏi nhà.

Thấy cảnh bà Đông bị chị mình đối xử tàn tệ, phần khác sợ bị liên lụy vì trong nhà bà Trần Tiếu đang chứa cả chục người bà con không có giấy tờ,  ông Trần Phương đưa bà Đông đến nhà một người bà con xa. Người này sau đó giúp bà Đông qua San Jose, California. Tại đây, bà Đông cũng đi phụ bếp cho tiệm phở của một người Việt Nam.
Kịp khi chuyện buôn người của bà Trần Tiếu vỡ lỡ do BPSOS khai báo và làm việc với FBI, tình trạng bất hợp pháp của bà Trần Thị Đông cùng một số nạn nhân khác được đưa ra ánh sáng:
FBI điều tra cũng xác nhận được hoàn cảnh sự việc của tôi như vậy. Bên FBI  đưa tôi lên chỗ văn phòng luật sư làm  giấy tờ cho tôi để mà đi làm, cho tôi hưởng trợ cấp bước ban đầu.

Văn phòng luật sư cũng làm giấy bảo lãnh cho con gái nhỏ nhất cho tôi được qua Mỹ tháng Mười Một năm rồi. Người ta chuyển diện cho hai má con tôi rồi, thẻ xanh thì chưa có nhưng mà giấy tờ hồ sơ thì làm hết rồi.

image
Trong Ho, with help from family, has opened the Pho Saigon restaurant in Mankato, offering authentic Vietnamese soups and dishes.
Cần rõ pháp luật Mỹ nghiêm trị những kẻ phạm tội đưa người bất hợp pháp vào Hoa Kỳ dưới hình thức kết hôn giả hay đi du lịch rồi ở lại như chuyện bà Trần Tiều đã làm. Pháp luật Mỹ cũng bảo vệ đích đáng cho những ai thực sự là nạn nhân của tệ nạn lạm dụng và buôn người.


Thanh Trúc


*****


Mỹ: Một người thợ Nails gốc Việt trúng xổ số 228.4 triệu đôla

image
Nhiều người Việt từng trúng xổ số với giá trị lớn ở Mỹ trong những năm vừa qua.
Một thợ làm móng tay gốc Việt ở California, Hoa Kỳ, đã trúng số gần 230 triệu đôla trong đợt quay xổ số Powerball hôm thứ Tư vừa qua.
Người đàn ông may mắn có tên là Vinh Nguyen cho biết ông đã bỏ ra 30 đôla để mua 15 vé Powerball.

image
Ông nói với công ty phát hành xổ số ở California rằng ông đã tự chọn số cho mỗi vé.
Ông Vinh được trích lời nói: “Tất cả các số đều là ngẫu nhiên. Tôi chọn bất kỳ số nào tôi nghĩ đến lúc đó”.
Người đàn ông gốc Việt cho biết ông chưa biết dùng khoản tiền trúng thưởng vào việc gì. “Tôi chỉ muốn là một người đàn ông bình thường,” ông Vinh nói.
Thay vì lấy tất cả một lúc, ông Vinh sẽ nhận khoản tiền trúng số gần 230 triệu đôla trong vòng hơn 30 năm.

image
Báo chí Mỹ đưa tin, ông Vinh cho biết ông đã chơi xổ số trong suốt 5 năm qua.

image
Theo tân triệu phú này, số tiền ông bỏ ra chơi xổ số mỗi tuần phụ thuộc vào tiền bo (tip) ông nhận được tại nơi làm việc.

image
Cửa hàng nơi ông Vinh mua vé số cũng sẽ nhận được khoản tiền thưởng 1 triệu đôla vì đã bán vé trúng số độc đắc.

Hồi tháng Giêng, một người gốc Việt tên là Steve Tran ở California đã trúng giải độc đắc xổ số Mega Millions gần 650 triệu đôla với một người khác.


image

Văn hoá dân chủ
ISIS rất sợ Lữ Đoàn "Trinh Nữ" Kurd
Bí mật bao trùm sự “mất tích” của Kim Jong Un
Nghề mới XHCN: BS "Cử Tuyển"
ISIS là con bài của TC dùng để thương lượng với Mỹ...
Văn Hóa "Giả Vờ" ở Việt Nam
Tiền thật tiền giả
Lệnh trừng phạt lương thực của Nga: Lợi hay hại?
Bài học gì từ cựu Bộ trưởng Giao thông?
Joshua Wong, đang làm rung chuyển Hong Kong.
Thương Xá TAX: Sài Gòn “Hòn ngọc Viễn Đông”
Từ tháp đôi cao nhất thế giới tới Ground Zero
Trục Nga - Trung: Mối đe dọa cho thế giới
Người tù bất khuất: Xuyên thế kỷ Trần Tư
Người Vợ đảm đang
Lối xưa xe ngựa Sài Gòn cũ…..
Chết ở Mỹ, chôn ở VN
Câu chuyện bà Edith Macefield
Chiến dịch quốc tế tấn công Hồi Giáo ISIS
Mắm Hòn Mê
Những dấu hiệu của bệnh ung thư Gan
Tướng Giáp và 'lá thư bà Bảy Vân'
Cải cách điền địa ở VNCH ra sao?
Săn lùng tỷ phú đô la
Người Việt ở Texas phản đối ngôi sao đỏ
Interpol truy quét hàng giả ở VN và TC
Những cái bánh vẽ đẹp không tin nổi
Hoa Kỳ không kích IS ở Syria
Không tin đạo Hồi: "là tà đạo?"
Cuộc chiến không bao giờ dứt?
Valérie Trierweiler: Cám ơn khoảnh khắc này
Hồ Chí Minh qua ánh sáng Đèn Cù
Những thực phẩm gây ung thư
Đảo Gạc Ma do Trung Cộng thôn tính
Phim 'Sống cùng lịch sử' hủy chiếu 'vì ế'
Chùa Liên Trì bị yêu cầu giao mặt bằng
Trò chuyện với một nhân chứng sống của Cải cách Ru...
Đàn bà có sức quyến rũ...Vì đâu?
Phần cuối đời của nhà triệu phú gốc Việt
Báo Anh tố cáo người Việt ăn thịt mèo

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.