Truyền
thông dòng chính cũng dựa vào mạng xã hội để quảng bá thông tin.
Hiện
tại có nhiều tranh cãi về một tài khoản Facebook đưa ra những thông tin gây
chấn động trong thời gian qua. Có nên đọc hay tin vào những địa chỉ này?
Có
thể nói rằng, ngay từ khi xuất hiện blog, mỗi cá nhân đã có thể tự ra một tờ
báo của riêng mình.
Facebook cũng là một dạng blog nhưng vượt trội hơn ở khả
năng kết nối nên sức lan tỏa của các “bài báo cá nhân” này lớn hơn hẳn.
Điểm
yếu của blog, mạng xã hội nói chung và Facebook nói riêng là tính chính danh,
tức việc người khác không biết được đích xác những địa chỉ này là của ai. Chủ
địa chỉ có thể dấu mặt hoặc đóng giả làm người khác. Vậy lấy gì làm niềm tin
vào những nơi này?
Khi
không rõ nguồn gốc, thứ duy nhất tạo dựng được sự tin tưởng chính là nội dung
của những “bài báo” đó. Thông tường, những tờ báo (chính thống) lớn thường là
nơi thu hút sự quan tâm nhất, báo càng nhỏ thì công việc thu hút độc giả càng
khó khăn; vì vậy, những “tờ báo cá nhân” của hàng triệu người sử dụng mạng xã
hội càng ít có cơ hội cạnh tranh hơn nữa.
Nhưng
nghịch lý ở Việt Nam
hiện nay là Blog và Facebook có khi còn thu hút nhiều người đọc hơn và sự tin
tưởng nhiều khi còn cao hơn báo chính thống.
Vì
sao lại thế?
Câu
trả lời đã có ngay từ đầu: chính là niềm tin.
Đã
bao năm qua người dân không thể biết những vấn đề nhạy cảm qua kênh chính
thống. Đến nay báo chính thống được mặc định chủ yếu có hai nhiệm vụ: một là
đưa nội dung câu khách rẻ tiền, hai là bưng bít thông tin.
Bất
kỳ vấn đề chính trị đang gây gây xôn xao nào, người Việt Nam cũng tìm đến những
trang ngoài lề, với họ thì những tin dạng này nếu báo chính thống có đưa thì
gần như chắc chắn không bao giờ là sự thật.
Hàng
trăm đại biểu đổ dồn con mắt về Bộ trưởng Quốc phòng sau nhiều tuần đọc tin đồn
trên mạng.
Tất
nhiên không phải do báo chí Việt kém cỏi, mà họ không còn cách nào khác. Những
nơi đưa thông tin một cách chính danh đều bị kiểm soát và xử lý cả. Nên người
ta có quyền nghi vấn nếu một ai đó cứ thoải mái “nói xấu chế độ” mà vẫn an
toàn, người ta sẽ nghĩ trong đầu rằng: Liệu anh/chị này có phải công an nằm
vùng hay không? Mà nếu thế thông tin có bị định hướng không và chẳng may trò
chuyện hay bình luận thì có an toàn không?
Vì
vậy, những nơi cung cấp thông tin mật đáng tin cậy nhất ở Việt Nam lại là những
nơi không có tên tuổi, không biết ai lập ra và không cần phải dẫn nguồn ở đâu.
Những
điều trên đã giải thích cho việc vài trang Blogspot và một địa chỉ Facebook gần
đây lại thu hút sự chú ý như thế.
Thông
tin là tất cả những gì người đọc quan tâm, chưa cần biết đúng sai, nó chỉ cần
giải tỏa được cơn khát chính trị là đủ. Người dân biết ông này ông kia tham
nhũng nhưng chẳng báo nào dám đưa, nên bất cứ nơi nào có thông tin mật về tài
sản của những người này là đủ làm cho họ thích thú. Và nếu sau đó một trong
những tin này được chứng minh là thật, sự tin tưởng sẽ tăng lên gấp bội.
Sau
khi đã có được uy tín, bất kể điều gì mà những trang này đưa ra đều được thu
nhận cả. Đấy là một điều hết sức bình thường. Cũng giống như một doanh nghiệp
phải mất rất nhiều thời gian và công sức mới lấy được niềm tin nơi người tiêu
dùng, sau đó thì bất cứ sản phẩm nào doanh nghiệp này đưa ra cũng được chào đón
nồng nhiệt dù chưa biết hay dở ra sao, còn hơn là bỏ tiền ra cho một nhãn hàng
hoàn toàn không có tên tuổi.
Nơi
đưa ra thông tin cũng vậy, có thể có lúc đúng, có lúc sai, nhưng còn hơn là
không bao giờ đúng hoặc toàn nói ngược với sự thật. Địa chỉ Facebook gây chú ý
trong thời gian qua được nhiều người tín nhiệm vì trước đây đã đưa tin chính
xác về sức khỏe của ông Nguyễn Bá Thanh, đấy là “vốn liếng” quan trọng của
trang này.
Một
số người nói rằng không thể tin vào địa chỉ Facebook không rõ ràng này, nhưng
trước đây người ta đọc Quan làm báo, đọc Chân dung quyền lực mà chẳng cần biết
nguồn gốc, thì bây giờ việc gì phải xác định chủ tài khoản này thực chất là ai?
Tác
động của những trang không chính danh
Người
Việt ngày càng dựa vào báo điện tử.
Tác
dụng đầu tiên của nó là bạch hóa (dù không chính thức) rất nhiều những xấu xa
thối nát của chính quyền. Có thể động cơ là hạ thấp đối thủ, nhưng vì vậy mà
người dân biết được những tin đáng được biết thì cũng tốt, chắc chắn tốt hơn là
không biết.
Ý
thức và hiểu biết chính trị của người dân sẽ được nâng lên đáng kể. Sự ngu dốt
và thiếu hiểu biết không bao giờ tốt cho đất nước cả, nó chỉ tốt cho kẻ cầm
quyền mà thôi.
Thứ
hai là những thông tin này gây sức ép đáng kể lên cá nhân những nhân vật bị nêu
tên, những hoạt động ngầm của họ ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng.
Thứ
ba là tác động lên chính quyền. Việc một địa chỉ Facebook liên tục đưa ra những
thông tin về sức khỏe của Đại tướng Phùng Quang Thanh làm chính quyền Việt Nam phải chạy
theo bở hơi tai là bằng chứng.
Nếu
quả thật ông Thanh không hề hấn gì, Hà Nội cứ thản nhiên im lặng và thời gian
sau cho vị Bộ trưởng xuất hiện trở lại. Không có tật thì chẳng việc gì phải
giật mình.
Việt
Nam hiện nay có khoảng 30 triệu người dùng Facebook, nếu cứ mỗi người đưa ra
một tin đồn, nay ông này ốm, mai ông kia đau thì bộ máy tuyên truyền của Đảng
chạy theo bằng cách nào? Rõ ràng nếu tài khoản Facebook của nhân vật kia không
có gì đặc biệt, Đảng chẳng việc gì phải lên tiếng.
Chính
quyền cứ úp mở mờ ám bằng những lời phát biểu không thể làm hài lòng ai. Nếu
quang minh chính đại đi chữa bệnh, ngài Bộ trưởng có thể quay một video ngắn về
bản thân để xua tan mọi nghi ngờ.
Thứ
nữa, những tin trên mạng xã hội còn là thước đo lòng dân. Tại sao đa số người
dân lại hí hửng trước một tin đồn, nói một cách khách quan là ác nghiệt như
vậy? Niềm tin vào mọi thứ thuộc chế độ đang chạm đáy, vì thế mà người dân sẵn
sàng tin vào những điều vô căn cứ, miễn là không thuộc chính quyền.
Ai
chiến thắng trong trận chiến thông tin?
Việt
Nam
chưa cho phép tư nhân ra báo.
Đừng
cho rằng những người nghe theo tin đồn, vào đọc trang Facebook cung cấp thông
tin kia chỉ là những thanh niên thiếu hiểu biết dễ bị dụ dỗ. Cả nước Việt Nam đều đọc, đủ
mọi tầng lớp, có điều không nói ra mà thôi.
Cứ
nhìn báo chí đổ xô đi săn tin chụp ảnh, nhìn cái cách cả hội trường Bộ Quốc
phòng toàn những vị tai to mặt lớn, các thanh niên tiêu biểu đổ dồn ánh mắt về
Đại tướng Thanh thì rõ những người này có đọc tin đồn hay không. Ngay chính
những người này còn nghi ngờ thì sao nhân dân lại không nghi ngờ?
Cả
khi về Việt Nam rồi, chính quyền vẫn không làm cho người dân hết nghi vấn: Sao
lúc xuống máy bay không cho báo chí tiếp cận, sao không phát biểu trực tiếp
trên truyền hình và tại sao không về nhà mà ở lại Bộ Quốc phòng vì ở tại nơi
làm việc để tránh tiếp xúc là việc làm ngược đời.
Và
cũng đã có những đồn đoán vị Bộ trưởng Quốc phòng đương nhiệm đã "mất
quyền lực hoàn toàn". Điều xảy ra là chỉ cần có sự logic là đủ để tin đồn
lan ra và tìm được chỗ đứng.
Rồi
không phải tự dưng mà người ta liên kết việc Phó thủ tướng Trung Cộng Trương
Cao Lệ gấp gáp sang thăm Việt Nam
với việc Bộ trưởng Phùng Quang Thanh về nước ngay sau đó với nhau.
Đến
cả DPA – Hãng thông tấn lớn nhất nước Đức cũng đã đưa tin Bộ trưởng Thanh qua
đời, chứng tỏ thông tin này hẳn đã có cơ sở nào đó chứ không thể chỉ xuất phát
từ tin đồn.
Hãng
thông tấn nước ngoài sai (và đã nhận mình sai), tin của Đảng đưa ra không mấy
khi đúng sự thật, thì đòi hỏi gì hơn ở một địa chỉ Facebook?
Nói
thế không phải là để cổ vũ tin đồn, mà cho thấy rằng nếu báo chí vẫn cứ bị trói
tay thì cả bộ máy tuyên truyền vẫn mãi phải chạy theo một tài khoản ảo trên
mạng trong một cuộc đua không cân sức giữa một bên được nói thoải mái, một bên
chỉ biết “tuyên truyền và dối trá”.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.