Vào
mùa tốt nghiệp, nhiều bạn trẻ rời môi trường thân thuộc thời đại học để bước
chân vào thế giới việc làm đầy bí ẩn.
Tôi
chưa từng phát biểu tại lễ tốt nghiệp nhưng nếu có thì tôi sẽ nói về sự trớ
trêu – một đặc tính chi phối cuộc đời mà đôi nhiều phải mất nhiều năm ta mới
hiểu hết được tầm ảnh hưởng của nó.
Điều
này đặc biệt đúng ở các vị trí lãnh đạo: nếu họ bỏ qua sự trớ trêu – tức là hai
điều trái ngược nhau nhưng lại đều đúng cả – thì họ sẽ gặp nhiều rắc rối.
Phẩm
chất của lãnh đạo
Hãy
nghĩ đến sự tự tin. Bất cứ nhà lãnh đạo tài giỏi nào cũng phải có khả năng
truyền đạt cho người khác hiểu rằng họ biết điều gì đang xảy ra và họ sẵn sàng
đương đầu với nó.
Nhìn
vào những bộ phim ăn khách, bạn sẽ thấy tự tin là một đặc điểm rất phổ quát
ở những người có tài lãnh đạo. James Bond, Indiana Jones và Miêu nữ không hề lo
sợ hay do dự. Thay vào đó, họ rất chắc chắn và tự tin.
Khi
nhìn thấy những nhà quản lý giống những anh hùng trong phim này, chúng ta sẽ
nói rằng ‘đó là những người sẽ làm nên chuyện’.
Tự
tin quá mức có thể dẫn đến sai lầm và khiến ta bỏ lỡ cơ hội. Đó có thể là việc
mua lại một công ty lớn mà lẽ ra không nên mua (chẳng hạn như thỏa thuận mua
lại Autonomy đã khiến Hewlett Packard mất 8,8 tỷ đô la), hay là việc bỏ quá
nhiều thời gian hoàn thiện cái cũ cho nên bỏ qua cái mới (chẳng hạn như
Microsoft dưới thời Steve Ballmer đã bỏ lỡ tiềm năng tìm kiếm trên mạng vốn đem
lại lợi nhuận khổng lồ bởi mất công đầu tư cải tiến Windows từng bước).
Tuy
nhiên, nói vậy không có nghĩa là ta không nên tự tin. Tự tin là hết sức cần
thiết. Nhưng linh động và biết ứng phó thích hợp cũng quan trọng.
Tự
tin thái quá có nghĩa là bạn sẽ bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo rằng bạn có thể
sai lầm. Bạn không thấy những dấu hiệu này bởi vì đối với bạn những dấu hiệu
này không tồn tại. Đối với bạn khả năng mình có thể phạm sai lầm là một điều
gì đó xa vời.
Lĩnh
vực không quen thuộc
Sự
tự tin có thể đem đến kết quả tốt trong những vấn đề hay lĩnh vực mà bạn thật
sự nắm chắc. Từ đó mà suy ra một điều còn quan trọng hơn nữa: sự linh động và
không cứng nhắc rất có ích nếu bạn đang xử lý một lĩnh vực gì đó mà bạn không
quen thuộc.
Không
may là điều này chẳng có ý nghĩa gì đối với những người như Steve Ballmer.
Trong
quá trình làm việc, tôi thường chứng kiến những người có chuyên môn về một
lĩnh vực này nhưng lại không giỏi ở một lĩnh vực khác không liên quan.
Người
ta thường nghĩ mình có thể cũng giỏi trong lĩnh vực khác. Do đó mới có chuyện
giám đốc điều hành một công ty lại cho mình rất rành về công nghệ; các giáo
sư nghĩ mình có thể điều hành trường đại học tốt hơn nhà quản lý và vận động
viên ngôi sao sử dụng ảnh hưởng của mình để buộc những nhà quản lý đưa vào
những vận động viên mà anh ta cho là giỏi nhất.
Nếu
bạn e ngại rằng tự tin là nguyên nhân duy nhất khiến bạn thất bại – hãy nghĩ về
điều ngược lại – sự khiêm nhường.
Những
nhà lãnh đạo khiêm nhường nhưng có năng lực thường mong muốn người khác đóng
góp ý tưởng. Họ thường đảm nhận vai trò người hướng dẫn hay người dạy đối với
người khác và tìm kiếm cơ hội để chuyển sự chú ý đến người khác.
Sự
khiêm nhường không chỉ tạo khoảng trống cho các ngôi sao tỏa sáng, nó còn dẫn
tới những quyết định được tính toán kỹ lưỡng bằng cách tận dụng kiến thức của
người khác.
Khiêm
nhường quá mức
Tất
cả những điều trên đây đều tốt – ngoại trừ việc khiêm nhường quá đáng.
Cũng
giống như tự tin quá mức, khiêm nhường quá đáng cũng có mặt trái của nó. Trong
nhiều lĩnh vực của cuộc sống, không gì có thể thay cho bản năng diệt đối thủ.
Cạnh
tranh là phải giành chiến thắng và cảm giác kiêu ngạo không phải là điều xấu.
Trong
một bài báo gần đây trên New York Times về siêu sao giải bóng rổ Mỹ Stephen
Curry, huấn luyện viên của Curry mô tả anh ta là ‘khiêm tốn và kiêu ngạo’.
Chúng
ta có thể có cả hai khía cạnh và bạn nên có cả hai.
Vấn
đề là tìm lúc thích hợp để thể hiện phẩm chất nào trong năng lực lãnh đạo của
bạn. Giúp đồng đội ghi điểm là điều tốt, nhưng tỏa sáng và giành lấy sự ghi
điểm cũng vậy. Sự cạnh tranh ở mức độ cao nhất – trong thể thao và trong kinh
doanh – khiến cho việc bạn chỉ có một phẩm chất là điều không nên.
Vậy
thì chúng ta rút ra được điều gì?
Nếu
bạn là một nhà quản lý hay điều hành công ty, hãy đảm bảo rằng bạn không rơi
vào cái bẫy ‘cứ nhiều hơn là tốt’. Không phải vì quá tự tin là tốt hay sự khiêm
nhường là phẩm chất đáng quý mà bạn sẽ tìm kiếm hay tưởng thưởng cho những
người thể hiện nhiều một trong hai phẩm chất đó.
Nếu
bạn mới bắt đầu sự nghiệp không bao lâu và vẫn đang suy nghĩ mình nên như thế
nào, hãy cảnh giác với lời khuyên của mọi người rằng ‘hãy tập trung vào thế
mạnh của mình’.
Lời
khuyên này chỉ có ý nghĩa đến khi bạn đang ở giai đoạn nào đó – và giai đoạn đó
là khi kỹ năng quản lý tiệm cận khả năng lãnh đạo. Hãy ý thức rằng sự khiêm
tốn có thể giúp bạn ghi điểm với đồng nghiệp nhưng nếu bạn cứ bị đóng khung
như thế thì sẽ rất khó mà cho bạn thăng tiến lên các vị trí lãnh đạo.
Những
nhà lãnh đạo tài giỏi biết chấp nhận nghịch lý. Những người có tham vọng lãnh
đạo hiểu được điều này sớm chừng nào tốt chừng đó.
Sydney
Finkelstein
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.