Tuesday, July 7, 2015

Đừng bao giờ uống whisky Scotch với đá

http://baomai.blogspot.com/

Tôi thử whiskey Scotch lần đầu tiên khi còn là một sinh viên nghèo.

Chai rượu 3 bảng Anh được đem ra dùng sau bữa ăn chỉ là món mỳ macaroni với phó mát hộp, bên cạnh túp lều dã ngoại dựng dưới chân núi Ben Nevis - ngọn núi cao nhất của Anh quốc, nằm tại Scotland.

image
Bruichladdich là xưởng rượu duy nhất trên đảo Islay sản xuất ra các loại whisky không mang hương vị khói
Khó có thể nói là ngon trong lần uống thử này, dù tôi đã nhấp môi loại whisky được ưa chuộng nhất thế giới.
Tôi đã tự hứa với bản thân rằng lần sau đến Scotland, tôi sẽ thử loại rượu ngon nhất ở nơi này bằng mọi giá.
Chai whisky Scotch đầu tiên mà tôi thử hồi đó là một chai pha trộn (blended whisky).

Blended whisky hay 'single malt'?

http://baomai.blogspot.com/
Tất nhiên, khi đó tôi không phân biệt được giữa loại mạch nha đơn cất (single malt) và loại pha trộn cho đến khi quay trở lại Scotland 8 năm sau đó.

Hầu hết những người khác cũng không phân biệt được giữa hai loại.

image
Nếm thử whisky lấy từ thùng chứa tại xưởng rượu Bruichladdich
Loại blended whisky, vốn chiếm hơn 80% thị trường, bao gồm những nhãn hiệu như Johnnie Walker và Dewars, được pha trộn giữa rượu mạch nha và rượu lúa mạch từ nhiều xưởng rượu khác nhau.
Người Scotland thường gọi rượu mạch nha đơn cất (single malt) là rượu mạch nha (malt) thay vì gọi là whisky.
Malt không hẳn là ngon hơn whisky pha trộn, nhưng các loại rượu whisky được coi trọng nhất và đắt nhất của Scotland đều là loại rượu đơn cất này.
Rượu pha trộn thì êm hơn, dễ uống hơn, còn rượu malt khó uống hơn.

Các vùng sản xuất whisky

http://baomai.blogspot.com/
Hầu hết rượu mạch nha đến từ ba vùng sản xuất whisky chính.
Vùng Highlands chiếm khoảng nửa phía bắc của Scotland và vùng Speyside thuộc đông bắc Scotland đều dễ tiếp cận từ những thành phố lớn, và whisky từ những vùng này cũng khá dễ uống đối với những người mới làm quen với món rượu mạch nha vì vị êm, hương vị tinh tế thoảng mùi cây cỏ rất đặc trưng.

Vùng thứ ba là đảo Islay, là hòn đảo nằm xa nhất về phía nam của cụm đảo Inner Hebrides ở ngoài khơi phía tây Scotland, cách bờ biển Bắc Ireland khoảng 30 km.
Nếu bạn là người ưa chuộng whisky mạch nha thì có lẽ thế nào trong tủ rượu của bạn cũng có ít nhất một chai xuất xứ từ Islay.

sexy animated GIF
Thế còn nếu bạn nếm thứ whisky Scotland lần đầu tiên và ngay lập tức thấy khó chịu vì vị như ám khói, như dược phẩm hoặc tàn thuốc, thì đó có lẽ cũng là whisky của vùng Islay.

Rượu whisky vùng Islay mang vị đặc trưng của than bùn - vốn được dùng để hun khô lúa mạch nhằm tạo ra whisky. Đây cũng là thứ được người Scotland dùng để sưởi ấm nhà.
Kết quả là nó cho ra thứ sản phẩm gây phân cực mạnh mẽ. Những người ưa sự thuần khiết thì cho rằng mùi than bùn làm át đi mất mùi whisky thực sự, nhưng những người thích thú mùi này thì trở nên nghiện và còn muốn càng đậm hương than bùn càng tốt.

image
Rượu của đảo Islay rất đặc trưng với vị than bùn
Lượng than bùn được sử dụng để chế whisky được thay đổi rất đa dạng, tùy vào lò nấu.
Bruichladdich là lò rượu duy nhất tại Islay được biết đến với các sản phẩm whisky không có vị khói.
Laphroaig thì lại chuyên về các sản phẩm đậm vị than bùn tới mức không giấu đi đâu được.

Dân uống rượu vang thường thích nói về điều kiện môi trường, điều kiện địa lý và địa chất học, hay loại nho được dùng để chế biến có tác động ra sao tới chất lượng, hương vị độc đáo của một loại vang nào đó. Tuy nhiên, ngay những người sành sỏi nhất cũng không dễ gì đoán trúng được chính xác xuất xứ của một loại vang nếu chỉ cho bịt mắt nếm rượu.

Thế nhưng, với whisky vùng Islay thì ngay cả 'tay mơ' cũng có thể nhận biết được gốc tích rượu.
Tôi chưa bao giờ uống một món đồ uống nào có hương vị thể hiện được đầy đủ về nơi sản xuất đến vậy. Whisky vùng Islay thực sự mang mùi vị của Islay - những bãi than bùn ở khắp nơi trên đảo, mùi khói và bếp lửa sưởi ấm những mùa đông dài vô tận, và vị mặn của biển.

Islay là nơi khắc nghiệt, thường xuyên hứng chịu giông bão và gió giật từ biển.

image
Một chuyến tới thăm xưởng rượu sẽ cho bạn cơ hội nếm thử những loại rượu whisky độc đáo nhất
Hai ngôi làng chính trên đảo là Bowmore và Port Ellen, phần còn lại của đảo chủ yếu là nơi sinh sống của cừu và chim chóc, phủ đầy than bùn.
Các bãi than bùn được hình thành qua hàng nghìn năm trong những điều kiện thời tiết lý tưởng nằm trải dài nhiều dặm trên đảo.
Di chuyển trên hòn đảo dài 25 dặm này bằng phương tiện công cộng là một cơn ác mộng, còn tự lái xe đi thăm các xưởng làm rượu thì chuyến đi sẽ rất vô vị.

Thế là trong ba ngày ở Islay, tôi được những người dân địa phương tốt bụng đưa từ những bờ biển đầy gió đến tám xưởng làm rượu trên đảo và nếm thử hàng chục loại whisky nồng mùi khói.
Đối với tôi, các xưởng rượu thật kỳ diệu. Đây là nơi mà thuật giả kim kết hợp với khoa học để tạo ra những thành phẩm tuyệt vời.

Chúng cũng là viện bảo tàng của các mùi vị, nơi mà mỗi phòng có một vị rất đặc trưng.

Một chuyến thăm các xưởng rượu tại đây cũng khá rẻ, chỉ từ 5 tới 7 bảng Anh cho một vòng tham quan cơ sở sản xuất và nếm thử rượu nguyên chất, cực mạnh (cask-strength whisky) - là loại whisky chưa pha thêm nước - trong chiếc ly nhỏ trước khi được đem đi đóng chai.
Nhiều xưởng rượu có giá nếm đắt hơn, từ 25 bảng trở lên, nhưng khi đó bạn sẽ được thử những loại whisky hiếm lấy thẳng từ thùng rượu ra, thậm chí có cả những loại whisky hiếm mà bạn khó có thể tìm ở những nơi khác hoặc sẽ không bao giờ có cơ hội thử một lần nữa.

image
Rượu whisky cần được trữ trong thùng nhiều năm trước khi đưa ra đóng chai để đảm bảo đạt hương vị thơm ngon
Loại whisky mà tôi thích nhất khi nếm thử trên đảo Islay là Lagavulin. Chỉ cần bỏ ra 12 bảng, tôi được thử loại whisky 8 năm tuổi - vốn vẫn còn quá non để có thể đóng chai (hương vị không mấy dễ chịu cho thấy việc trữ rượu trong thùng qua chừng đó năm đóng vai trò quan trọng tới mức nào).
Tôi cũng được thử một loại whisky đóng chai có tuổi đời gấp đôi, là loại đã được trữ trong thùng bourbon 16 năm rồi được chuyển sang thùng sherry vài tháng, và một chai rượu malt 30 năm tuổi, loại thường có giá tới 50 bảng Anh một ly nhỏ trong các quán bar nếu như bạn may mắn kiếm được thứ đó trong quán.
Hầu hết các loại rượu malt phải đạt ít nhất 10 năm tuổi, và nhìn chung là càng lâu năm thì càng đắt.

Cách gọi đồ trong quán rượu

http://baomai.blogspot.com/
Nhân tiện nói đến các quán bar, có một số quy tắc ta cần tuân theo khi gọi rượu mạch nha tại Scotland.
Trước hết, đừng gọi chúng là Scotch, mà hãy gọi là whisky hoặc malt (tức rượu mạch nha).
Thứ hai, nếu không muốn bị mọi người xem là kẻ ngớ ngẩn thì bạn đừng gọi rượu malt có bỏ đá.
Đá làm tê lưỡi và tan ra rất nhanh. Cách đúng là phải uống trơn, hoặc chỉ rỏ một giọt nước vào để hương vị tỏa ra. Chỉ nên uống với đá khi bạn dùng loại blended whisky (rượu pha trộn) hoặc thời tiết nóng gắt bên ngoài (điều khó xảy ra tại Scotland, nơi mà mùa hè là thứ bí ẩn không kém gì sự tích quái vật Hồ Loch Ness).
Sau chuyến đi Islay, tôi chỉ gọi rượu mạch nha không có đá, ngay cả trong cái nóng mùa hè tại Brooklyn.
Tôi biết rằng chỉ cần nhấm nháp chai Lagavulin 16 năm tuổi đó một lần nữa, mình sẽ được đưa trở lại trở lại hòn đảo Islay đầy gió, núi và những bãi biển đầy than bùn.



Brad Cohen

http://baomai.blogspot.com/

Đảng tìm tính chính danh khi thăm Hoa Kỳ
Bí quyết nói chuyện thu hút đám đông
Dân Trung Cộng mới mất 2,300 tỷ đô la
Ăn, ăn… lấy cái cục c. gì mà ăn!
Bi quan và tuyệt vọng
Hội nhập: Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn
Những cái chết vì thời trang
Hài kịch Hy Lạp: Cho Cộng Sản một đạp
Tao đâu có bạn học
Mùa cá Hồi Tây Bắc Mỹ
Một dấu phẩy
Hơn 140 người chết trong vụ máy bay Indonesia
Những điều cần biết khi tới sống ở London
Nhạc khúc: Vào lũ Ba Tàu
Câu trả lời thâm thúy nhất lịch sử
Facebook: mạng xã hội và đời sống chính trị
Những kiểu sợ Vợ
Internet đang giết chết báo chí?
Cần làm gì để không bao giờ thất nghiệp?
Lee's Sandwiches bị Recall thực phẩm
R.I.P: Nhà văn, nhà báo Nguyễn Trường Sơn
Đi với Mỹ có mất Đảng?
Xuất hiện người ngồi thay chiếc ghế Phùng Quang Th...
Máy bay năng lượng mặt trời khởi hành từ Nhật đi H...
Để báo Bưu điện VN nhanh như điện
Khí phách Trần Quang Cơ
Món nợ Thành Đô 1990
HKMH USS Gerald Ford
Trái Đất và Sao Hỏa
Nhân quyền Việt Nam và Asean theo báo cáo Mỹ
Vì sao TC lại 'xê dịch' giàn khoan HD981?
Quán: Đảng Chuột Chồn Lùi
Đánh ngay bộ chỉ huy
Tại đồn công an Lý Thái Tổ
Chàng lao công gốc Việt trở thành khoa học gia
Tiền chỉ là phù du?
Uber taxi là 'nhà cách mạng' kinh tế?
Ngựa phi nhanh hơn cả âm thanh
Từ Tam Quốc tới Biển Đông
Bác sĩ Ý: cắt và ghép đầu một người

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.