Từ
rất lâu, đại văn hào Shakespeare đã viết rằng thận trọng thì quan trọng hơn là
dũng cảm một cách hồ đồ. Ở châu Á, thận trọng cũng được coi là cách sống thích
hợp hơn cả.
Có
thể hiệu quả ở phương Tây, nhưng cách nói thẳng thừng lại rất dễ gây hiểu lầm ở
phương Đông.
Nói
ra những điều mình nghĩ có thể giúp quan hệ đồng nghiệp trở nên gần gũi hơn ở New York hay Newcastle
nhưng lại làm sứt mẻ tình cảm nếu ở Nam Kinh.
“Tự
do ngôn luận” theo cách hiểu ở Hyde Park, London
lại có thể bị coi là nói năng linh tinh trong phòng họp ở Bắc Kinh.
Dù
là chuyện gì đi nữa – chính trị, tôn giáo, văn hóa – thì vẫn có những chủ đề
nhạy cảm. Thế cho nên tốt nhất là người nước ngoài không nên hỏi quá nhiều nếu
muốn giữ quan hệ tốt.
Thế
nhưng làm sao để tránh được những chủ đề nhạy cảm này thì còn khó hơn.
Làm
sao để lấy lòng người châu Á? Có cách gì để tránh bị lỡ lời, vạ miệng? Làm thế
nào để không động chạm đến những điều cần kiêng kỵ?
Dưới
đây là 10 lời khuyên chung nhằm giữ cho những cuộc trò chuyện của bạn không làm
mối quan hệ Đông – Tây bị rối tung lên. Tất nhiên việc áp dụng cụ thể còn tùy
thuộc vào từng quốc gia nơi bạn đến.
1_
Nên góp ý khéo
Nếu
bạn muốn góp ý về những thứ chưa hay trong công việc của đồng nghiệp người châu
Á, hãy luôn kèm vào đó những ý tích cực.
“Ở
Nhật Bản tôi từng chứng kiến mối quan hệ quan trọng của một người Mỹ với một
quan chức Nhật bị tổn thương vì anh người Mỹ nói trước nhiều người rằng: “Ông
chẳng hiểu chính ông đang nói cái gì,” Mark Michelson, Chủ tịch Diễn đàn CEO
châu Á ở Hong Kong nói.
“Dù
là văn hóa nào đi nữa thì bạn cũng không nên làm người khác mất mặt; bạn nên
góp ý với tinh thần xây dựng. Ở châu Á, việc lên giọng hay xỉa tay vào mặt
người khác sẽ gây hậu quả rất tai hại.”
2_
Đừng nhắc tới Thượng đế hay Chúa Trời một cách bừa bãi
Đừng
chỉ trích Thượng đế của người khác.
“Ở
Ấn Độ, có ba cấp độ mộ đạo khác nhau: mộ đạo, rất mộ đạo và cực kỳ mộ đạo,” nhà
phê bình ẩm thực Marryam Reshi nói.
Ở
nhiều vùng Hồi giáo, ví dụ như một số nơi ở Malaysia , nhiều lãnh tụ tôn giáo
cho rằng loài chó rất bẩn thỉu và tiếp xúc với chó có thể bị coi là có tội. Một
nhà tài trợ cho sáng kiến gần đây theo đó khuyến khích người Hồi giáo ở Malaysia
hãy “vuốt ve chó” đã bị dọa giết.
3_
Tránh xa chủ đề nóng
Ngôi
chùa Tây Tạng
Dù
là người phiên dịch cho bạn trông có trẻ trung đến mấy đi nữa, hay vị lãnh đạo
cơ quan nào đó ở Trung Quốc trông rất ngầu, “những nhận xét về ba địa danh” Tây
Tạng, Đài Loan và Thiên An Môn – vẫn có thể bị hiểu lầm là can thiệp của nước
ngoài vào chuyện nội bộ của Trung Quốc, theo Mike Chinoy, một nhà nghiên cứu ở
Viện Mỹ - Trung.
Thêm
vào đó, “đừng khen Nhật Bản khi bạn đang ở Hàn Quốc, hay khen Trung Quốc khi
đang trên đất Nhật,” Micha Peled viết. Ông là đạo diễn của phim China Blue và
nhiều bộ phim tài liệu khác.
“Ở
Philippines ,
đừng đùa cợt về đồ ăn của Đức Giáo hoàng” trong lúc với người Nam Hàn, “nhắc
đến Bắc Hàn cũng không được khuyến khích,” Nicholas Tse, giám đốc khách sạn
Seoul JW Marriott viết trong một email.
4_
Đừng bình luận về chính sách chính trị
“Có
lẽ tốt nhất là không nên nhắc tới hình phạt bằng roi ở Singapore ,” Mitchell Farkas, giám
đốc công ty FarFilms có trụ sở ở Trung Quốc nói.
“Một
người Mỹ từng bình luận phản đối Bumiputra (Malaysia – chính sách phát triển
các dân tộc bản xứ_ được nêu trong Hiến pháp Malaysia và quên mất rằng hệ thống
của Hoa Kỳ đối với người da đỏ bản địa cũng tương tự,” A Najib Ariffin, giám
đốc một viện nghiên cứu về văn hóa và ngôn ngữ ở Kuala Lumpur nói. “Điều này
khiến chủ nhà giận dữ, và họ câu trả lời đơn giản của họ là không làm ăn tiếp
với anh ta nữa.”
Một
email khác của nhà làm phim Micha Peled, viết: “Ở Ấn Độ, đừng nói với họ rằng
hệ thống phân biệt đẳng cấp của họ là lạc hậu hoặc hỏi vì sao họ không làm hòa
với Pakistan .”
5_
Đừng nói lời bất kính
Phụ
nữ Thái Lan với mũ mang hình vua.
Ở
Thái Lan, đừng bao giờ đưa ra bình luận nào có thể gây hiểu nhầm là mang ý tiêu
cực về quốc vương hay các vị hoàng thân quốc thích. Hãy luôn luôn bày tỏ lòng
kính trọng. “Nếu bị hỏi bất ngờ, cứ nói là ông là người tuyệt vời,” Peter
Muennig, phó giáo sư ở trường Y tế Cộng đồng Mailman của Đại học Columbia khuyên.
Tất
cả những gì được cho là xúc phạm và làm chủ nhà phật lòng đều có thể khiến bạn
phải vào tù ở Thái Lan.
6_
Đừng bình luận về vẻ bề ngoài
Gu
thẩm mỹ về thế nào là đẹp có thể khác nhau đến không ngờ. “Đừng bao giờ nhận
xét về tóc của một doanh nhân Nhật Bản,” nhà chủng tộc học Meyumi Ono nói.
“Đừng
đùa về chuyện bị hói, phải dùng tóc giả, hay kiểu chải ngược mấy sợi tóc mỏng
ra đằng trước – mà người Nhật gọi là ‘mã vạch’. Và cũng đừng bình luận về mùi
cơ thể của người ta.”
7_
Đừng khen bừa
Điều
khiến Tse, người gốc Trung Quốc lớn lên ở Anh, khó chịu nhất là khi mọi người
khen: “Bạn nói tiếng Anh giỏi quá!”. Người châu Á ngồi đối diện với bạn có thể
được sinh ra ở Hoa Kỳ hay Anh Quốc hoặc đã nhiều năm đi học ở các nước này.
“Suy
đoán là cả một vấn đề lớn,” Michelson ở Diễn đàn CEO châu Á nói. “Đừng cố khái
quát hóa khi nói chuyện với người châu Á.”
8_
Hãy để ý tới cử chỉ, hành động
Đừng
gắp miếng đồ ăn cuối cùng trên đĩa.
Khi
chúc tụng nhau, dù bạn có nói những lời hoa mỹ đến mấy mà không để ý cử chỉ thì
cũng bằng không.
“Nhớ
là khi chạm ly, bạn phải giữ sao cho chiếc ly của mình thấp hơn ly của người
lớn tuổi hơn hay cấp trên,” nhà chủng tộc học Ono nhắc.
Điều
này đặc biệt đúng ở Trung Quốc. Quan trọng không kém là “chớ bao giờ từ chối
các món đặc sản,” Ono nói thêm.
Thế
nhưng bạn vẫn phải tỏ ra chừng mực khi ăn uống, theo ông Chinoy từ Viện nghiên
cứu Mỹ-Trung, người đã có nhiều năm kinh nghiệm ăn tiệc.
“Không
nên gắp miếng thức ăn cuối cùng trên đĩa – người chủ xị sẽ rủa thầm vì như vậy
tức là họ sẽ phải gọi thêm đồ ăn.”
Cũng
đừng cắm đũa thẳng đứng vào bát cơm. Ở Hàn Quốc và nhiều nơi khác, điều này
trông giống như đang thắp nhang "bát cơm quả trứng" cho người vừa quá
cố vậy. Nhưng húp canh soàn soạt thì lại được coi là khen đồ ăn ngon, ông
Michelson chỉ ra.
9_
‘Vâng’ không có nghĩa là đồng ý
Đây
là một trong những vấn đề lớn nhất khiến hai bên có thể hiểu nhầm nhau.
“Tôi
từng được nghe chuyện một nhà quản lý bị mất việc chỉ vì anh ta nghĩ công ty
đối tác ở Hàn Quốc đã nói “vâng” về vụ bán 51% cổ phần – trong khi từ ‘vâng’ đó
chỉ có nghĩa là họ đã nắm được vấn đề,” Chinoy kể.
“Ở
Trung Quốc, khi từ ‘không’ được nói ra quá nhanh, có nghĩa là họ muốn bạn nằn
nì thêm nữa, dù là chính thức hay không chính thức.”
Thế
nhưng ở Nhật Bản, Thái Lan và phần lớn các nước châu Á khác, người ta không bao
giờ thốt ra từ ‘không’.
Thay
vì đó, họ tìm các lý do khác nhau để tránh né, trì hoãn và điều đó được coi là
cách làm lịch sự hơn.
Đôi
khi vấn đề chỉ đơn giản là có được một câu trả lời cụ thể.
10_
Khi nào cần im lặng
Ở
Hong Kong , nơi những cuộc chuyện trò qua điện
thoại nghe như hét vào tai nhau, vấn đề chính là làm sao bạn có thể hét át đi
được tiếng nói chuyện của người khác.
Nhưng
ở Nhật, “mọi cuộc trò chuyện qua điện thoại bị coi là xâm phạm một cách bất
lịch sự không gian công cộng,” Ono nói. Với những cuộc hội thoại công việc, im
lặng thường là cách tốt hơn cả.
“Người
phương Tây luôn nghĩ rằng họ phải trò chuyện để lấp cái khoảng trống im lặng
khó chịu ấy, Michelson nói, nhưng “cuối cùng thì những điều không được nói ra
lại có giá trị hơn những gì đã được nói ra".
John
Krich
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.