"Nhưng tôi có thể nói rằng chúng ta cần các khu vực đó để đảm bảo an ninh kinh tế," ông nói với các phóng viên trong một cuộc họp báo tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago ở bang Florida.
Không rõ các phát biểu đó có bao nhiêu phần nghiêm túc cũng như chưa rõ liệu đó phải chăng là một chiến thuật đàm phán hay không.
Cả Đan Mạch lẫn Panama đều khẳng định sẽ không từ bỏ các phần lãnh thổ mà ông Trump đòi hỏi.
Biên giới này là đường biên giới dài nhất thế giới giữa hai quốc gia và được thiết lập trong các hiệp ước có từ thời thành lập Mỹ vào cuối thế kỷ 18.
Vị tổng thống đắc cử nói Mỹ đang chi hàng tỷ đô la để bảo vệ Canada đồng thời chỉ trích việc nhập khẩu ô tô, gỗ và các sản phẩm từ sữa của Canada.
"Họ nên là một bang của Mỹ," ông Trump nói với phóng viên.
Tuy nhiên, vị thủ tướng mới từ chức của Canada - Justin Trudeau - nói không đời nào để hai nước sáp nhập.
Hôm 10/12, ông Trump viết đùa trên mạng xã hội rằng ông Justin Trudeau là "thống đốc" của "Tiểu bang Canada vĩ đại".
Giữa tháng 12, Bộ trưởng Tài chính Canada Chrystia Freeland tuyên bố từ chức, đề cập sự thất bại được cho là của ông Trudeau khi không coi trọng các mối đe dọa đến từ ông Trump. Đây được coi là giọt nước tràn ly khiến các thành viên trong đảng của ông Trudeau không còn tin tưởng ông nữa.
Khi ông Justin Trudeau tuyên bố từ chức vào tối ngày 6/1, ông Trump lại vẫn tiếp tục ý định sáp nhập Canada thành bang thứ 51 của Mỹ khi ông bình luận trên mạng xã hội Truth Social.
Sáng hôm nay 8/1 giờ Việt Nam, ông Trump đã đăng trên các tài khoản mạng xã hội của mình bức hình mô phỏng sự sáp nhập của Canada và Mỹ.
Sự kiện họp báo ở Mar-a-lago ban đầu nhằm mục đích để công bố khoản đầu tư 20 tỷ đô la của nhà phát triển Dubai Damac Properties cho việc xây dựng các trung tâm dữ liệu tại Mỹ.
Nhưng tổng thống đắc cử, tại họp báo, vẫn chỉ trích các quy định về môi trường, hệ thống bầu cử Mỹ, các vụ kiện tụng khác chống lại ông và cả Tổng thống Joe Biden.
Ông thậm chí còn đề xuất đổi tên Vịnh Mexico thành "Vịnh Hoa Kỳ" và tái khẳng định sự phản đối của mình đối với năng lượng gió, cho rằng các tua bin gió "khiến cá voi phát điên".
Thời điểm ông đang phát biểu thì người con trai cả - Donald Trump Jr - đang có chuyến đi đến Greenland.
Trước khi tới thủ phủ Nuuk của Greenland, ông Trump Jr nói mình thực hiện "chuyến đi cá nhân trong ngày" để nói chuyện với người dân và không lên bất kỳ kế hoạch gặp gỡ quan chức chính quyền nào.
Khi được hỏi về chuyến thăm Greenland của Trump Jr, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen nói với truyền hình Đan Mạch rằng "Greenland thuộc về người Greenland" và chỉ có người dân địa phương mới có thể quyết định tương lai của họ.
Bà khẳng định "Greenland không phải để bán" nhưng cũng nhấn mạnh Đan Mạch cần hợp tác chặt chẽ với Mỹ - một đồng minh NATO.
Greenland nằm trên tuyến đường ngắn nhất nối Bắc Mỹ với châu Âu. Hòn đảo này có một căn cứ không gian lớn của Mỹ và một số mỏ khoáng sản đất hiếm lớn nhất thế giới, vốn rất quan trọng cho việc sản xuất pin và các thiết bị công nghệ cao.
Ông Trump cho rằng hòn đảo này đóng vai trò quan trọng đối với các nỗ lực quân sự nhằm theo dõi tàu Trung cộng và Nga, những phương tiện mà ông cho rằng đang "có mặt khắp nơi".
"Tôi đang bàn cách bảo vệ thế giới tự do," ông Trump nói với phóng viên.
Hôm 25/12, chính phủ Đan Mạch đã công bố tăng chi tiêu quốc phòng đáng kể cho hòn đảo Greenland chỉ vài giờ sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhắc lại mong muốn mua hòn đảo này.
Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch Troels Lund Poulsen cho biết gói quốc phòng này ít nhất "10 tỷ krone Đan Mạch", tức ít nhất 1,5 tỷ USD.
Tuy vậy, các nhà phân tích cho rằng động thái tăng chi tiêu quốc phòng cho Greenland từng được thảo luận trong một thời gian dài và không nên xem đó là phản ứng lại tuyên bố của ông Trump.
Người dân Panama biểu tình phản đối ông Trump
Kể từ khi tái đắc cử, ông Trump đã nhiều lần trở lại với ý tưởng mở rộng lãnh thổ của Mỹ - kể cả việc lấy lại Kênh đào Panama.
Trong cuộc họp báo ở Mar-a-lago, vị tổng thống đắc cử nói rằng kênh đào này "rất quan trọng đối với đất nước chúng ta" và khẳng định "Trung cộng đang điều hành kênh đào".
Trước đó, ông cũng nói rằng Panama tính phí quá cao đối với tàu thuyền Mỹ khi sử dụng tuyến đường thủy nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương này.
Tổng thống Panama José Raúl Mulino đã bác bỏ tuyên bố của ông Trump và cho hay "hoàn toàn không có sự can thiệp của Trung cộng" vào kênh đào này.
Một công ty có trụ sở tại Hong Kong, CK Hutchison Holdings, quản lý hai cảng ở cửa kênh đào.
Kênh đào này được xây dựng vào đầu thế kỷ 20 và Mỹ duy trì quyền kiểm soát khu vực kênh đào cho đến năm 1977 - thời điểm Tổng thống Jimmy Carter đàm phán các hiệp ước để dần trao trả lại cho Panama.
"Việc trả Kênh đào Panama cho Panama là một sai lầm rất lớn," ông Trump nói.
"Carter là một người tốt... Nhưng đó là một sai lầm lớn."
"Chúng ta đang bị lừa," ông Trump nói gần đây, ám chỉ đến khoản phí mà tàu thuyền Mỹ phải trả để sử dụng kênh đào.
Ông Trump nói bóng gió rằng nếu điều này không thay đổi, "chúng tôi sẽ yêu cầu Kênh đào Panama được trả lại cho Mỹ một cách đầy đủ, nhanh chóng và không cần phải hỏi bất kỳ câu nào."
Không rõ tổng thống đắc cử nghiêm túc tới đâu trong việc mở rộng lãnh thổ của Mỹ, đặc biệt khi ông nhắc đến Canada, đất nước có 41 triệu dân và là quốc gia có diện tích lớn thứ hai thế giới.
Trong cuộc họp báo, ông Trump cũng nhắc lại một số thông tin sai lệch và thuyết âm mưu kỳ quặc, bao gồm cả việc ám chỉ rằng Hezbollah, nhóm chiến binh Hồi giáo, có liên quan đến cuộc bạo loạn ở Điện Capitol năm 2021.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.