Wednesday, March 1, 2017

Bi hài nghề làm móng tay ở Anh

Inline image 1
Nhiều tiệm làm móng tay giả tại Anh sử dụng công nhân người Việt

Nghề làm móng tay hay nghề Nails là một ngành "công nghiệp" tại UK, với khoảng 5-15 nghìn cơ sở, có tổng doanh thu ước tính khoảng 500 triệu tới 1 tỷ bảng Anh một năm. Số liệu này từ các nguồn khác nhau tuy hiện còn không truy cập được số liệu gốc nhưng theo đó hiện người Việt sở hữu 60-70% dịch vụ này.

Nghề làm móng giả này bắt nguồn từ Mỹ, lan sang Anh vào đầu những năm 2000 và nay đang lan rộng ở châu Âu.

Chính phủ Anh vừa tiến hành một chiến dịch lục soát gần 300 tiệm làm móng tay của người Việt tại khắp nước Anh để điều tra nạn "Nô lệ thời hiện đại" theo định nghĩa của hình luật lao nô 2015 và họ đã bắt gần 100 người Rơm (tên lóng của người Việt không có giấy cư trú) đang làm việc Các chủ doanh nghiệp có thể bị phạt 20.000 bảng vì đã sử dụng người Rơm như vậy.

image

Trong năm 2016, truyền thông Anh đã không mấy thành công trong việc cung cấp thông tin, thậm chí quan liêu góp phần tạo nên sự giả cảm của toàn xã hội như trong trường hợp bỏ phiếu trưng cầu dân ý về EU, để rồi bàng hoàng khi Brexit xảy ra nhưng đã không hề có kế hoạch chuẩn bị.

Trong những thông tin cung cấp về nghề Nails tại Anh, có khía cạnh tương tự như thế. Bài viết này cung cấp thêm chiều khác của các thông tin này.

"Nô lệ thời hiện đại"?

Đầu tiên phải khẳng định rằng nạn "Nô lệ man rợ thời hiện đại" là có tồn tại dưới sự điều hành của các băng đảng tại Anh.

Trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, nhà hàng .v.v., người tị nạn tới Anh sau các biến động tại Trung Đông do mối quan hệ lịch sử và họ hàng với dân Anh gốc Trung Đông đã trở thành mồi ngon cho các "chủ nhân ông" này.

Nhóm thứ hai là phụ nữ, nam giới nhập cư từ các nước không phải là thành viên EU bị các băng đảng mua bán, khai thác trong dịch vụ mãi dâm hay xây dựng.

image

Nhóm thứ ba liên quan tới băng nhóm người Việt đã đưa người từ Việt nam trốn vào Anh để trồng cần sa. Tất cả các nhóm này đều có một điểm chung là hoạt động trong nhà hay trong các khu vực công xưởng khép kín, ít có cơ hội giao tiếp ra ngoài nên dễ bị khống chế.

Nghề Nails là một dịch vụ làm đẹp "phơi mặt ra thị trường" do tiếp xúc công khai với mọi khách hàng. Khách hàng yêu thích kiểu vẽ hay tạo dáng móng của một thợ nào đó thậm chí còn lưu giữ số điện thoại của họ để đặt hẹn cho những lần tiếp theo. Mối quan hệ kéo dài nhiều tháng, năm vì thế sẽ rất khó tin là người thợ có thể bị khống chế.

Tay nghề cao

Một số chủ tiệm nails tại London, Cambridge, Southampton ở Anh Quốc cho biết một người thợ nails lành nghề nếu là người bản xứ thường được trả £300-400 một tuần trong khi đó thợ người Việt bất kể là có giấy tờ hay không đều được trả £400-600 một tuần, thậm chí phải lo cả chỗ ăn ở miễn phí.

image

Trên thực tế thợ Nails hưởng 6 phần thu nhập trong khi người chủ hưởng 4 phần chưa kể còn phải trả thuế và chi phí kinh doanh.

Nhiều chủ doanh nghiệp đã lấy tên những người thân của mình để đóng thuế làm bán thời gian cho nhà nước mặc dù họ không làm móng và không thu nhập, vì thợ Việt họ sử dụng không có giấy tờ để đóng thuế.

Thu nhập của thợ Nails Việt do đó, nực cười, còn cao hơn cả lương khởi điểm trung bình của bậc tiến sĩ, tạm gọi là tinh hoa của nền giáo dục Anh, chiếm khoảng 5% toàn bộ hệ thống giáo dục.

Theo chị N chủ nhiều cửa hàng Nails tại London "sự khác biệt này xuất phát từ chỗ, tốc độ làm móng của thợ châu Âu hay thợ Anh thường chỉ bằng ½ thậm chí ¼ so với thợ Việt, hiệu quả thẩm mỹ cũng thấp hơn, nên vào những giờ cao điểm đông khách, doanh nghiệp mất thu nhập nếu dùng thợ bản địa".

image

Thực tiễn của thị trường khiến nhiều chủ doanh nghiệp người Việt muốn thuê người Việt bất chấp rủi ro thuê thợ người Việt không giấy tờ, mặc dù trên thực tế ý thức lao động của thợ người Việt rất kém và họ có thể bỏ đi bất cứ lúc nào nếu không hài lòng.

Nhiều doanh nghiệp đã thử đào tạo người bản xứ nhưng hầu hết thất bại do không đáp ứng được tay nghề. Trong khi đó, nghề Nails được xem là một nghề đơn giản nên luật pháp sở tại không cho phép nhập khẩu lao động từ châu Á.

Thợ được tuyển chọn hoàn toàn không qua một tiếp xúc trực tiếp như chợ lao động để qua đó các yếu điểm về thể chất hay hoàn cảnh có thể bị nhận biết và ép buộc dẫn tới thân phận "nô lệ".

Quá trình tuyển chọn giữa chủ và thợ thường diễn ra trên mạng tìm việc, sau khi đã thống nhất về lương và điều kiện sinh hoạt thì mới gặp gỡ để thử tay nghề và công việc bắt đầu.

Lao động trái phép

image
Nhiều chủ tiệm làm móng tay cho biết công nhân người Việt làm móng nhanh và đẹp hơn

Thực tiễn trên cho thấy ngoài hành vi vi phạm sử dụng công nhân không được phép lao động, rất khó có cơ sở để khép những doanh nghiệp này vào các hành vi cưỡng bức hay ngược đãi lao động để thủ lợi, ngay cả đối chiếu theo luật hiện hành của Anh.

image

Tuy nhiên vấn đề trở thành nghiêm trọng khi một số các thợ Nails bị bắt trong các đợt kiểm tra khác nhau, đã khai tuổi vị thành niên. Đã có các đối tượng khai bị hãm hiếp, bị nô lệ và gây được sự chú ý với những ưu đãi của pháp luật sở tại. Vì những lý do khác nhau mà chính quyền sở tại tin vào các cáo buộc này.

Ví dụ khá khôi hài là ngay trong 14 trường hợp khai rằng họ là trẻ vị thành niên và bị bắt làm nô lệ trong đợt kiểm tra vừa qua, thông tin tự điều tra của người viết cho thấy ít nhất 5/14 nghi phạm đã ở độ tuổi 22-30.

Do những tốn kém để xác định chính xác tuổi của một người dựa vào X-ray răng nên đa số trường hợp chính quyền sử dụng lời khai cho việc xác định tuổi. Lỗ hổng này đang được khai thác từ nhiều phía.

Trước khi Ba Lan trở thành thành viên EU, đã có hàng chục ngàn người Ba Lan vào Anh sinh sống bất hợp pháp để đợi tư cách thành viên. Những người Rơm Việt, không biết thực sự là bao nhiêu, có thể đợi được điều gì trước tình hình hiện nay?

Inline image 2

Trong giai đoạn hiện tại, do thị trường có cầu thì ắt sẽ có cung. Nếu chính phủ Anh chỉ chặn bắt trong các chiến dịch kiểu nhát một như trên, các dòng lao công nước ngoài sẽ chỉ suy giảm theo nhịp điệu chiến dịch rồi đâu lại vào đó. Nên chăng, chính quyền của tân thủ tướng Anh, bà Theresa May, cần tìm kiếm một chính sách hợp lý để ngành dịch vụ này có thể phát triển bền vững?



David Hoàng

image


Người Việt Nam và nạn nô lệ tại Anh
Chất độc giết Kim Jong-nam là gì?
Những người luôn trễ giờ là mắc bệnh về tâm thần?
Cuộc chiến Việt-Trung năm 1979 qua các con số
Khi nào có thể chuyển chỗ ngồi trên máy bay?
Vì sao khó nhìn vào sự thật?
Viết cho những người không có đạo – như tôi
Chưa có quốc tịch Mỹ và nguy cơ trục xuất
Thủ Thiêm và di sản kiến trúc tôn giáo
Nền giáo dục không biết xấu hổ
Người Đông và Tây suy nghĩ rất khác nhau?
Giấy bút có còn quan trọng?
Đừng vội kết luận thủ phạm giết Kim Jong-nam
Ông Trump nói gì về đảng cộng sản VN
Loa phường 'bị tấn công'
Anh trai Kim Jong-un bị giết ở Malaysia
Tâm sự xe ôm thời khủng hoảng
Nước Mỹ làm tôi xấu hổ
Phim: Nỗi buồn sông Gianh
CSHN_Một tổ chức buôn bán con người khủng khiếp!

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.