Friday, March 3, 2017

Cách tránh bị nghe dối trá và xem 'tin vịt'

image
Ông Trump từng chỉ trích các hãng tin lớn việc đăng tin giả mạo.

Từ những tuyên bố rằng gia đình Simpsons đã tiên đoán việc trúng cử tổng thống của Trump từ năm 2000 cho đến câu chuyện vô lý rằng Hoàng Hậu đã nói đùa về việc ám sát Trump, truyền thông xã hội của chúng ta tràn ngập những điều dối trá và gây hiểu lầm.

Hãy xem xét việc xả súng ngày 29/2 trong một nhà thờ hồi giáo ở Quebec của Alexandre Bissonnette. Chỉ trong vài giờ, lý thuyết âm mưu đã bắt đầu lan tràn, tuyên bố rằng có sự che đậy của cảnh sát để bảo vệ một kẻ tòng phạm hồi giáo.

image

Như David Mikkelson, người đồng thành lập trang mạng Snopes, nói: "Chuyện nhảm nhí dâng nhanh hơn cả bạn bơm." Cụ thể là, số người xem của Snopes tăng gần gấp đôi (tới 13.6 triệu người xem/tháng) trong tháng 10 năm ngoái, khi mà bạn đọc cố gắng để hiểu những sự kiện dẫn tới việc bầu cử.

May mán là các nhà tâm lý đã bắt đầu hiểu vì sao ta chấp nhận những lới tuyên bố mơ hồ khi nó hợp với quan điểm của mình, trong khi lại không đếm xỉa gì đến những thực tế mà nó không phù hợp với ta. Ở bài tổng kết những nội dung đã viết từ trước này, chúng tôi muốn nêu ý thăm dò 6 chiến lược mà bạn có thể sử dụng để tránh bị lừa.

Đừng bị dụ dỗ vì sự đơn giản

image

Một loạt các nghiên cứu cho hay là thật dễ dàng để che dấu một sự dối trá dưới màn che của tín nhiệm, bằng cách cho nó có vẻ thật rõ ràng nên nó là sự thật. Thường thì điều này tập trung vào "sự trôi chảy mang tính nhận thức", tùy thuộc ý tưởng đó có dễ xử lý hay không. Chỉ cần in một câu chuyện với font chữ dễ đọc là xong trò bịp. Với cùng lý do đó, chúng ta cũng dễ tin ai đó nếu thấy họ quen thuộc (thí dụ như họ xuất hiện nhiều trên TV), ngay cả khi họ rõ ràng không có chuyên môn trong điều mà họ nói. Bạn hãy cố hỏi các nguồn tin của mình và hãy nhìn ra ngoài sự trình bày lừa gạt này.

Khôn ngoan khi nhìn hình đã sửa đổi

image

Hình ảnh cũng có thể làm tăng sự cả tin cho câu chuyện, nhưng do có phần mềm như Photoshop, ảnh có thể dễ dàng bị sửa đổi, và bạn không thể nghĩ rằng việc này có thể bóp méo trí nhớ sự kiện của bạn dễ dàng tới mức nào. Trang mạng Slate có làm một thí nghiệm trong đó họ đăng những ảnh của một vài sự kiện chính trị, chỉ một số ảnh là thật. Khi được hỏi sau đó, gần 1/2 người đọc tuyên bố rằng họ đã nhớ rằng những sự kiện giả tạo đã thực sự xảy ra. Đây chỉ là một phương pháp gợi ý tế nhị để cho người ta tin vào sự dối trá. Do vậy bạn hãy xem nhiều nguồn thông tin, và đừng chỉ dựa vào bằng chứng có ngay trước mắt mình.

Chấp nhận mình dốt

image

Nhiều người quá tự tin, nghĩ rằng mình hiểu biết hơn một người trung bình. Và cái smartphone (với kiến thức vô biên ở đầu ngón tay) có thể làm trầm trọng hóa sự tự tin. Vì vậy, ta có thể ít phê phán các thông tin mà nó củng cố giả thuyết của ta, trong khi đó ta gạt bỏ những cái không như ta nghĩ.

Nhìn ra ngoài tầm ảo tưởng của mình

image

Như Zaria Gorvett giải thích trong câu chuyện của bà về "phân cực nhóm", người ta thường hội tụ quan điểm với những người quanh họ, về hình thức và ở lân cận với họ. Do vậy hãy cố nói chuyện với những người có cách nhìn nhận khác với cách của mình, và hãy xem những nguồn tin tức mà bạn thường không đọc. Có thể bạn sẽ ngạc nhiên tìm thấy những thông tin mà chúng đặt câu hỏi cho những sự việc mà bạn cho là đương nhiên.

Hãy hiếu kỳ

image

Theo phương châm tương tự, nhà tâm lý Tom Stafford đề xuất là tất cả chúng ta sẽ có lợi nếu hiếu kỳ hơn. Trong khi sự giáo dục đơn phương ít có tác động ngăn cản sự phân cực trong suy nghĩ, những người hiếu kỳ hơn xem ra là người đánh giá cao bằng chứng khoa học một cách cân đối hơn nên họ không bị hệ tư tưởng hiện hữu che khuất mắt.

Xem xét điều ngược lại

Bạn cũng có thể có lợi từ chiến lược sau đây được thấy trong một bài viết xuất sắc về tâm lý. Như Stafford mô tả trong bài viết của ông, những người tham gia được yêu cầu đọc những bài báo về án tử hình với những chỉ dẫn như sau: "Bạn hãy tự hỏi mình ở từng bước xem bạn có cùng sự đánh giá cao hoặc thấp nếu như chính bài nghiên cứu này đưa ra những kết quả ngược lại với vấn đề nêu lên."

image

Thí dụ, nếu được nghe trình bày với những số liệu cho rằng án tử hình làm giảm tỷ lệ án mạng, thì những người tham gia được yêu cầu phân tích phương pháp luận của nghiên cứu và tưởng tượng là kết quả là ngược lại. Kỹ thuật này hóa ra làm giảm sự thiên vị đồng ý của những người tham gia, xu thế của họ là gạt bỏ bằng chứng không phù hợp với lòng tin hiện hữu của họ, đồng thời làm cho họ có tính phê phán hơn với những bằng chứng ủng hộ giả thuyết của họ. Kết quả là, nhìn chung, họ có được ý kiến cân đối hơn.



David Robson

image

Donald Trump: diễn văn trước Quốc hội Hoa Kỳ
Bi hài nghề làm móng tay ở Anh
Người Việt Nam và nạn nô lệ tại Anh
Chất độc giết Kim Jong-nam là gì?
Những người luôn trễ giờ là mắc bệnh về tâm thần?
Cuộc chiến Việt-Trung năm 1979 qua các con số
Khi nào có thể chuyển chỗ ngồi trên máy bay?
Vì sao khó nhìn vào sự thật?
Viết cho những người không có đạo – như tôi
Chưa có quốc tịch Mỹ và nguy cơ trục xuất
Thủ Thiêm và di sản kiến trúc tôn giáo
Nền giáo dục không biết xấu hổ
Người Đông và Tây suy nghĩ rất khác nhau?
Giấy bút có còn quan trọng?
Đừng vội kết luận thủ phạm giết Kim Jong-nam
Ông Trump nói gì về đảng cộng sản VN
Loa phường 'bị tấn công'
Anh trai Kim Jong-un bị giết ở Malaysia
Tâm sự xe ôm thời khủng hoảng
Nước Mỹ làm tôi xấu hổ

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.